Chủ nhật 11/05/2025 01:32

Chính phủ tạo 'bệ phóng' cho tập đoàn tư nhân vươn tầm toàn cầu

Chính phủ đặt mục tiêu có 2 triệu doanh nghiệp và ít nhất 20 tập đoàn tư nhân có khả năng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Văn phòng Chính phủ ban hành Thông báo số 221/TB-VPCP ngày 9/5/2025 Kết luận của Thường trực Chính phủ tại buổi làm việc về xây dựng Nghị quyết của Quốc hội về phát triển kinh tế tư nhân.

Trong đó, Thường trực Chính phủ yêu cầu Bộ Tài chính chủ trì, phối hợp với các Bộ, cơ quan liên quan khẩn trương rà soát, hoàn thiện trình cấp thẩm quyền để trình Quốc hội ngay tại Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV ban hành Nghị quyết về các cơ chế, chính sách cụ thể, đặc thù, đặc biệt khả thi và hiệu quả để thể chế hóa đầy đủ, kịp thời các chủ trương, chính sách cũng như thực hiện được các mục tiêu nêu tại Nghị quyết 68.

Đồng thời sớm ban hành Kế hoạch hành động của Chính phủ để phục vụ tổ chức quán triệt và triển khai thực hiện Nghị quyết 68.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì cuộc họp của Thường trực Chính phủ về xây dựng dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển kinh tế tư nhân - Ảnh: VGP/Nhật Bắc

Thường trực Chính phủ yêu cầu thể chế hóa các chủ trương, chính sách tại Nghị quyết 68. Việc xây dựng kế hoạch hành động cần ưu tiên những nội dung thiết thực, cấp bách, có thể thực hiện ngay mà không đòi hỏi nhiều nguồn lực, xử lý được ngay để tạo "cú hích, đòn bẩy, điểm tựa", mang lại tác động, hiệu quả lớn, thực sự tháo gỡ, tạo động lực mới, giải phóng nguồn lực, sức sản xuất của khu vực kinh tế tư nhân.

Mục tiêu đến năm 2030 được xác định là có 2 triệu doanh nghiệp và ít nhất 20 tập đoàn tư nhân có khả năng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

Thường trực Chính phủ nhấn mạnh một số định hướng quan trọng: Thứ nhất, thủ tục hành chính cần đơn giản, dễ thực hiện, chi phí thấp, đặc biệt trong các lĩnh vực thành lập doanh nghiệp, giải quyết tranh chấp và phá sản.

Thứ hai, cần có chính sách khuyến khích phát triển doanh nghiệp tư nhân, tạo điều kiện để hộ kinh doanh chuyển đổi thành doanh nghiệp; hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ phát triển thành doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp lớn tiếp tục mở rộng quy mô. Chính sách cũng phải đảm bảo đầy đủ quyền sở hữu, tài sản, tự do kinh doanh và cạnh tranh bình đẳng cho khu vực tư nhân.

Thứ ba, cần thúc đẩy mô hình hợp tác công tư, trong đó đẩy mạnh các mô hình như "lãnh đạo công - quản trị tư", "đầu tư tư - sử dụng công" và "đầu tư công - quản lý tư".

Thứ tư, Thường trực Chính phủ yêu cầu tăng cường phân cấp cho các bộ, ngành, địa phương trong việc đặt hàng công trình, dự án cho doanh nghiệp tư nhân thực hiện, với điều kiện đảm bảo tiến độ, chất lượng, không để xảy ra tình trạng đội vốn, tiêu cực.

Cuối cùng, Thường trực Chính phủ yêu cầu cụ thể hóa các nội dung về phân định trách nhiệm giữa pháp nhân và cá nhân, giữa vi phạm hành chính và hình sự, đồng thời nghiên cứu hoàn thiện chính sách thuế, phí, lệ phí để hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân phát triển lâu dài.

Nguyên Thảo
Bài viết cùng chủ đề: thủ tục hành chính

Tin cùng chuyên mục

Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam coi trọng hợp tác năng lượng nguyên tử với Liên bang Nga

Đề xuất tách riêng điều luật về quỹ tiết kiệm năng lượng

Việt Nam - Nga tăng cường hợp tác nghị viện, làm sâu sắc quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện

Chủ tịch Quốc hội: Không điều chỉnh quy hoạch tùy tiện

Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Đại biểu Quốc hội đề xuất gì?

Cần cơ chế hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ áp dụng tiêu chuẩn

Thủ tướng nhắc 10 địa phương cần khẩn trương gỡ vướng dự án cao tốc

Đại biểu Phạm Văn Hòa: Phải tăng mức xử phạt đối với người có sức ảnh hưởng quảng cáo sai

Không hợp nhất luật: Bảo đảm minh bạch, đồng bộ trong quản lý chất lượng

Đại biểu Nguyễn Duy Thanh: Công bố hợp quy tạo gánh nặng cho người tiêu dùng

Gỡ bỏ rào cản hợp quy, truy cứu trách nhiệm công bố tiêu chuẩn sai lệch

‘Siết’ hoa hậu, người mẫu, người ảnh hưởng tham gia quảng cáo

Sửa đổi, bổ sung Luật Quảng cáo mới: Gọi tên trách nhiệm người có ảnh hưởng

Đại biểu Quốc hội lên tiếng về người nổi tiếng quảng cáo sai

Tổng Bí thư Tô Lâm: Việt Nam luôn coi trọng và mong muốn mở rộng quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện với Liên bang Nga

Thủ tướng Phạm Minh Chính đề nghị Trung Quốc tạo thuận lợi cho nông sản Việt Nam

Thủ tướng chỉ rõ động lực tăng trưởng mới cho Bà Rịa - Vũng Tàu

Bộ Công Thương thúc đẩy thương mại nông, lâm, thủy sản Việt Nam - Hoa Kỳ

68 bộ đội Cụ Hồ sải bước trên Quảng trường Đỏ, nơi Bác đứng 68 năm trước

Đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với xăng: Nên hay không?