Khi Tổng Bí thư và Đảng ta lần đầu gọi doanh nhân là chiến sĩ

Tổng Bí thư và Đảng ta lần đầu khẳng định vai trò doanh nhân là chiến sĩ thời bình, giữ vai trò nòng cốt trong phát triển kinh tế và xây dựng đất nước.
Toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Động lực mới cho phát triển kinh tế Nghị quyết 68-NQ/TW truyền cảm hứng cho doanh nghiệp, doanh nhân Tổng Bí thư chỉ đạo dạy 2 buổi mỗi ngày không thu học phí từ năm học tới

Từ thư Bác Hồ năm 1945 đến Nghị quyết 68 năm 2025, hành trình gần 80 năm đã đưa doanh nhân từ vị trí “người kiến thiết” trở thành “chiến sĩ” của Tổ quốc.

Từ bức thư của Bác Hồ gửi giới Công Thương Việt Nam đến nghị quyết của Đảng

Ngày 13/10/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết thư gửi giới Công Thương Việt Nam. Bức thư được xem là bản Tuyên ngôn đầu tiên về kinh tế tư nhân. Trong đó, Người không chỉ khẳng định: “Việc nước và việc nhà bao giờ cũng đi đôi với nhau” mà còn kêu gọi doanh nhân gia nhập Công Thương cứu quốc đoàn, cùng “làm công cuộc ích quốc lợi dân”. Tư tưởng ấy đi trước thời đại, vượt lên định kiến, đặt nền móng cho một tầm nhìn chiến lược về vai trò của doanh nhân trong sự nghiệp kiến thiết quốc gia.

Gần 80 năm sau, vào tháng 5/2025, Đảng ta trong Nghị quyết 68-NQ/TW của Bộ Chính trị lần đầu tiên chính thức gọi “doanh nhân là chiến sĩ trên mặt trận kinh tế”. Danh xưng ấy không phải là mỹ từ, mà là một bước ngoặt tư duy khẳng định rằng, trong bối cảnh mới, phát triển đất nước cần một đội ngũ tiên phong biết dấn thân, biết vượt khó, biết chiến đấu và biết hy sinh như những người lính nhưng là trên mặt trận đặc biệt: mặt trận kinh tế.

Doanh nhân - chiến sĩ trên mặt trận kinh tế

Cụm từ doanh nhân là chiến sĩ thật ra cũng đã xuất hiện từ khá lâu trong xã hội nước ta. Đại tá, nhà báo Đỗ Phú Thọ, nguyên Phó Tổng biên tập Báo Quân đội nhân dân nay phụ trách Báo Cựu chiến binh Việt Nam năm 2014 đã có một bài viết sâu sắc phân tích nội hàm doanh nhân - chiến sĩ. Ông cho biết năm 2014, “Doanh nhân - người lính xung kích thời bình”, “Doanh nhân - người chiến sĩ trên mặt trận kinh tế”, “Doanh nhân ở tuyến đầu như người lính”…, đó là những cụm từ được dùng khá nhiều trên các phương tiện thông tin đại chúng trong dịp kỷ niệm 10 năm Ngày Doanh nhân Việt Nam (13/10/2004 - 13/10/2014).

Theo ông, thực tế ở Việt Nam đã ghi nhận có rất nhiều doanh nhân thành đạt xuất thân từ bộ đội. Trong bối cảnh kinh tế khó khăn, các doanh nghiệp, doanh nhân trong quân đội chịu thử thách tốt hơn doanh nhân ngoài quân đội. Cũng là doanh nghiệp Nhà nước, nhưng hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp quân đội cao hơn so với nhiều doanh nghiệp ngoài quân đội cùng ngành nghề… Từ thực tế này, nhiều nhà nghiên cứu đã cho rằng, trong giai đoạn hội nhập hiện nay, doanh nhân Việt Nam cần có những phẩm chất và năng lực của Bộ đội Cụ Hồ - một biểu tượng đẹp đẽ của dân tộc Việt Nam mà cả thế giới ngưỡng mộ.

Giáo trình dạy kinh doanh của nhiều trường đại học lớn trên thế giới đều coi kinh doanh cũng giống như một trận đánh,“biết địch, biết ta, trăm trận trăm thắng”. Ở một số nước có nền công nghiệp tiên tiến, để đào tạo một doanh nhân phải qua hai giai đoạn. Giai đoạn đầu là rèn luyện tính kỷ luật, nhân cách, tác phong, cũng giống như việc huấn luyện tân binh trong quân đội hiện nay. Giai đoạn hai là trang bị các kiến thức về kinh doanh. Các học viên phải vượt qua được giai đoạn một mới được học đến giai đoạn hai. Không phải tình cờ mà gần đây, nhiều sách quản lý của các nước phương Tây đã tìm tòi, vận dụng những mưu kế của Binh pháp Tôn Tử cho kinh doanh. Để giành thắng lợi trên thương trường, doanh nhân không thể không có TRÍ để hiểu biết thị trường, nắm được khoa học công nghệ tiên tiến; không thể không có DŨNG để dám dấn thân vào thương trường và quyết thắng. Doanh nhân cũng phải có NHÂN để lập thân, khẳng định nhân cách của mình qua kinh doanh. Trí, dũng, nhân, đó là tiêu chí cần có của người cầm quân muốn giành thắng lợi trên chiến trường. Đó cũng là những phẩm chất, năng lực cần có của người cán bộ Quân đội nhân dân Việt Nam.

Khi Tổng Bí thư và Đảng ta lần đầu gọi doanh nhân là chiến sĩ
Tổng Bí thư Tô Lâm gặp mặt Đoàn đại biểu doanh nhân tiêu biểu của Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam và Hội Doanh nhân tư nhân Việt Nam năm 2024. Ảnh: Lâm Khánh/TTXVN

“Chiến sĩ” với nội hàm mới, mặt trận mới

Chiến sĩ không chỉ là người mang quân phục, cầm súng, hành quân nơi chiến trường. Trong nghĩa mới, chiến sĩ là những con người hành động vì lý tưởng lớn, dám đương đầu với thách thức, chấp nhận hy sinh cá nhân để phục vụ lợi ích dân tộc, nhân dân. Phẩm chất của Bộ đội Cụ Hồ trung với Đảng, hiếu với dân, cần - kiệm - liêm - chính, chí công vô tư, kỷ luật - sáng tạo - đoàn kết - chịu đựng gian khổ luôn là chuẩn mực đạo đức cách mạng.

Doanh nhân khi được gọi là chiến sĩ cũng phải mang trong mình tinh thần ấy. Đó là người dấn thân vào thương trường không chỉ vì lợi nhuận, mà vì một giấc mơ lớn: xây dựng một Việt Nam hùng cường, sánh vai cường quốc năm châu. Đó là người chấp nhận rủi ro, vượt qua định kiến, xây dựng cơ đồ, nuôi dưỡng hàng vạn việc làm và cùng Đảng, Chính phủ, Nhân dân vượt lên chính mình.

Mặt trận kinh tế, chiến trường không tiếng súng

Nếu chiến sĩ quân đội chiến đấu để giành và giữ độc lập chủ quyền, thì chiến sĩ doanh nhân chiến đấu để giữ tự chủ kinh tế, tạo nguồn lực cho phát triển, nâng cao vị thế quốc gia trong chuỗi giá trị toàn cầu. Đó là cuộc chiến dai dẳng chống trì trệ thể chế, vượt qua rào cản đổi mới, khơi thông dòng vốn, đưa công nghệ vào đời sống, nâng cao năng suất và tránh bẫy thu nhập trung bình.

Kẻ thù ở đây không hiện hình bằng quân phục. Đó là sự lạc hậu công nghệ, thói quen “an phận”, tư duy “sợ rủi ro”, rào cản hành chính, tâm lý kỳ thị kinh doanh. Và cũng như người lính cần vũ khí, doanh nhân cần cơ chế, cần chính sách, cần hệ sinh thái pháp lý thân thiện, cần được “trang bị” bằng thể chế công bằng và niềm tin chính trị bền vững.

Trong bức thư năm 1945, Bác Hồ nhấn mạnh: “Nền kinh tế quốc dân thịnh vượng nghĩa là các sự kinh doanh của các nhà doanh nghiệp thịnh vượng. Chính phủ, nhân dân và tôi sẽ tận tâm giúp đỡ giới công thương trong công cuộc kiến thiết này”. Tư tưởng ấy thể hiện sự đột phá khi Người nhìn nhận kinh tế tư nhân, giới thương nhân là một bộ phận hợp thành của khối đại đoàn kết dân tộc, không phải “kẻ đứng ngoài cách mạng”, mà là lực lượng cần tập hợp, khơi dậy, phát huy.

Bác không cổ súy chủ nghĩa tư bản, nhưng Người cũng không chối bỏ năng lực, vai trò, tính động lực của doanh nhân trong giai đoạn đất nước cần phục hồi, kiến thiết và vươn lên. Đây là điểm tựa để Đảng ta hôm nay tiếp tục mở rộng tư duy, phát triển lý luận về kinh tế tư nhân theo tinh thần Nghị quyết 68-NQ/TW.

Không phải ngẫu nhiên mà nước Mỹ gọi giới doanh nhân là “builders of the nation” - những người xây nền quốc gia. Từ Nhật Bản sau chiến tranh, Hàn Quốc thời hậu phân chia, cho tới nước Đức tái thiết, thế giới luôn coi doanh nhân là trụ cột phát triển. Họ không chỉ làm kinh tế, mà còn định hình bản sắc cạnh tranh của quốc gia. Hàn Quốc có Samsung - LG - Hyundai không phải nhờ tài nguyên, mà nhờ tầm nhìn chiến lược và chính sách quốc gia nuôi dưỡng doanh nghiệp lớn mạnh. Singapore có thể vươn lên thành trung tâm tài chính, công nghệ là nhờ cơ chế ưu đãi đặc biệt cho doanh nhân sáng tạo và hội nhập toàn cầu.

Tất cả đều có điểm chung: doanh nhân không bị xem là “tư nhân đứng ngoài nhà nước”, mà là “đối tác chiến lược cùng phát triển quốc gia”.

Nghị quyết 68 - một sự đột phá mang tính kiến tạo

Nghị quyết 68 không chỉ xác lập vai trò doanh nhân, mà còn đề ra hệ giải pháp cụ thể: Thể chế hóa bằng Luật Phát triển kinh tế tư nhân; hoàn thiện cơ chế hậu kiểm, minh bạch hóa thủ tục đầu tư. Xây dựng quỹ tín dụng, khu sandbox pháp lý, ưu đãi đổi mới sáng tạo. Bảo vệ doanh nhân khởi nghiệp, phân biệt rõ sai phạm hành chính và gian lận hình sự. Khuyến khích doanh nghiệp tư nhân tham gia dự án trọng điểm, phát triển hạ tầng công nghệ quốc gia.

Danh xưng “chiến sĩ” giờ đây không chỉ là sự tôn vinh, mà là lời cam kết của Đảng với cộng đồng doanh nghiệp: Nếu anh dám ra trận, Đảng, Nhà nước sẽ ở bên anh, đồng hành và tiếp sức.

Lần đầu tiên trong lịch sử Đảng ta gọi tên doanh nhân như Tổ quốc gọi tên người chiến sĩ, chính thức đặt doanh nhân vào vị thế chiến lược, xem họ là lực lượng chiến đấu vì quốc gia, trong trận tuyến phát triển. Đó là sự kế thừa tư tưởng Hồ Chí Minh, đồng thời là bước tiến lý luận vượt bậc, thể hiện tầm nhìn mới của Tổng Bí thư Tô Lâm và Bộ Chính trị.

Nhưng để hàng vạn doanh nhân Việt trở thành “chiến sĩ mặt trận kinh tế”, không chỉ cần lòng yêu nước mà cần cơ chế bảo vệ, môi trường phát triển và sự tin tưởng từ toàn hệ thống chính trị. Chỉ khi đó, chúng ta mới có thể đi đến cùng một khát vọng: Dựng nên một Việt Nam hùng cường từ chính bàn tay, trí tuệ và tinh thần tiên phong của những chiến sĩ trên mặt trận kinh tế.

Đại Bàng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tổng Bí thư Tô Lâm

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gửi thư chúc mừng nhân kỷ niệm 74 năm Ngày Truyền thống ngành Công Thương Việt Nam

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gửi thư chúc mừng nhân kỷ niệm 74 năm Ngày Truyền thống ngành Công Thương Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên gửi thư chúc mừng tới các thế hệ cán bộ, công chức, viên chức và người lao động ngành Công Thương.
Dữ liệu cá nhân bị xâm phạm: Tăng chế tài, bịt lỗ hổng

Dữ liệu cá nhân bị xâm phạm: Tăng chế tài, bịt lỗ hổng

Nhiều ý kiến đề xuất sửa Luật Bảo vệ dữ liệu cá nhân để bịt lỗ hổng pháp lý, tăng hiệu lực chế tài và đảm bảo quyền cá nhân trong chuyển đổi số.
Bộ Ngoại giao thông tin về đề xuất nối lại đàm phán Nga - Ukraine

Bộ Ngoại giao thông tin về đề xuất nối lại đàm phán Nga - Ukraine

Người phát ngôn Bộ Ngoại giao cho biết, Việt Nam hoan nghênh đề xuất ngày 11/5 vừa qua của Tổng thống Nga V. Putin về nối lại đàm phán trực tiếp với Ukraine.
Thủ tướng yêu cầu sớm ổn định hoạt động sau khi sáp nhập Thái Bình, Hưng Yên

Thủ tướng yêu cầu sớm ổn định hoạt động sau khi sáp nhập Thái Bình, Hưng Yên

Thái Bình sáp nhập cùng Hưng Yên sẽ tạo không gian, động lực phát triển mới, Thủ tướng yêu cầu sớm ổn định hoạt động các cơ quan sau sáp nhập.
Sớm thể chế ưu đãi thuế theo tinh thần Nghị quyết 68

Sớm thể chế ưu đãi thuế theo tinh thần Nghị quyết 68

Đại biểu Quốc hội đề xuất sớm thể chế hóa ưu đãi thuế theo tinh thần Nghị quyết 68, áp dụng từ 01/10/2025 để thúc đẩy đổi mới sáng tạo, phục hồi tăng trưởng.

Tin cùng chuyên mục

Thủ tướng: Phấn đấu hoàn thành cao tốc qua Nam Định, Thái Bình trong năm 2026

Thủ tướng: Phấn đấu hoàn thành cao tốc qua Nam Định, Thái Bình trong năm 2026

Thủ tướng đề nghị rút ngắn thời gian thi công dự án cao tốc qua Nam Định, Thái Bình, phấn đấu vượt tiến độ ít nhất 6 tháng, hoàn thành trong năm 2026.
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: Kỳ vọng Bắc Ninh viết nên kỳ tích sông Cầu

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng: Kỳ vọng Bắc Ninh viết nên kỳ tích sông Cầu

Tại Hội nghị gặp mặt doanh nghiệp tư nhân lĩnh vực khoa học công nghệ tại Bắc Ninh, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng kỳ vọng Bắc Ninh sẽ viết nên kỳ tích sông Cầu.
Thủ tướng Thái Lan sắp thăm chính thức Việt Nam

Thủ tướng Thái Lan sắp thăm chính thức Việt Nam

Nhận lời mời của Thủ tướng Phạm Minh Chính, từ ngày 15-16/5, Thủ tướng Thái Lan thăm chính thức Việt Nam và đồng chủ trì Kỳ họp lần thứ 4 Nội các chung 2 nước.
Đại biểu Quốc hội đề nghị không tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo doanh thu

Đại biểu Quốc hội đề nghị không tính thuế thu nhập doanh nghiệp theo doanh thu

Đại biểu Quốc hội đề xuất nhiều nội dung sửa đổi Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, nhấn mạnh yêu cầu miễn giảm thuế cho R&D, báo chí, khởi nghiệp, chuyển đổi số.
Đề xuất rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội và HĐND trước 3 tháng để kiện toàn bộ máy

Đề xuất rút ngắn nhiệm kỳ Quốc hội và HĐND trước 3 tháng để kiện toàn bộ máy

Đề xuất rút ngắn 3 tháng nhiệm kỳ Quốc hội và Hội đồng nhân dân nhằm đảm bảo tính liên thông, đồng bộ trong bố trí nhân sự sau Đại hội XIV.
Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: Siết lỗ giả, chống chuyển giá

Sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp: Siết lỗ giả, chống chuyển giá

Ủy ban Thường vụ Quốc hội trình sửa Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp, tăng ưu đãi cho đổi mới sáng tạo, siết gian lận thuế, tránh ưu đãi tràn lan.
Nhân sự tuần qua: Bổ nhiệm lãnh đạo Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Hậu Giang

Nhân sự tuần qua: Bổ nhiệm lãnh đạo Chi cục Quản lý thị trường tỉnh Hậu Giang

Về thông tin nhân sự tuần qua (từ ngày 5 - 10/5), Sở Công Thương Hậu Giang tổ chức Lễ công bố các quyết định công tác cán bộ của Chi cục Quản lý thị trường.
Quốc hội xem xét sửa 47 điều trong Luật Bầu cử: Tăng trách nhiệm cho chính quyền hai cấp

Quốc hội xem xét sửa 47 điều trong Luật Bầu cử: Tăng trách nhiệm cho chính quyền hai cấp

Quốc hội nghe Tờ trình đề xuất sửa đổi, bổ sung 47 điều của Luật Bầu cử nhằm rút ngắn thời gian, tăng quyền cho địa phương, cụ thể hóa chính quyền hai cấp.
Tổng Bí thư: Hợp tác dầu khí là kết tinh trí tuệ Liên bang Nga và ý chí, khát vọng Việt Nam

Tổng Bí thư: Hợp tác dầu khí là kết tinh trí tuệ Liên bang Nga và ý chí, khát vọng Việt Nam

Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định luôn ủng hộ doanh nghiệp hai nước Việt Nam - Liên bang Nga mở rộng hợp tác trên cơ sở Đối tác chiến lược toàn diện.
Toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Động lực mới cho phát triển kinh tế

Toàn văn bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm: Động lực mới cho phát triển kinh tế

Báo Công Thương trân trọng giới thiệu bài viết "Động lực mới cho phát triển kinh tế" của Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm.
Thủ tướng nhắc nhiều địa phương chưa quyết liệt xóa nhà tạm

Thủ tướng nhắc nhiều địa phương chưa quyết liệt xóa nhà tạm

Thủ tướng Chính phủ đánh giá ở một số địa phương, ban chỉ đạo, người đứng đầu quyết tâm chưa cao, chưa quyết liệt trong xóa nhà tạm, nhà dột nát.
Thủ tướng: Cả nước đã xóa gần 209.000 căn nhà tạm

Thủ tướng: Cả nước đã xóa gần 209.000 căn nhà tạm

Thủ tướng nhấn mạnh, việc xoá nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước cho nhân dân là công việc rất nhân văn, ý nghĩa.
Thủ tướng yêu cầu

Thủ tướng yêu cầu '6 rõ' trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông

Thủ tướng yêu cầu Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm toàn diện về kỳ thi tốt nghiệp THPT trên địa bàn.
Thủ tướng chủ trì phiên họp thứ 4 về xóa nhà tạm, nhà dột nát

Thủ tướng chủ trì phiên họp thứ 4 về xóa nhà tạm, nhà dột nát

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp lần thứ 4 Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước.
Thủ tướng yêu cầu lựa chọn nhà đầu tư xứng tầm cho sân bay Gia Bình

Thủ tướng yêu cầu lựa chọn nhà đầu tư xứng tầm cho sân bay Gia Bình

Thủ tướng yêu cầu lựa chọn nhà đầu tư xứng tầm để triển khai hợp tác công tư, bảo đảm lợi ích quốc gia, phòng chống tiêu cực, tham nhũng, lãng phí.
Chính phủ tạo

Chính phủ tạo 'bệ phóng' cho tập đoàn tư nhân vươn tầm toàn cầu

Chính phủ đặt mục tiêu có 2 triệu doanh nghiệp và ít nhất 20 tập đoàn tư nhân có khả năng tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Chi tiết phương án sáp nhập tỉnh mới nhất

Chi tiết phương án sáp nhập tỉnh mới nhất

Chính phủ vừa ban hành các Nghị quyết về hồ sơ Đề án sắp xếp đơn vị hành chính cấp tỉnh (sáp nhập tỉnh) năm 2025.
Chủ tịch Quốc hội: Không điều chỉnh quy hoạch tùy tiện

Chủ tịch Quốc hội: Không điều chỉnh quy hoạch tùy tiện

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh quy hoạch phải minh bạch, đồng bộ, lấy ý kiến dân và giám sát chặt chẽ để không bị điều chỉnh tùy tiện.
Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Đại biểu Quốc hội đề xuất gì?

Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Đại biểu Quốc hội đề xuất gì?

Ủng hộ sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả theo định hướng linh hoạt, các đại biểu đề xuất mở rộng hỗ trợ doanh nghiệp địa phương.
Thủ tướng nhắc 10 địa phương cần khẩn trương gỡ vướng dự án cao tốc

Thủ tướng nhắc 10 địa phương cần khẩn trương gỡ vướng dự án cao tốc

Thủ tướng yêu cầu 10 địa phương làm cơ quan chủ quản dự án cao tốc đang còn vướng mắc cần có giải pháp, triển khai quyết liệt hơn.
Mobile VerionPhiên bản di động