19/04/2025 10:15
Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

19/04/2025 10:15

Tại HTX Chè Thịnh An không chỉ làm chè mà còn làm văn hóa. Không chỉ bán sản phẩm, mà xây dựng cả câu chuyện về vùng đất chè nổi tiếng của Việt Nam.

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Tại HTX Chè Thịnh An (Thái Nguyên), không chỉ làm chè, họ làm văn hóa. Không chỉ bán sản phẩm, họ bán cả câu chuyện về vùng đất chè nổi tiếng của Việt Nam.

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Câu chuyện khởi nghiệp của HTX Chè Thịnh An (Thái Nguyên) bắt đầu không giống bất kỳ hành trình khởi nghiệp nào. Không có xuất phát điểm thuận lợi, không sẵn thị trường, càng không có sẵn hạ tầng hỗ trợ. Họ bắt đầu từ đổ vỡ – từ một vùng nông trường quốc doanh bị bỏ quên hơn chục năm trời.

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Vùng chè Thịnh An từng là nông trường quy mô hàng nghìn ha, chuyên canh chè xuất khẩu, nơi tập trung hàng trăm hộ lao động, trong đó có nhiều hộ dân đồng bào Dao, Tày, Nùng… Nhưng sau khi cổ phần hóa, hệ thống vận hành cũ bị phá vỡ. Hơn 1.000ha chè rơi vào hoang hóa, người rời bỏ, cây chết khô. Một trong những vùng nguyên liệu tốt nhất của Thái Nguyên bỗng rơi vào quên lãng.

Giữa hoang tàn ấy, bà Vũ Thị Thương Huyền, một người từng gắn bó với chè từ khi còn bé, đã quay về và quyết định bắt đầu lại – theo cách khác.

“Chúng tôi đi từ cái lớn về cái nhỏ, rồi lại từng bước nhặt nhạnh các phần giá trị còn sót lại, từ giống chè, đất, kỹ thuật cũ… và bắt đầu lại như chưa từng có gì trước đó".

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Không bắt đầu bằng khái niệm “sản xuất chè”, bà Huyền chọn làm lại theo hướng “xây dựng hệ sinh thái văn hóa trà”. HTX chè Thịnh An từ đó ra đời không chỉ làm ra sản phẩm mà tạo nên một câu chuyện. Bà Vũ Thị Thương Huyền – Giám đốc HTX Chè Thịnh An, bằng tình yêu thương vô bờ bến với cây chè, bằng sự am hiểu và tâm huyết với các sản phẩm chè - cũng trở thành nghệ nhân văn hoá trà Việt.

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương, nghệ nhân Vũ Thị Thương Huyền chia sẻ, bước đầu, HTX tập trung làm chè sạch, cải tiến quy trình trồng, hái, sao chè theo hướng truyền thống kết hợp công nghệ mới. Nhưng họ không dừng lại ở việc bán sản phẩm. Bà Huyền hiểu rõ: “Chè vùng cao không thể cạnh tranh bằng giá – mà phải bằng giá trị.”

Để tạo giá trị, HTX triển khai mô hình trải nghiệm: “Một ngày làm người Thịnh An” – nơi du khách có thể được hướng dẫn hái chè, sao chè, thưởng trà và nghe kể chuyện vùng chè. Không gian của HTX không phải là nhà máy – mà là một miền văn hóa mở, nơi nông sản và bản sắc giao thoa.

“Khách không chỉ uống trà, mà mang về cả một cảm xúc, một ký ức. Mỗi tách trà vì thế trở thành một phần trong hành trình kể chuyện.” – bà Vũ Thị Thương Huyền chia sẻ.

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Không dừng ở chè, HTX còn kết nối các sản phẩm vùng cao khác như trứng gà bản, chè hoa vàng, lạc, rượu dân tộc… tạo thành hệ sinh thái OCOP vùng đồi núi trung du. Sự kết nối ấy vừa tạo đầu ra, vừa nâng giá trị sản phẩm từ cộng đồng.

Một trong những bước ngoặt quan trọng của HTX Thịnh An là làm lại toàn bộ hệ thống nhận diện thương hiệu và bao bì sản phẩm. Họ không chọn hình ảnh công nghiệp hiện đại mà đưa vào hình ảnh đồi chè, người Dao, tiếng sáo, mái nhà cọ… trên bao bì.

Bà Huyền trăn trở: “Chúng tôi không muốn chè bị đóng gói như mọi sản phẩm khác. Mỗi hộp chè là một thông điệp, một ký ức – phải truyền được cái ‘hồn’ của vùng đất này.”

Bên cạnh đó, HTX cũng phát triển hệ thống QR truy xuất nguồn gốc, thương hiệu OCOP, tiêu chuẩn sản xuất sạch, và từng bước số hóa quy trình tiếp thị, bán hàng. Trong bối cảnh nhiều HTX khác còn lúng túng với công nghệ, HTX Thịnh An đã sớm làm quen với livestream, truyền thông số, bán hàng online.

“Chúng tôi xuất phát chậm, nhưng không thể để chậm mãi. Nếu không thay đổi, thì vùng chè này sẽ mãi chỉ là nơi hồi tưởng.” – bà Vũ Thị Thương Huyền bày tỏ.

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Bà Huyền chia sẻ, khó khăn lớn nhất của sản phẩm vùng cao không nằm ở khâu sản xuất mà là “không ai dẫn đường”. Bà con làm ra sản phẩm tốt, nhưng không biết bán cho ai, không có thương hiệu, càng không có kết nối thị trường.

“Một quả trứng gà bản, một củ lạc bé tí, một nhánh lan rừng – nếu đứng một mình thì vô giá trị. Nhưng nếu có người dẫn dắt, giới thiệu, kết nối, đóng gói và kể chuyện – nó sẽ trở thành hàng hóa có giá trị.”

Vì vậy, HTX được bà định vị là “người kết nối”, là “bà đỡ” cho cộng đồng. HTX vừa hỗ trợ bao tiêu nguyên liệu, vừa đào tạo kỹ năng thương mại, vừa đứng ra xúc tiến thương mại tại các phiên chợ, hội nghị ngành hàng.

“Chúng tôi là người đi trước. Nếu mình không mở đường, thì ai sẽ mở?”

Xây dựng thương hiệu cho nông sản vùng cao không giống đồng bằng. Vùng núi thiếu hạ tầng, thiếu giao thông, thiếu logistics. Đưa một hộp chè ra Hà Nội cũng có thể tốn chi phí ngang ngửa tiền bán.

“Chi phí logistics cao, sản lượng manh mún, thiếu kho lạnh, thiếu hệ thống phân phối – đó là những gánh nặng không thể mình HTX gánh nổi.”

Do đó, HTX Thịnh An nhiều lần kiến nghị cơ quan chức năng đầu tư hạ tầng thương mại, kho bảo quản, hỗ trợ kết nối với các siêu thị, sàn thương mại điện tử, đặc biệt là xúc tiến thương hiệu tập thể.

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

“Chè Thịnh An không nên chỉ là câu chuyện của chúng tôi. Nó cần trở thành câu chuyện của vùng chè Thái Nguyên, của nông sản vùng cao Việt Nam” - bà Huyền bộc bạch.

Bà Huyền đánh giá cao các chương trình hỗ trợ của Nhà nước, nhất là OCOP, xúc tiến thương mại vùng cao, đào tạo chuyển đổi số…

“Chúng tôi được hỗ trợ về tem nhãn, xúc tiến, có lần tham gia hội chợ… nhưng vẫn rất thiếu người hướng dẫn trực tiếp, cầm tay chỉ việc, và đặc biệt thiếu kinh phí duy trì các hoạt động truyền thông thương hiệu dài hạn.” – bà Vũ Thị Thương Huyền nói.

Thái Nguyên không chỉ có chè. Với gần 9 năm đồng hành cùng HTX Thịnh An và thương hiệu Thịnh An ra thị trường, HTX Chè Thịnh An không chỉ đưa sản phẩm chè Thịnh An ra thị trường mà còn là cầu nối để đưa các sản phẩm nông sản của bà con đồng bào dân tộc thiểu số Thái Nguyên ra thị trường. Hiện nay, HTX có một gian hàng tại Trung tâm Xúc tiến thương mại nông nghiệp (số 489 đường Hoàng Quốc Việt, quận Bắc Từ Liêm, Hà Nội) để trưng bày sản phẩm OCOP đặc sản tại triển lãm nông nghiệp, với tinh thần thủ đô gió ngàn trong lòng Hà Nội.

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

“Tại đây, chúng tôi còn có chè hoa vàng. Đó là thành quả của sự kết nối với đồng bào dân tộc Dao Thái Nguyên. Ở đây, bà con có chè hoa vàng mọc tự nhiên mà không ai để ý. Trước đây bà con dân tộc Dao có thói quen canh tác là đốt nương làm rẫy và chè hoa vàng đó đã vô tình bị bà con đốt đi, không được khai thác” – nghệ nhân Vũ Thị Thương Huyền kể, đồng thời cho biết, khi đối tác bên Trung Quốc đến mua sản phẩm thì bà con mới biết giá trị của cây đó, song lại lên núi đào cây đó về trồng rất tự phát. Khi đó, HTX Chè Thịnh An đã hướng dẫn bà con là lá của trà hoa vàng cũng tốt. Chúng tôi mang hoa, mang lá về sấy lạnh và đến giờ đã có thể bảo tồn được vùng trà đó.

Tại Thái Nguyên có loại lạc ta bé, củ rất bé, bà con đồng bào dân tộc trồng trên núi và gùi từng gùi hạt lên trồng trên núi, xen kẽ với ngô. Hạt lạc đó không chỉ ngon, mà còn mang trong mình câu chuyện về sự vất vả , sự cần cù của người nông dân, kết tụ lao động và chuyển về xuôi. Nó cũng mang trong mình nhiều hơi thở cuộc sống vùng cao, kết nối với người tiêu dùng và mang giá trị rất tốt.

Do đó, dù không có thế mạnh về sản lượng để thể trở thành hàng hoá vì nó nhỏ lẻ, chủ yếu là tự cung tự cấp và chỉ khi thừa mới mang ra thị trường, nhưng những sản phẩm này có lợi thế từ những câu chuyện đẹp để mang ra thị trường, vào các siêu thị, bán với đúng giá trị thương hiệu mà nó có.

“Nếu có thêm kết nối, có thêm niềm tin, tôi tin nông sản vùng cao không thua bất kỳ sản phẩm nào” – bà Vũ Thị Thương Huyền tự hào nói.

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Thái Nguyên đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt với sản phẩm chè với vai trò là một trong những nét văn hoá đậm bản sắc địa phương. Bí thư Tỉnh ủy Thái Nguyên, ông Trịnh Việt Hùng, đã từng có những chỉ đạo quan trọng nhằm thúc đẩy ngành chè phát triển bền vững. Ông nhấn mạnh mục tiêu đến năm 2030, tổng sản phẩm thu được từ cây chè đạt 25 nghìn tỷ đồng, thông qua việc phát triển hệ sinh thái trà, bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa trà Thái Nguyên. Ông cũng chỉ đạo các ngành chức năng hỗ trợ HTX trong việc mở rộng diện tích chè hữu cơ, ứng dụng khoa học công nghệ, chuyển đổi số, và phát triển du lịch gắn với văn hóa trà. ​

Ngoài ra, Hội Chè Thái Nguyên đã có nhiều hoạt động thiết thực nhằm nâng cao giá trị và quảng bá thương hiệu chè của tỉnh. Hội đã hỗ trợ các HTX trong việc đăng ký nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý, ứng dụng công nghệ sản xuất tiên tiến và chuyển đổi số trong quản lý và sản xuất chè. Đặc biệt, Hội đã phát động các phong trào như "Mỗi sản phẩm chè là một thương hiệu mạnh" và "Phát triển sản phẩm chè OCOP", nhằm thúc đẩy các HTX nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng thị trường tiêu thụ.

Những chính sách và chỉ đạo trên cho thấy sự quan tâm và hỗ trợ mạnh mẽ từ phía lãnh đạo tỉnh đối với các HTX chè, trong đó có thể bao gồm HTX Chè Thịnh An, nhằm phát triển ngành chè Thái Nguyên một cách toàn diện và bền vững.

Giống như bao đơn vị khác trên đất chè Thái Nguyên, HTX Chè Thịnh An là một hình mẫu điển hình cho xu hướng phát triển nông nghiệp gắn với văn hóa, bản sắc và giá trị cộng đồng. Từ một nông trường bị bỏ quên, họ đã từng bước xây dựng lại một thương hiệu dựa trên niềm tin, sự tử tế và bản lĩnh làm nghề.

“Chúng tôi không bán chè – chúng tôi kể chuyện. Mỗi tách trà là một phần của bản sắc vùng cao, là cách chúng tôi giữ gìn hồn núi giữa thời đại công nghiệp hóa.”

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Trong một thế giới mà thương hiệu ngày càng được định nghĩa bằng cảm xúc và trải nghiệm, câu chuyện của Thịnh An là minh chứng rằng: với một tách trà, bạn không chỉ thưởng thức một hương vị – bạn đang thưởng thức cả một giá trị văn hoá độc đáo. Trong những giá trị được gửi trao trọn vẹn đến người dùng, có những con người bé nhỏ với khát vọng to lớn là đưa sản phẩm vùng cao, vùng xa vươn xa.

Phương Lan

Đồ họa: Ngọc Lan

Bảo Ngọc

Có thể bạn quan tâm

Khai mạc hội chợ triển lãm

Khai mạc hội chợ triển lãm 'Công Thương - OCOP Thái Nguyên 2025'

Tối 28/4, UBND tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức khai mạc hội chợ triển lãm "Công Thương - OCOP Thái Nguyên 2025".
Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Bằng nhiều giải pháp xúc tiến thương mại, tỉnh Thái Nguyên đang từng bước tháo gỡ nút thắt “đầu ra” cho sản phẩm của đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Thái Nguyên: Phát triển sản phẩm thế mạnh vùng dân tộc gắn với du lịch

Thái Nguyên: Phát triển sản phẩm thế mạnh vùng dân tộc gắn với du lịch

Gắn phát triển sản phẩm thế mạnh vùng dân tộc với phát triển du lịch là giải pháp Thái Nguyên triển khai nhằm nâng cao giá trị sản phẩm.