Dầu gội Hanayuki Shampoo của Đoàn Di Băng bị thu hồi, tiêu huỷ

Hanayuki Shampoo được Đoàn Di Băng quảng bá là dầu gội từ thảo dược buộc phải đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy do không đạt tiêu chuẩn chất lượng.
Đoàn Di Băng bị tố 'thổi phồng' công dụng dung dịch vệ sinh Hanayuki Đoàn Di Băng quảng cáo, giới thiệu mỹ phẩm như thuốc chữa bệnh

Buộc phải thu hồi, tiêu hủy sản phẩm kém chất lượng

Cục Quản lý Dược (Bộ Y tế) đã ban hành Công văn số 1254/QLD-MP ngày 6/5/2025 về việc đình chỉ lưu hành, thu hồi và tiêu hủy sản phẩm mỹ phẩm Hanayuki Shampoo - Chai 300 gam. Đây là sản phẩm do Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ VB Group chịu trách nhiệm đưa ra thị trường và Công ty cổ phần nhà máy y tế EBC Đồng Nai sản xuất.

Dầu gội Hanayuki Shampoo của Đoàn Di Băng bị thu hồi, tiêu huỷ
Sản phẩm Hanayuki Shampoo buộc phải thu hồi, tiêu hủy vì kém chất lượng. Ảnh minh họa

Căn cứ vào kết quả kiểm nghiệm của Viện Kiểm nghiệm thuốc TP. Hồ Chí Minh theo Phiếu kiểm nghiệm số 0023/VKN-KTMP2025 ngày 29/4/2025, mẫu sản phẩm Hanayuki Shampoo - Chai 300 gam lấy tại Công ty cổ phần nhà máy y tế EBC Đồng Nai đã không đạt yêu cầu chất lượng. Cụ thể, sản phẩm vi phạm giới hạn về chỉ tiêu vi sinh vật và phát hiện chứa 2-Phenoxyethanol, thành phần không có trong công thức đã được cấp số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm. Theo thông tin từ Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp, Công ty cổ phần nhà máy y tế EBC Đồng Nai trước đây là Công ty TNHH EBC Group.

Trước thực trạng này, Cục Quản lý Dược yêu cầu đình chỉ lưu hành, thu hồi trên toàn quốc đối với toàn bộ lô sản phẩm Hanayuki Shampoo - Chai 300 gam, số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm 780/24/CBMP-ĐN, số lô 0010125, ngày sản xuất 05/01/2025 và hạn dùng 04/01/2027. Đồng thời, Cục yêu cầu Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ VB Group và Công ty cổ phần nhà máy y tế EBC Đồng Nai phải thông báo thu hồi tới tất cả các đơn vị phân phối, sử dụng lô sản phẩm này; tiếp nhận sản phẩm trả lại và tiến hành thu hồi, tiêu hủy toàn bộ lô hàng vi phạm. Báo cáo kết quả thu hồi, tiêu hủy phải được gửi về Cục Quản lý Dược trước ngày 08/6/2025.

Dầu gội Hanayuki Shampoo của Đoàn Di Băng bị thu hồi, tiêu huỷ
Đoàn Di Băng thường xuyên livestream quảng bá các sản phẩm mỹ phẩm thương hiệu Hanayuki. Ảnh chụp màn hình.

Cục Quản lý Dược cũng đề nghị Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thông báo rộng rãi đến các cơ sở kinh doanh, sử dụng mỹ phẩm trên địa bàn về việc ngừng ngay việc kinh doanh, sử dụng lô sản phẩm Hanayuki Shampoo - Chai 300 gam nêu trên; đồng thời yêu cầu các cơ sở trả lại sản phẩm cho nhà cung cấp. Sở Y tế cần tổ chức kiểm tra, giám sát việc thu hồi, tiêu hủy, xử lý nghiêm các đơn vị vi phạm theo quy định hiện hành.

Bên cạnh đó, Cục yêu cầu Sở Y tế TP. Hồ Chí Minh và Sở Y tế tỉnh Đồng Nai giám sát việc thực hiện thu hồi, tiêu hủy sản phẩm của Công ty TNHH Thương mại Dịch vụ VB Group và Công ty cổ phần nhà máy y tế EBC Đồng Nai; thu hồi số tiếp nhận Phiếu công bố sản phẩm mỹ phẩm 780/24/CBMP-ĐN theo quy định tại điểm b, đ khoản 1 Điều 46 Thông tư số 06/2011/TT-BYT. Đồng thời, các Sở Y tế này cần kiểm tra việc tuân thủ quy định pháp luật về sản xuất, kinh doanh mỹ phẩm tại hai công ty liên quan và xử lý vi phạm nếu có. Báo cáo kết quả kiểm tra, giám sát phải được gửi về Cục Quản lý Dược trước ngày 23/6/2025.

Liên quan đến sản phẩm này, ca sĩ, doanh nhân Đoàn Di Băng, một KOLs có tầm ảnh hưởng mạnh trên các nền tảng mạng xã hội như TikTok, Facebook, Youtube từng tổ chức nhiều buổi livestream rầm rộ quảng bá cho dầu gội Hanayuki. Theo chia sẻ trong các buổi livestream, Hanayuki Shampoo được ca ngợi là “sản phẩm bán chạy nhất chỉ sau dung dịch vệ sinh phụ nữ”.

“Dầu gội Hanayuki giữ gần như trọn vẹn sự tự nhiên của các tinh chất thảo dược như bồ kết, hà thủ ô, tinh dầu vỏ bưởi, tinh dầu hương nhu... Tất cả những thành phần rất tốt cho tóc đều có trong chai dầu gội này. Nếu bạn nào đã từng dùng rồi sẽ thấy rằng chất dầu gội này không đặc sệt như các loại dầu gội thông thường, mà hơi loãng một chút. Lý do là vì Băng đã hạn chế tối đa việc đưa hóa chất vào sản phẩm, kể cả những chất làm đặc. Chính vì vậy, kết cấu dầu gội hơi loãng, nhưng rất an toàn và tốt cho tóc. Dầu gội cũng không tạo quá nhiều bọt, nhờ vậy không làm tóc bị khô. Thậm chí khi dùng dầu gội này, bạn không cần dùng thêm dầu xả nữa”, Đoàn Di Băng giới thiệu dầu gội Hanayuki trong buổi livestream.

Về công dụng, bà Đoàn Di Băng giới thiệu, Hanayuki Shampoo có nhiều chức năng như “giúp khử mùi hôi da đầu”, “kích thích mọc tóc”, “phục hồi tóc hư tổn”, “sạch gàu, giảm nấm da đầu”,..

Hiện tại, Hanayuki Shampoo vẫn đang được rao bán phổ biến trên nhiều sàn thương mại điện tử và mạng xã hội với giá khoảng 220.000 - 230.000 đồng/chai 300gam, thường bán kèm dầu xả Hanayuki trong combo với giá từ 420.000 - 475.000 đồng.

Đoàn Di Băng bị phản ánh quảng cáo sai lệch

Thời gian qua, Báo Công Thương nhận được nhiều phản ánh về việc Đoàn Di Băng quảng cáo sai lệch công dụng dung dịch vệ sinh phụ nữ Hanayuki Soft & Silk. Trong nhiều video lan truyền trênFacebook và TikTok, bà tuyên bố sản phẩm không chỉ làm sạch vùng kín mà còn có tác dụng làm hồng, trị mụn, trị gàu, hôi nách, chữa đau bụng kinh, kích thích sinh lý nữ và giúp vết rạch tầng sinh môn lành chỉ sau 2–3 ngày. Các chuyên gia y tế khẳng định những công dụng này đều thiếu cơ sở khoa học, đặc biệt việc quảng cáo dùng cho trẻ sơ sinh còn gây lo ngại nghiêm trọng về an toàn sức khỏe.

Dầu gội Hanayuki Shampoo của Đoàn Di Băng bị thu hồi, tiêu huỷ
Đoàn Di Băng bị tố thổi phồng công dụng của sản phẩm dung dịch vệ sinh phụ nữ Hanayuki Soft & Silk. Ảnh chụp màn hình

Mặc dù tự nhận là người sản xuất, bà Đoàn Di Băng thừa nhận không nắm rõ thành phần sản phẩm, và cho rằng một số thành phần được “lén lút” thêm vào trước khi Bộ Y tế phê duyệt.

Nhưng mà không hiểu động lực nào mà các chuyên gia của Hanayuki đã lén lút bỏ vào thêm trong sản phẩm một số thành phần và đem đi Bộ Y tế kiểm duyệt và cũng không hiểu sao Bộ Y tế cũng duyệt luôn, mọi người à!”, bà Đoàn Di Băng thắc mắc.

Dung dịch Hanayuki hiện lưu hành với ba dòng sản phẩm, giá từ 120.000–160.000 đồng/chai, được giới thiệu chiết xuất từ thiên nhiên như lô hội, lá trầu không, nhụy hoa nghệ tây và muối tinh khiết.

Không chỉ dầu gội, dung dịch vệ sinh phụ nữ, nhiều sản phẩm mang thương hiệu Hanayuki cũng đang gây nhiều tranh cãi vì quảng cáo sản phẩm với công dụng vượt ngoài giới hạn cho phép của mỹ phẩm. Trên các trang web như hanayuki.asia, hanayuki.net.vn và nhiều nền tảng bán hàng khác, Hanayuki thường xuyên sử dụng các cụm từ như “trị mụn”, “trị nám”, “hỗ trợ điều trị”, khiến người tiêu dùng dễ hiểu nhầm đây là thuốc chữa bệnh thay vì mỹ phẩm thông thường.

Các sản phẩm Hanayuki được bày bán rộng rãi theo dạng lẻ hoặc combo với giá từ vài trăm nghìn đến hàng triệu đồng, như Kem trị mụn Hanayuki (570.000 đồng/tuýt), Serum trị mụn mini (240.000 đồng/tuýt), Serum trị mụn full size (670.000 đồng/tuýt) và Combo trị mụn lên tới 1.860.000 đồng. Dù mang danh nghĩa mỹ phẩm, sản phẩm lại được quảng cáo với cam kết hiệu quả chỉ sau vài tuần sử dụng, không phù hợp với quy định quản lý mỹ phẩm hiện hành.

Ngoài website chính thức, các sản phẩm Hanayuki còn được quảng bá rầm rộ trên mạng xã hội, đặc biệt tại các group Facebook lớn, với lời lẽ thổi phồng như “thần dược”. Các bài đăng cam kết khả năng làm mờ thâm nám chỉ sau 3 tuần, “chấm một phát là gom còi, đẩy nhân mụn cấp tốc”, hoặc quảng cáo kem chống nắng có tác dụng làm trắng vượt trội hơn cả kem dưỡng da. Những hình thức quảng cáo này đang đặt ra nhiều lo ngại về việc gây hiểu nhầm và tiềm ẩn rủi ro cho người tiêu dùng.

Theo giới thiệu, các mỹ phẩm mang nhãn hiệu Hanayuki đều do Công ty TNHH Thương mại dịch vụ VB Group chịu trách nhiệm đưa ra thị trường. Doanh nghiệp này được thành lập ngày 29/4/2021, có trụ sở chính Tầng lửng cao ốc Đại Thanh Bình số 911-913-915-917 Nguyễn Trãi, phường 14, Quận 5, TP. Hồ Chí Minh. Công ty TNHH Thương mại dịch vụ VB Group do ông Nguyễn Quốc Vũ (chồng bà Đoàn Di Băng) là người đại diện pháp luật kiêm Tổng giám đốc.
Anh Phong
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Facebook

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Cách quản lý, kinh doanh ‘lạ’ tại khu du lịch biển Bãi Đông

Cách quản lý, kinh doanh ‘lạ’ tại khu du lịch biển Bãi Đông

Biển Bãi Đông với vẻ đẹp hoang sơ, trở thành điểm check-in hút khách gần đây… Tuy nhiên, cách quản lý, kinh doanh tại bãi biển này có nhiều bất cập.
Quản lý thị trường sẽ kiểm tra ô tô

Quản lý thị trường sẽ kiểm tra ô tô 'Phụ kiện MAX' bán hàng trôi nổi

Sau phản ánh của Báo Công Thương, lực lượng Quản lý thị trường Hà Nội cho biết, sẽ kiểm tra việc bán hàng trên các xe ô tô gắn nhãn “Phụ kiện MAX”.
Cafe Mai nói gì về phản ánh ‘mắng mỏ’ khách hàng?

Cafe Mai nói gì về phản ánh ‘mắng mỏ’ khách hàng?

Người tiêu dùng phản ánh chủ cửa hàng Cafe Mai (52 Nguyễn Du, Hai Bà Trưng, Hà Nội) dọa nạt, mắng mỏ khi khách hàng ý kiến về sản phẩm.
Nhà xưởng quy mô lớn trên đất cây xanh KCN Thạch Thất - Quốc Oai

Nhà xưởng quy mô lớn trên đất cây xanh KCN Thạch Thất - Quốc Oai

Hàng nghìn m2 đất được quy hoạch trồng cây xanh tại Khu công nghiệp Thạch Thất – Quốc Oai (Hà Nội) bị sử dụng sai mục đích, xây dựng nhà xưởng trái phép.
Phụ kiện MAX: Dùng xe hết đăng kiểm bán hàng trôi nổi

Phụ kiện MAX: Dùng xe hết đăng kiểm bán hàng trôi nổi

Dưới 'mác' xe lưu động, hàng loạt ô tô bán phụ kiện có tên 'Phụ kiện MAX' dừng đỗ sai quy định, nguồn gốc hàng hóa mập mờ, đăng kiểm xe có dấu hiệu bất thường.
Nấm độc núp bóng review, phá hoại thị trường - Bài 1: Những

Nấm độc núp bóng review, phá hoại thị trường - Bài 1: Những 'ông vua', 'bà chúa' không ngai trên mạng

Dưới danh nghĩa “trải nghiệm cá nhân”, nhiều người nổi tiếng như “ông vua”, “bà chúa” trên mạng xã hội, tự cho mình quyền xét xử thị trường thay pháp luật.
Loạn quảng cáo lố của loạt trang ‘lang y online’ Nguyễn Bá Nho

Loạn quảng cáo lố của loạt trang ‘lang y online’ Nguyễn Bá Nho

Trên nhiều trang web, mạng xã hội có hình ảnh ông lang Nguyễn Bá Nho đang quảng cáo bất chấp, thách thức pháp luật và coi thường sức khỏe cộng đồng.
Sau vụ sữa giả: Cơ quan chức năng siết chặt hoạt động

Sau vụ sữa giả: Cơ quan chức năng siết chặt hoạt động

Sau vụ việc sữa giả gây rúng động, cơ quan chức năng đồng loạt siết chặt kiểm tra, xử lý sai phạm trong quảng cáo thực phẩm, đặc biệt trên nền tảng số.
Choáng với quảng cáo King Fucoidan & Agaricus điều trị 33 loại ung thư

Choáng với quảng cáo King Fucoidan & Agaricus điều trị 33 loại ung thư

King Fucoidan & Agaricus là thực phẩm, song được được nhiều người giới thiệu là bác sĩ, dược sĩ và một số trang web quảng cáo như thuốc chữa 33 loại ung thư.
Sau vụ sữa giả: Zentrum đóng website, âm thầm gỡ bỏ video quảng cáo

Sau vụ sữa giả: Zentrum đóng website, âm thầm gỡ bỏ video quảng cáo

Sau bê bối sữa giả, nhiều sản phẩm từng được quảng cáo rầm rộ đã âm thầm rút khỏi thị trường, khiến người tiêu dùng không khỏi hoang mang và nghi ngại.
Thanh Hương quảng cáo

Thanh Hương quảng cáo 'thần thánh hóa' men sống Bạch Mai Pro

Diễn viên Thanh Hương quảng cáo sản phẩm Men sống Bạch Mai Pro với nội dung thổi phồng công dụng như thuốc, vượt xa bản chất thực phẩm chức năng.
Đoàn Di Băng quảng cáo, giới thiệu mỹ phẩm như thuốc chữa bệnh

Đoàn Di Băng quảng cáo, giới thiệu mỹ phẩm như thuốc chữa bệnh

Một số mỹ phẩm có nhãn hiệu Hanayuki bà Đoàn Di Băng đại diện được quảng cáo, giới thiệu công dụng quá mức, khiến người dùng hiểu nhầm là thuốc điều trị bệnh.
Đoàn Di Băng bị tố

Đoàn Di Băng bị tố 'thổi phồng' công dụng dung dịch vệ sinh Hanayuki

Bạn đọc phản ánh tới Báo Công Thương, bà Đoàn Di Băng quảng cáo dung dịch vệ sinh nhãn hiệu Hanayuki sai sự thật, thổi phồng công dụng, thậm chí phản khoa học.
PQA Nhuận Tràng: Thực phẩm chức năng đội lốt bài thuốc

PQA Nhuận Tràng: Thực phẩm chức năng đội lốt bài thuốc

Quảng cáo sản phẩm PQA Nhuận Tràng như một bài thuốc, website www.dsthuphuongpqa.vn có dấu hiệu vi phạm pháp luật, như cảnh báo của Cục An toàn thực phẩm.
Loạt trung tâm đăng kiểm bị tố vòi vĩnh, nhũng nhiễu

Loạt trung tâm đăng kiểm bị tố vòi vĩnh, nhũng nhiễu

Hàng loạt trung tâm đăng kiểm bị tố vòi vĩnh, nhũng nhiễu, móc nối “cò”, bán tem kiểm định, ép sửa xe, từ chối hồ sơ miễn kiểm… khiến người dân bức xúc.
Báo Công Thương liên tiếp nhận được phản ánh Võ Hà Linh quảng cáo sản phẩm sai sự thật

Báo Công Thương liên tiếp nhận được phản ánh Võ Hà Linh quảng cáo sản phẩm sai sự thật

Nhiều bạn đọc liên tiếp phản ánh đến Báo Công Thương việc Tiktoker Võ Hà Linh và người có sức ảnh hưởng khác quảng bá hàng hóa sai sự thật.
Hộp thư bạn đọc ngày 19/4: Phản ánh Võ Hà Linh quảng cáo lố; sản phẩm cai thuốc lá mập mờ nguồn gốc

Hộp thư bạn đọc ngày 19/4: Phản ánh Võ Hà Linh quảng cáo lố; sản phẩm cai thuốc lá mập mờ nguồn gốc

Hộp thư nhận được phản ánh về việc TikToker Võ Hà Linh quảng cáo lố thu lợi rồi sửa và ẩn; bán sản phẩm cai thuốc lá trái phép
Tra cứu thông tin thực phẩm bảo vệ sức khỏe ở đâu?

Tra cứu thông tin thực phẩm bảo vệ sức khỏe ở đâu?

Bạn đọc băn khoăn việc tra cứu thông tin về các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe ở đâu? Cục An toàn thực phẩm đã có hướng dẫn và cảnh báo cụ thể.
Quản lý thị trường chỉ ra 3 khó khăn trong kiểm tra, xử lý thực phẩm vi phạm

Quản lý thị trường chỉ ra 3 khó khăn trong kiểm tra, xử lý thực phẩm vi phạm

Công tác tiền kiểm đối với hàng hóa trước khi đưa ra thị trường cần được quy định chặt chẽ hơn và được phân công cho một cơ quan chịu trách nhiệm thống nhất.
Ký túc xá Mỹ Đình thiếu minh bạch, đẩy gánh nặng lên vai sinh viên nghèo?

Ký túc xá Mỹ Đình thiếu minh bạch, đẩy gánh nặng lên vai sinh viên nghèo?

Nhiều sinh viên nghèo ở ký túc xá Mỹ Đình, TP. Hà Nội bức xúc vì phải đóng tiền sử dụng điều hòa dưới hình thức “tự nguyện” nhưng dường như... không có lựa chọn
Mobile VerionPhiên bản di động