Các tỉnh phía Bắc hứng chịu mưa to đến rất to, cảnh bảo rủi ro thiên tai lũ quét và sạt lở
Hà Nội bước vào thời điểm bão Yagi ảnh hưởng mạnh nhất, với cường độ gió cấp 10, giật cấp 11
Cập nhật bão số 3: Hà Nội gió mạnh, mưa lớn nhưng chưa phải lúc bão mạnh nhất
Vụ bạo hành trẻ ở Mái ấm Hoa Hồng: Có vấn đề trong thanh tra, kiểm tra
Tiêu điểm
Thông tin mới nhất về cung cấp điện trong bão số 3 đến 21h ngày 7/9
Bão Yagi đổ bộ Hà Nội: Chung cư sập trần, cửa bung, nứt kính, nước tràn vào nhà
Hà Nội: Ảnh hưởng bão số 3, đường phố tan hoang, cây đổ ngổn ngang
Hà Nội: Cảnh báo ngập lụt từ đêm 7/9 do bão số 3
Thanh Hóa: Xử lý các điểm vi phạm hành lang, lối đi tự mở trên đường sắt
TRỰC TIẾP diễn biến bão Yagi: Hà Nội đang ở 'tâm bão' Yagi, gió rít kinh hoàng
4 người chết, 78 người bị thương khi bão Yagi đổ bộ Quảng Ninh, Hải Phòng
Thiệt hại ban đầu do bão số 3 gây ra tại Nam Định
Tổng công ty Điện lực Hà Nội khôi phục sự cố điện cho hơn 124.000 khách hàng trong cơn bão số 3
Thông tin mới nhất về thiệt hại do bão số 3 gây ra trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa
Đồng bằng sông Cửu Long: Cơ hội và thách thức trong xúc tiến thương mại
Chùm ảnh: Hội nghị Xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Đẩy mạnh liên kết vùng - chìa khóa giúp Đồng bằng sông Cửu Long phát triển bền vững
Lai Châu: Nhận diện những thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc nhằm xâm phạm an ninh quốc gia
“Tuần lễ Vàng” – dấu ấn của tinh thần đại đoàn kết dân tộc
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: Nỗ lực cao nhất, nhanh chóng khôi phục lưới điện, hệ thống liên lạc
Bão số 3 gây thiệt hại đường dây, nhiều tổ máy phải tạm dừng phát lên lưới
Kinh tế lấy lại được đà tăng trưởng, thu hút gần 21 tỷ USD vốn FDI
Hải Phòng: Yêu cầu người dân không ra khỏi nhà trước 20h00 ngày 7/9
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà yêu cầu tỉnh, thành ven biển cấm đường đến 20h
EVNNPC thông tin về ảnh hưởng của cơn bão số 3 đến lưới điện đơn vị quản lý vận hành
Khi ''Mái ấm Hoa Hồng" trở thành địa ngục
PGS.TS Đinh Trọng Thịnh 'hiến kế' để ngành Công Thương về đích nhiều chỉ tiêu quan trọng
Vụ Khoa học và Công nghệ: Đổi mới cơ chế quản lý, tổ chức nhiệm vụ khoa học và công nghệ
Viết trong ngày khai giảng: Hãy để năm học mới luôn là niềm kỳ vọng
Hà Nội bước vào thời điểm bão Yagi ảnh hưởng mạnh nhất, với cường độ gió cấp 10, giật cấp 11
Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, cho biết đến 16h ngày 7/9, vị trí tâm bão Yagi trên đất liền phía Đông Bắc Bộ. Sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 11, giật cấp 13, di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc, mỗi giờ đi được khoảng 15-20km, đi vào đất liền phía Đông Bắc Bộ.
Với cường độ hiện tại bão đang cấp 12-13, gió giật cấp 14 là rất mạnh. Trong thời gian tới khi di chuyển sâu vào đất liền sẽ còn mạnh cấp 9-10, ngay tại Hà Nội cũng sẽ có gió mạnh cấp 6-7 và giật cấp 9-10, đây là điều rất hiếm thấy. đặc biệt, Tổng lượng mưa dự báo khoảng 150-350mm, có nơi trên 500mm.
Cơ quan khí tượng thủy văn quốc gia cũng cho biết, Khu vực Bắc Bộ có khả năng xảy ra đợt lũ. Ngoài ra, các tỉnh vùng núi Trung du Bắc Bộ như khu vực vùng núi Thanh Hóa, Nghệ An có khả năng xảy ra đợt lũ quét, sạt lở đất diện rộng. Thời gian tới nguy hiểm về gió mạnh và mưa lớn là rất nhiều, người dân cần hết sức đề phòng.
Tạo xung lực, thúc đẩy xuất nhập khẩu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Chào mừng quý vị và các bạn đã đến với bản tin Chuyển động Công Thương của Báo Công Thương.
Bản tin Chuyển động Công Thương ngày 7/9/2024 gồm các thông tin về thị trường, hoạt động thương mại đáng chú ý, với những nội dung chính sau đây:
Bộ Công Thương tiếp tục rà soát, hoàn thiện Luật Điện lực sửa đổi; Tạo xung lực, thúc đẩy xuất nhập khẩu vùng Đồng bằng sông Cửu Long; Phát triển trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu, gỡ nút thắt ngành dệt may, da giày.
Bộ Công Thương tiếp tục rà soát, hoàn thiện Luật Điện lực sửa đổi
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên yêu cầu Ban soạn thảo, Tổ biên tập phải tập trung cao độ để hoàn thiện dự thảo Luật Điện lực sửa đổi |
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, ngày 6/9, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã chủ trì cuộc họp với Ban soạn thảo, Tổ biên tập để chuẩn bị cho công tác tập trung rà soát, hoàn thiện dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) để đảm bảo dự thảo Luật đạt chất lượng cao nhất trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội trước ngày 15/9/2024.
Phát biểu chỉ đạo tại cuộc họp Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết: Luật Điện lực (sửa đổi) là 1 trong 12 dự án Luật sẽ được đưa ra thảo luận tại Kỳ họp thứ 8, trong bối cảnh Việt Nam đã cam kết trung hòa carbon vào năm 2050, do đó Luật Điện lực (sửa đổi) phải tập trung vào các nguồn năng lượng mới, năng lượng sạch; thị trường điện cạnh tranh, công tác phân cấp, phân quyền cùng với một số nội dung quan trọng khác.
Từ năm 2004 đến nay thực tiễn đã chỉ ra nhiều bất cập giữa Luật Điện lực và các Luật khác, do vậy Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên yêu cầu Ban soạn thảo, Tổ biên tập phải tập trung cao độ để hoàn thiện dự thảo Luật Điện lực sửa đổi với chất lượng tốt nhất để Quốc hội cho ý kiến và có thể thông qua tại một kỳ họp.
Với Luật điện lực (sửa đổi) Ban soạn thảo và Tổ biên tập tập trung rà soát các nội dung chính gồm:
Về tình hình thực hiện các nhà máy điện khí: Các chủ đầu tư đều gặp khó khăn trong thu xếp vốn vay do phải đáp ứng các yêu cầu của tổ chức tín dụng.
Ngoài ra nhiều nhà đầu tư nước ngoài còn yêu cầu thêm bảo lãnh của Chính phủ như: Bảo lãnh chuyển đổi ngoại tệ, bảo lãnh thanh toán và bảo lãnh chấm dứt hợp đồng của EVN, bảo lãnh rủi ro tiến độ đường dây truyền tải điện…
Về tình hình thực hiện các dự án nhà máy điện gió ngoài khơi: Hiện nay còn vướng ở các pháp luật khác.
Ngoài ra, những nội dung mới, cần tiếp tục rà soát và có tính linh hoạt, biến động theo từng xu thế và điều kiện phát triển, giao Chính phủ quy định tại dự thảo Luật.
Công tác phân cấp, phân quyền rõ ràng, tăng cường việc kiểm tra giám sát, Chính phủ chỉ kiểm tra quy hoạch và kiểm soát đầu ra...
Tạo xung lực, thúc đẩy xuất nhập khẩu vùng Đồng bằng sông Cửu Long
Hội nghị do Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng chủ trì với sự tham gia của khoảng 200 đại biểu |
Ngày 6/9, Bộ Công Thương phối hợp với UBND TP. Cần Thơ tổ chức Hội nghị xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu vùng Đồng bằng sông Cửu Long theo hình thức trực tiếp kết hợp trực tuyến.
Hội nghị do Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng chủ trì với sự tham gia của khoảng 200 đại biểu là lãnh đạo UBND các tỉnh, thành phố thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long, lãnh đạo các đơn vị liên quan thuộc Bộ Công Thương, các hiệp hội ngành hàng, đại diện các cơ quan, tổ chức hỗ trợ kinh doanh, các doanh nghiệp sản xuất, xuất nhập khẩu, thương mại, dịch vụ logistic…
Thống kê của Bộ Công Thương cho thấy, rất nhiều nhóm ngành hàng của Việt Nam đã vượt mốc kim ngạch xuất khẩu hơn 1 tỷ USD, như nhóm hàng rau quả, gạo, tôm..., phần lớn đến từ Đồng bằng sông Cửu Long.
Riêng mặt hàng gạo, năm 2024, ước tính tổng lượng gạo xuất khẩu cả nước vẫn duy trì mức trên 8 triệu tấn, trong đó riêng vùng Đồng bằng sông Cửu Long 7,6 triệu tấn. Tính chung đến nay, vùng Đồng bằng sông Cửu Long đang đóng góp khoảng 31% GDP toàn ngành nông nghiệp với khoảng 50% sản lượng lúa, 95% lượng gạo xuất khẩu, 65% sản lượng thủy sản nuôi, khai thác, 60% lượng cá xuất khẩu và xấp xỉ 70% trái cây các loại...
Tuy có nhiều thế mạnh, song kinh tế ở Đồng bằng sông Cửu Long được nhìn nhận là phát triển vẫn chưa tương xứng tiềm năng. Ngoài ra, việc phát triển này còn đứng trước những thách thức như biến đổi khí hậu, suy giảm tài nguyên nước, xâm nhập mặn...
Vì vậy, đánh giá đúng tiềm năng, thách thức, có những giải pháp phát triển phù hợp là rất cần thiết, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển Đồng bằng sông Cửu Long trở thành vùng có trình độ phát triển khá so với cả nước.
Do đó, hội nghị là kênh chia sẻ, trao đổi thông tin giá trị, cùng bàn thảo để triển khai các giải pháp hỗ trợ, liên kết chặt chẽ, hiệu quả hơn trong và ngoài vùng trong công tác xúc tiến thương mại và phát triển xuất nhập khẩu; vì mục tiêu hỗ trợ các doanh nghiệp của vùng ngày càng lớn mạnh, giúp các sản phẩm hàng hoá, dịch vụ của vùng vươn xa hơn tới các thị trường trong và ngoài nước, góp phần thúc đẩy vùng phát triển bám sát định hướng được nêu tại Quy hoạch Đồng bằng sông Cửu Long thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 của Thủ tướng Chính phủ.
Phát biểu tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ Công Thương Phan Thị Thắng nhấn mạnh, để Đồng bằng sông Cửu Long phát triển xứng tầm thì một trong những giải pháp quan trọng là thúc đẩy liên kết vùng trong xúc tiến thương mại và xuất nhập khẩu nhằm quy tụ và tối ưu các nguồn lực của các địa phương trong vùng phục vụ phát triển bền vững.
Thứ trưởng Bộ Công Thương mong muốn đại diện các địa phương trong vùng cùng tập trung trao đổi và bàn thảo giải pháp tăng cường các mặt mạnh, giảm thiểu các mặt yếu nội tại của vùng để góp phần đưa các hoạt động thương mại nội vùng, thương mại trong nước và xuất nhập khẩu của Đồng bằng sông Cửu Long khởi sắc mạnh mẽ hơn trong thời gian tới như phương hướng phát triển các nhóm ngành có lợi thế xuất khẩu của vùng về nông nghiệp, công nghiệp; Xây dựng thương hiệu hàng hóa chất lượng cao, tham gia sâu vào mạng lưới phân phối và chuỗi giá trị toàn cầu...
Hội nghị còn kết hợp không gian trưng bày, quảng bá sản phẩm của các địa phương, doanh nghiệp trong vùng, tạo cơ hội kết nối giao thương giữa các nhà cung cấp hàng hóa, dịch vụ của vùng Đồng bằng sông Cửu Long với các doanh nghiệp xuất nhập khẩu và tổ chức xúc tiến thương mại.
Phát triển trung tâm giao dịch nguyên phụ liệu, gỡ nút thắt ngành dệt may, da giày
Thứ trưởng Công Thương Phan Thị Thắng đã giao Hiệp hội Da giày, túi xách Việt Nam là cơ quan chủ trì kết hợp với Hiệp hội Dệt may Việt Nam làm một đề án chi tiết về việc thành lập trung tâm |
Mặc dù, kim ngạch xuất khẩu ngành dệt may, da giày chiếm tỷ lệ cao trong tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước, nhưng giá trị đóng góp của các doanh nghiệp trong nước vẫn còn hạn chế. Vì vậy, về lâu dài, Việt Nam cần có Trung tâm giao dịch và phát triển cung ứng nguyên, phụ liệu nhằm phát triển bền vững.
Thông tin trên được đưa ra tại Hội nghị giao ban Xúc tiến thương mại với Hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài tháng 8/2024 với chủ đề “Trao đổi về Đề án thành lập Trung tâm thương mại quốc tế và phát triển nguyên, phụ liệu ngành thời trang. Vai trò của cơ quan thương vụ Việt Nam ở nước ngoài,” do Bộ Công Thương tổ chức ngày 5/9, tại Hà Nội.
Theo số liệu từ Tổng cục Hải quan, 6 tháng đầu năm 2024, nhập khẩu nguyên phụ liệu nhóm ngành dệt may, da giày đạt khoảng 13,42 tỷ USD, tăng 14,11% so với cùng kỳ năm 2023.
Song đại diện Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) cho rằng, việc phụ thuộc lớn vào nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu có thể gây ảnh hưởng lớn tới tình hình phát triển chung của toàn ngành thời gian tới, khi nhiều thị trường xuất khẩu trên thế giới (Mỹ, EU) hướng tới mục tiêu Net Zero 2050 và họ đang đặt ra các quy định khắt khe về nguồn cung.
Trong khi đó, theo Hiệp hội Da giày, túi xách Việt Nam, hiện nay có hơn 60 - 70% số lượng doanh nghiệp vừa và nhỏ ngành dệt may, da giày Việt Nam phải loay hoay tìm nguồn cung nguyên liệu hoặc nhập nguồn nguyên liệu theo sự chỉ định của khách hàng.
Do đó, việc thành lập Trung tâm giao dịch phát triển nguyên phụ liệu có quy mô lớn tại Việt Nam sẽ giúp ngành dệt may, da giày bước đầu gỡ được nút thắt về nguồn cung, thúc đẩy hoạt động đầu tư sản xuất nguyên phụ liệu tại Việt Nam, phục vụ xuất khẩu và nội địa.
Tháng 12/2023, Hiệp hội Da Giày-Túi xách Việt Nam và Hiệp hội Dệt May Việt Nam đã có văn bản gửi Bộ Công Thương về việc xin ý kiến chủ trương xây dựng Trung tâm giao dịch phát triển nguyên, phụ liệu ngành thời trang Việt Nam.
Theo đó, khi chủ động hơn về nguồn cung, doanh nghiệp Việt Nam sẽ rút ngắn thời gian ra mẫu chào hàng đối tác; chi phí, giá cả cạnh tranh hơn. Đồng thời, trung tâm ra đời còn hình thành thị trường giao dịch nguyên phụ liệu ngành thời trang minh bạch; hình thành các giao dịch và hoạt động về nghiên cứu phát triển, ứng dụng chuyển giao và đổi mới công nghệ sản xuất, từ đó giúp các doanh nghiệp tiệm cận nhanh tới các công nghệ mới, công nghệ sạch.
Kết luận tại Hội nghị, Thứ trưởng Công Thương Phan Thị Thắng đã giao Hiệp hội Da giày, túi xách Việt Nam là cơ quan chủ trì kết hợp với Hiệp hội Dệt may Việt Nam làm một đề án chi tiết về việc thành lập trung tâm. Trong đó có các giai đoạn thực hiện, nghiên cứu mô hình, định hướng tương lai, nội dung về cơ chế chính sách đào tạo nguồn nhân lực, đề xuất cụ thể từ phía hiệp hội...
Dự báo thời điểm bão số 3 gây mưa gió dữ dội nhất ở Hà Nội
Tối nay 7/9, siêu bão Yagi - bão số 3 đi sâu vào đất liền, gây mưa to đến rất ro ở Hà Nội và nhiều tỉnh thành khác.
Trong 3-6 giờ tới, khu vực nội thành Hà Nội và các vùng lân cận tiếp tục có mưa to đến rất to. Cảnh báo, đợt mưa này có khả năng gây ngập úng cho nhiều tuyến phố nội thành với độ sâu có nơi 50cm.
Thanh Hóa: Siêu bão Yagi gây tốc mái 11 nhà dân, chính quyền khẩn trương ứng phó
Thông tin từ Đồn Biên phòng cửa khẩu Tén Tằn (Thanh Hóa) ngày 7/9 cho biết siêu bão Yagi đã khiến 11 ngôi nhà ở khu phố Chiên Pục, thị trấn Mường Lát bị tốc mái và hư hỏng nặng vào chiều 6/9. Ngoài ra, tại xã Pù Nhi, hai hộ dân ở bản Pù Ngùa và Pù Quăn cũng bị thiệt hại khi lốc xoáy cuốn tốc nóc nhà. Trước tình hình này, Đồn Biên phòng cửa khẩu Tén Tằn đã phối hợp với chính quyền địa phương khẩn trương khắc phục hậu quả, đảm bảo an toàn và chỗ ở tạm thời cho người dân trước khi bão Yagi đổ bộ vào đất liền.
Lực lượng Biên phòng giúp dân khắc phục hậu quả. Ảnh: Thanh Hóa. |
Trong đêm 6/9 và sáng 7/9, huyện Mường Lát còn ghi nhận mưa lớn gây đổ ngã cây cối, cản trở giao thông. Chính quyền tỉnh Thanh Hóa đã thành lập 8 đoàn công tác để kiểm tra, chỉ đạo công tác phòng chống bão tại 16 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh. Ban Chỉ huy Phòng, chống thiên tai, tìm kiếm cứu nạn và. Phòng thủ dân sự tỉnh Thanh Hóa đã ra thông báo cấm biển từ 12h ngày 6/9 cho đến khi không còn ảnh hưởng của bão, đồng thời yêu cầu giám sát chặt chẽ, không cho tàu thuyền ra khơi. Cảng hàng không Thọ Xuân cũng tạm ngừng khai thác tàu bay từ 12 – 22h ngày 7/9 để đảm bảo an toàn.
Siêu bão Yagi tiến sát đất liền: Nguy cơ lũ quét và sạt lở đất cao
Theo bản tin mới nhất của Trung tâm Dự báo khí tượng thuỷ văn quốc gia, lúc 8h sáng nay, tâm bão còn cách đảo Bạch Long Vĩ khoảng 80 km. Đảo Bạch Long Vĩ đo được gió mạnh cấp 12, giật cấp 14. Đảo Cô Tô gió mạnh cấp 7, giật cấp 11 và còn tiếp tục mạnh lên.
Tâm bão cách Quảng Ninh - Hải Phòng 120 km, sức gió mạnh cấp 9-11, vùng gần tâm bão đi qua mạnh cấp 12-14, giật cấp 17. Biển động dữ dội, sóng cao 3-5 m, vùng gần tâm bão đi qua sóng cao 6-8 m.
Vùng biển ven bờ từ Quảng Ninh đến Thanh Hoá có sóng cao 2-4 m, vùng gần tâm bão sóng cao 3-5 m.
Vùng ven biển Quảng Ninh đến Thanh Hoá có gió mạnh cấp 6-7, sau tăng lên cấp 8-9, vùng gần tâm bão (Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình) gió cấp 10-12, giật cấp 14.
Khu vực sâu trong đất liền có gió mạnh cấp 6-8, giật cấp 9-11 đến hết ngày 7/9.
Các tỉnh Bắc bộ xuất hiện mưa lớn phổ biến từ 150-350 mm, cục bộ có nơi trên 500 mm.
Từ chiều 7/9 đến sáng 9/9, khu vực Tây bắc bộ có mưa phổ biến 11-200mm, riêng Lào Cai, Yên Bái,Sơn La 150-200mm, cục bộ có nơi trên 400mm.
Do lượng mưa lớn, trong một thời gian ngắn gây tình trạng ngập lụt diện rộng, nhất là khu vực đô thị, khu dân cư, mỏ than lộ thiên, các công trình hầm lò; nguy cơ rất cao có lũ quét, sạt lở đá ở vùng núi Bắc bộ và Thanh Hoá.
Cảnh báo nguy cơ rất cao có lũ quét, sạt lở đá ở vùng núi Bắc bộ và Thanh Hoá. |
Dự báo đến 19 giờ ngày 7/9, bão số 3 di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ 15-20km/h và đi vào đất liền phía Đông Bắc Bộ; cường độ cấp 9, giật cấp 12; cấp độ rủi ro thiên tai Cấp 4 ở khu vực Bắc vịnh Bắc Bộ, vùng biển ven bờ và đất liền Quảng Ninh, Hải Phòng, Cấp 3 ở khu vực Nam vịnh Bắc Bộ, vùng biển ven bờ và đất liền Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình và Thanh Hóa.
Đến 7h ngày 8/9, dự báo, bão di chuyển theo hướng Tây Tây Bắc với tốc độ 15-20km/h và đi sâu vào đất liền các các tỉnh Tây Bắc, sau đó suy yếu và tan dần; cấp độ rủi ro thiên tai cấp 3 ở vịnh Bắc Bộ, vùng biển ven bờ và đất liền các tỉnh Quảng Ninh, Hải Phòng, Thanh Hóa, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình.
Do ảnh hưởng của hoàn lưu bão rộng, ở khu vực phía Tây Bắc Bộ, khu vực từ Nghệ An đến Thừa Thiên-Huế cần đề phòng nguy cơ xảy ra dông, tố, lốc và gió giật mạnh.
Người dân ở các tỉnh ven biển Quảng Ninh, Hải Phòng, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình - những nơi chịu ảnh hưởng trực tiếp của hoàn lưu bão số 3, tuyệt đối không ra ngoài lúc mưa to gió lớn khi hoàn lưu bão ảnh hưởng trực tiếp.
Đối với các tỉnh, thành phố vùng núi, trung du Bắc Bộ, khu vực Thanh Hóa - những nơi đối mặt với nguy cơ ngập lụt, lũ ống, lũ quét, sạt lở đất, đặc biệt là nhà ở, các công trình (nhà tạm, nhà cạnh các khai trường, hạ lưu hồ chứa...) và tổ chức di dời ngay người dân và tài sản khi thấy không đảm bảo an toàn; kiên quyết di dời người dân đến nơi đảm bảo an toàn. Sau khi bão qua, nguy cơ lũ quét, sạt lở đất vẫn còn hiện hữu những ngày sau đó nên cần hết sức đề phòng.