Toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai
Thực hiện Thanh Thảo - Khánh Ly
23/09/2024 13:28

Xin kính chào quý vị khán thính giả đã đến với chương trình Podcast của Báo Công Thương, với những bài viết, bài báo được chúng tôi tổng hợp, tìm hiểu và được thể hiện lại qua giọng đọc của BTV Thanh Thảo.

Thưa quý vị! Bài báo với nhan đề “Toàn văn bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai”, bài viết được đăng tải trên Báo điện tử Công Thương ngày 23/9/2024 trên trang web congthuong.vn sẽ được chúng tôi chia sẻ trong mục Podcast - Thời sự ngày hôm nay. Kính mời quý vị cùng lắng nghe.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tham dự và có bài phát biểu quan trọng tại phiên khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh Tương lai.

Theo đặc phái viên TTXVN, ngày 22/9, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm đã tham dự và có bài phát biểu quan trọng tại phiên khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh tương lai trong khuôn khổ Tuần lễ cấp cao khóa 79 Đại hội đồng Liên hợp quốc.

Báo Công Thương xin trân trọng giới thiệu bài phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước:

Thưa Ngài Chủ tịch Đại hội đồng Liên Hợp Quốc,

Thưa Ngài Tổng Thư ký Liên Hợp Quốc,

Thưa các Quý vị,

Lịch sử phát triển của loài người đến nay đã chứng kiến những tiến bộ to lớn. Trí tuệ con người đã giúp thay đổi thế giới, giúp cho cuộc sống nhân loại tốt đẹp hơn, phát triển hơn, hoàn thiện hơn về mọi mặt. Song cũng chính con người là tác nhân gây ra những khó khăn, thách thức mà nhân loại đang phải đối mặt.

Cụ thể, đó là nguyên nhân gây ra biến đổi khí hậu, dịch bệnh, sự suy kiệt tài nguyên hay chế tạo các loại vũ khí hủy diệt hàng loạt... Ngay lúc này đây, sự lựa chọn ở hiện tại sẽ định hình tương lai của chúng ta.

Trước sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ, mục tiêu phát triển bền vững của thế giới và lợi ích của con người phải được đặt ở vị trí trung tâm, là mục tiêu cao nhất của chúng ta.

Thành tựu khoa học, công nghệ phải phục vụ tiến bộ xã hội, hướng về con người, giải phóng con người, phát triển con người toàn diện, không ngừng cải thiện đời sống, bảo đảm lợi ích và hạnh phúc của nhân loại và vì thế hệ tương lai.

Thành tựu khoa học công nghệ cần thúc đẩy hợp tác, không trở thành công cụ chống lại các quốc gia, đi ngược lại khát vọng hòa bình, phát triển, công bằng và công lý của các dân tộc.

Thành tựu của trí tuệ con người phải tập trung vào phát triển kinh tế, xây dựng xã hội công bằng, văn minh, nâng cao chất lượng sống người dân, xóa đói giảm nghèo. Theo đó chúng tôi đề nghị tăng cường đẩy mạnh đầu tư nghiên cứu y học, giáo dục đào tạo, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh và các giải pháp để phục vụ quảng đại quần chúng nhân dân, giảm thiểu đầu tư nghiên cứu chế tạo các loại vũ khí hủy diệt với mục tiêu hòa bình, ổn định, phát triển bền vững, bình đẳng giữa các quốc gia, các dân tộc trên toàn thế giới.

Trong giai đoạn mang tính bước ngoặt này, chúng ta càng cần phải tăng cường đoàn kết, hợp tác và tôn trọng lẫn nhau, tuân thủ luật pháp quốc tế và Hiến chương Liên hợp quốc và giải quyết các bất đồng, tranh chấp bằng biện pháp hoà bình.

Các nước lớn cần hành xử có trách nhiệm, phải chia sẻ thành tựu chung trong nghiên cứu khoa học công nghệ để cùng phát triển.

Liên hợp quốc, các tổ chức khu vực, trong đó có ASEAN cần phải đi đầu với sứ mệnh thúc đẩy hợp tác, phối hợp hành động trong ứng phó với các thách thức toàn cầu và tận dụng những cơ hội có được từ tiến bộ khoa học công nghệ.

Chúng ta đang đứng trước cơ hội lịch sử để đưa thế giới bước vào thời đại mới, kỷ nguyên phát triển mới tốt đẹp hơn, vì sự phát triển tiến bộ, công bằng xã hội, vì cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc của người dân khi chúng ta thống nhất nhận thức cùng hành động, cùng nỗ lực và hợp tác chặt chẽ hiệu quả.

Việt Nam hoan nghênh những văn kiện được thông qua tại Hội nghị và hy vọng những nội dung văn kiện sẽ được triển khai quyết liệt, hiệu quả. Chúng tôi mong muốn Liên hợp quốc với vai trò trung tâm, điều phối và các tổ chức quốc tế tiếp tục có những đóng góp thiết thực hơn, hiệu quả hơn, mạnh mẽ hơn trong mục tiêu ngăn ngừa hiểm họa đối với sự phát triển nhanh, bền vững của thế giới ngay từ ngày hôm nay.

Việt Nam cam kết sẽ đóng góp tích cực, hiệu quả vào các nỗ lực chung nhằm xây dựng thế giới hòa bình, phát triển bình đẳng vì cuộc sống ấm no, hạnh phúc của nhân loại.

Xin trân trọng cảm ơn.

Tô Lâm

Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam

Chủ tịch nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Tham gia đoàn công tác Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm và Phu nhân cùng đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam tới Hoa Kỳ và sau đó là thăm Cuba, đoàn công tác Bộ Công Thương do Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm Trưởng đoàn, đi cùng Bộ trưởng có đại diện Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ và một số đơn vị.

Kính thưa quý vị, chương trình Podcast - Thời sự của Báo Công Thương đến đây xin được tạm dừng. Cảm ơn quý vị đã quan tâm theo dõi và lắng nghe, rất mong quý vị sẽ luôn đồng hành cùng chương trình của chúng tôi. Xin kính chào tạm biệt và hẹn gặp lại trong những bài Podcast tiếp theo.

rewind
play
fast-forward
00:00
/
00:00
Chuyện chưa kể về đêm chạy lụt lịch sử của dân bãi giữa sông Hồng

Chuyện chưa kể về đêm chạy lụt lịch sử của dân bãi giữa sông Hồng

Xin kính chào quý vị khán thính giả đã đến với chương trình Podcast của Báo Công Thương, với những bài viết, bài báo được chúng tôi tổng hợp, tìm hiểu và được thể hiện lại qua giọng đọc của BTV Thanh Thảo.

Thưa quý vị! Bài báo với nhan đề “Chuyện chưa kể về đêm chạy lụt lịch sử của dân bãi giữa sông Hồng”, bài viết được đăng tải trên Báo điện tử Dân Trí của tác giả Ngọc Tân, ngày 23/9/2024 trên trang web dantri.vn sẽ được chúng tôi chia sẻ trong mục Podcast - Văn hóa - Xã hội ngày hôm nay. Kính mời quý vị cùng lắng nghe.

Chuyện chưa kể về đêm chạy lụt lịch sử của dân bãi giữa sông Hồng

Khi lũ trên sông Hồng lại cuồn cuộn đổ về, cả xóm phao í ới gọi nhau chạy lụt. Nước sông dâng nhanh, tràn vào cái vũng tù nơi hơn 20 căn nhà phao đang neo đậu và khoảng chục căn lều dựng sát mép nước.

Chắc chắn rằng Mía - cô con gái 5 tháng tuổi - đã được người nhà bế đi trước, Hiền mới lội bì bõm trở lại căn lều xập xệ của mình dưới chân cầu Long Biên.

Cô đảo mắt một lượt nhìn đồ đạc trong phòng. Giường cũi, ghế ăn dặm, tủ nhựa đựng bỉm sữa... đang ngập trong nước phù sa. Người mẹ trẻ vơ vội tấm giấy khai sinh của con rồi dò dẫm chạy ngược về phía chân cầu.

Khi đó là 23h30 đêm 8/9, vài tiếng đồng hồ trước khi lũ sông Hồng nhấn chìm bãi giữa.

Hai lần tháo chạy

Ngày 7/9, bão Yagi quét qua Hà Nội với sức gió khủng khiếp. Cả xóm bãi giữa với 45 hộ dân dưới chân cầu Long Biên phải đi sơ tán.

"Anh Dũng công an khu vực xuống hỏi thăm và nhắc nhở, trẻ con với các cụ già phải đi hết. Có gia đình ông Thành bà Thủy sức yếu muốn ở lại giữ nhà, phường họ cũng đưa thẳng đi luôn", ông Nguyễn Đăng Được, trưởng xóm, kể lại với phóng viên.

Hôm đó, Trần Thu Hiền (26 tuổi, cư dân bãi giữa) cùng chồng và con gái trú bão trong căn nhà tôn của một hộ kinh doanh hải sản phía sau chợ Long Biên.

Căn nhà sau chợ kiên cố hơn cái lều của 2 vợ chồng ở bãi giữa, nhưng vẫn nằm ngoài đê, gần một con rạch đen ngòm, vẫn thuộc cái không gian lúp xúp tạm bợ ngoài rìa thành phố. Đêm bão, Hiền ôm con nghe gió quật mái tôn, nghĩ về căn lều tuềnh toàng của mình.

Sáng 8/9, bão tan. 2 vợ chồng cùng hàng xóm chạy về nhà kiểm đếm thiệt hại. Từ trên cầu Long Biên, họ đã thấy cây cối ở bãi giữa bị quật nghiêng ngả, cả vườn chuối đổ rạp về một hướng.

Xuống đến xóm phao, họ gặp vài thanh niên khỏe mạnh được cắt cử ở lại từ trước bão để trông nom tài sản. Vài căn nhà phao bị bung vách, trôi thùng phuy, tấm năng lượng mặt trời trên mái bay tứ tán. Căn lều của vợ chồng Hiền ở trên bờ cũng xiêu vẹo. Cả xóm tự an ủi nhau vì bão to không làm chết người.

Chiều hôm đó, Tuấn (28 tuổi, chồng Hiền) quay lại chợ Long Biên làm việc. Hiền và Mía ở nhà. Ông ngoại Mía căng thêm tấm bạt trên nóc lều để mưa đỡ hắt.

Sau cơn bão dữ, cư dân trong phố bước ra khỏi những căn nhà kiên cố và thở phào. Có người tươi cười chụp ảnh bên những thân cây đổ ngổn ngang.

Dân bãi giữa thì không được phút yêu đời như vậy. Họ còn chưa kịp chằng néo lại căn lều cho hẳn hoi thì lũ trên sông Hồng lại cuồn cuộn đổ về.

Tối 8/9, cả xóm phao í ới gọi nhau chạy lụt. Nước sông dâng nhanh, tràn vào cái vũng tù nơi hơn 20 căn nhà phao đang neo đậu và khoảng chục căn lều dựng sát mép nước. Suốt 2-3 ngày, nước chỉ một đà dâng. Tới ngày 12/9 thì chạm tới ngọn cây già trong xóm.

Tuấn không thể bỏ dở ca làm để về. Hiền một mình xoay xở chạy lũ. Cô nhờ người chị ôm con gái chạy trước, còn mình chạy vào lều vơ vội vài bộ quần áo và giấy tờ khai sinh của con.

Lần này, khu nhà tôn phía sau chợ Long Biên cũng không thể tá túc được nữa. Mấy gia đình ở xóm góp tiền thuê nhà nghỉ để ngủ trong đêm đầu tiên chạy lụt.

Sáng sớm 9/9, Tuấn kết thúc ca làm việc thâu đêm ở chợ Long Biên. Biết vợ con đã chạy lụt đến nơi an toàn, anh phóng xe máy về xóm để mong lấy được chiếc ví còn cất trong tủ.

Nước sông Hồng khi đó đã cao ngập vườn chuối. Tuấn vừa bám dây cáp điện vừa bơi về phía căn lều của mình. Lóp ngóp 2 tiếng mới tới nơi, anh nhận ra cả căn lều đã chìm dưới nước. Xung quanh, chủ các nhà phao đang hối hả nới dây neo để căn nhà kịp nổi theo đà nước lên.

Khi nước lụt ập đến xóm bãi giữa, những căn nhà phao đã cho thấy sức chống chịu kiên cường. Tuy vậy, nhiều tài sản quan trọng để duy trì sinh hoạt như thùng lọc nước, máy nổ, bình điện... đã hư hỏng hoặc bị lũ cuốn trôi.

"Nhà cửa hư hỏng, nước sạch không có, điện không có, dân xóm vẫn đang ở nhờ mấy nơi", ông Được nói và cho biết Tổ chức Trẻ em Rồng Xanh (Blue Dragon Children's Foundation) đang chi trả tiền thuê nhà nghỉ cho cư dân xóm phao ở tạm tại Nghi Tàm và Đầm Trấu.

Cuộc di tản lần 2 của người dân bãi giữa tưởng chỉ ít hôm, nhưng đã kéo dài gần 2 tuần.

Mãi đến hôm nước rút, Tuấn mới tiếp cận được căn lều của mình. Nó bị đổ sập, bên trong đầy bùn. Chiếc tủ nhựa đựng ví tiền trôi đi đâu mất. Đến khi bước xuống căn nhà phao của hàng xóm, anh mới thấy xác tủ lập lờ trên mặt nước, có sợi dây neo tạm vào bờ. Đồ đạc trong tủ đã bị cuốn trôi.

"Có mấy bộ quần áo mới mua cho Mía, chưa kịp mặc, cả cái xoong quấy bột mới, giờ ngập dưới bùn hết rồi", ông bố trẻ than thở. Chiếc ví chứa giấy tờ tùy thân của anh và 3 triệu đồng "dự phòng" của 2 vợ chồng cũng trôi theo nước lũ.

Trong một nhà nghỉ tại Nghi Tàm, bà Nguyễn Thị Hồng ngồi ủ ê cùng mấy người hàng xóm. Sau bão, căn nhà phao của bà bị gió giật tốc mái, đứt neo, trông xập xệ như ổ chuột.

Đã hơn 10 ngày nay, họ tá túc tạm bợ và ăn cơm hộp do các nhóm thiện nguyện chuyển đến. "Nấu kiểu gì? Bếp ở đâu nữa mà nấu? Bếp dưới đống bùn kia kìa", bà than thở.

Với chiếc xe máy cũ, bà Hồng cứ chạy đi chạy về giữa Nghi Tàm và bãi giữa. Phần để trông nom tài sản còn sót lại, phần để nhận cơm từ thiện và nghe ngóng về các chương trình cứu trợ.

Theo ông Được, mỗi căn nhà phao 30m2 xây mới cũng phải tốn cả trăm triệu đồng. "Chúng tôi vẫn đang chạy ăn từng bữa, chứ nghĩ đến chuyện làm lại nhà thì bất lực", vị trưởng xóm nói.

Từ xóm ngụ cư bãi giữa đến trụ sở chính quyền thành phố Hà Nội là 2km đường chim bay. Sự tồn tại của cộng đồng ở đây suốt 3 thập niên qua phản ánh cái nghèo khó và bất bình đẳng vẫn còn đó giữa lòng thành phố.

Trong thiên tai, người nghèo chịu thiệt hại nhiều hơn. Họ có ít nguồn lực hơn để khắc phục hậu quả và tốn nhiều thời gian hơn để quay về cuộc sống bình thường. Như gia đình Hiền, người chồng trẻ phải đánh đổi giữa công việc mưu sinh với trách nhiệm lo cho vợ con khi nước lũ ập đến.

Giấc mơ làm người Hà Nội

Hiền vốn là dân gốc ở phường Bạch Đằng (quận Hai Bà Trưng). Sau một biến cố, cả nhà cô phải dắt nhau ra bãi giữa khi cô mới 4 tuổi. Lớn lên ngoài bãi, Hiền chỉ học hết lớp 5. Đến 12 tuổi, cô đã đi bán trà chanh, chạy việc trong phố để phụ kinh tế cho bố mẹ.

Gia đình Hiền cũng từng có một căn nhà phao. Năm cô 18 tuổi, bố mẹ bán cái nhà phao được 30 triệu rồi gom góp để lo cho cô đầy đủ giấy tờ hộ tịch, chứng minh thư, giấy khai sinh... Đời cô từ lúc có giấy tờ mới bớt khổ hơn, từ xin việc, ký hợp đồng lao động đến làm đám cưới.

Trong cơn lũ dữ, nỗi ám ảnh lớn nhất với Hiền không phải là mất tài sản, mà là mất tờ giấy khai sinh của con gái. Từ nỗi khổ đời mình, mong mỏi lớn nhất của cô là thế hệ tương lai có tư cách làm người thủ đô, được chính quyền thừa nhận về mặt hộ tịch.

"Cố gắng dành dụm mới lo được cho Mía tờ giấy khai sinh và hộ khẩu. Ít nhất là sau này con cũng không bị các bạn bảo nhà quê, hay phân biệt thành phố hay nông thôn", Hiền tâm sự.

Ngoài tổ chức Trẻ em Rồng Xanh, một số nhóm thiện nguyện cũng bắt đầu xuống bãi giữa để hỗ trợ các hộ dân chịu thiệt hại. Đôi mắt Hiền ánh lên niềm vui khi nhận một bịch bỉm và thùng cháo tươi từ nhóm cứu trợ.

Ở bãi giữa, nhiều người 70 - 80 tuổi vẫn sống mà không có giấy tờ tùy thân. Họ là người già nhất của gia đình 3 thế hệ. Không ai muốn cái vòng nghèo đói và vô danh tính tiếp tục lặp lại với những đứa cháu của mình.

"Xóm có 112 nhân khẩu, quá nửa không có giấy tờ hộ tịch gì. Mấy năm gần đây cố gắng lắm mới lo được giấy khai sinh cho lũ trẻ con, để chúng nó đi học thoát mù chữ", ông Được kể về cái xóm nghèo của mình.

Hàng ngày, dân trong xóm đi làm thuê ở chợ đầu mối, đi nhặt đồng nát hoặc làm thuê trong phố. Hết ngày, họ đi xuống chiếc cầu thang sắt nối với cầu Long Biên để trở về nhà.

Đời ai cũng trầm luân ít nhiều, phiêu bạt giang hồ tứ chiếng. Nói như bà Hồng, một người gốc Hà Tây cũ, "Ai cũng có quê để gọi, nhưng không còn quê để về".

Đến khi tụ lại thành chòm xóm, họ biết sống hòa thuận và đùm bọc nhau. "Nếu không tan hoang vì bão thì ở đây vui lắm anh ạ", Hiền nói trong lúc dỗ con ngủ tại căn nhà phao của người hàng xóm.

Trung thu năm ngoái, đoàn múa lân đến xóm góp vui cho trẻ con. Trung thu năm nay thì không. Đường vào xóm cũng vừa phải dọn mất 2 ngày mới hết lầy lội.

Người dân bãi giữa không xây lên những khối bê tông khổng lồ, không ẩn mình trong phòng máy lạnh. Cộng đồng này không phát thải nhiều, nhưng đang phải hứng chịu những sự biến đổi cực đoan của thời tiết thủ đô.

Những ngày hè nắng nóng kỷ lục, những mùa đông lạnh thấu xương, và vừa qua là mùa lụt kinh hoàng phá tan nơi ở của họ.

Khoảng 30 năm qua, xóm bãi giữa sông Hồng là nơi nhiều người lao động vô gia cư tìm đến. Chính quyền không cho xây dựng trên đất bãi, họ dành dụm tiền xây những căn nhà nổi trên mép sông.

Nhà được thiết kế đơn giản, gồm vài chục thùng phi bằng sắt hoặc nhựa kết lại làm sàn nổi, phía trên dựng vách tôn hoặc vá víu bằng ván gỗ, bạt thừa...

Một số hộ không có điều kiện xây nhà phao thì thuê đất nông nghiệp của dân bản địa rồi dựng tạm căn lều trên bãi. Ở lều nóng hơn, nhiều rắn rết và quan trọng là không thể thích ứng khi nước lũ về.

Nhà nào cũng có bình ắc quy để chạy quạt và bóng đèn, sạc bình bằng tấm năng lượng mặt trời gắn trên nóc. Người dân đào giếng khoan, hút nước từ giếng bằng máy bơm cắm điện máy nổ. Nước từ giếng lên vẫn đục, phải lọc qua mấy lớp cát sỏi mới có thể nấu ăn, tắm giặt.

Kính thưa quý vị, chương trình Podcast - Văn hóa Xã hội của Báo Công Thương đến đây xin được tạm dừng. Cảm ơn quý vị đã quan tâm theo dõi và lắng nghe, rất mong quý vị sẽ luôn đồng hành cùng chương trình của chúng tôi. Xin kính chào tạm biệt và hẹn gặp lại trong những bài Podcast tiếp theo.

Thủ tướng chủ trì hội nghị làm việc với các doanh nghiệp lớn về giải pháp góp phần phát triển đất nước

Thủ tướng chủ trì hội nghị làm việc với các doanh nghiệp lớn về giải pháp góp phần phát triển đất nước

Xin kính chào quý vị khán thính giả đã đến với chương trình Podcast của Báo Công Thương, với những bài viết, bài báo được chúng tôi tổng hợp, tìm hiểu và thể hiện lại qua giọng đọc của BTV Thanh Thảo.

Thưa quý vị! Bài báo với nhan đề “Thủ tướng chủ trì hội nghị làm việc với các doanh nghiệp lớn về giải pháp góp phần phát triển đất nước” của tác giả Chí Tâm, được đăng tải trên Báo điện tử Công Thương tại trang web congthuong.vn ngày 21/9/2024 sẽ được chúng tôi chia sẻ trong mục Podcast - Thời sự của Báo Công Thương. Kính mời quý vị cùng lắng nghe.

Thủ tướng chủ trì hội nghị làm việc với các doanh nghiệp lớn về giải pháp góp phần phát triển đất nước

Sáng 21/9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Hội nghị Thường trực Chính phủ làm việc với các doanh nghiệp lớn.

Đây được ví như "Hội nghị Diên Hồng" của doanh nghiệp tư nhân, được trông đợi sẽ gợi mở nhiều giải pháp khả thi để phát huy tối đa tiềm lực, vai trò tiên phong, dẫn dắt của các doanh nghiệp này, đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước.

Cùng tham dự hội nghị có các Phó Thủ tướng Chính phủ: Trần Hồng Hà, Lê Thành Long, Hồ Đức Phớc; lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương; lãnh đạo các doanh nghiệp: Vin Group, Hòa Phát, Thaco, KN Holdings, Sun, T&T, Geleximco, Minh Phú, Masan, Sovico, TH, Cơ điện lạnh (REE).

Động lực quan trọng của nền kinh tế

Phát biểu khai mạc, Thủ tướng Phạm Minh Chínhcho biết, từ đầu nhiệm kỳ tới nay Chính phủ đã có nhiều cuộc làm việc với các doanh nghiệp trong và ngoài nước, đặc biệt là trong giai đoạn phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội sau đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, đây là cuộc làm việc đầu tiên theo chuyên đề được tổ chức và các cơ quan sẽ tiếp tục nghiên cứu, tham mưu tổ chức các hội nghị chuyên đề tiếp theo.

Thủ tướng cho biết, hiện nay, kinh tế tư nhânđóng góp khoảng 45% GDP, tạo ra khoảng 30% nguồn thu ngân sách nhà nước, thu hút khoảng 85% lực lượng lao động; tỷ lệ đóng góp thuế thu nhập doanh nghiệp chiếm khoảng 34%. Một lực lượng doanh nghiệp tư nhân lớn, tích lũy đủ năng lực về quy mô vốn, trình độ công nghệ và quản trị doanh nghiệp, có thương hiệu vươn ra thị trường khu vực và thế giới. Thủ tướng nhấn mạnh, hội nghị thể hiện sự quan tâm của lãnh đạo Đảng, Nhà nước với các doanh nghiệp tư nhân, khu vực kinh tế tư nhân. Nghị quyết Đại hội XII, Nghị quyết Trung ương 10 khóa XII và Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng đều nhấn mạnh kinh tế tư nhân là "một động lực quan trọng của nền kinh tế".

Trong đại dịch Covid-19, các doanh nghiệp đã có đóng góp tích cực, hiệu quả để cùng cả dân tộc vượt qua đại dịch Covid-19, kiểm soát dịch bệnh, nhanh chóng đưa đất nước ta trở lại trạng thái bình thường.

Mặc dù còn không ít khó khăn, song sau gần 40 năm đổi mới, "đất nước ta chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế, uy tín quốc tế như hiện nay", đang bước vào giai đoạn chuyển mình mới, Thủ tướng Chính phủ mong muốn các doanh nghiệp tiếp tục phát huy truyền thống yêu nước, cùng đất nước phát triển, với tinh thần "cùng làm, cùng thắng, cùng phát triển"; cùng cả nước tạo đột phá phát triển đất nước.

Thủ tướng cũng cho biết, ông cảm nhận rất rõ sự tham gia của các doanh nghiệp trong khắc phục hậu quả thiên tai, bão lũ như siêu bão Yagi vừa qua, các doanh nghiệp đã phát huy mạnh mẽ tinh thần tương thân tương ái, tình dân tộc, nghĩa đồng bào.

Tiếp tục tiên phong, đổi mới sáng tạo

Nhấn mạnh quan điểm "nguồn lực bắt nguồn từ tư duy, tầm nhìn, động lực bắt nguồn từ sự đổi mới, sức mạnh bắt nguồn từ nhân dân và doanh nghiệp”, theo Thủ tướng, chúng ta phải có những đột phá, bứt phá trong giai đoạn tới để đưa đất nước bước sang kỷ nguyên mới, kỷ niệm 100 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam và hướng tới kỷ niệm 100 năm ngày thành lập nước.

Thủ tướng mong muốn doanh nghiệp Việt Nam tiên phong trong đổi mới sáng tạo, tham gia tích cực thực hiện các đột phá chiến lược, trong đó có thể chế, pháp luật, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; làm mới các động lực tăng trưởng truyền thống, lấy khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo là động lực tăng trưởng mới của đất nước, cùng đất nước phát triển nhanh và bền vững; phấn đấu đạt các mục tiêu lớn vào dịp 100 năm thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (năm 2030) và 100 năm thành lập nước (năm 2025).

Trong đó, hoàn thành một số công trình mang tính biểu tượng, như: Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam, hệ thống đường bộ cao tốc; chăm lo tốt hơn công tác an sinh xã hội, với việc xóa nhà dột nát, nhà tạm vào năm 2025; không còn hộ đói nghèo vào năm 2030…

Thủ tướng nêu rõ, đất nước đang có khí thế phát triển mới rất rõ, các doanh nghiệp tư nhân có tầm nhìn và sứ mệnh đóng góp cho phát triển đất nước, tiếp tục tiên phong đổi mới sáng tạo, triển khai các đột phá chiến lược, trong đó có xây dựng pháp luật, hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, cùng đất nước, cùng dân tộc tiếp tục đi lên, phát triển nhanh và bền vững.

Tại Hội nghị này, Thường trực Chính phủ muốn được lắng nghe chia sẻ của các doanh nghiệp về tình hình hoạt động, các khó khăn vướng mắc, kiến nghị các giải pháp tháo gỡ, chia sẻ suy nghĩ, tầm nhìn, cùng với các doanh nghiệp lớn tiên phong xác định và cùng thực thi các dự án mang tầm quốc gia, tìm ra giải pháp cho các bài toán lớn của đất nước nhằm đạt được mục tiêu đưa nước ta trở thành quốc gia đang phát triển có công nghiệp hiện đại, thu nhập trung bình cao vào năm 2030 và trở thành nước phát triển, thu nhập cao vào năm 2045 như đã đề ra tại Đại hội XIII của Đảng.

Thưa quý vị, chương trình Podcast - Thời sự của Báo Công Thương đến đây xin được tạm dừng. Cảm ơn quý vị đã quan tâm theo dõi. Xin kính chào tạm biệt và hẹn gặp lại trong những bài Podcast tiếp theo.

Bộ Công Thương lên tiếng về việc đề nghị Hoa Kỳ công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường

Bộ Công Thương lên tiếng về việc đề nghị Hoa Kỳ công nhận Việt Nam có nền kinh tế thị trường

Ngày 2/8/2024, Bộ Công Thương cho biết, Bộ Thương mại Hoa Kỳ đã ban hành kết luận, theo đó mặc dù có ghi nhận nhiều chuyển biến tích cực về nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua nhưng vẫn tiếp tục chưa công nhận Việt Nam là quốc gia có nền kinh tế thị trường.

Điều này có nghĩa rằng doanh nghiệp xuất khẩu hàng hóa của Việt Nam vào thị trường Hoa Kỳ sẽ còn tiếp tục bị phân biệt đối xử trong các vụ điều tra chống bán phá giá, chống trợ cấp của Hoa Kỳ, chi phí sản xuất thực tế của doanh nghiệp Việt Nam tiếp tục không được công nhận mà phải sử dụng “giá trị thay thế” của một nước thứ ba để tính toán biên độ bán phá giá.

Nếu Bộ Thương mại Hoa Kỳ xem xét hồ sơ và thực tiễn tại Việt Nam một cách khách quan, công bằng thì đã có thể thừa nhận thực tế rằng Việt Nam đã là một nền kinh tế thị trường như 72 nền kinh tế khác đã công nhận, trong đó có các nền kinh tế lớn như Anh, Canada, Mexico, Úc, Nhật Bản, Ấn độ, Hàn Quốc, New Zealand…

undefined
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gặp gỡ Phó Thủ tướng, kiêm Bộ trưởng Bộ Ngoại giao và Hợp tác quốc tế Italia

Hơn 20 năm qua, nền kinh tế Việt Nam đã trải qua những thay đổi và phát triển vượt bậc. Việt Nam đã ký kết và đưa vào thực thi thành công 17 hiệp định thương mại tự do, trong đó có những hiệp định thương mại tự do thế hệ mới, tiêu chuẩn cao với Liên minh châu Âu, các nước CPTPP, Liên Hiệp Vương quốc Anh với nhiều cam kết sâu rộng, toàn diện từ cắt giảm thuế tới nâng cao tiêu chuẩn lao động, bảo vệ môi trường, đảm bảo phát triển bền vững, mua sắm chính phủ, minh bạch hoá…

Những thay đổi này đã được làm rõ trong hơn 20.000 trang thông tin, tài liệu mà Bộ Công Thương Việt Nam gửi tới Bộ Thương mại Hoa Kỳ, chứng minh sự tiến bộ mạnh mẽ của Việt Nam trên tất cả sáu tiêu chí mà Bộ Thương mại Hoa Kỳ đưa ra khi xem xét công nhận một quốc gia có nền kinh tế thị trường. Các bản lập luận mà Bộ Công Thương cung cấp cho Bộ Thương mại Hoa Kỳ cũng chứng minh một cách đầy đủ, nhất quán về mức độ thực hiện sáu tiêu chí này của Việt Nam ít nhất là ngang bằng và thường tốt hơn so với mức độ thực hiện của các quốc gia khác đã được công nhận nền kinh tế thị trường; và thực tế tương đương hoặc tốt hơn các quốc gia đã luôn được coi là nền kinh tế thị trường. Chính vì vậy, căn cứ theo các tiêu chí cụ thể của luật pháp Hoa Kỳ, việc công nhận nền kinh tế thị trường đối với Việt Nam là thực tế khách quan và công bằng.

Bộ Công Thương cảm ơn 41 tổ chức, cá nhân, hiệp hội doanh nghiệp, thương mại Hoa Kỳ đã bày tỏ ý kiến ủng hộ mạnh mẽ việc công nhận Việt Nam là một nền kinh tế thị trường, trong đó có những tổ chức, cá nhân đại diện cho các doanh nghiệp Hoa Kỳ như Hiệp hội Nông nghiệp quốc gia Hoa Kỳ (NASDA), Hiệp hội Thương mại Hoa Kỳ (AmCham), Hội đồng Kinh doanh Hoa Kỳ - ASEAN (USABC), Hiệp hội các nhà bán lẻ Hoa Kỳ và mong sẽ tiếp tục nhận được sự đồng hành của các tổ chức, cá nhân nói trên.

Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ nghiên cứu, phân tích các lập luận trong Báo cáo đánh giá nền kinh tế Việt Nam của Bộ Thương mại Hoa Kỳ, để bổ sung, hoàn thiện lập luận để gửi hồ sơ yêu cầu Bộ Thương mại Hoa Kỳ xem xét lại quy chế kinh tế thị trường cho Việt Nam nhằm cụ thể hóa mối quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Hoa Kỳ, qua đó thúc đẩy hợp tác kinh tế thương mại, đầu tư song phương, mang lại lợi ích thiết thực cho doanh nghiệp và nhân dân hai nước.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương sẽ đồng hành cùng các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ trong các vụ việc điều tra chống bán phá giá và chống trợ cấp để đảm bảo lợi ích cao nhất cho cộng đồng doanh nghiệp Việt Nam.

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và những kỷ niệm với ngành điện Việt Nam

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và những kỷ niệm với ngành điện Việt Nam

Là người lãnh đạo đất nước, trải qua nhiều cương vị khác nhau, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng luôn quan tâm đến phát triển công nghiệp – năng lượng nước nhà, trong đó có ngành điện Việt Nam với nòng cốt là Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN).

Không chỉ đưa ra định hướng chiến lược, Tổng Bí thư còn thường xuyên chỉ đạo các cơ quan, ban, ngành hoàn thiện khung khổ pháp lý, tạo cơ chế chính sách để ngành năng lượng nói chung và ngành điện nói riêng phát triển mạnh mẽ, đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia, phục vụ mọi hoạt động sản xuất kinh doanh và sinh hoạt của nhân dân. Bên cạnh đó, trên cương vị Tổng Bí thư nhiệm kỳ 2016-2020, đồng chí Nguyễn Phú Trọng đã có nhiều lần đến thăm cán bộ công nhân viên, người lao động thuộc EVN.

    Trước         Sau    
Mobile VerionPhiên bản di động