Chè Shan tuyết Hà Giang: ‘Mạch nguồn xanh’ giúp đồng bào Dao thoát nghèo

Từ những gốc chè Shan tuyết cổ thụ trên Tây Côn Lĩnh, đồng bào Dao đang mở ra lối đi mới là phát triển sinh kế bền vững gắn với thương mại và du lịch cộng
Tuyên Quang: Chè Shan tuyết Na Hang thành công… nhờ chuyển đổi số Chè Shanam: Tinh hoa từ những búp chè cổ thụ Tà Xùa Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Đánh thức tiềm năng từ "báu vật xanh"

Theo thông tin từ Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Hà Giang, tháng 3 vừa qua, tại cuộc thi Golden Leaf Awards 2024, HTX chế biến chè Phìn Hồ, xã Thông Nguyên, huyện Hoàng Su Phì đã đoạt giải Vàng với sản phẩm Bạch trà Phìn Hồ. Golden Leaf Awards – Giải thưởng Lá vàng của Úc năm 2024 là cuộc thi về trà chuyên nghiệp duy nhất được tổ chức tại Úc nhằm tôn vinh các loại trà ngon nhất với sự đánh giá trực tiếp của các chuyên gia trên toàn thế giới.

Cuộc thi có 683 mẫu trà tham dự với 122 mẫu từ 20 đơn vị sản xuất và kinh doanh trà của Việt Nam. Kết quả, Việt Nam đoạt 50 giải từ các sản phẩm trà, gồm 20 giải Vàng, 17 giải Bạc, 11 giải Đồng và 2 giải Khuyến khích. Trong đó, HTX Chế biến chè Phìn Hồ, xã Thông Nguyên, huyện Hoàng Su Phì đã đoạt giải Vàng với sản phẩm Bạch trà Phìn Hồ. Đây không chỉ là niềm tự hào của HTX Chế biến chè Phìn Hồ mà còn mở ra cơ hội lớn để chè Shan tuyết Hà Giang vươn xa hơn trên thị trường thế giới.

Giải thưởng này một lần nữa khẳng định giá trị không thể phủ nhận của chè Shan tuyết cổ thụ Hà Giang – “báu vật xanh” của núi đồi Tây Bắc.

Chè Shan tuyết Hà Giang: ‘Mạch nguồn xanh’ giúp đồng bào Dao thoát nghèo
Fìn Hồ trà là niềm tự hào của chè Shan tuyết Hà Giang (Ảnh: HTX Chế biến chè Phìn Hồ)

Cùng với Hoàng Su Phì, Cao Bồ là xã vùng cao của huyện Vị Xuyên (Hà Giang), nằm dưới chân dãy Tây Côn Lĩnh hùng vĩ, từ lâu đã được biết đến là “vương quốc” của chè Shan tuyết cổ thụ. Những cây chè phủ lớp tuyết bạc trên thân, đứng trầm mặc giữa tầng tầng mây phủ, không chỉ là dấu ấn của thiên nhiên kỳ vĩ mà còn là chứng nhân của bao thế hệ người Dao đỏ nơi đây.

Trên độ cao hơn 1.200m, khí hậu mát lạnh quanh năm, chè Shan tuyết hấp thụ tinh hoa đất trời, sinh trưởng tự nhiên không hóa chất, cho ra những búp chè căng mẩy, phủ tuyết trắng, hương vị đậm đà, thanh khiết. Không chỉ là sản vật, cây chè Shan tuyết đã trở thành một phần của đời sống, văn hóa và tâm linh người Dao.

Chè Shan tuyết Hà Giang: ‘Mạch nguồn xanh’ giúp đồng bào Dao thoát nghèo
Hà Giang có những vùng chè Shan rộng lớn và có chất lượng (Ảnh: Cổng Thông tin điện tử tỉnh Hà Giang)

Tuy nhiên, suốt nhiều năm, đồng bào vẫn quanh quẩn trong vòng luẩn quẩn của “được mùa mất giá” – bán nguyên liệu thô, giá rẻ, thiếu đầu ra ổn định. Giấc mơ làm giàu từ cây chè vẫn còn lặng thầm giữa đại ngàn.

Những năm gần đây, nhờ sự vào cuộc của chính quyền địa phương, hợp tác xã, các tổ chức phi chính phủ và đặc biệt là những người trẻ người Dao có khát vọng “ở lại quê hương để làm giàu”, cây chè Shan tuyết Cao Bồ đang được đánh thức.

Tiêu biểu như HTX Chè Phìn Hồ – đơn vị đã liên kết hơn 100 hộ dân, tập huấn quy trình thu hái, chế biến chè theo tiêu chuẩn hữu cơ, đồng thời phát triển các sản phẩm cao cấp như chè Shan tuyết cổ thụ một tôm hai lá, chè vàng, chè ướp hoa… Các sản phẩm mang thương hiệu “Shan Tuyết Phìn Hồ” đã có mặt tại nhiều chuỗi cửa hàng nông sản sạch ở Hà Nội, TP.HCM, xuất khẩu sang thị trường châu Âu và Nhật Bản.

Không dừng lại ở phát triển thương mại, đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây còn mạnh dạn mở ra hướng đi mới là du lịch cộng đồng gắn với trải nghiệm cây chè. Những tuyến trekking xuyên rừng chè cổ thụ, trải nghiệm một ngày hái, sao, ướp chè cùng người Dao, lễ hội “Cảm ơn rừng chè” được tổ chức hằng năm đã hút hàng nghìn du khách trong và ngoài nước đến Cao Bồ.

“Trước đây, bà con chỉ biết hái chè rồi bán tươi. Giờ mỗi cân chè khô có thể bán được 400–500 nghìn đồng. Nhà nào cũng có homestay, có chỗ đón khách. Người Dao mình đã biết làm du lịch rồi”, bà Lý Thị Mẩy, một người dân trong HTX chia sẻ.

Khởi động Dự án bảo tồn di sản: Giữ lấy gốc vàng giữa đại ngàn

Tháng 4/2025, một bước ngoặt quan trọng đã mở ra khi UBND tỉnh Hà Giang chính thức khởi động Dự án bảo tồn và phát huy giá trị Quần thể di sản cây chè Shan tuyết cổ thụ Vị Xuyên. Dự án đặt mục tiêu lập hồ sơ khoa học công nhận các quần thể chè cổ thụ tại Cao Bồ, Linh Hồ, Thanh Đức là Di sản Quốc gia; đồng thời xây dựng bản đồ gen để bảo tồn giống chè quý đặc hữu.

Theo Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Hà Giang, dự án sẽ hỗ trợ các địa phương quy hoạch vùng chè cổ thụ, đào tạo kỹ thuật canh tác hữu cơ, xây dựng câu chuyện sản phẩm gắn với di sản văn hóa người Dao.

Đặc biệt, tỉnh sẽ ưu tiên kết nối các doanh nghiệp, nhà đầu tư phát triển sản phẩm OCOP từ chè Shan tuyết, xây dựng tour du lịch trải nghiệm tại các “làng chè cổ thụ”, từ đó hình thành mô hình kinh tế nông nghiệp, văn hóa, du lịch đồng bộ, bền vững.

Chè Shan tuyết Hà Giang: ‘Mạch nguồn xanh’ giúp đồng bào Dao thoát nghèo
Chế biến chè Shan tuyết thành sản phẩm hàng hoá (Ảnh: HTX Chế biến chè Phìn Hồ)

Giữa tiết xuân se lạnh, ngồi bên bếp lửa hồng trong căn nhà gỗ đơn sơ của người Dao, nhấp ngụm trà Shan tuyết nóng hổi, du khách không chỉ cảm nhận vị chát dịu đầu lưỡi và hậu ngọt thanh mà còn thấy cả sự chân thành, mến khách của đồng bào nơi đây.

Trà đã vượt khỏi vai trò nông sản, trở thành cầu nối văn hóa. Du khách đến, không chỉ để mua một gói chè mà để nghe kể chuyện rừng, chuyện núi, chuyện đời của người Dao. Mỗi hộ dân nay không chỉ là người làm nông mà còn là hướng dẫn viên, nghệ nhân, chủ homestay, người kể chuyện di sản.

Cây chè giúp chúng tôi giữ rừng, giữ đất, giữ người. Giờ bà con mình không còn phá rừng làm nương như trước nữa, mà ai cũng biết quý cây chè cổ như của để dành.

Dưới những tán chè cổ thụ rêu phong hàng trăm năm tuổi, những thế hệ trẻ người Dao đang lớn lên cùng khát vọng phát triển. Những lớp tập huấn kỹ năng kinh doanh, marketing số, thương mại điện tử được tổ chức tại xã. Các hộ dân học cách livestream bán chè, chụp ảnh sản phẩm, kể chuyện về cây chè trên mạng xã hội.

“Tụi em từng nghĩ phải xuống thành phố mới có tương lai. Nhưng bây giờ, ở lại quê mình, vẫn có thể kiếm tiền, lại góp phần gìn giữ bản sắc của dân tộc”, bạn Lù Văn Páo, 26 tuổi, thành viên nhóm khởi nghiệp “Chè Shan Youth” chia sẻ.

Chè Shan tuyết - thứ sản vật lặng lẽ giữa rừng sâu nay đang bừng nở trở thành biểu tượng của niềm tin, của khát vọng “thoát nghèo bền vững” mà người Dao đang dệt nên bằng bàn tay cần mẫn và khát vọng vươn xa.

Hà Giang xác định nỗ lực bảo tồn, phát triển bền vững nguồn gen Quần thể di sản chè Shan tuyết cổ thụ gắn với phát huy giá trị, cải thiện sinh kế, góp phần xoá đói, giảm nghèo cho cộng đồng dân tộc thiểu số; phát huy vai trò, sự tham gia của cộng đồng, chính quyền địa phương vùng đệm thông qua hoạt động xây dựng và thực hiện quy ước thôn bản về bảo tồn, phát triển bền vững Quần thể di sản chè Shan tuyết cổ thụ gắn với hệ sinh thái rừng của Khu bảo tồn thiên nhiên Tây Côn Lĩnh...
Lan Phương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Hà Giang

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Xây dựng thương hiệu sản phẩm miền núi: Chuyên gia khuyến nghị

Xây dựng thương hiệu sản phẩm miền núi: Chuyên gia khuyến nghị

Muốn sản phẩm của bà con dân tộc thiểu số và miền núi có chỗ đứng trên thị trường, xây dựng và phát triển thương hiệu là con đường buộc phải đi.
Hoà Bình: Thổ cẩm, cam rừng và những phiên chợ

Hoà Bình: Thổ cẩm, cam rừng và những phiên chợ 'mở lối' xuống miền xuôi

Hòa Bình triển khai nhiều giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội vùng dân tộc thiểu số và miền núi, trong đó chú trọng đầu ra cho nông sản địa phương.
Nông sản miền núi: Bắt nhịp tiêu dùng xanh, tăng sức mua

Nông sản miền núi: Bắt nhịp tiêu dùng xanh, tăng sức mua

Trước xu hướng tiêu dùng xanh, nông sản miền núi cần khơi thông điểm nghẽn nhằm tăng sức tiêu thụ, đến gần hơn với người tiêu dùng.
Longform | Vụ vải thiều 2025: Đặc sản miền núi bứt phá thị trường toàn cầu

Longform | Vụ vải thiều 2025: Đặc sản miền núi bứt phá thị trường toàn cầu

Năm 2025, vải thiều Lục Ngạn (Bắc Giang) tiếp tục khẳng định là một trong những đặc sản miền núi hàng đầu Việt Nam, chinh phục thị trường trong và ngoài nước.
Mở lối trên lưng núi - du lịch

Mở lối trên lưng núi - du lịch 'cõng' nông sản đi xa

Du lịch trải nghiệm không chỉ mở đường cho du khách đến với vùng cao, mà còn là “đôi chân” đưa nông sản miền núi vượt núi đèo, bước ra thị trường lớn.
Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Chợ miền núi không chỉ là nơi giao thương buôn bán, mà là không gian sinh hoạt văn hóa, bản sắc của các cộng đồng dân tộc thiểu số.
Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Từ lợi thế có nhiều cảnh quan thiên nhiên tráng lệ, đa dạng văn hoá của đồng bào dân tộc thiểu số, Cao Bằng đang biến du lịch thành lực đẩy phát triển kinh tế.
Chợ miền núi Bắc Kạn:

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Không chỉ là nơi mua bán, chợ miền núi ở Bắc Kạn là không gian văn hóa cộng đồng, nhưng việc thiếu vốn và khó hút đầu tư đang khiến nhiều chợ xuống cấp.
Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Logistics nông sản tại khu vực miền núi là mắt xích then chốt nhưng cũng là "nút thắt cổ chai" trên hành trình đưa nông sản Việt vươn ra thị trường rộng lớn.
Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Những sản phẩm đặc trưng như miến đao, quế hữu cơ, mật ong bạc hà, sâm khoai... được bà con dân tộc thiểu số đưa lên “chợ mạng” thu về hàng tỷ đồng mỗi năm.
Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Tỉnh Đắk Lắk đang chủ động mở rộng đầu ra cho sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, tạo nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế bền vững.
Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Các địa phương trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã không ngừng nỗ lực thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc, từng bước đưa diện mạo nông thôn chuyển mình.
Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Làng Canh Tiến, xã Canh Liên - xã "vùng lõm" cuối cùng đã được cấp điện, đánh dấu mốc 100% hộ dân toàn tỉnh Bình Định được sử dụng điện lưới quốc gia.
Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Nông sản sạch không chỉ nâng cao thu nhập mà còn thay đổi tư duy cũ, mở lối đi bền vững cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.
Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Chính sách hỗ trợ thiết thực cùng quyết tâm của bà con dân tộc thiểu số ở miền núi đã và đang tạo nên những thương hiệu sản phẩm ngày một mạnh.
Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Tại HTX Chè Thịnh An không chỉ làm chè mà còn làm văn hóa. Không chỉ bán sản phẩm, mà xây dựng cả câu chuyện về vùng đất chè nổi tiếng của Việt Nam.
Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Bằng nhiều giải pháp xúc tiến thương mại, tỉnh Thái Nguyên đang từng bước tháo gỡ nút thắt “đầu ra” cho sản phẩm của đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Từ chợ truyền thống đến thương mại hiện đại, Bình Định đang dồn lực tìm đầu ra ổn định cho các sản phẩm đặc trưng vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

Dược liệu Quảng Nam đần trở thành sinh kế thoát nghèo bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số, mở ra cơ hội phát triển công nghiệp chế biến dược liệu quy mô lớn.
VCAMart:

VCAMart: 'Cú hích' cho nông sản vùng dân tộc thiểu số

Từ bản làng tới bàn ăn thành thị, VCAMart đang mở đường cho nông sản đồng bào dân tộc thiểu số miền núi “bắt sóng” số hóa, gia nhập sân chơi thương mại điện tử.
Mobile VerionPhiên bản di động