Thụy Điển muốn tăng gấp đôi doanh nghiệp đầu tư tại Việt Nam

Ưu tiên hàng đầu của Thụy Điển là đưa thêm nhiều doanh nghiệp nước này đến Việt Nam đầu tư. Từ 70 doanh nghiệp hiện có lên 100 đến 150 doanh nghiệp.
Thụy Điển trao tặng phim tài liệu về 30/4/1975 cho Việt Nam Nguyên Phó Đại sứ Thụy Điển tại Việt Nam chia sẻ câu chuyện ủng hộ Việt Nam thống nhất đất nước Thụy Điển tìm cơ hội đầu tư xanh tại Việt Nam

Bộ trưởng Bộ Hợp tác phát triển quốc tế và Ngoại thương Thụy Điển Benjamin Dousa đang có chuyến thăm Việt Nam.

Nhân dịp này, Bộ trưởng Bộ Hợp tác phát triển quốc tế và Ngoại thương Thụy Điển cũng đã dành thời gian trao đổi với phóng viên Báo Công Thương về hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước Việt Nam - Thụy Điển, đặc biệt là việc tận dụng Hiệp định EVFTA mà cả hai nước cùng là thành viên.

Thụy Điển muốn tăng gấp đôi doanh nghiệp đầu tư tại Việt Nam
Bộ trưởng Bộ Hợp tác phát triển quốc tế và Ngoại thương Thụy Điển Benjamin Dousa chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương về hợp tác phát triển kinh tế, thương mại giữa hai nước Việt Nam - Thụy Điển

- Thụy Điển là quốc gia phương Tây đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam vào năm 1969 và cùng là một trong những quốc gia có nhiều doanh nghiệp đang đầu tư vào Việt Nam. Xin ông cho biết, định hướng hợp tác của Thụy Điển trong tương lai tại Việt Nam?

Bộ trưởng Benjamin Dousa: Chúng tôi rất coi trọng tình hữu nghị bắt đầu từ năm 1969 với tư cách là quốc gia phương Tây đầu tiên thiết lập quan hệ ngoại giao với Việt Nam. Người dân Thụy Điển cũng rất tự hào về quan hệ hợp tác ngày càng phát triển bền chặt giữa hai quốc gia.

Với Việt Nam, đây là lần đầu tiên tôi đến đất nước các bạn. Ở Thụy Điển, mọi người đều đang nói về Việt Nam. Qua 3 thập kỷ gần đây, đất nước của các bạn đã có sự tăng trưởng đáng chú ý, trung bình khoảng 7%/năm. Đây con số thật tuyệt vời.

Hiện tại, có khoảng 70 doanh nghiệp Thụy Điển đang đầu tư, hoạt động tại thị trường Việt Nam. Tôi tin chắc rằng, sẽ có nhiều hơn doanh nghiệp Thụy Điển quan tâm, mở rộng đầu tư tại thị trường Việt Nam.

Trước cuộc trao đổi này, tôi cũng đã có các cuộc gặp với một số doanh nghiệp Thụy Điển tại Việt Nam và họ đều có nguyện vọng, mong muốn đầu tư thêm vào Việt Nam. Từ góc nhìn của cộng đồng doanh nghiệp Thụy Điển, chúng tôi rất lạc quan về Việt Nam, đó là một trong những lý do chính tôi có mặt ở đây.

- Theo ông, cơ hội lớn nhất dành cho các công ty Thụy Điển tại Việt Nam là gì? Doanh nghiệp hai bên có thể mở rộng hợp tác sang các lĩnh vực nào thưa ông?

Bộ trưởng Benjamin Dousa: Có nhiều yếu tố. Trước hết, các chỉ số tăng trưởng cao và những cải cách đang diễn ra cho thấy mọi thứ đang đi đúng hướng.

Việt Nam có lực lượng lao động được đào tạo tốt và dân số hơn 100 triệu người - đây là một thị trường rất tiềm năng cho các công ty Thụy Điển.

Nếu so sánh Việt Nam ngày nay với 10 hoặc 15 năm trước, các công ty Thụy Điển lúc trước đến đây chủ yếu để sản xuất. Thì giờ họ không chỉ đến để sản xuất mà còn đến để nghiên cứu và phát triển vì Việt Nam có nhiều kỹ sư tài năng. Tôi nghĩ bước tiếp theo sẽ là sự hiện diện của các công ty bán lẻ Thụy Điển tại đây.

Về các lĩnh vực hợp tác, theo tôi hai nước Việt Nam - Thụy Điển đã và đang hợp tác trong nhiều lĩnh vực như y tế, giáo dục và khoa học đời sống.

Hiện tại, ưu tiên hàng đầu của tôi là đưa thêm nhiều công ty Thụy Điển đến Việt Nam. Hiện có 70 công ty, nhưng tôi tin rằng con số đó tăng lên từ 100 đến 150 doanh nghiệp, đặc biệt là các công ty vừa và nhỏ.

Tình hữu nghị giữa Việt Nam - Thụy Điển vượt xa lĩnh vực ngoại giao, mở rộng sang hợp tác đầu tư, kinh doanh. Rất nhiều người Thụy Điển đã đến Việt Nam trong nhiều năm qua và chúng tôi tin rằng có thể tiếp tục phát triển mối quan hệ này.

Đặc biệt, trong lĩnh vực kỹ thuật số, tôi tin rằng còn rất nhiều điều chúng ta có thể cùng làm. Chúng tôi có nhiều công ty phần mềm và Spotify là một trong những công ty lớn nhất. Ngoài ra, còn nhiều công ty khác cũng muốn đầu tư nhiều hơn vào Việt Nam.

Về vấn đề thuế quan, Thụy Điển cam kết với thương mại tự do và sẽ tiếp tục thúc đẩy điều đó. Thương mại tự do mang lại lợi ích cho tất cả và giúp các quốc gia trở nên giàu có hơn.

Thụy Điển muốn tăng gấp đôi doanh nghiệp đầu tư tại Việt Nam
Ngày 11/11/2024, Phó Chủ tịch nước Võ Thị Ánh Xuân và Thủ tướng Vương quốc Thụy Điển Ulf Kristersson chứng kiến Lễ trao Bản ghi nhớ hợp tác về kinh tế, thương mại và phát triển xanh giữa Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Ngoại giao Thụy Điển.

- Tháng 11/2024 vừa qua, Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Hợp tác phát triển quốc tế và Ngoại thương Thụy Điển đã ký kết một MOU hợp tác về kinh tế, thương mại và phát triển xanh. Vậy theo ông, trong thời gian tới, hai Bộ có những kế hoạch, hành động như thế nào để triển khai cụ thể MOU đã ký kết?

Bộ trưởng Benjamin Dousa: Tôi tin rằng, MOU là một chiến lược hợp tác rất tốt giữa hai Bộ. Thông qua MOU, chúng ta có thể làm sâu sắc thêm mối quan hệ hợp tác thông qua các sáng kiến hợp tác cấp nhà nước.

Tôi nghĩ chúng ta có thể đạt được nhiều thành tựu hơn nữa bằng cách làm việc chặt chẽ trong các lĩnh vực đổi mới như chuyển đổi xanh và số hóa. Thụy Điển có rất nhiều điều để chia sẻ, với việc Việt Nam đang vươn lên trong chuỗi giá trị, các công ty Thụy Điển có nhiều lý do để đầu tư vào đây.

- Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU (EVFTA) rất quan trọng. Ông nhìn nhận sự hợp tác giữa Thụy Điển và Việt Nam trong việc tối đa hóa lợi ích của hiệp định này như thế nào?

Bộ trưởng Benjamin Dousa: Từ góc độ châu Âu, Thụy Điển là một trong những quốc gia sớm phê chuẩn hiệp định này, nhưng tôi nghĩ các quốc gia châu Âu khác cũng nên làm theo. Hiệp định EVFTA đã và đang mở ra ngày càng nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp Việt Nam và Thụy Điển.

Liên quan đến Hiệp định Bảo hộ Đầu tư giữa Liên minh châu Âu và Việt Nam (EVIPA), Thụy Điển sẽ tiếp tục thúc đẩy quá trình phê chuẩn nhanh hơn. Việt Nam rất cởi mở với thương mại và đầu tư - điều đó sẽ tiếp tục đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng quan hệ đối tác bền vững với các quốc gia và doanh nghiệp khác.

- Cảm xúc về chuyến thăm đầu tiên của ông đến Việt Nam như thế nào? Khi quay lại Thụy Điển, ông sẽ mang theo thông điệp gì để giới thiệu với người dân Thụy Điển về đất nước Việt Nam?

Bộ trưởng Benjamin Dousa: Với những cải cách đang diễn ra, Việt Nam mang lại cơ hội tăng trưởng to lớn. Rất ít quốc gia trên thế giới tăng trưởng với tốc độ 8 - 10% như Việt Nam. Thật đáng ngưỡng mộ. Lần đầu tiên tới Việt Nam nhưng chắc chắn không phải là chuyến cuối. Tôi dự định sẽ quay lại nhiều lần.

Khi trở về Thụy Điển, thông điệp tôi mang theo sẽ là: Việt Nam là một thị trường tuyệt vời. Nhiều công ty Thụy Điển nên đến Việt Nam, tham quan, đầu tư và hợp tác thương mại.

- Xin trân trọng cảm ơn Bộ trưởng Benjamin Dousa!

Thuỵ Điển hiện là một trong những đối tác thương mại lớn nhất của Việt Nam tại khu vực Bắc Âu. Theo số liệu thống kê của Hải quan Việt Nam, năm 2024, kim ngạch xuất nhập khẩu giữa Việt Nam và Thuỵ Điển đạt 1,2 tỷ USD. Trong đó, Việt Nam xuất khẩu sang Thuỵ Điển 1,05 tỷ USD và nhập khẩu từ Thuỵ Điển 427,55 triệu USD.

Hoàng Hòa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Tin cùng chuyên mục

Indonesia lên kế hoạch ngừng nhập khẩu gạo: Không đáng ngại

Indonesia lên kế hoạch ngừng nhập khẩu gạo: Không đáng ngại

Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng trưởng ổn định

Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản tăng trưởng ổn định

Việt Nam đạt Top 5 thị trường xuất khẩu của Campuchia

Việt Nam đạt Top 5 thị trường xuất khẩu của Campuchia

Chuẩn bị những điều kiện tốt nhất về thị trường cho trái vải

Chuẩn bị những điều kiện tốt nhất về thị trường cho trái vải

Nhập khẩu hồ tiêu tăng mạnh: Chuyên gia nói gì?

Nhập khẩu hồ tiêu tăng mạnh: Chuyên gia nói gì?

Tăng giá trị sản phẩm: Lấy khoa học công nghệ làm nền tảng

Tăng giá trị sản phẩm: Lấy khoa học công nghệ làm nền tảng

Tăng cảnh báo từ sớm, từ xa cho doanh nghiệp khi Ấn Độ siết phòng vệ

Tăng cảnh báo từ sớm, từ xa cho doanh nghiệp khi Ấn Độ siết phòng vệ

Nhiều giải pháp thúc đẩy tiêu dùng trên nền tảng số

Nhiều giải pháp thúc đẩy tiêu dùng trên nền tảng số

Xuất khẩu gạo đạt kỷ lục: Khi hạt giống là chìa khóa

Xuất khẩu gạo đạt kỷ lục: Khi hạt giống là chìa khóa

Vinachem sẽ ra mắt sàn thương mại điện tử VinachemMart

Vinachem sẽ ra mắt sàn thương mại điện tử VinachemMart

Loạt giải pháp giữ vị thế ngành sầu riêng Việt Nam

Loạt giải pháp giữ vị thế ngành sầu riêng Việt Nam

Cơ hội xuất khẩu quả bưởi khi Australia hoàn tất đánh giá

Cơ hội xuất khẩu quả bưởi khi Australia hoàn tất đánh giá

Lý do tổ yến

Lý do tổ yến 'made in Việt Nam' vào Trung Quốc còn khiêm tốn

Cảnh báo sớm: ‘Lá chắn’ bảo vệ hàng Việt xuất khẩu

Cảnh báo sớm: ‘Lá chắn’ bảo vệ hàng Việt xuất khẩu

Thức tỉnh ‘giấc mơ’ thương hiệu: Câu chuyện đặc biệt từ một gói cà phê

Thức tỉnh ‘giấc mơ’ thương hiệu: Câu chuyện đặc biệt từ một gói cà phê

Giải

Giải 'cơn khát' nhân lực trong thương mại điện tử

VPPE 2025: Thúc đẩy phát triển công nghệ xanh ngành bao bì

VPPE 2025: Thúc đẩy phát triển công nghệ xanh ngành bao bì

Hà Giang: Dòng chảy số gỡ

Hà Giang: Dòng chảy số gỡ 'nút thắt' hàng hóa nông sản cho người dân

Dự án Luật Thương mại điện tử do Bộ Công Thương xây dựng được đánh giá cao

Dự án Luật Thương mại điện tử do Bộ Công Thương xây dựng được đánh giá cao

Xúc tiến thương mại: Đa dạng ‘kênh’ mở rộng thị trường

Xúc tiến thương mại: Đa dạng ‘kênh’ mở rộng thị trường