Tổng Giám đốc ACB: Nghị quyết 68 chạm đúng 'điểm nghẽn' của doanh nghiệp

Tổng Giám đốc Ngân hàng ACB đánh giá Nghị quyết 68 đã chạm trúng những trăn trở của doanh nghiệp như chi phí, thủ tục, thị trường và chuyển đổi xanh.
Kích hoạt động lực mới cho doanh nghiệp: Tư duy đột phá từ Nghị quyết 68 Nghị quyết 68: Những điểm mới đột phá để kinh tế tư nhân vươn mình Nghị quyết 68-NQ/TW: Cú huých cho hoạt động báo chí

"Bệ phóng" cho doanh nghiệp vừa và nhỏ vươn mình

Chia sẻ tại tọa đàm "Để kinh tế tư nhân bứt phá theo Nghị quyết 68 - Những việc cần làm ngay" do Cổng Thông tin điện tử Chính phủ tổ chức chiều 9/5, ông Từ Tiến Phát - Tổng Giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB) nhấn mạnh, Nghị quyết số 68-NQ/TW về phát triển kinh tế tư nhân đã đáp ứng được 4 nhóm vấn đề lớn mà cộng đồng doanh nghiệp đặc biệt quan tâm trong nhiều năm qua gồm: Chi phí, thủ tục, thị trường và chuyển đổi xanh.

"Chúng tôi thực sự bất ngờ khi một nghị quyết đi sâu vào thực tiễn kinh doanh như vậy", lãnh đạo Ngân hàng ACB chia sẻ.

Ông Từ Tiến Phát - Tổng Giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB)
Ông Từ Tiến Phát - Tổng Giám đốc Ngân hàng Thương mại Cổ phần Á Châu (ACB) - Ảnh: Nhật Bắc

Về chính sách miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 3 năm đầu, ông Phát nhận định đây là giai đoạn đặc biệt quan trọng đối với doanh nghiệp nhỏ và khởi nghiệp. Ông dẫn số liệu cho thấy trên 50% doanh nghiệp nhỏ, siêu nhỏ thường gặp khó khăn trong 1-2 năm đầu hoạt động, do đó chính sách miễn thuế được kỳ vọng sẽ hỗ trợ doanh nghiệp vượt qua giai đoạn đầu.

Về tiếp cận đất đai, ông Từ Tiến Phát cho biết, doanh nghiệp tư nhân trước nay rất khó tiếp cận tài sản công với chi phí hợp lý. Với quá trình sắp xếp lại tài sản công của Nhà nước thời gian qua, đại diện doanh nghiệp kỳ vọng việc sử dụng nguồn lực này sẽ được thực hiện theo hướng bình đẳng hơn, tạo điều kiện để doanh nghiệp có thêm cơ hội sản xuất, kinh doanh.

Đặc biệt, trong lĩnh vực ngân hàng, hai nội dung được quan tâm là tiếp cận tín dụng và cơ chế bảo lãnh tín dụng. "Doanh nghiệp vừa và nhỏ thường gặp khó về tài sản thế chấp, định giá và minh bạch tài chính. Cơ chế tín dụng mới cần phải cụ thể hóa thành quy định, quy trình dễ tiếp cận hơn", ông Phát nói và kỳ vọng chính sách bảo lãnh tín dụng sẽ phát huy thực chất, không chỉ dừng ở bảo lãnh vay vốn mà có thể mở rộng phạm vi hỗ trợ khác.

Tổng Giám đốc ACB: Nghị quyết 68 chạm đúng 'điểm nghẽn' của doanh nghiệp
Nghị quyết 68 với nhiều điểm mới đột phá để kinh tế tư nhân vươn mình - Ảnh minh họa

Đề cập vấn đề kinh tế chuỗi, lãnh đạo Ngân hàng ACB nhận định, hiện nay, nhiều doanh nghiệp FDI đã hình thành được chuỗi cung ứng nhưng chủ yếu là doanh nghiệp ngoại đi cùng nhau. Nghị quyết 68 đề cập đến việc phát triển doanh nghiệp tư nhân trong nước đủ năng lực để hình thành chuỗi cung ứng riêng, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh nội địa.

Cuối cùng, về chuyển đổi xanh, Tổng Giám đốc ACB cho rằng, đây là điểm mới so với các chính sách trước đây. Trong bối cảnh Chính phủ đã đưa ra cam kết đạt phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050, việc xây dựng khung chính sách và tín dụng xanh là cần thiết.

"Một nghị quyết với cách tiếp cận đồng bộ, thực tiễn như vậy đã tạo ra nhiều kỳ vọng cho cộng đồng doanh nghiệp. Chúng tôi rất mong các chính sách cụ thể sẽ nhanh chóng được đưa vào thực tiễn", ông Từ Tiến Phát nhấn mạnh.

Thể chế phải trở thành lợi thế cạnh tranh quốc gia

Tại tọa đàm, nhấn mạnh yêu cầu cấp thiết trong việc xây dựng thể chế trở thành một lợi thế cạnh tranh, TS. Nguyễn Sĩ Dũng - Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội cho rằng: Cả bộ máy cần phải phấn đấu để pháp luật và thể chế thực sự trở thành một lợi thế cạnh tranh.

"Thông điệp từ Nghị quyết 68 rất mạnh và đầy cảm hứng", TS. Nguyễn Sĩ Dũng khẳng định.

TS. Nguyễn Sĩ Dũng - Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội
TS. Nguyễn Sĩ Dũng - Nguyên Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội - Ảnh: Nhật Bắc

Theo ông, một trong những điểm mới đáng chú ý của định hướng cải cách hiện nay là sự chuyển dịch từ mô hình quản lý sang mô hình đồng hành, từ điều hành sang thúc đẩy sáng tạo.

"Trước đây, chúng ta xây dựng luật pháp để phù hợp với bộ máy quản lý. Còn bây giờ, tổ chức lại bộ máy để đồng hành và hỗ trợ cho phát triển", ông nhận định.

TS. Nguyễn Sĩ Dũng cũng nêu quan điểm về thể chế cạnh tranh trong khu vực với kỳ vọng Việt Nam có thể trở thành nơi hiện thực hóa những ý tưởng kinh doanh không khả thi ở các quốc gia khác.

"Nếu có những ý tưởng không thể triển khai ở nơi nào khác nhưng có thể làm được tại Việt Nam thì đó mới là một thể chế tạo ra lợi thế cạnh tranh. Ngược lại, nếu có những ý tưởng chỉ làm được ở nơi khác mà không thể thực hiện tại nước ta thì đó là dấu hiệu cho thấy thể chế chưa đủ sức cạnh tranh", ông nói.

Về vai trò đồng hành của Nhà nước, ông cho rằng: "Doanh nghiệp đi tìm thị trường thì Nhà nước phải đồng hành, không chỉ tạo ra không gian kinh doanh mà còn kiến tạo nền tảng phát triển. Đây là cách làm từng được Nhật Bản áp dụng và hiện nay là nhiều quốc gia khác".

Liên quan đến Nghị quyết 68, TS. Nguyễn Sĩ Dũng cho biết, Nghị quyết đã xác định rõ việc Nhà nước đặt hàng khu vực kinh tế tư nhân tham gia vào các lĩnh vực chiến lược và các dự án trọng điểm quốc gia như đường sắt hoặc các dự án cấp bách.

Cùng với đó, Nghị quyết cũng đưa ra loạt chính sách hỗ trợ cụ thể như: Phát triển các tập đoàn kinh tế tư nhân tầm khu vực và toàn cầu, miễn thuế thu nhập doanh nghiệp trong 3 năm đầu thành lập cho doanh nghiệp nhỏ và vừa, hỗ trợ tiếp cận đất đai thông qua khai thác tài sản công chưa sử dụng hiệu quả, hoàn thiện cơ chế tín dụng và các mô hình quỹ như Quỹ bảo lãnh tín dụng, Quỹ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa.

Nguyên Thảo
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: kinh tế Việt Nam

Tin cùng chuyên mục

Tin Công Thương 9/5: Phê duyệt khung giá nhập khẩu điện

Tin Công Thương 9/5: Phê duyệt khung giá nhập khẩu điện

Thanh niên Công Thương với sứ mệnh xung kích trong kỷ nguyên số

Thanh niên Công Thương với sứ mệnh xung kích trong kỷ nguyên số

'Hậu trường' xây dựng Nghị quyết 68 về kinh tế tư nhân

Cục trưởng Lưu Đình Phúc: Báo chí cần làm gì để sớm đưa nghị quyết 68 vào cuộc sống?

Cục trưởng Lưu Đình Phúc: Báo chí cần làm gì để sớm đưa nghị quyết 68 vào cuộc sống?

Chủ quán Lòng Chát trả giá cho thói

Chủ quán Lòng Chát trả giá cho thói 'bon mồm' trên mạng xã hội

Người tiêu dùng nói gì về

Người tiêu dùng nói gì về 'lòng xe điếu'

Nghị quyết 68: Những điểm mới đột phá để kinh tế tư nhân vươn mình

Nghị quyết 68: Những điểm mới đột phá để kinh tế tư nhân vươn mình

Ngành hóa chất: Hướng tới vai trò ngành công nghiệp nền tảng

Ngành hóa chất: Hướng tới vai trò ngành công nghiệp nền tảng

Thanh niên ngành Công Thương: 74 năm phát triển và định hướng tương lai

Thanh niên ngành Công Thương: 74 năm phát triển và định hướng tương lai

Tin Công Thương 8/5: Chuẩn hóa chất lượng để giữ đà tăng trưởng xuất khẩu rau quả

Tin Công Thương 8/5: Chuẩn hóa chất lượng để giữ đà tăng trưởng xuất khẩu rau quả

Sắp diễn ra tọa đàm

Sắp diễn ra tọa đàm 'Thanh niên ngành Công Thương: 74 năm phát triển và định hướng tương lai'

Tin Công Thương 7/5: Hoàn thiện quy định về xuất xứ hàng hóa

Tin Công Thương 7/5: Hoàn thiện quy định về xuất xứ hàng hóa

Nghị quyết 68-NQ/TW truyền cảm hứng cho doanh nghiệp, doanh nhân

Nghị quyết 68-NQ/TW truyền cảm hứng cho doanh nghiệp, doanh nhân

Tinh thần Điện Biên Phủ trong kỷ nguyên mới của dân tộc

Tinh thần Điện Biên Phủ trong kỷ nguyên mới của dân tộc

Tin Công Thương 6/5: Gỡ nút thắt cho năng lượng tái tạo

Tin Công Thương 6/5: Gỡ nút thắt cho năng lượng tái tạo

Bàn giao Thanh tra Bộ Công Thương về Thanh tra Chính phủ

Bàn giao Thanh tra Bộ Công Thương về Thanh tra Chính phủ

Nghị quyết 68: Cú huých thể chế cho kinh tế tư nhân

Nghị quyết 68: Cú huých thể chế cho kinh tế tư nhân

Tập đoàn toàn cầu đưa Việt Nam vào kế hoạch kinh doanh

Tập đoàn toàn cầu đưa Việt Nam vào kế hoạch kinh doanh

Sau vụ nam sinh vô lễ với cựu chiến binh: Đại học Văn Lang lan tỏa hình ảnh đẹp

Sau vụ nam sinh vô lễ với cựu chiến binh: Đại học Văn Lang lan tỏa hình ảnh đẹp

Xây thương hiệu phải bắt đầu từ bảo hộ trí tuệ

Xây thương hiệu phải bắt đầu từ bảo hộ trí tuệ