Hoà Bình: Thổ cẩm, cam rừng và những phiên chợ 'mở lối' xuống miền xuôi

Hòa Bình triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi, trong đó chú trọng đầu ra cho nông sản địa phương.
Hòa Bình thống nhất giảm 105 đơn vị hành chính cấp xã Chắp cánh sản phẩm Hòa Bình bằng xúc tiến thương mại số Xúc tiến thương mại - Cú hích làm mới thương hiệu Cam Cao Phong

Huy động nguồn lực đầu tư hạ tầng thương mại

Theo Sở Công Thương tỉnh Hoà Bình, thực hiện Quyết định số 1719/QĐ-TTg ngày 14/10/2021 của Thủ tướng Chính phủ, tỉnh Hòa Bình đã triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021 - 2025. Trong đó, một nội dung trọng tâm là đầu tư xây dựng, cải tạo và nâng cấp hệ thống chợ vùng cao.

Tổng nguồn vốn đầu tư thực hiện chương trình trong giai đoạn 2021 - 2025 là 17.120 triệu đồng, bao gồm có 17.000 triệu đồng là từ ngân sách trung ương. UBND tỉnh đã phân bổ kinh phí đúng quy định, theo Quyết định số 39/2021/QĐ-TTg và Nghị quyết số 128/2022/NQ-HĐND của Hội đồng nhân dân tỉnh.

Cụ thể, tỉnh đã đầu tư xây dựng mới 4 chợ dân sinh tại các huyện vùng cao, tạo điều kiện cho người dân có nơi giao thương ổn định. Đây được xem là giải pháp then chốt để thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm nông sản địa phương, đồng thời là nơi kết nối sản phẩm truyền thống với thị trường.

Hoà Bình: Thổ cẩm, cam rừng và những phiên chợ 'mở lối' xuống miền xuôi
Cam Cao Phong là đặc sản nổi tiếng nhất của Hoà Bình (Ảnh: TTXVN)

Hòa Bình là vùng đất giàu bản sắc với nhiều sản phẩm nông sản, thủ công đặc trưng như cam Cao Phong, mía tím Tân Lạc, rau su su Mường Khến, thịt trâu gác bếp, rượu cần, thổ cẩm dân tộc Mường... Đặc biệt, trong khuôn khổ chương trình, các huyện đã chú trọng phát triển sản phẩm OCOP (mỗi xã một sản phẩm), qua đó nâng cao giá trị nông sản và khẳng định thương hiệu địa phương.

Từ những sản phẩm tiềm năng, Hoà Bình đã và đang ngày càng khẳng định vai trò cả ở thị trường nội địa và xuất khẩu. Cuối năm 2024, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Hòa Bình phối hợp với Công ty Cổ phần R.Y.B tổ chức xuất khẩu lô hàng nông sản chế biến đầu tiên sang thị trường Vương quốc Anh. Lô hàng gồm 2 tấn sản phẩm, trị giá trên 300 triệu đồng, bao gồm mật ong rừng của Hợp tác xã Green Life, xã Hợp Tiến, huyện Kim Bôi và hành tăm muối của Hợp tác xã Nông nghiệp Phú Lai, xã Phú Lai, huyện Yên Thủy.

Cả hai sản phẩm đều đạt tiêu chuẩn OCOP 3 - 4 sao cấp tỉnh và đã được kiểm định đạt các chỉ tiêu an toàn thực phẩm theo yêu cầu của EU và Anh quốc trước khi xuất khẩu. Trong đó mật ong rừng: Áp dụng tiêu chuẩn VietGAP trong chăn nuôi và ISO22000 trong chế biến. Mật ong được thu hoạch, xử lý để đạt độ ẩm dưới 17%, đóng gói trong lọ thủy tinh 380g, đảm bảo độ sánh đặc và hương vị đặc trưng. Còn hành tăm muối được sơ chế, đóng lọ 390g, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và đáp ứng yêu cầu về bao bì, nhãn mác của thị trường Anh.

Bà Nguyễn Thanh Hương, Giám đốc Công ty Cổ phần R.Y.B, đơn vị xuất khẩu lô hàng đầu tiên gồm mật ong rừng và hành tăm muối sang Anh, chia sẻ, qua thăm dò, khảo sát, kiểm nghiệm, doanh nghiệp đã đánh giá rất cao chất lượng các sản phẩm của Hòa Bình. Trong đó, sản phẩm mật ong rừng Kim Bôi là một sản phẩm có tính cạnh tranh cao tại thị trường Anh nhờ độ sánh đặc, hương vị đặc biệt của hoa rừng.

Bà Hương cũng nhấn mạnh: “Anh là thị trường khó tính với những quy định khắt khe về kiểm dịch thực vật, quản lý chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc. Tuy nhiên, nếu nắm bắt được cơ hội và đảm bảo cung cấp sản phẩm chất lượng, đáp ứng các yêu cầu trên, bức tranh về việc mở rộng thị trường sẽ rất tươi sáng".

Hoà Bình: Thổ cẩm, cam rừng và những phiên chợ 'mở lối' xuống miền xuôi
Bưởi Hoà Bình bán tại siêu thị Anh (Ảnh: TTXVN)

Hiện nay, ngoài mật ong rừng và hành tăm muối, các sản phẩm như cam Cao Phong, bưởi đỏ Tân Lạc, bưởi Diễn, miến dong, tinh bột nghệ, chanh đào mật ong, trà giảo cổ lam... cũng đã được xuất khẩu sang thị trường Anh thông qua Công ty Cổ phần R.Y.B. Đặc biệt, bưởi Diễn của Hòa Bình đã được người tiêu dùng Anh đón nhận tích cực, tạo tiền đề cho việc ký kết hợp đồng nhập khẩu với Tập đoàn Longdan – một trong những tập đoàn hàng đầu của người Việt tại Vương quốc Anh. Tỉnh Hòa Bình đặt mục tiêu đến năm 2030 đạt kim ngạch xuất khẩu nông sản chủ lực 138 triệu USD, tập trung vào các thị trường lớn như Anh, Mỹ, EU, Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc.

Cần mở rộng kênh phân phối, kết nối tiêu thụ

Dù đã có một số thành công nhất định, tuy nhiên, theo đánh giá của UBND tỉnh, nhiều sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số vẫn còn gặp khó khăn trong việc tiếp cận thị trường lớn. Việc tiêu thụ chủ yếu còn dựa vào thương lái, quy mô sản xuất nhỏ lẻ, thiếu tính ổn định và dễ bị tổn thương trước biến động thị trường.

Hoà Bình: Thổ cẩm, cam rừng và những phiên chợ 'mở lối' xuống miền xuôi
Đẩy mạnh triển khai các giải pháp xúc tiến thương mại (Ảnh: Moit)

Nhằm khắc phục khó khăn, tỉnh Hòa Bình kiến nghị giai đoạn 2026 - 2030 cần tiếp tục đầu tư nâng cấp hạ tầng thương mại, đặc biệt là chợ đầu mối và điểm bán hàng nông sản tại đô thị. Đồng thời, tăng cường hỗ trợ xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu, đưa sản phẩm vùng cao vào các kênh phân phối hiện đại.

Bên cạnh đó, cần tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã vùng cao ứng dụng thương mại điện tử, xây dựng gian hàng số, quảng bá sản phẩm trên các sàn thương mại điện tử uy tín. Hòa Bình cũng nhấn mạnh nhu cầu đào tạo kỹ năng marketing, quản lý chất lượng và bao bì sản phẩm cho người dân, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số.

Song song đó, tỉnh mong muốn có chính sách khuyến khích doanh nghiệp lớn đầu tư liên kết vùng nguyên liệu và tiêu thụ sản phẩm dài hạn với nông dân miền núi.

UBND tỉnh Hòa Bình đề xuất tiếp tục thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia trong giai đoạn tới với trọng tâm là phát triển bền vững kinh tế vùng cao. Trong đó, ngoài các giải pháp đầu tư hạ tầng, cần xây dựng cơ chế phối hợp giữa các địa phương, bộ ngành để hình thành chuỗi giá trị khép kín cho sản phẩm địa phương từ sản xuất đến tiêu thụ, từ đó mở rộng đầu ra cho sản phẩm của đồng bào.

Thời gian tới, Hoà Bình xác định cần ưu tiên giải pháp “chắp cánh” cho sản phẩm nông sản, thủ công mỹ nghệ của đồng bào dân tộc vươn ra thị trường ngoài tỉnh, ngoài nước. Từ đó, không chỉ nâng cao thu nhập cho người dân mà còn giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa các dân tộc thiểu số.
Bảo Ngọc
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Dân tộc thiểu số

Tin cùng chuyên mục

Nông sản miền núi: Bắt nhịp tiêu dùng xanh, tăng sức mua

Nông sản miền núi: Bắt nhịp tiêu dùng xanh, tăng sức mua

Longform | Vụ vải thiều 2025: Đặc sản miền núi bứt phá thị trường toàn cầu

Longform | Vụ vải thiều 2025: Đặc sản miền núi bứt phá thị trường toàn cầu

Mở lối trên lưng núi - du lịch

Mở lối trên lưng núi - du lịch 'cõng' nông sản đi xa

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Chợ miền núi Bắc Kạn:

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

VCAMart:

VCAMart: 'Cú hích' cho nông sản vùng dân tộc thiểu số

‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

Long nhãn Sơn La -

Long nhãn Sơn La - 'vàng ngọt' của núi rừng Tây Bắc