Thứ hai 18/11/2024 18:19

Tỉnh Thanh Hóa tháo gỡ khó khăn, đẩy mạnh hoạt động kinh doanh thương mại, dịch vụ

Do tác động của dịch bệnh Covid -19 nên các ngành thương mại, dịch vụ của tỉnh Thanh Hóa chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 30,4 %, giảm khoảng 4% trong cơ cấu chung.

Theo số liệu từ Sở Công thương Thanh Hóa cho thấy, đến năm 2020 các ngành thương mại, dịch vụ chiếm tỷ trọng khoảng 34,26% trong cơ cấu kinh tế chung của tỉnh này. Do tác động của dịch bệnh Covid -19, từ năm 2020 đến nửa đầu năm 2022 ước tính các ngành thương mại, dịch vụ của tỉnh Thanh Hóa chỉ chiếm tỷ trọng khoảng 30,4 %, giảm khoảng 4% trong cơ cấu chung.

Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Văn Thi nhấn mạnh: Thương mại, dịch vụ là lĩnh vực góp phần rất lớn tạo thêm việc làm cho người lao động và tăng thu ngân sách.

Để tháo gỡ các khó khăn vướng mắc, ngày 26/5, ông Nguyễn Văn Thi, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa đã chủ trì hội nghị nghe báo cáo tình hình, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc để thúc đẩy hoạt động lĩnh vực kinh doanh thương mại, dịch vụ trên địa bàn.

Tại hội nghị, Sở Công Thương và các sở, ban, ngành; các doanh nghiệp liên quan đến hoạt động lĩnh vực kinh doanh thương mại, dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã báo cáo về tình hình khó khăn, vướng mắc, khiến tỷ trọng các ngành thương mại, dịch vụ của tỉnh Thanh Hóa bị giảm.

Cụ thể, các ý kiến thảo luận tại hội nghị cho rằng, hiện nay dịch Covid-19 đã và đang được kiểm soát tốt nên các ngành dịch vụ cũng đã có những tín hiệu phục hồi tích cực. Tuy nhiên một số ngành dịch vụ có điều kiện vẫn đang gặp khó khăn do vướng các quy định về phòng cháy chữa cháy, an toàn vệ sinh thực phẩm, quy định về bảo vệ môi trường, thu gom rác thải.

Từ thực tiễn những khó khăn, vướng mắc, đại diện các đơn vị, doanh nghiệp đã kiến nghị, đề xuất UBND tỉnh Thanh Hóa và các sở, ngành chức năng sớm có giải pháp tháo gỡ, hướng dẫn, tạo điều kiện cho doanh nghiệp khắc phục những vấn đề trên để đẩy mạnh phát triển kinh doanh; lĩnh vực thương mại điện tử, vấn đề mua bán hàng hóa không xuất hóa đơn, không kê khai đúng và đủ dịch vụ sử dụng đang gây khó khăn cho công tác quản lý Nhà nước cũng đã được đưa ra để tìm giải pháp phù hợp.

Sau khi nắm bắt khó khăn, vướng mắc và những kiến nghị của các đơn vị, doanh nghiệp, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Văn Thi nhấn mạnh: Thương mại, dịch vụ là lĩnh vực góp phần rất lớn vào lộ trình chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tạo thêm việc làm cho người lao động và tăng thu ngân sách. Vì vậy, ông Nguyễn Văn Thi đề nghị các sở ngành chức năng cần phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp, đơn vị nắm bắt các khó khăn, vướng mắc thuộc lĩnh vực ngành phụ trách, chủ động giải quyết kịp thời các vấn đề thuộc thẩm quyền. Các địa phương nâng cao tinh thần trách nhiệm, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp hoạt động trên địa bàn.

Do nhiều yếu tố, các ngành thương mại, dịch vụ của tỉnh Thanh Hóa giảm khoảng 4% trong cơ cấu chung.

Đối với vấn đề đang được nhiều đơn vị, doanh nghiệp quan tâm là những vướng mắc trong công tác phòng cháy chữa cháy, ông Thi đã đề nghị Công an tỉnh này rà soát, tháo gỡ những vướng mắc trong công tác phòng cháy chữa cháy, tạo điều kiện cho các doanh nghiệp cơ sở hoạt động trên cơ sở chấp hành đúng quy định của pháp luật và bảo đảm an toàn là trên hết.

Bên cạnh đó, để nâng cao sức cạnh tranh hàng hóa trong bối cảnh hội nhập, lãnh đạo tỉnh Thanh Hóa Nguyễn Văn Thi cũng đề nghị các doanh nghiệp chủ động rà soát, bổ sung các điều kiện hoạt động theo quy định, tích cực nâng cao chất lượng sản phẩm, dịch vụ để đảm bảo hoạt động ổn định của chính doanh nghiệp, từ đó góp phần vào sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Hoàng Minh
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Thanh Hóa

Tin cùng chuyên mục

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Quảng Ninh: Doanh nghiệp chuyển đổi số, nâng cao năng lực cạnh tranh

Quảng Ninh vươn mình cùng hệ thống cảng biển hiện đại

Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Ninh Thuận ‘bắt tay’ cùng TP Hồ Chí Minh thu hút đầu tư

Ninh Thuận: Đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ

Cảng biển Dung Quất vẫn chưa đáp ứng đúng kì vọng

Thành phố Huế trực thuộc Trung ương sẽ tạo lập không gian đô thị xanh, thu hút đầu tư

Quảng Ninh: Vùng nuôi trồng thủy sản trọng điểm nỗ lực vượt khó sau bão

Nhiều tập đoàn hàng đầu Nhật Bản chọn Vĩnh Phúc là điểm dừng chân

Quảng Ninh: Tiềm năng và thách thức trong thu hút khách du lịch Halal

Hà Nội: Phát triển công nghiệp hỗ trợ, cần trợ lực hơn về chính sách

Lai Châu: Kinh tế duy trì đà tăng trưởng, nhiều chỉ tiêu vượt kế hoạch

Tỉnh cuối Đồng bằng sông Hồng, sắp khởi công siêu dự án điện khí LNG 2 tỷ USD

Nông dân Quảng Ninh làm giàu từ sản phẩm OCOP

Kết nối, xúc tiến đầu tư thương mại và du lịch Ninh Thuận tại TP. Hồ Chí Minh

TP. Hồ Chí Minh: 4 ngành công nghiệp trọng điểm được hỗ trợ 100% lãi suất vay

Sóc Trăng: Quyết tâm biến cảng Trần Đề thành trung tâm logistics vùng Đồng bằng sông Cửu Long

Đa dạng hình thức kinh doanh ‘thời vụ’ trong tuần lễ hoa dã quỳ ở Gia Lai

Bến Tre: Tháng 10, chỉ số sản xuất công nghiệp tăng gần 12% so cùng kỳ