CLICK VÀO ĐÂY ĐỂ THAM GIA CUỘC THI (ĐỢT 3 THÁNG 11)
Quốc hội giám sát lĩnh vực điện - 'mạch máu' năng lượng của nền kinh tế - Bài 3: Chỉ ra bất cập, mở đường gỡ khó cho điện
Quốc hội giám sát lĩnh vực điện - 'mạch máu' năng lượng của nền kinh tế - Bài 2: Chung tay xây dựng chính sách đặc thù cho điện
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và phát biểu tại Trường Đại học Quốc gia Malaya
Thứ trưởng Trương Thanh Hoài: Cần đẩy nhanh đầu tư các dự án năng lượng tái tạo
Tiêu điểm
Cục Thuế tỉnh Cao Bằng công khai danh sách 19 người nộp thuế nợ tiền thuế
Xung lực mới nâng tầm quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam - Bulgaria
Cơ chế điều hành giá xăng dầu sẽ được quy định ra sao?
Hợp tác Việt Nam - Litva: Tài chính công nghệ, hàng không, năng lượng những lĩnh vực mới, giàu tiềm năng
Tăng 650.000 ghế, hàng không Việt Nam vẫn lo thiếu chỗ dịp Tết
Chiến sự Nga-Ukraine chiều 22/11: Hứng ‘mưa tên lửa’ siêu thanh, Ukraine kêu gọi ứng phó ‘khẩn cấp’
Trao giải cuộc thi viết 'Những kỷ niệm sâu sắc về thầy cô và mái trường' năm 2024
Giới thiệu trưng bày thật, giả hơn 450 sản phẩm lĩnh vực thời trang, hóa mỹ phẩm, gia dụng
Đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực - 'chìa khóa vàng' để tận dụng tối đa các FTA
Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân
Bài 3: Cơ hội cho Hà Giang chuyển mình
Từ thông điệp chống lãng phí của Tổng Bí thư suy ngẫm về việc xử lý thành công các dự án tồn đọng
Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tháp tùng Tổng Bí thư Tô Lâm dự các hoạt động cấp cao tại Malaysia
Thứ trưởng Trương Thanh Hoài: Thương mại điện tử là điểm sáng của phát triển kinh tế - xã hội
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long tiếp và làm việc với Phó Chủ tịch MEDEF, Pháp
Giá trị trường tồn của tư tưởng Hồ Chí Minh: Từ bình dân học vụ đến bình dân học vụ số
Lật tẩy chiêu bài bịa đặt từ 'cờ vàng 3 sọc đỏ' của tổ chức khủng bố Việt Tân
Xung lực mới nâng tầm quan hệ hữu nghị, hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam - Bulgaria
Bộ Công Thương tiên phong cắt giảm, đơn giản thủ tục kinh doanh
Tổng Bí thư Tô Lâm thăm và phát biểu tại Trường Đại học Quốc gia Malaya
Bế mạc Hội nghị ngành Công Thương 15 tỉnh, thành phố khu vực miền Trung - Tây Nguyên lần thứ X
Thứ trưởng Trương Thanh Hoài: Cần đẩy nhanh đầu tư các dự án năng lượng tái tạo
Doanh nghiệp dệt may phát huy sức sáng tạo của người lao động
Câu lạc bộ Máu nóng Gia Lai: 7 năm làm cầu nối trao đi những 'giọt hồng' yêu thương
Giải pháp để ngành Công Thương tiến nhanh trên hành trình chuyển đổi số
“Cấm” thuốc lá điện tử, thuốc lá nung nóng: Có khả thi?
Bộ Công Thương làm việc cùng Hội đồng ngũ cốc Hoa Kỳ về hợp tác phát triển nhiên liệu sinh học
Thúc đẩy chuyển đổi số ngành Công Thương hướng tới phát triển bền vững
Ngày 21/11, tại Hà Nội, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương) phối hợp Cục Công nghiệp, Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo cùng các đơn vị liên quan của Bộ Công Thương tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số ngành Công Thương năm 2024 với chủ đề “Thúc đẩy chuyển đổi số, chuyển đổi xanh hướng tới phát triển bền vững”.
Theo đánh giá, thương mại điện tử và kinh tế số Việt Nam tiếp tục là một trong những điểm sáng của phát triển kinh tế - xã hội khi đóng góp 22 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ và chiếm 61% tổng quy mô nền kinh tế internet.
Năm 2024 và các năm tiếp theo, với đà tăng trưởng mạnh mẽ, thị trường thương mại điện tử và kinh tế số Việt Nam sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa và trở thành một trong những động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế.
Đây cũng chính là thời điểm để chúng ta xây dựng nên những mô hình và chiến lược mới, ứng dụng mạnh mẽ công nghệ số để tăng sức cạnh tranh và chống chịu của doanh nghiệp và tổ chức trong bối cảnh mới.
Ông Trần Minh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Kinh tế số và Xã hội số, Bộ Thông tin và Truyền thông phát biểu tại diễn đàn |
Trong những năm qua, Bộ Công Thương đã ban hành nhiều văn bản, chính sách nhằm thúc đẩy chuyển đổi số ngành Công Thương, triển khai Chiến lược Quốc gia về phát triển kinh tế số và xã hội số, trong đó tập trung vào các nội dung: Tăng cường xây dựng Chính phủ điện tử Bộ Công Thương; thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành Công Thương theo ba lĩnh vực ưu tiên là thương mại, công nghiệp-năng lượng và dịch vụ logistics.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Trương Thanh Hoài phát biểu tại diễn đàn |
Trong nỗ lực xây dựng và tổ chức thực thi các chính sách, giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số, Diễn đàn là một sự kiện có ý nghĩa quan trọng, nơi hội tụ các đơn vị cung cấp giải pháp hạ tầng chuyển đổi số, các đơn vị ứng dụng công nghệ số điển hình. Tại đây, các doanh nghiệp chủ chốt trong lĩnh vực thương mại điện tử, sản xuất và năng lượng, để cùng nhau thảo luận, đánh giá về tiến trình chuyển đổi số trong các lĩnh vực nói trên, cũng như bàn về các giải pháp chuyển đổi số hướng tới mục tiêu phát triển xanh, bền vững trong tương lai.
Diễn đàn Chuyển đổi số ngành Công Thương được Bộ Công Thương kỳ vọng sẽ phát huy vai trò kết nối giữa các cơ quan quản lý nhà nước, các sở Công Thương địa phương, các hiệp hội, tổ chức và doanh nghiệp trong lĩnh vực chuyển đổi số, nhằm đưa ra các đề xuất chính sách, giải pháp thúc đẩy phát triển thương mại điện tử và kinh tế số ngành Công Thương hiệu quả, bền vững.
Diễn đàn diễn ra với một phiên toàn thể và hai hội thảo chuyên đề tập trung thảo luận về chủ đề “Chuyển đổi số - Chuyển đổi xanh trong sản xuất và năng lượng” và “Xu hướng phát triển Thương mại điện tử bền vững trong kỷ nguyên số”.
Tại toạ đàm về thúc đẩy chuyển đổi số ngành Công Thương với sự điều phối của Tổng Biên tập Báo Công Thương Nguyễn Văn Minh, các diễn giả đã tập trung thảo luận về thực trạng chuyển đổi số ngành Công Thương, lộ trình kế hoạch cũng như các giải pháp thúc đẩy chuyển đổi số ngành Công Thương trong giai đoạn tiếp theo, trong đó chú trọng vào 3 lĩnh vực cốt lõi của kinh tế số bao gồm: Thương mại điện tử, Công nghiệp - sản xuất thông minh và Năng lượng thông minh.
Trong khuôn khổ Diễn đàn Chuyển đổi số ngành Công Thương năm 2024 còn có triển lãm các công nghệ, giải pháp chuyển đổi số, sản xuất thông minh, ứng dụng thương mại điện tử của các doanh nghiệp tiêu biểu trong lĩnh vực Công Thương.
Vướng mắc tại dự án Cam Ranh Citygate (bài 2): Người dân 7 năm ‘gồng’ lãi vay, trách nhiệm thuộc về ai?
Tình cảnh trớ trêu của anh Hoan và chị Liên nhiều năm qua đang phải gồng gánh lãi vay để góp vốn đầu tư tại dự án Câu lạc bộ Du thuyền và Nghỉ dưỡng Cam Ranh (hay còn gọi là Cam Ranh Citygate) của chủ đầu tư Công ty cổ phần Câu lạc bộ Du thuyền và Nghỉ dưỡng Cam Ranh. Dù đã đóng tiền 97 % giá trị hợp đồng kể từ năm 2017 và được nhận bàn giao lô đất nền thế nhưng những khách hàng như anh Hoan, chị Liên không thể xây dựng nhà ở.
Khi góp vốn đầu tư vào lô đất tại dự án Cam Ranh Citygate, anh Hoan đã phải vay ngân hàng 70% và 7 năm qua, anh đang phải sống chung với khoản nợ ngân hàng cùng áp lực hàng tháng trả hơn 10 triệu đồng. Trong khi đó, 2 vợ chồng và 3 người con đang phải đi thuê nhà, còn giấc mơ có nhà ở vẫn dở dang.
Vướng mắc tại dự án Cam Ranh Citygate khiến người dân 7 năm ‘gồng’ lãi vay. |
Theo các khách hàng, trong Quyết định số 3417/QĐ-UBND ngày 14/11/2017 của UBND tỉnh Khánh Hoà đã nêu rõ, khu biệt thự du lịch tại dự án này có tính chất là đất ở lâu dài, nên họ đã ký hợp đồng góp vốn để mua các lô đất nêu trên theo diện “đất ở không hình thành đơn vị ở”.
Ngoài ra, theo Quyết định 860/QĐ-UBND của tỉnh Khánh Hoà ngày 31/03/2022 về việc phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất đến năm 2030 của thành phố Cam Ranh thì trên Bản đồ quy hoạch đã thể hiện rõ 280 lô đất đã bán tại dự án này thuộc quy hoạch là “đất ở đô thị”.
Tuy nhiên, sau đó, chủ đầu tư lại ra thông báo với nội dung ngày 7/12/2022, UBND tỉnh Khánh Hòa đã ban hành Quyết định số 3376/QĐ-UBND về việc điều chỉnh tính chất sử dụng đất tại Quyết định 3417/QĐ-UBND ngày 14/11/2017 từ “đất ở không hình thành đơn vị ở” sang “đất thương mại dịch vụ” có thời hạn sử dụng 50 năm.
Xây không được, bán không xong trong khi phải gồng gánh lãi vay, nhiều khách hàng đã tìm đến chủ đầu tư để hỏi nhưng chỉ nhận được câu trả lời là việc này phải chờ tỉnh giải quyết. Còn chính quyền địa phương cho rằng, việc tháo gỡ những vướng mắc không chỉ tại dự án Cam Ranh Citygate và còn rất nhiều dự án khác tại tỉnh Khánh Hòa cần chờ quyết định từ Trung ương.
Theo các chuyên gia pháp lý bất động sản cho rằng, đất ở không hình thành đơn vị ở không được quy định trong Luật Đất đai hoặc bất kỳ văn bản nào. Việc các địa phương có những quy định về loại hình đất ở không hình thành đơn vị ở, thì rõ ràng địa phương đó cần phải phối hợp với chủ đầu tư và chủ đầu tư cũng cần ngồi lại với khách hàng để xử lý những vấn đề tồn tại. Ở đây, cần một cơ chế chính sách của cơ quan Trung ương, cùng với sự vào cuộc quyết liệt từ phía địa phương và chủ đầu tư.
Được biết, dự án Cam Ranh Citygate có 280 lô đất biệt thự du lịch. Với số tiền góp vốn đến 97%, chủ đầu tư đã huy động vốn hàng trăm tỷ đồng từ các khách hàng. Vì thế, hiện các hộ dân đang rất mong mỏi các cấp chính quyền, chủ đầu tư sớm tháo gỡ vướng mắc tại dự án này.
Liên quan đến các phản ánh của khách hàng – người tiêu dùng có đất tại dự án Cam Ranh Citygate, Báo Công Thương đã nhiều lần liên hệ với chủ đầu tư nhưng đến nay chưa nhận được phản hồi.
Để tháo gỡ vướng mắc tại các dự án như Cam Ranh Citygte, các cơ quan quản lý Nhà nước cần xem xét, đánh giá một cách toàn diện và đưa hướng xử lý kịp thời những dự án “chết yểu” nhiều năm qua. Bên cạnh đó, chủ đầu tư các dự án cũng cần có trách nhiệm xử lý những kiến nghị, vướng mắc tại dự án, tránh tình trạng thu tiền tỷ của khách hàng rồi “đem con bỏ chợ”. Từ đó, tháo gỡ những nút thắt và giải tỏa những bức xúc, đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp của người dân.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 21/11: Quân Ukraine bắt đầu rút lui ở Kurakhove; Mỹ viện trợ mìn sát thương cho Kiev
Quân Ukraine bắt đầu rút lui ở Kurakhove
Quân đội Nga bất chấp tổn thất, đã kiểm soát được một phần của phía đông thành phố Kurakhove và áp sát khu vực phía bắc hồ chứa nước. Có dấu hiệu cho thấy quân Ukraine bắt đầu rút khỏi thành phố.
Khi mặt trời mọc, có tin mới từ chiến trường nam Donetsk. Lữ đoàn bộ binh cơ giới số 114 của Quân đội Nga đã công bố đoạn video cho thấy, một đơn vị của họ đã chiếm được làng Ilinka ở phía bắc hồ chứa nước Kurakhove và tự hào cắm cờ Nga.
Hành động này của Lữ đoàn bộ binh cơ giới 114 là một tuyên bố mạnh mẽ về tình hình chiến trường và cũng cho thấy cuộc tấn công của quân đội Nga trong khu vực đang tiếp tục được tăng cường, mà không hề có dấu hiệu dừng lại.
Nhà báo Julian Repke, chuyên gia phân tích quân sự tờ Bild của Đức, đã nhanh chóng theo dõi thông tin và xác nhận bước tiến của quân đội Nga thông qua video định vị địa lý, chỉ ra rằng quân đội Nga không chỉ tiếp tục tiến vào khu vực xung quanh Kurakhove, mà còn thực sự nắm quyền kiểm soát làng Illinka.
Lữ đoàn bộ binh cơ giới số 114 của Quân đội Nga đã công bố đoạn video cho thấy, một đơn vị của họ đã chiếm được làng Ilinka ở phía bắc hồ chứa nước Kurakhove và tự hào cắm cờ Nga. Ảnh: Theo Sohu |
Thông tin của nhà báo Repke vẽ nên một bức tranh về một chiến trường ác liệt. Sự xuất hiện của quân đội Nga, đặc biệt là sự xuất hiện đối diện Trường học số 3, cho thấy họ đã kiểm soát phần đông bắc thành phố Kurakhove.
Việc chiếm giữ vị khu vực phía đông và phía bắc thành phố, có ý nghĩa chiến lược to lớn đối với quân đội Nga trong chiến dịch tấn công Kurakhove, khi nó không chỉ mang lại cho quân đội Nga chiều sâu chiến trường rộng hơn, mà còn tạo nền tảng vững chắc cho các hoạt động quân sự tiếp theo.
Tuy nhiên, tình hình trên chiến trường luôn thay đổi nhanh chóng và Ukraine cũng không ngồi yên chịu trói. Họ triển khai một số lượng lớn máy bay không người lái và hỏa lực pháo binh trong khu vực, tiến hành phản công mạnh mẽ nhằm vào các đơn vị Nga đang tấn công vào Kurakhove.
Một số xe tăng và xe bọc thép của Nga đã bị phá hủy, khi cố gắng tiến vào thành phố, trong đó có cả xe bọc thép đậu đối diện trường học. Điều này cũng cho thấy sức mạnh phòng thủ và quyết tâm phản công của quân đội Ukraine trong khu vực.
Khi chiến trường đang diễn biến nhanh và quyết liệt, ngày hôm qua có tin quân Ukraine đã bắt đầu rút khỏi Kurakhove. Quyết định này chắc chắn được đưa ra sau khi cân nhắc lợi và hại. Việc mất đi những vị trí trọng yếu như Illinka, hay việc quân Nga đã đột nhập vào phía đông thành phố, khiến quân phòng thủ Kurakhove phải đối mặt với mối đe dọa rất lớn.
Dưới sự tấn công từ phía bắc và phía nam của quân đội Nga, việc tiếp tục cầm cự là vô nghĩa. Rút lui đã trở thành lựa chọn bất lực nhưng sáng suốt của quân đội Ukraine trong tình hình hiện nay, để tránh rơi vào thảm cảnh như ở Avdiivka hay gần đây nhất là Ugledar. Nên nhớ, quân Ukraine còn lực lượng là còn có thể cầm cự.
Hành động tấn công quyết liệt của Cụm Vostok đã xiết chặt vòng vây, làm giảm thêm không gian hoạt động của Quân đội Ukraine. Trong tình hình như vậy, việc rút lui của quân đội Ukraine dường như đã trở thành xu hướng tất yếu, khi quân đội Nga trong khu vực đã dần củng cố vị thế kiểm soát của mình, thông qua các đòn tấn công liên tục.
Nga đánh rải thảm, dội bom chùm tiêu diệt lính Ukraine
Đoạn phim về quân Ukraine trú ẩn trong các vị trí trong vành đai rừng ở Olgovsky bị tấn công bằng bom chùm RBK-500 cho thấy, chỉ trong vòng 60 phút, 13 quả đạn nhiệt áp đã tấn công vào vị trí quân Ukraine.
Quân đội Ukraine hiện nay về cơ bản đang ở thế bị động phòng ngự và có rất ít cơ hội phản công. Mệnh lệnh chỉ huy của họ bị gián đoạn và thông tin liên lạc thường xuyên bị hỏng. Trong khi quân đội Nga đang triệt để tận dụng ưu thế trên không để tiếp tục ném bom, khiến quân Ukraine không thể đánh trả.
Không quân Nga đã tiêu diệt quân Ukraine ẩn nấp trong các vành đai rừng bằng bom chùm RBK-500. Đánh giá dựa trên các đoạn phim được cung cấp bởi các nguồn của Nga, hầu như không có ai còn sống ở đó. Đoạn video cho thấy rõ khói do các vụ nổ từ các quả đạn con, bao phủ các vị trí của quân đội Ukraine đang ẩn nấp trong vành đai rừng.
Sau những cuộc tấn công bằng bom chùm như vậy, các hoạt động tấn công vào các vị trí vành đai rừng của lính bộ binh và thiết giáp Nga sẽ dễ dàng hơn nhiều, vì bom chùm đã góp phần làm tê liệt sự kháng cự của quân Ukraine.
Việc sử dụng bom chùm RBK-500 với mô-đun cánh lượn UMPK của Nga đã bắt đầu cách đây đúng một năm, vào tháng 11/2023, khi các chuyên gia Nga đã hoàn thành mô-đun này, biến loại bom chùm thả rơi tự do thành một quả bom lượn có điều khiển, có thể tấn công chính xác mục tiêu từ xa, mà không phải bay vào khu vực có hỏa lực phòng không của Ukraine.
Vũ khí này có sức công phá quá mạnh và gây áp lực tâm lý nặng nề cho quân đội Ukraine, khiến nhiều binh lính Ukraine hoảng sợ và không dám tiếp tục chiến đấu. Một số binh sĩ Ukraine nghe tin quân Nga sắp sử dụng bom để tấn công, đã tự ý rút lui, ảnh hưởng nghiêm trọng đến hiệu quả chiến đấu của quân đội Ukraine.
Lính Ukraine đầu hàng ồ ạt ở Kursk
Bộ Quốc phòng Nga báo cáo về tiến trình của hoạt động quân sự đặc biệt.
Ở vùng Kursk, Lực lượng vũ trang Liên bang Nga tiếp tục chiến dịch vô hiệu hóa một nhóm Lực lượng Vũ trang Ukraine đột nhập vào lãnh thổ.
Các đơn vị của Tập đoàn quân Sever của Nga gây thiệt hại hỏa lực cho các đội hình của Lữ đoàn cơ giới 41, 44, 47, 115, Lữ đoàn không kích 82 và 95, Lữ đoàn thủy quân lục chiến 36, Lữ đoàn phòng thủ lãnh thổ 117 và 129 của Ukraine gần Daryino, Zeleny Shlyakh, Leonidovo, Nizhny Klin và Novoivanovka.
Không quân và pháo binh lục quân và chiến thuật Nga đã gây thiệt hại hỏa lực cho nhân lực và khí tài của Ukraine.
Giao tranh diễn ra gần Bogdanovka, Daryino, Martynovka, Mirny, Nikolayevka, Nikolayevo-Darino, Novaya Sorochina, Plekhovo, Sverdlikovo, Staraya Sorochina và Cherkasskoye Porechnoye, cũng như Basovka và Zhuravka ở vùng Sumy.
Trong ngày, tại vùng Kursk, Ukraine mất: 320 quân, 2 xe tăng, gồm 1 xe tăng Leopard 2 do Đức sản xuất, 1 xe chiến đấu bộ binh Bradley do Mỹ sản xuất, 1 xe bọc thép chở quân, 15 xe chiến đấu bọc thép, 10 xe cơ giới, 3 hệ thống pháo tự hành và 1 trạm tác chiến điện tử. 6 quân nhân Ukraine đã đầu hàng.
Theo hướng Kharkov, các đơn vị từ Tập đoàn quân Sever của Nga đã đánh bại các đơn vị của Lữ đoàn bộ binh cơ giới số 57 của Ukraine, Lữ đoàn phòng thủ lãnh thổ số 13 và Đội biên phòng số 5 của Cục biên phòng nhà nước Ukraine.
Giao tranh diễn ra gần Volchansk, Glubokoye và Izbitskoye (khu vực Kharkov). Hai cuộc phản công do các đội tấn công của Ukraine phát động đã bị đẩy lùi.
Tổn thất của Ukraine ở hướng trên trong ngày là: 135 quân, 1 xe tăng, 2 xe chiến đấu bộ binh, 4 xe chiến đấu bọc thép, 1 khẩu pháo D-30 122 mm và 1 trạm tác chiến điện tử.
Ở hướng Kupyansk, Tập đoàn quân Zapad của Nga đã cải thiện tình hình chiến thuật. Họ đã gây thiệt hại cho nhân lực và thiết bị của các lữ đoàn cơ giới số 14, 28 và 115 của Ukraine gần Kupyansk, Zagryzovo và Kruglyakovka (khu vực Kharkov). Ngoài ra, 3 cuộc phản công của Ukraine đã bị đẩy lùi.
Tổn thất của Ukraine ở hướng trên là: 510 quân, 4 xe cơ giới, 1 hệ thống pháo tự hành Gvozdika 122 mm, 1 khẩu pháo M101 105 mm do Mỹ sản xuất và 1 trạm tác chiến điện tử Anklav-N.
Ở hướng Donetsk, Lực lượng Yug của Nga đã cải thiện vị trí của họ dọc theo tuyến đầu.
Họ gây thiệt hại cho các lữ đoàn cơ giới 24, 33 và 54, Lữ đoàn tấn công đường không 79, Lữ đoàn cơ động đường không 46 và Lữ đoàn tấn công miền núi 10 của Ukraine gần Yantarnoye, Antonovka, Dachnoye, Uspenovka và Kurakhovo (Cộng hòa Nhân dân Donetsk tự xưng - DPR).
Một cuộc phản công do một biệt đội tấn công Ukraine phát động đã bị đẩy lùi.
Tổn thất của Ukraine lên tới 550 quân, 1 xe tăng, 3 xe bọc thép chở quân M113 do Mỹ sản xuất, 1 xe chiến đấu bọc thép, 8 xe cơ giới, 1 hệ thống pháo tự hành Krab 155 mm do Ba Lan sản xuất, 2 khẩu lựu pháo D-30 122 mm và 4 khẩu pháo M119 105 mm do Mỹ sản xuất.
Tổng thống Biden chấp thuận cung cấp mìn sát thương cho Ukraine
Washington Post dẫn lời các quan chức Mỹ cho hay, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã cho phép cung cấp mìn sát thương cho Ukraine.
Theo các quan chức Mỹ, quyết định này được đưa ra trong bối cảnh khả năng quân đội Nga đột phá ở miền đông Ukraine. Các nguồn tin cho biết, mìn sát thương sẽ chỉ được sử dụng trên lãnh thổ mà Washington coi là của Ukraine.
Washington Post lưu ý, biện pháp này mâu thuẫn với chính sách của chính quyền ông Biden khi vào năm 2022, Mỹ đã quyết định hạn chế sử dụng mìn sát thương.
Phát triển thương hiệu Việt trong bối cảnh thương mại xanh
Nhiều năm trở lại đây, các doanh nghiệp Việt Nam đã ý thức được tầm quan trọng của việc “xanh hoá” trong xây dựng thương hiệu. Thực tế cho thấy, phát triển xanh đã và đang mang lại nhiều lợi ích thiết thực cả về kinh tế lẫn những giá trị vô hình, giúp các doanh nghiệp mang Thương hiệu quốc gia Việt Nam tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường, nhất là trong bối cảnh Việt Nam đang tham gia vào quá trình toàn cầu hoá.
Xu hướng xanh hóa trong xây dựng thương hiệu ngày càng phổ biến |
Theo Bộ Công Thương, xu hướng xanh hóa trong xây dựng thương hiệu ngày càng phổ biến. Rất nhiều doanh nghiệp đã nỗ lực đầu tư sản xuất nhằm cho ra đời những sản phẩm yếu tố “xanh”, “sạch”, thân thiện với môi trường và đáp ứng ngày càng cao nhu cầu của người tiêu dùng. Xu hướng tiêu dùng sản phẩm xanh không chỉ ở châu Âu, mà đang ngày càng nở rộ tại nhiều quốc gia.
Xu hướng sống xanh, tiêu dùng xanh đặt ra bài toán mới cho các thương hiệu Việt để phù hợp với xu thế phát triển chung và nâng cao vị thế, tăng sức cạnh tranh ở cả thị trường trong và ngoài nước.
Đáng lưu ý, theo ông Cường, một điểm đáng ghi nhận là năm nay, có rất nhiều những doanh nghiệp, kể cả trong lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp, thực phẩm, dịch vụ cũng đã đáp ứng được các tiêu chuẩn chuyển đổi xanh, chuyển đổi số.
Theo các chuyên gia, xây dựng thương hiệu xanh trước hết cần bắt đầu từ nhận thức và quyết tâm của người chủ doanh nghiệp. Xanh hoá trong sản xuất, xây dựng thương hiệu không chỉ giúp doanh nghiệp tăng trưởng bền vững mà còn mang lại nhiều lợi ích thiết thực cả kinh tế và giá trị vô hình góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp.
Trong bối cảnh kinh tế Việt Nam tham gia rất sâu rộng vào kinh tế thế giới và xu hướng tiêu dùng chuyển dịch dần sang những sản phẩm thân thiện với môi trường nên sản xuất xanh là một trong những yếu tố lợi thế để giúp doanh nghiệp nâng cao thương hiệu, thu hút thêm người tiêu dùng và đồng thời sản xuất xanh cũng chính là yêu cầu kiên quyết để doanh nghiệp Việt Nam thâm nhập vào các thị trường khó tính trên thế giới, đặc biệt là khi Việt Nam đã ký kết các FTA thế hệ mới như: CPTPP, UKVFTA, EVFTA...
Nạn đổ trộm phế thải trên công trình dự án mở rộng đường Tam Trinh
Từng đống phế thải, trạc thải xây dựng bị đổ trộm ngay dưới chân các biển báo cấm đổ trộm của UBND phường Yên Sở. Đây là khu vực dự án mở rộng đường Tam Trinh do BQL dự án đầu tư xây dựng quận Hoàng Mai làm chủ đầu tư. Nạn đổ trộm phế thải vào công trình dự án đã khiến nhà thầu gặp khá nhiều khó khăn trong quá trình thi công.
Đường Tam Trinh là tuyến giao thông huyết mạch nối các khu vực đông đúc của quận Hoàng Mai, Hà Nội, đang trong quá trình được mở rộng nhằm giảm tải ùn tắc và nâng cao chất lượng hạ tầng đô thị. Dự án này bắt đầu khởi công từ năm 2016, kéo dài đến nay với tổng mức đầu tư đã điều chỉnh lên hơn 3.350 tỷ đồng. Khi hoàn thành, tuyến đường sẽ có chiều dài 3,5 km và mặt cắt rộng 40m với 6 làn xe.
Theo kế hoạch ban đầu, dự án dự kiến sẽ hoàn thành vào năm 2019. Tuy nhiên, nhiều vấn đề trong công tác giải phóng mặt bằng đã khiến tiến độ của dự án này bị kéo dài đáng kể. Tính đến nay, chỉ khoảng 1/3 diện tích mặt bằng của toàn bộ dự án đã được bàn giao. Những vướng mắc chủ yếu xuất phát từ sự không đồng thuận của người dân về mức bồi thường đất và hỗ trợ tái định cư.
Nhiều đống phế thải, trạc thải xây dựng bị đổ trộm ngay dưới chân các biển báo cấm đổ trộm của UBND phường Yên Sở tại khu vực thi công dự án mở rộng đường Tam Trinh |
“Hiện tại chúng tôi thi công được 3 đoạn. Do vướng mắc trong giải phóng mặt bằng đang bị rải rác. Tổng số mặt bằng được giải phóng trong tháng 8 vừa qua là 705m. Nhà thầu đã tiến hành xong việc giải phóng mặt bằng. Hơn 2km tường chắn phía kè sông Tô Lịch đã hoàn thành. Tuy nhiên, dự án này nằm hoàn toàn trong nội đô thành phố nên trong quá trình thi công phải đảm bảo an toàn. Đường Tam Trinh là tuyến đường huyết mạch của thành phố nên lưu lượng giao thông rất lớn, quá trình thi công cũng khá phức tạp”, ông Hoàng Minh Hiếu, Kỹ sư, Trưởng Tư vấn giám sát Dự án mở rộng đường Tam Trinh chia sẻ.
Các đoạn đã được giải phóng mặt bằng hiện đang được thi công với hình thức "cuốn chiếu", được nhà thầu thi công triển khai ngay khi có đất sạch. Một số đoạn tuyến gần chung cư Home 987 và khu chợ Mai Động đã mở rộng nhưng vẫn tồn tại những nút "thắt cổ chai" gây khó khăn cho giao thông. Tuyến đường Tam Trinh dù chỉ dài 3,5km nhưng đi qua 4 phường của quận Hoàng Mai bao gồm: Yên Sở, Mai Động, Hoàng Văn Thụ và Trần Phú.
“Phường Mai Động có chiều dài cần giải phóng mặt bằng là hơn 700m, với 12 tổ chức và 163 hộ gia đình. Đến nay, 12 tổ chức đã nhận tiền và bàn giao mặt bằng. UBND phường đã xác định phương án đất và trình hội đồng bồi thường giải phóng mặt bằng. 75/163 hộ đã nhận tiền bồi thường và đã bàn giao mặt bằng. Nhiều hộ dân còn lại cũng mong muốn nhận tiền bồi thường để giao mặt bằng nhưng còn phải chờ quy định mới về định giá tài sản trên đất của Sở Xây dựng nên chưa thể bàn giao ngay”, ông Nguyễn Trường Thịnh, Phó Chủ tịch UBND Phường Mai Động cho biết.
Theo BQL dự án đầu tư xây dựng quận Hoàng Mai, Dự án mở rộng đường Tam Trinh không chỉ giải quyết vấn đề ùn tắc tại một trong những cửa ngõ phía Nam Thủ đô mà còn giúp cải thiện diện mạo đô thị khu vực. Khi hoàn thiện, tuyến đường sẽ kết nối thuận tiện giữa các tuyến Minh Khai, Vành đai 3 và khu dân cư lân cận, tạo điều kiện phát triển kinh tế - xã hội cho người dân thủ đô.