CLICK VÀO ĐÂY ĐỂ THAM GIA CUỘC THI (ĐỢT 4 THÁNG 12)
Điểm mới trong Dự thảo Nghị định về cơ chế giá bán lẻ điện bình quân
Sản xuất công nghiệp phục hồi nhanh, tăng trưởng mạnh mẽ trong năm 2024
Thứ trưởng Phan Thị Thắng: Công tác phát triển thị trường châu Á - châu Phi phải trọng tâm, trọng điểm
Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Công tác quản lý nhà nước về xuất xứ hàng hóa năm 2024
Tiêu điểm
Cảnh giác tình trạng kẻ gian phá máy ATM để chiếm đoạt tiền ngân hàng
Doanh nghiệp công nghiệp nỗ lực trở lại 'đường băng' tăng trưởng
Thời điểm 'hội tụ' để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới
Ngành Lao động - Thương binh - Xã hội: Cần bảo đảm việc làm bền vững và sinh kế cho người dân
Kỳ vọng tăng trưởng nào cho nền kinh tế Việt Nam năm 2025?
Thái Bình: Công bố quyết định của Ban Bí thư Trung ương Đảng về công tác cán bộ
Bộ Công Thương lấy ý kiến góp ý Dự thảo Nghị định về cơ chế điều chỉnh giá điện bình quân
Bản tin quân sự thế giới ngày 27/12/2024: Trung Quốc giới thiệu máy bay chiến đấu thế hệ thứ 6
Chỉ thị của Bộ Công Thương về đẩy mạnh tiêu thụ nhiên liệu sinh học tại Việt Nam
Tái khởi động nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận - Bài 1: Người dân đồng thuận và mong chờ
Toàn cảnh Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 ngành Công Thương
PGS.TS. Lê Hải Bình: Vai trò của người đứng đầu trong giám sát, chống lãng phí không thể thiếu
Toàn cảnh Diễn đàn Bộ Công Thương chống lãng phí, khơi thông nguồn lực
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì hội nghị tổng kết Cục Công nghiệp năm 2024
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Đổi mới xây dựng thể chế, tạo đột phá của đột phá để ngành Công Thương vươn mình
Ngành Công Thương về đích năm 2024: Hàng loạt thành tích ấn tượng
Phát huy vai trò nhân dân trong đấu tranh chống buôn lậu, hàng giả, hàng kém chất lượng
Xây dựng Quân chủng Hải quân 'cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại'
Thời điểm 'hội tụ' để đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới
Phó Thủ tướng: Không 'đẽo cày giữa đường' khi làm đường sắt cao tốc Bắc - Nam
Phó Thủ tướng Hồ Đức Phớc: Khẩn trương tái cơ cấu, tạo 'sức sống mới' cho ngân hàng VDB
Thủ tướng: Kiên quyết thu hồi đất đối với doanh nghiệp nhà nước sử dụng không đúng mục đích
Chủ tịch nước Lương Cường tiếp Đại sứ các nước trình quốc thư
Kỳ vọng tăng trưởng nào cho nền kinh tế Việt Nam năm 2025?
Chùm ảnh hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’
Chuyên gia nêu biện pháp giảm phát thải khí nhà kính ngành Công Thương
Sáng mai (25/12), sẽ diễn ra Hội thảo ‘Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức’
Quản lý nhà nước ra sao đối với hiện tượng lan truyền tà đạo trên mạng?
TS. Nguyễn Minh Phong: Kết quả nổi bật của năm 2024 là dấu son lịch sử trong phát triển ngành Công Thương
Năm 2024, vượt qua nhiều khó khăn thách thức, kinh tế - xã hội đất nước đã có bước phát triển tích cực với nhiều điểm sáng. Đây cũng là năm mà ngành Công Thương Việt Nam đạt được nhiều thành tựu vượt bậc khi tiếp tục giữ vững vai trò là trụ cột của nền kinh tế.
Dưới sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự phối hợp kịp thời, hiệu quả của các bộ, ban, ngành Trung ương và các địa phương, ngành Công Thương đã chủ động, tích cực triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các giải pháp theo chức năng, nhiệm vụ được giao và đã đạt nhiều kết quả tích cực, toàn diện trên các mặt công tác.
2024 là năm mà ngành Công Thương Việt Nam đạt được nhiều thành tựu vượt bậc khi tiếp tục giữ vững vai trò là trụ cột của nền kinh tế. Ảnh: Cấn Dũng |
Ngành Công Thương đã tạo được sự đột phá trong công tác xây dựng và hoàn thiện thể chế, chính sách với hàng loạt luật, nghị định, thông tư được sửa đổi, bổ sung và ban hành mới, đặc biệt trong lĩnh vực năng lượng và công nghiệp; đồng thời, đã tập trung, nỗ lực tham mưu với cấp có thẩm quyền ban hành chủ trương tái khởi động dự án điện hạt nhân Ninh Thuận và cơ chế tháo gỡ vướng mắc, khó khăn cho các dự án điện năng lượng tái tạo, giúp khai thông các điểm nghẽn, tránh lãng phí nguồn lực xã hội.
Sản xuất công nghiệp phục hồi mạnh mẽ, tăng trưởng ngoạn mục 8,4% trong đó ngành chế biến chế tạo tăng gần 10%; thương mại điện tử vượt mốc 25 tỷ USD, tăng trưởng 20% so với năm 2023; kim ngạch xuất nhập khẩu đạt mốc lịch sử 800 tỷ USD, tăng 15% so với năm trước và vượt gần 3 lần kế hoạch được giao; cán cân thương mại ghi nhận năm thứ 9 liên tiếp xuất siêu ở mức cao đạt gần 25 tỷ USD; nguồn cung hàng hóa thiết yếu giữ ổn định và không bị đứt gãy; thị trường trong nước phát triển ổn định ở mức cao; công tác hội nhập kinh tế quốc tế được triển khai đồng bộ, hiệu quả…
Các chuyên gia đánh giá, đây là những con số ấn tượng và là những dấu son lịch sử phát triển ngành Công Thương nói riêng của nền kinh tế Việt Nam nói chung.
Trên cơ sở những thành tích ngành Công Thương đạt được năm 2024 đã tạo đà cho việc thực hiện mục tiêu năm 2025, trong đó, tập trung trung bứt tốc để thực hiện thành công kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2021 - 2025.
Truyền thông về thị trường carbon - 'chìa khóa' thúc đẩy nền kinh tế xanh
Sáng 25/12, tại Hà Nội, được sự chỉ đạo của Bộ Công Thương, Báo Công Thương đã tổ chức Hội thảo Thị trường carbon: Cơ hội và thách thức.
Phát biểu tại hội thảo, ông Nguyễn Tiến Cường - Phó Tổng Biên tập Báo Công Thương cho biết, những năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước, Chính phủ, sự vào cuộc quyết liệt của các bộ, ngành, địa phương, trong đó có Bộ Công Thương trong việc thực hiện nhiệm vụ thu hút đầu tư, phát triển kinh tế công nghiệp, thương mại với quan điểm “không đánh đổi môi trường lấy kinh tế”, tăng trưởng kinh tế của Việt Nam đã có bước phát triển vượt bậc. Đi cùng với đó, công tác bảo vệ môi trường cũng đạt được những kết quả khá tích cực.
Tại hội thảo các chuyên gia nhận định, thị trường carbon đang ngày càng trở nên phổ biến trên toàn cầu |
Tại hội thảo các chuyên gia nhận định, thị trường carbon đang ngày càng trở nên phổ biến trên toàn cầu. Để thúc đẩy doanh nghiệp tham gia tích cực vào thị trường này, vai trò của truyền thông là không thể thiếu. Truyền thông hiệu quả không chỉ giúp nâng cao nhận thức về biến đổi khí hậu và tầm quan trọng của việc giảm phát thải mà còn tạo ra một động lực mạnh mẽ để doanh nghiệp chuyển đổi sang nền kinh tế xanh.
Tại Bộ Công Thương, trong các chương trình, kế hoạch, cũng đã đưa ra các mục tiêu, giải pháp cụ thể gắn liền với nhiệm vụ chung của ngành. Đồng thời, tiếp tục rà soát, xây dựng các văn bản pháp luật, các quy định, tiêu chuẩn; tổ chức các hội thảo quán triệt, nâng cao nhận thức, hướng dẫn các doanh nghiệp thực hiện… đẩy mạnh công tác truyền thông.
Phát triển thị trường carbon là một trong những chìa khóa quan trọng để đạt được mục tiêu chuyển đổi xanh và bảo vệ môi trường. Thị trường này không chỉ giúp giảm phát thải khí nhà kính mà còn tạo ra nguồn tài chính cho các dự án bảo vệ môi trường, khuyến khích sự đổi mới công nghệ và nâng cao nhận thức cộng đồng.
Mặc dù đối mặt với nhiều thách thức, nhưng với sự hợp tác và cam kết của Chính phủ, doanh nghiệp và cộng đồng, thị trường carbon hứa hẹn sẽ là chìa khóa cho thành công trong quá trình chuyển đổi xanh.
Ngành Công Thương nỗ lực bứt phá, đóng góp toàn diện trong thành công chung của cả nước
Bản tin Chuyển động Công Thương ngày 25/12/2024 gồm các thông tin về thị trường, hoạt động thương mại đáng chú ý, với những nội dung chính sau đây:
Ngành Công Thương nỗ lực bứt phá, đóng góp toàn diện trong thành công chung của cả nước; Bộ Công Thương triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; Xây dựng chiến lược, nắm bắt thông tin để thúc đẩy xuất khẩu sang Mexico.
Ngành Công Thương nỗ lực bứt phá, đóng góp toàn diện trong thành công chung của cả nước
“Năm 2024, nước ta đạt và vượt toàn bộ 15/15 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội do Quốc hội đề ra. Tăng trưởng GDP năm 2024 ước đạt khoảng 7%, thuộc nhóm ít quốc gia đạt tốc độ tăng trưởng cao trong khu vực, thế giới và được các tổ chức quốc tế đánh giá cao. Trong thành công chung, có sự đóng góp hết sức quan trọng, toàn diện của ngành Công Thương”.
Đây là khẳng định của Phó Thủ tướng Chính phủ Bùi Thanh Sơn tại Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ ngành Công Thương năm 2025.
Chiều ngày 23/12, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ ngành Công Thương năm 2025.
Phát biểu chỉ đạo tại hội nghị, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đánh giá, ghi nhận và chúc mừng Lãnh đạo Bộ Công Thương, nguyên Lãnh đạo Bộ Công Thương, cùng toàn bộ cán bộ, công chức, viên chức ngành Công Thương trước các thành tích đạt được trong năm 2024.
Phó Thủ tướng đánh giá cao báo cáo tổng kết phong phú, đa dạng, xúc tích và toàn diện, chi tiết những kết quả đạt được năm 2024 của toàn ngành Công Thương. Đồng thời, Phó Thủ tướng đồng tình với các ý kiến đề xuất, đề nghị của các đại diện, đơn vị trong ngành và địa phương. Theo đó, Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Công Thương tiếp thu, hiện thực hoá trong kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm 2025.
Tiếp thu những phát biểu, chỉ đạo của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn, người đứng đầu ngành Công Thương - Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã cảm ơn những chỉ đạo sâu sắc của Phó Thủ tướng và cho biết, ngành Công Thương sẽ nỗ lực cao nhất để hoàn thành nhiệm vụ mà Chính phủ, nhân dân giao phó.
Trong bối cảnh toàn cầu đầy biến động với các vấn đề như chiến tranh thương mại, căng thẳng địa chính trị và thảm họa thiên tai liên tiếp đã gây ảnh hưởng không nhỏ đến nền kinh tế. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo của Chính phủ và sự nỗ lực của ngành, Việt Nam đã vững vàng vượt qua thử thách.
Cùng với cả nước, ngành Công Thương cũng đã nỗ lực phấn đấu, đạt được nhiều kết quả tích cực, toàn diện trên các mặt công tác, đóng góp quan trọng vào sự phát triển kinh tế đất nước.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên thẳng thắn nhìn nhận vẫn còn những tồn tại, hạn chế yếu kém và vấn đề đặt ra cho Ngành cần phải tập trung giải quyết. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trên có cả khách quan và chủ quan.
Để kịp thời khắc phục những tồn tại, hạn chế, tiếp tục đổi mới, nâng cao chất lượng công tác, hoàn thành tốt các mục tiêu, nhiệm vụ được giao; Ban cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ đề nghị các đơn vị trong toàn Ngành quán triệt, tiếp thu và triển khai thực hiện nghiêm túc, hiệu quả ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Chính phủ tại Hội nghị này; đồng thời, tập trung thực hiện tốt nhiều nội dung, giải pháp.
Nhìn về phía trước, dù còn nhiều khó khăn, ngành Công Thương vẫn có những cơ hội lớn để phát triển. Với quyết tâm đổi mới, sáng tạo và nỗ lực không ngừng nghỉ, ngành Công Thương sẽ tiếp tục là một trong những trụ cột quan trọng của nền kinh tế Việt Nam, góp phần tạo dựng nền tảng vững chắc cho sự phát triển bền vững trong những năm tới.
Bộ Công Thương triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
Ngành Công Thương chiếm tỷ trọng rất lớn của nền kinh tế, do đó nếu làm tốt nhiệm vụ tiết kiệm, chống lãng phí sẽ tạo nguồn lực khơi thông cho phát triển kinh tế đất nước. Thời gian qua, Bộ Công Thương đã nghiêm túc triển khai thực hiện thực hành tiết kiệm, chống lãng phí và đã đạt được kết quả bước đầu. Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh thực hiện nhiệm vụ này nhằm góp phần hoàn thành thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội.
Sáng 23/12 tại Hà Nội, Báo Công Thương tổ chức Diễn đàn Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển. Phát biểu khai mạc diễn đàn. Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Sinh Nhật Tân cho biết, là một bộ kinh tế đa ngành, Ban cán sự Đảng, Lãnh đạo và các công chức viên chức của Bộ Công Thương không chỉ bám sát và tuân thủ những chỉ đạo của Trung ương về phát triển kinh tế ngành mà còn nhận thức sâu sắc về quan điểm của chủ nghĩa Mác – Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh; đường lối chủ trương của Đảng, chính sách pháp luật của Nhà nước về công tác tiết kiệm, phòng chống lãng phí. Coi đây là nhiệm vụ thường xuyên, liên tục và có ý nghĩa hết sức quan trọng của ngành để nâng cao hiệu lực, hiệu quả chỉ đạo, điều hành, góp phần tạo nguồn lực cho phát triển kinh tế - xã hội.
Hàng năm, Bộ Công Thương đều ban hành và triển khai thực hiện hiệu quả Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Bộ Công Thương cũng đã tích cực, chủ động triển khai nhiều giải pháp phòng, chống lãnh phí, thực hành tiết kiệm.
Năm 2024, dưới sự chỉ đạo sát sao, quyết liệt của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, sự phối hợp kịp thời, hiệu quả của các Bộ, Ban, Ngành Trung ương và các địa phương, ngành Công Thương đã chủ động, tích cực triển khai thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các giải pháp theo chức năng, nhiệm vụ được giao và đã đạt nhiều kết quả tích cực, toàn diện trên các mặt công tác, đóng góp quan trọng vào những thành tựu chung của cả nước, góp phần chống lãng phí, khơi thông nguồn lực cho sự phát triển.
Mặc dù đã đạt kết quả bước đầu song Bộ Công Thương xác định phải tiếp tục đẩy mạnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Tại Diễn đàn, đại diện các Bộ, Ban ngành trung ương và địa phương, các chuyên gia, các hiệp hội và các doanh nghiệp sẽ tập trung phân tích, làm rõ thực trạng, thảo luận những khó khăn, vướng mắc; chia sẻ kinh nghiệm về lý luận cũng như thực tiễn; đề xuất các giải pháp thiết thực đẩy mạnh phòng chống lãng phí, tháo gỡ các điểm nghẽn cơ chế, chính sách, khơi thông các nguồn lực, tạo sự phát triển đột phá của ngành Công Thương trong kỷ nguyên mới - kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam.
Thông qua diễn đàn đã góp phần quán triệt và lan tỏa những chỉ đạo, thông điệp mạnh mẽ và đổi mới của Tổng Bí thư Tô Lâm về chống lãng phí; đồng thời giúp Bộ Công Thương nói riêng và các Bộ ngành, địa phương nói chung tiếp tục hoàn thiện các cơ chế, chính sách, nâng cao hiệu quả trong công tác phòng chống lãng phí, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế xã hội trong thời gian tới.
Xây dựng chiến lược, nắm bắt thông tin để thúc đẩy xuất khẩu sang Mexico
Mexico hiện là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latinh và Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 8 của Mexico tại khu vực Đông Nam Á. |
Mexico hiện là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latinh và Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 8 của Mexico tại khu vực Đông Nam Á.
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang rất quan tâm tới việc tăng cường trao đổi thương mại với thị trường Mexico giàu tiềm năng. Đây là thị trường dễ tính với dân số đông, sức tiêu thụ mạnh. Mặt khác, thị phần hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tại Mexico mới chỉ đạt con số khiêm tốn khoảng 1,3% nên vẫn còn nhiều dư địa để tiếp tục tăng trưởng.
Những năm qua, quan hệ kinh tế, thương mại giữa Việt Nam và Mexico không ngừng được mở rộng, phát triển; đặc biệt kể từ khi Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) được ký kết và đi vào hiệu lực kể từ đầu năm 2019.
Là nền kinh tế phát triển năng động, Mexico đang dần trở thành khu vực thị trường hấp dẫn đối với cả thế giới, trong đó có Việt Nam. Song song đó, Việt Nam cũng trở thành một thị trường mới nổi được các doanh nghiệp Mexico ngày càng quan tâm. Hiện nay, Mexico là đối tác thương mại lớn thứ hai của Việt Nam tại khu vực Mỹ Latinh và Việt Nam là đối tác thương mại lớn thứ 8 của Mexico tại khu vực châu Á.
Với lợi thế đều là thành viên CPTPP, Mexico đã cam kết xóa bỏ 77% số dòng thuế ngay, tương đương 36,5% kim ngạch nhập khẩu từ Việt Nam và sẽ xóa bỏ thuế quan đối với 98% số dòng thuế vào năm thứ 10 kể từ khi Hiệp định có hiệu lực.
Nhờ đó, các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam như thủy sản, cà phê, cao su, điện thoại và linh kiện, phụ tùng ô tô vào Mexico thời gian gần đây đạt mức tăng trưởng khá cao từ 27-65%.
Theo số liệu thống kê của Tổng cục Hải quan Việt Nam, năm 2023, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Mexico đạt hơn 10 tỷ USD. Theo số liệu của Hải quan Mexico, 10 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Mexico đạt mức 10 tỷ USD (tăng hơn 30% so với cùng kỳ năm ngoái).
Hiện nay, nhiều doanh nghiệp Việt Nam đang rất quan tâm tới việc tăng cường trao đổi thương mại với thị trường Mexico giàu tiềm năng. Đây là thị trường dễ tính với dân số đông, sức tiêu thụ mạnh. Mặt khác, thị phần hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam tại Mexico mới chỉ đạt con số khiêm tốn khoảng 1,3% nên vẫn còn nhiều dư địa để tiếp tục tăng trưởng.
Cơ hội, tiềm năng là vậy, song để tận dụng hiệu quả Hiệp định CPTPP mang lại, điều tiên quyết là tiếp cận thị trường doanh nghiệp cần tìm hiểu thị trường để đánh giá nhu cầu đối với sản phẩm, xác định lợi thế cạnh tranh, nắm vững những ưu đãi mà sản phẩm Việt Nam được hưởng tại thị trường xuất khẩu.
Ngoài điều kiện tiếp cận thị trường thuận lợi, bản thân doanh nghiệp đóng vai trò rất quan trọng. Tuy nhiên, nhiều doanh nghiệp chưa chủ động nghiên cứu, tìm kiếm thông tin thị trường, kể cả những thông tin cơ bản nhất. Hơn nữa, một số doanh nghiệp Việt Nam có sản phẩm tốt nhưng không có phương pháp tiếp cận thị trường. Cùng đó, hạn chế trong việc tìm kiếm và phân tích thông tin một cách có hệ thống từ các nguồn nước ngoài cũng như không nắm bắt về các tiêu chuẩn thị trường khiến doanh nghiệp để lỡ cơ hội có thể kết nối được đối tác mua hàng tiềm năng.
Bên cạnh đó, Mexico kết nối giữa Đại Tây Dương và châu Á-Thái Bình Dương, có bờ biển dài nên rất thuận lợi cho giao thương và vận chuyển hàng hoá bằng đường biển. Để đạt được hiệu quả kinh tế trong giao thương hàng hoá, các doanh nghiệp cần tối ưu hóa chi phí logistics bằng cách sử dụng chuỗi dịch vụ logistics tích hợp: khai báo hải quan, vận chuyển nội địa, vận chuyển quốc tế, kho bãi...
Đồng thời, tối ưu vận tải, sử dụng container nhập hàng để đóng hàng xuất khẩu giúp doanh nghiệp giảm 50% chi phí vận chuyển nội địa; sử dụng container nhập hàng để đóng hàng xuất khẩu giúp doanh nghiệp tiết kiệm thời gian nâng cao năng lực sản xuất.
Thực tế cho thấy, tăng trưởng xuất khẩu của Việt Nam sang Mexico sau khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực đạt được nhiều kết quả rất tích cực và ngoài điều kiện tiếp cận thị trường thuận lợi, nhiều doanh nghiệp cũng đã hết sức nỗ lực.
Tuy nhiên không phải doanh nghiệp nào cũng đạt được trình độ và hiệu quả cao khi xuất khẩu sang thị trường này, bởi một số đơn vị không nắm được khách hàng, kể cả những thông tin cơ bản nhất thậm chí có thể tự tìm kiếm được.
Mặt khác, một số doanh nghiệp Việt Nam có sản phẩm tốt nhưng không quen phương pháp tiếp cận thị trường và phương pháp tìm kiếm thông tin trên thị trường ấy.
Trong bối cảnh cạnh tranh toàn cầu ngày càng khốc liệt, các doanh nghiệp Việt cần có chiến lược xúc tiến thương mại bài bản, tận dụng công nghệ để tối ưu chu trình sản xuất, kiểm soát chặt chẽ chất lượng sản phẩm và xây dựng liên kết thị trường. Đồng thời, cần nghiên cứu kỹ lưỡng về thị hiếu và xu hướng tiêu dùng tại thị trường Mexico để nâng cao giá trị thương hiệu và mở rộng thị phần hàng Việt.
Giám đốc Sở Công Thương Hải Phòng: Bộ Công Thương đã hỗ trợ Hải Phòng tiếp cận các thị trường quốc tế
Tại Hội nghị Tổng kết năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành Công Thương, ông Nguyễn Văn Thành, Giám đốc Sở Công Thương Hải Phòng cho biết, năm 2024, Hải Phòng đã đạt được nhiều kết quả tăng trưởng đáng ghi nhận. Trong đó, ngành công nghiệp chế biến chế tạo tăng trưởng cao, xuất nhập khẩu giữ đà tăng trưởng tích cực, thu hút FDI là điểm sáng…Theo ông Nguyễn Văn Thành, để đạt được kết quả này là bởi địa phương này được sự giúp đỡ của bộ ban ngành Trung ương đặc biệt là Bộ Công Thương đã hỗ trợ Hải Phòng tiếp cận các thị trường quốc tế.
Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn: Ngành Công Thương có thể tự hào về thành quả sau 1 năm đầy khó khăn
Chiều ngày 23/12, tại Hội nghị Tổng kết năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành Công Thương, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn đã có những phát biểu chỉ đạo quan trọng, ghi nhận và chúc mừng những thành tích mà ngành Công Thương đạt được trong năm 2024.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn (bên trái) tham dự Hội nghị Tổng kết năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của ngành Công Thương |
Phó Thủ tướng đánh giá cao báo cáo tổng kết của Bộ Công Thương, đặc biệt là những kết quả nổi bật trong công tác xây dựng thể chế, quản lý nhà nước và phát triển sản xuất, kinh doanh, đồng thời yêu cầu Bộ Công Thương tiếp thu và hiện thực hóa các đề xuất này trong kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm 2025.
Trong phát biểu của mình, Phó Thủ tướng nhấn mạnh, năm 2024 là một năm đầy thách thức đối với nền kinh tế Việt Nam. Các yếu tố tác động chính đến sự phát triển bao gồm sự cạnh tranh chiến lược của các quốc gia lớn, phục hồi kinh tế thế giới chậm, những vấn đề an ninh phi truyền thống như biến đổi khí hậu, và quá trình phục hồi hậu đại dịch Covid-19. Tuy nhiên, dưới sự lãnh đạo quyết liệt của Đảng, Quốc hội, Chính phủ và sự đồng lòng của các bộ, ngành, cộng đồng doanh nghiệp và người dân, đất nước đã đạt được những kết quả tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội.