CLICK VÀO ĐÂY ĐỂ THAM GIA CUỘC THI (ĐỢT 3 THÁNG 11)
[TRỰC TIẾP]: Quốc hội thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) chiều ngày 27/11/2024
Trình Quốc hội tái khởi động Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
Thủ tướng Chính phủ đồng ý phương án nghỉ Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025 9 ngày liên tục
Mặt hàng phân bón và máy nông nghiệp chính thức chịu thuế VAT 5%
Tiêu điểm
Bắt Cục trưởng Cục Hải quan Hà Nam Ninh về tội nhận hối lộ
Đề xuất bỏ quy định đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với điều hòa nhiệt độ
Sản xuất công nghiệp tiếp đà đi lên, tạo lực đẩy tăng tốc về đích
EVN và NSMO 'bắt tay' vận hành hệ thống điện và thị trường điện quốc gia
Quy định mới nhất về vận hành thị trường bán buôn điện cạnh tranh
Tọa đàm 'Những kết quả từ FTAP: Địa phương, doanh nghiệp nhận được những lợi ích gì?'
Chiến sự Trung Đông: Israel và Hezbollah chính thức đạt thỏa thuận ngừng bắn
Đề xuất tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng lên 75%
4 ngày nữa, chính sách giảm lệ phí trước bạ cho ô tô sản xuất trong nước hết hiệu lực
Lào Cai: Công ty Phú Hưng bị cưỡng chế thuế, trích tiền từ tài khoản ngân hàng
Từ thông điệp của Tổng Bí thư: Quyết liệt chống lãng phí, tiêu cực trong kinh doanh xăng dầu - Bài 4
Đổi mới mạnh mẽ công tác xây dựng, hoàn thiện và thực thi pháp luật về phòng chống lãng phí
Longform | Từ chuyện ‘sức nước ngàn năm’ đến kỷ nguyên vươn mình của hàng hoá Việt – Bài 4
Bộ trưởng Bộ Công Thương giải trình, làm rõ về Luật Hóa chất (sửa đổi)
Thư chúc mừng của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nhân Ngày truyền thống ngành Thanh tra Việt Nam (23/11)
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên hoan nghênh doanh nghiệp Malaysia hợp tác phát triển điện gió, phục vụ xuất khẩu điện xanh
Đảng bộ Tổng công ty Điện lực – TKV: Phát huy vai trò lãnh đạo thống nhất, toàn diện
Giá trị trường tồn của tư tưởng Hồ Chí Minh: Từ bình dân học vụ đến bình dân học vụ số
Đề xuất bỏ quy định đánh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với điều hòa nhiệt độ
Quốc hội thông qua Nghị quyết về Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy
Quốc hội thông qua Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế
Đề xuất tăng mức hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng lên 75%
Thủ tướng Phạm Minh Chính: Khuyến khích doanh nghiệp Hoa Kỳ đầu tư vào ngành bán dẫn, năng lượng tái tạo, logistics
Bộ Công Thương ban hành công điện về chủ động ứng phó, khắc phục nhanh hậu quả mưa lũ ở Trung Bộ
Từ ‘cơn sốt’ vé ‘Anh trai vượt ngàn chông gai’: Âm nhạc chất lượng sẽ thắng trên ‘sân nhà’
Để ngành công nghiệp ô tô Việt Nam hòa vào 'dòng chảy' cung ứng toàn cầu
'Dẹp loạn' quảng cáo sai sự thật: 'Cuộc chiến' chưa hồi kết trên không gian mạng
Thành phố Hà Nội sẽ làm gì để chống “mùa” bụi mịn?
Tọa đàm 'Những kết quả từ FTAP: Địa phương, doanh nghiệp nhận được những lợi ích gì?'
Chiều nay 27/11, Báo Công Thương sẽ tổ chức tọa đàm trực tiếp 'Những kết quả từ FTAP: Địa phương, doanh nghiệp nhận được những lợi ích gì?'.
Cổng thông tin điện tử Hiệp định Thương mại tự do của Việt Nam (Vietnam FTA Portal, gọi tắt là Cổng FTAP tại địa chỉ fta.gov.vn) được ví như một công cụ tra cứu các cam kết về Hiệp định thương mại tự do (FTA) và các thông tin liên quan một cách thông minh, tiên tiến, có ý nghĩa rất lớn trong việc giúp cộng đồng doanh nghiệp và người dân tận dụng tối đa cơ hội từ các FTA mà Việt Nam đã tham gia.
Cùng đó, sự ra đời của Cổng FTAP cũng đã gửi đi thông điệp quan trọng về quyết tâm của Chính phủ Việt Nam trong việc thực thi các FTA một cách hiệu quả nhất thông qua các tính năng quan trọng.
Cổng thông tin FTAP lấy doanh nghiệp và người dân làm trọng tâm để thực hiện các mục tiêu chính là nâng cao chất lượng, hiệu quả thực thi các FTA của Việt Nam |
FTAP lấy doanh nghiệp và người dân làm trọng tâm để thực hiện các mục tiêu chính là nâng cao chất lượng, hiệu quả thực thi các FTA của Việt Nam, từ đó đẩy mạnh quá trình hội nhập kinh tế quốc tế và khẳng định vai trò quan trọng của Việt Nam trong hệ thống thương mại toàn cầu; hiện thực hóa và tận dụng tối đa lợi ích của các FTA; đảm bảo hiệu suất và hiệu quả trong việc tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, giải thích của cơ quan nhà nước tới doanh nghiệp và người dân về những cam kết của Việt Nam trong các FTA.
Sau gần 4 năm đi vào hoạt động, Cổng FTAP đã trở thành một “địa chỉ đỏ” cung cấp thông tin hữu ích về các FTA, được người dân, doanh nghiệp tìm kiếm và quan tâm hàng đầu. Cổng FTAP được đánh giá là một trong những giải pháp hữu hiệu, một cách thức mới nâng cao hiệu quả tuyên truyền, phổ biến các FTA.
Từ thực tiễn này, để lãm rõ hơn những lợi ích do FTAP mang lại cho người dân, doanh nghiệp, địa phương, ngành hàng, Báo Công Thương sẽ tổ chức tọa đàm trực tiếp với chủ đề "Những kết quả từ FTAP: Địa phương, doanh nghiệp nhận được những lợi ích gì?" với sự tham dự của các vị khách mời:
- Ông Ngô Chung Khanh - Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại và đa biên, Bộ Công Thương
- Bà Phan Thị Thanh Xuân - Phó Chủ tịch kiêm Tổng Thư ký Hiệp hội Da - Giày - Túi xách Việt Nam
- Ông Nguyễn Đình Chiến - Phó Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Yên Bái
[TRỰC TIẾP]: Quốc hội thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) chiều ngày 27/11/2024
Sáng 27/11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XV, Quốc hội họp phiên toàn thể ở hội trường, biểu quyết thông qua các nội dung: Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Bảo hiểm y tế; Nghị quyết về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia phòng, chống ma túy đến năm 2030. Tiếp theo, Quốc hội thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).
LIVE: Tọa đàm 'Xây dựng và phát triển hạ tầng thương mại đồng bộ, hiện đại, hiệu quả: Đâu là giải pháp?'
"Kiềng 3 chân" trong tăng trưởng kinh tế có điểm tên thị trường nội địa. Theo số liệu của Bộ Công Thương, tính đến hết quý III/2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 8,8% so với cùng kỳ năm trước, đây là mức tăng cao nhất kể từ đầu năm đến nay.
Hạ tầng thương mại ổn định và phát triển đã và đang góp phần quan trọng trong việc thay đổi diện mạo đô thị, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của người dân với nhiều loại hàng hóa đa dạng, bảo đảm chất lượng và phương thức phục vụ được nâng dần theo hướng hiện đại, văn minh; thúc đẩy tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ. Đặc biệt, sự kết hợp giữa thương mại truyền thống và thương mại hiện đại ngày càng phát triển mạnh đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng ngành thương mại.
Mặc dù vậy, việc thu hút đầu tư, phát triển hạ tầng thương mại vẫn còn nhiều khó khăn. Tại nhiều địa phương, các trung tâm thương mại, siêu thị, cửa hàng tiện ích phân bố không đều, tập trung chủ yếu tại khu vực thành phố và thị trấn.
Trong Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương giai đoạn đến năm 2030 cũng đã nêu rõ mục tiêu: Xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại trong nước đồng bộ, hiện đại. Thực hiện chuyển dịch mạnh mẽ hệ thống phân phối sang các loại hình phân phối hiện đại, ưu tiên hiện đại hóa hệ thống phân phối ở vùng nông thôn, miền núi; khuyến khích doanh nghiệp, hợp tác xã thương mại, hộ kinh doanh đổi mới phương thức hoạt động theo hướng hiện đại, chuyên nghiệp.
Phấn đấu đến năm 2030, tỷ lệ hàng hóa phân phối qua hệ thống bán lẻ hiện đại chiếm khoảng 38 - 42%; tỷ lệ hàng hóa phân phối qua các kênh thương mại điện tử chiếm khoảng 10,5 - 11%; tỷ trọng bán lẻ hàng hóa của khu vực kinh tế trong nước chiếm khoảng 85% và khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) chiếm khoảng 15%.
Để làm rõ hơn về những tồn tại, đồng thời cùng nhau bàn thảo các giải pháp nhằm xây dựng và phát triển hệ thống kết cấu hạ tầng thương mại, từ đó thúc đẩy dòng chảy hàng hóa trong bối cảnh mới, đặc biệt là để đạt được mục tiêu như Đề án đặt ra, Báo Công Thương tổ chức Chương trình Chính sách và Đối thoại với chủ đề: Xây dựng và phát triển hạ tầng thương mại đồng bộ, hiện đại, hiệu quả: Đâu là giải pháp?
Tọa đàm "Xây dựng và phát triển hạ tầng thương mại đồng bộ, hiện đại, hiệu quả: Đâu là giải pháp?" được Báo Công Thương tổ chức ngày 26/11. |
Các vị khách mời, diễn giả tham gia Tọa đàm bao gồm:
Ông Bùi Nguyễn Anh Tuấn - Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường trong nước (Bộ Công Thương)
Bà Nguyễn Kiều Oanh – Phó Giám đốc Phụ trách Sở Công Thương Hà Nội
TS. Nguyễn Quốc Việt - Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách Việt Nam (VEPR)
Bà Phạm Thị Thùy Linh - Giám đốc Đối ngoại và Đầu tư, Tập đoàn Central Retail Việt Nam.
Nội dung buổi tọa đàm được phát trực tiếp trên Báo Công Thương điện tử tại địa chỉ congthuong.vn và các nền tảng mạng xã hội fanpage, youtube, tiktok…của Báo.
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 26/11: Nga bắt gọn cựu binh Anh ở Ukraine; Kiev mổ xẻ đầu đạn tên lửa Oreshnik
Nga bắt giữ cựu binh sĩ quân đội Anh "chiến đấu cho Ukraine" tại tỉnh Kursk
Tối 24/11, truyền thông Anh đưa tin về việc một cựu binh sỹ quân đội Anh chiến đấu cho Ukraine vừa bị Nga bắt giữ tại tỉnh Kursk của Nga.
Trên một đoạn video trên nền tảng Telegram, một người đàn ông mặc quân phục dã chiến và nói giọng Anh tự nhận mình là James Scott Rhys Anderson, 22 tuổi, đến từ Anh.
Người này cho biết từng phục vụ trong Lục quân Anh từ năm 2019 đến năm 2023, cấp bậc binh nhì, Đơn vị số 252, Trung đoàn Tín hiệu số 22, Lữ đoàn Tín hiệu số 1. Sau khi giải ngũ, Anderson đã gia nhập Quân đoàn quốc tế Ukraine.
Cũng trong đoạn video, cựu binh sĩ Anh mô tả anh đã bay từ Anh sang thành phố Krakow của Ba Lan, sau đó đi đường bộ đến thành phố Lvov của Ukraine.
Mục đích của Nga là chặn quân đội Ukraine tăng viện cho mặt trận Kurakhove. Ảnh: Theo Topcor.ru |
Quân đoàn Quốc tế Ukraine được thành lập năm 2022, chuyên tuyển dụng các tình nguyện viên nước ngoài để chiến đấu chống lại Nga.
Mới đây, trang mạng quân sự của Nga dẫn nguồn tin cho biết kể từ đầu tháng 11, hơn 200 lính đánh thuê nước ngoài thuộc Các Lực lượng Vũ trang Ukraine (VSU) đã bị tiêu diệt ở tỉnh Kursk.
Trong số những người thiệt mạng có công dân Ba Lan, Estonia, Mỹ, Đức và Anh. Những lính đánh thuê còn lại đang bị bao vây và cố sơ tán khỏi khu vực chiến đấu.
Để đảm bảo hành lang rút những người bị thương, VSU đã điều động lực lượng dự bị, gồm các đơn vị của Trung đoàn 756 Lực lượng bảo vệ đường sắt hậu phương.
Tuy nhiên, tin cho biết các nỗ lực giải tỏa vòng vây đã thất bại. Quân tiếp viện chịu tổn thất đáng kể và không thể hoàn thành nhiệm vụ của mình. Lính đánh thuê đang bị tổn thất nặng nề trong nỗ lực thoát ra khỏi cái gọi là “nồi hầm” do quân đội Nga tạo ra.
Hơn 1.000 quân Ukraine đã rơi vào vòng vây ở Kurakhove
Theo Topcor.ru, trận Kurakhove sắp kết thúc, khi phần lớn thành phố pháo đài này của Ukraine đã bị Quân đội Nga kiểm soát. Điều đáng chú ý là Quân đội Nga không tấn công trực diện vào Kurakhove, mà tiến lên trên một mặt trận rất rộng, bao gồm tổ chức bao vây ba mặt với toàn bộ khu vực Kurakhove.
Trước đó, quân đội Nga đã chiếm làng Dalney, nằm trên trục đường từ Uspenivka đi Kurakhove, trực tiếp cắt đứt trục phòng thủ phía nam của thành phố Kurakhove, nối tuyến phòng thủ dọc sông Sukhi Yaly với Kurakhove. Như vậy hai bên sẽ không thể hỗ trợ cho nhau.
Sau khi tổ chức bao vây thành công, quân đội Nga sử dụng hỏa lực pháo binh, không quân, UAV FPV, cùng với lực lượng xung kích, kiên trì tiến lên trong những trận đánh ác liệt ở phía đông thành phố Kurakhove. Còn quân đội Ukraine cũng tận dụng thế đứng chưa ổn định của quân đội Nga, để đưa thêm quân tới Kurakhove.
Kênh Rybar đưa tin, quân đội Nga đã đẩy lùi 3 đơn vị chiến đấu cấp lữ đoàn của Ukraine, đồng thời cuộc phản công của Lữ đoàn cơ động số 46 từ trong thành phố Kurakhove của Ukraine cũng bị đẩy lùi.
Lực lượng pháo binh và không quân Nga kiểm soát mọi con đường vào khu vực Kurakhove bất cứ lúc nào và tiến hành các cuộc ném bom dữ dội vào quân đội Ukraine. Trong thành phố, Lữ đoàn 5 của Tập đoàn quân 51 thuộc Cụm Vostok đã treo cờ Nga ở nhiều khu vực.
Cụm quân Vostok của Nga, đơn vị đảm nhiệm tiến công ở hướng phía đông và phía nam Kurakhove, đã sử dụng chiến thuật nghi binh, để tiến hành các cuộc tấn công ở những nơi không ngờ tới, và tốc độ tiến công của cụm quân này vượt quá sức tưởng tượng của bộ chỉ huy quân đội Ukraine.
Với các trận đánh trong đô thị, quân đội Nga tích cực sử dụng UAV trinh sát tầm trung, gắn camera hồng ngoại có độ phân giải cao. Sau khi phát hiện quân Ukraine ẩn náu trong các tòa nhà, hay cánh rừng, họ sử dụng UAV FPV và hỏa lực pháo binh để thực hiện các vụ tấn công hỏa lực dữ dội, sau đó đội xung kích tiến lên, tiêu diệt hoàn toàn lực lượng Ukraine.
Theo tin tức mới nhất từ Military Chronicle, quân đội Ukraine đã rút lui từ trung tâm Kurakhove về khu công nghiệp phía tây trong đêm. Hàng trăm binh sĩ Ukraine đang chen chúc trong một khu vực chật hẹp rộng khoảng 2 km2 nếu quân đội Ukraine không chịu đầu hàng, họ có thể bị hỏa lực của Quân đội Nga tiêu diệt hoàn toàn.
Kênh Deep State báo cáo chuyên sâu từ các nguồn tin Ukraine, vòng vây của quân đội Nga ở Kulakhove sắp bị đóng. Cánh phía nam Uspenivka của quân đội Nga cách cánh phía bắc Trudove khoảng 3 km. Quân Ukraine đang cố gắng rút lui, nhưng đã quá muộn để thoát khỏi vòng vây của Nga.
Quân đội Nga vẫn còn khoảng 4 km nữa mới đóng vòng vây, điều này cũng có thể thấy được qua tốc độ tiến quân rất nhanh. Các hoạt động chiến thuật của quân đội Nga ở Kurakhove được gọi là chiến thuật "săn sói". Tình hình đang phát triển theo chiều hướng ngày càng bất lợi cho Ukraine, hơn 1.000 binh sĩ Ukraine gần Kurakhove sắp bị Nga bao vây.
Ukraine công bố ảnh đầu đạn tên lửa Oreshnik
Cơ quan An ninh nước này (SBU) hôm 24/11 đã công bố những hình ảnh đầu tiên về đầu đạn của tên lửa Oreshnik, loại khí tài gần đây được phía Nga sử dụng để tập kích thành phố Dnipro.
“Đây là lần đầu mảnh vỡ của loại tên lửa này được phát hiện trên lãnh thổ Ukraine”, một chuyên gia quân sự giấu tên của SBU nói với tờ RBC Ukraine.
Dự kiến, những đầu đạn trên trong thời gian tới sẽ được chuyển giao cho giới chuyên gia quân sự Ukraine, để tiến hành giải mã loại vũ khí mới này của Nga.
Trước đó vào hôm 21/11, giới lãnh đạo Nga tuyên bố tên lửa Oreshnik là loại vũ khí mới, và vụ phóng tên lửa Oreshnik vào thành phố Dnipro là “cuộc thử nghiệm chiến đấu” thành công. Tên lửa bay với vận tốc 2,5-3 km/giây, tức gấp 10 lần tốc độ âm thanh.
Thái Bình: Vì sao Bí thư xã Phú Xuân chỉ đạo hết trách nhiệm, nhà xưởng sai phép vẫn tồn tại?
Ngày 30/10, Báo Công Thương đã có bài phản ánh về tình trạng nhiều nhà xưởng, nhà dân được xây mới, mọc lên hàng loạt từ nhiều năm trước cho đến nay dọc đường ven khu đô thị Kỳ Đồng thuộc thôn Vĩnh Gia – xã Phú Xuân, TP Thái Bình. Thậm chí, có những công trình nhà xưởng được xây lên ngay dưới hành lang lưới điện cao thế. Đáng chú ý, theo lãnh đạo UBND xã Phú Xuân hiện tại cho biết, nhiều công trình được xây dựng trái phép nằm trong giai đoạn những năm 2020.
Ngày 13/11, trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, ông Nguyễn Văn Thái hiện là Bí thư Đảng ủy xã Phú Xuân (Chủ tịch xã Phú Xuân giai đoạn năm 2020 - 2021) khẳng định: Chúng tôi đã thường xuyên chỉ đạo, đôn đốc, hết trách nhiệm song đây là những vi phạm tồn tại cách đây nhiều năm. Theo đó, mặc dù đã phát hiện vi phạm nhưng việc xử lý chưa triệt để vì nhiều lý do.
Đồng thời, ông Nguyễn Văn Thái cũng cho biết, thời điểm đó lãnh đạo UBND xã đã chỉ đạo lập biên bản, xử phạt hành chính đầy đủ nhưng việc xử lý cũng do nhiều yếu tố. Ngoài ra, ông Thái còn cho rằng để xử lý dứt điểm triệt để thì cần phải có sự can thiệp của cơ quan quản lý cấp cao, phía xã đã làm hết nhiệm vụ được giao.
Nhiều nhà xưởng tại xã Phú Xuân - TP Thái Bình vẫn ngang nhiên xây dựng, hoạt động trái phép. Ảnh: Thái Sơn. |
Tuy nhiên, theo ghi nhận thực tế của Báo Công Thương, trái ngược với lời khẳng định của lãnh đạo xã Phú Xuân cho thấy nhiều công trình nhà xưởng được xây dựng từ những năm trước vẫn ngang nhiên tồn tại. Thậm chí, theo phản ánh, dù không được chấp thuận, phê duyệt chủ trương đầu tư, chuyển đổi mục đích sử dụng đất nông nghiệp sang sản xuất kinh doanh nhưng nhiều tổ chức, cá nhân đã “công khai” “hô biến” một loạt diện tích đất nông nghiệp ven khu đô thị Kỳ Đồng thuộc thôn Vĩnh Gia, xã Phú Xuân, thành phố Thái Bình thành nhà xưởng, kho bãi, nhà hàng trái phép suốt một thời gian dài như “chưa hề có kiểm tra, xử lý” cụ thể có thể kể đến như: Nhà hàng Cao Lương Đỏ, Rơm Vàng, trang trại Vĩnh Gia, tổng kho cơm hộp Vân Tiến…và nhiều cơ sở kinh doanh dọc 2 bên đô thị Kỳ Đồng và tuyến đường tránh S1. Đáng chú ý, một số nhà xưởng, cơ sở kinh doanh tại còn không có hợp đồng giao, cho thuê đất của cơ quan chức năng nhưng một số cá nhân, tổ chức vẫn “ngang nhiên” xây dựng.
Thực trạng này khiến dư luận đặt câu hỏi về công tác giám sát, chỉ đạo, thực thi pháp luật của chính quyền địa phương nơi đây, đặc biệt là việc lãnh đạo Đảng ủy xã Phú Xuân mà người đứng đầu là Bí thư Đảng ủy Nguyễn Văn Thái suốt thời gian dài từ năm 2020 đến nay đã thực sự hết trách nhiệm như lời vị lãnh đạo này đã khẳng định? Cùng với đó, liệu có hay không tình trạng ‘nhờn’ luật trong quản lý trật tự xây dựng hay chế tài xử lý của cơ quan quản lý chưa quyết liệt, thiếu sức răn đe? Không những thế, nếu không có hợp đồng giao đất, cho thuê đất thì tại sao các dự án, công trình của một số doanh nghiệp kể trên vẫn ngang nhiên tồn tại, cơ sở nào để đóng, nộp các loại thuế, phí liên quan đến đất đai, số tiền này đang “chảy” vào túi ai?
Ngày 21/11, phóng viên Báo Công Thương đã tiếp tục liên hệ và trao đổi trực tiếp với ông Nguyễn Văn Thái, Bí thư Đảng ủy xã Phú Xuân để làm rõ trách nhiệm trong lãnh đạo, chỉ đạo của Đảng ủy xã Phú Xuân mà đứng đầu là Bí thư xã Phú Xuân Nguyễn Văn Thái khi còn giữ chức vụ Chủ tịch UBND xã Phú Xuân năm 2020 - 2021 trong việc hàng loạt nhà xưởng, bến bãi vẫn tiếp tục tồn tại, chưa hề bị cưỡng chế, xử lý. Song câu trả lời mà phóng viên nhận được từ vị Bí thư này chỉ là ‘sẽ xử lý trong thời gian tới khi đủ điều kiện xử phạt’.
Với các sai phạm, nếu xử lý không nghiêm, thiếu quyết liệt ngay từ đầu sẽ ảnh hưởng đến bộ mặt đô thị, gây khó khăn rất lớn trong công tác quản lý xây dựng đặc biệt trong bối cảnh đô thị hóa tại thành phố Thái Bình đang ngày càng phát triển. Thực tế ở nhiều địa phương đã cho thấy, các công trình xây dựng trái phép “mọc lên” một cách tràn lan sẽ ảnh hưởng, phá vỡ quy hoạch, nguồn thu ngân sách giảm, dễ dẫn đến việc khiếu nại, tố cáo của người dân địa phương đối với các chủ thể công trình gây mất an ninh trật tự.
Câu hỏi đặt ra, vì sao Đảng ủy, chính quyền xã Phú Xuân thời điểm 2020 - 2021 đã cương quyết chỉ đạo, xử lý các công trình nhà xưởng sai phạm trên đất nông nghiệp, song những công trình này vẫn ngang nhiên tồn tại và nối tiếp được xây dựng, bất chấp sự ‘kiên quyết’ làm hết sức trách nhiệm của tập thể lãnh đạo xã Phú Xuân qua các thời kỳ? Cùng với đó, liệu có hay không dấu hiệu tiêu cực trong quản lý trật tự xây dựng tại xã Phú Xuân thời điểm năm 2020 - 2021. Để làm rõ những câu hỏi này thiết nghĩ lãnh đạo thành phố Thái Bình cần sớm kiểm tra, làm rõ, có những kết luận cụ thể về trách nhiệm của tập thể, cá nhân để xảy ra tình trạng này, xử lý nghiêm theo quy định của pháp luật.
Báo Công Thương sẽ tiếp tục thông tin về sự việc này…