Cà phê Bù Đốp và câu chuyện thương hiệu

Vùng đất đỏ Bù Đốp nơi sinh trưởng giống cà phê cổ trồng cách đây cả trăm năm đang được bà con xây dựng thương hiệu sản phẩm bằng quan niệm “ăn sang, mặc xịn”.
Xây thương hiệu phải bắt đầu từ bảo hộ trí tuệ Thức tỉnh ‘giấc mơ’ thương hiệu: Câu chuyện đặc biệt từ một gói cà phê Xây dựng thương hiệu sản phẩm miền núi: Chuyên gia khuyến nghị

Kết tinh của nắng và gió

Tôi gặp anh Trần Xuân Ngọc - Giám đốc Hợp tác xã cà phê nguyên chất Bù Đốp (tỉnh Bình Phước) tại Hội chợ xúc tiến thương mại cho các hợp tác xã khu vực miền Bắc 2025, gian hàng giới thiệu sản phẩm thu hút khá nhiều khách. Vòng đi, vòng lại vài lần tôi mới có cơ hội tiếp xúc với anh, ở tuổi 33 anh có suy nghĩ khá khác biệt về cách làm thương hiệu cho sản phẩm cà phê Bù Đốp.

Cà phê Bù Đốp và câu chuyện thương hiệu
Anh Trần Xuân Ngọc - Giám đốc Hợp tác xã cà phê nguyên chất Bù Đốp

Anh nói, Bù Đốp là huyện miền núi, vùng sâu vùng xa, vùng biên giới của tỉnh Bình Phước, người dân chủ yếu là đồng bào dân tộc S’tiêng, Tày, Nùng. Bà con nơi đây đang trồng và chăm sóc giống cà phê cổ được người Pháp mang sang trồng từ năm 1895. “Vùng đất đỏ bazan cao nguyên Bình Phước khí hậu mát mẻ se lạnh, 2 mùa mưa-khô hợp với cây cà phê”, anh Ngọc nói.

Tại Bù Đốp, bà con dân tộc thiểu số vẫn giữ lối canh tác truyền thống, dùng phân bón hữu cơ, do đó sản lượng đạt rất thấp chỉ khoảng 3 tấn/ha, bằng một nửa so với những giống cà phê ghép đang được trồng trên địa bàn. Nhưng bù lại, cà phê có mùi rất thơm, hương vị đậm, kéo dài và sâu. Mặt khác, do đặc điểm của vùng đất Bù Đốp khô, giống cà phê cổ có thể chịu được hạn, khoảng 2 tháng mới phải tưới một lần.

Hơn nữa, cà phê của Hợp tác xã cà phê nguyên chất Bù Đốp được chế biến theo phương pháp chế biến ướt và chế biến khô. Giữ nguyên được tinh hoa của đất trời, nắng gió cao nguyên trong từng hạt cà phê, cùng đôi bàn tay dày dạn kinh nghiệm của bà con tạo nên hương vị rất riêng cho cà phê Bù Đốp.

Như được chạm vào đúng “điểm” khi hỏi về cà phê, về hợp tác xã với hầu hết thành viên là người dân tộc thiểu số, anh Ngọc vui vẻ kể, hợp tác xã hiện có khoảng 23 thành viên với 30 ha diện tích trồng cà phê cũ. Hiện hợp tác xã đã liên kết với bà con mở rộng vùng trồng mới với khoảng 200ha. “Tương lai sẽ có một vùng cà phê giống cũ để hợp tác xã và bà con nơi đây lan tỏa mạnh mẽ hơn nữa thương hiệu cà phê đặc sản này”, anh Ngọc kỳ vọng.

Cà phê Bù Đốp và câu chuyện thương hiệu
Chỉ những trái cà phê chín mới được hái góp phần tạo nên chất lượng cà phê đặc sản Bù Đốp. Ảnh minh họa

Anh Ngọc cũng chia sẻ, hiện hợp tác xã cung cấp khoảng 30 tấn cà phê Bù Đốp ra thị trường và chủ yếu tiêu thụ trong nước. Để đảm bảo đời sống cho bà con, đồng thời có “lực” để xây dựng thương hiệu, hợp tác xã có xuất khẩu cà phê nhân (cà phê thô) sang Đài Loan (Trung Quốc) và Trung Quốc.

Chinh phục những người “ăn sang, mặc xịn”

Câu chuyện của chúng tôi từ những tinh túy của cà phê nguyên chất Bù Đốp dần chuyển sang hướng phát triển bền vững và chỗ đứng cho dòng sản phẩm này trong vô vàn những thương hiệu cà phê nổi tiếng trên dải đất vùng chữ S.

Tôi đã khá ngạc nhiên khi nghe anh Ngọc lựa chọn phân khúc tiêu dùng “ăn sang, mặc xịn” cho cà phê nguyên chất Bù Đốp mà nhảy cóc qua phân khúc “ăn ngon, mặc đẹp”. Anh nói, “giá trị cốt lõi mãi mãi bền lâu”, do đó con đường anh chọn là đường nhỏ và khó nhưng nếu kiên trì và có tâm cuối đường sẽ là bầu trời cao rộng.

Trả lời câu hỏi tại sao anh lại tự tin với chất lượng cà phê của mình như thế, anh Ngọc nói, người tiêu dùng của cà phê Bù Đốp hiện hầu hết là khách quen. “Phần lớn khách đặt mua rồi là sẽ mua lại, như vậy có thể thấy chất lượng của cà phê rất ổn, khả năng cạnh tranh cao”, vị giám đốc hợp tác xã trẻ tự tin.

Để chuẩn bị hành trang cho cà phê đặc sản Bù Đốp bước vào con đường xây dựng thương hiệu, trước hết anh đã chia sẻ và rất may được sự đồng thuận từ các thành viên hợp tác xã. Cùng đó, thực hiện những bước cơ bản khác để xây dựng thương hiệu cho sản phẩm, như bảo hộ thương hiệu, nỗ lực xây dựng chỉ dẫn địa lý.

Hợp tác xã hiện có định hướng cải tạo giống cà phê cũ, không phải cải tạo về gen mà cải tạo quy trình sản xuất để nâng cao sản lượng nhưng không làm mất đi giá trị cốt lõi của giống cây này.

Cà phê Bù Đốp và câu chuyện thương hiệu
Sản phẩm cà phê đặc sản Bù Đốp đang được xây dựng thương hiệu. Ảnh minh họa

Bên cạnh thực hiện những biện pháp kỹ thuật, anh Ngọc xây dựng câu chuyện đằng sau thương hiệu cà phê đặc sản Bù Đốp gắn với tập quán canh tác hữu cơ, thuận tự nhiên. Cùng đó, là những nét văn hóa riêng, khác biệt của người dân tộc thiểu số ở địa phương hàng ngày ăn ngủ cùng cây cà phê.

Để nói bao giờ có thương hiệu cho cà phê đặc sản Bù Đốp rất khó trả lời nhưng bản thân tôi và các thành viên hợp tác xã cố gắng, kiên trì sản xuất theo hướng hữu cơ, chế biến theo phương thức tiên tiến (sấy thăng hoa), sản phẩm tạo ra khác biệt. Người tiêu dùng cảm nhận và “chung thủy” với sản phẩm chứ không phải phát triển ồ ạt sau đó sẽ mai một đi”, anh Ngọc bày tỏ.

Chọn lối xây dựng thương hiệu chậm nhưng anh Ngọc khá mạnh tay để lan tỏa nét đặc sắc của cà phê nguyên chất Bù Đốp khi đầu tư xây dựng website, fanpage, zaloa và một số kênh truyền thông để tạo tiếng cho sản phẩm. Anh cũng chọn nhân sự để đào tạo nhằm quảng quá sản phẩm trên các nền tảng số, sàn thương mại điện tử.

Trong hành trình định vị thương hiệu, tăng giá trị cho cà phê đặc sản Bù Đốp, hợp tác xã được sự đồng hành của một số tổ chức nước ngoài, chính quyền địa phương khi hỗ trợ hệ thống tưới tự động, một số máy móc như máy rang, xay, hỗ trợ vốn không lãi suất và lãi suất rất thấp chỉ 0,33%/năm.

Xây dựng thương hiệu là con đường khó, mất nhiều công sức, hy vọng với triết lý không vội và lấy chất lượng làm cốt lõi, một ngày nào đó cà phê đặc sản Bù Đốp định vị được thương hiệu, lan tỏa được tinh hoa vùng cao nguyên Bình Phước.
Hải Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xây dựng thương hiệu

Tin cùng chuyên mục

Chè Shan tuyết Hà Giang: ‘Mạch nguồn xanh’ giúp đồng bào Dao thoát nghèo

Chè Shan tuyết Hà Giang: ‘Mạch nguồn xanh’ giúp đồng bào Dao thoát nghèo

Xây dựng thương hiệu sản phẩm miền núi: Chuyên gia khuyến nghị

Xây dựng thương hiệu sản phẩm miền núi: Chuyên gia khuyến nghị

Lan tỏa ‘tiếng thơm’ cho sản phẩm miền núi

Lan tỏa ‘tiếng thơm’ cho sản phẩm miền núi

Hoà Bình: Thổ cẩm, cam rừng và những phiên chợ

Hoà Bình: Thổ cẩm, cam rừng và những phiên chợ 'mở lối' xuống miền xuôi

Nông sản miền núi: Bắt nhịp tiêu dùng xanh, tăng sức mua

Nông sản miền núi: Bắt nhịp tiêu dùng xanh, tăng sức mua

Longform | Vụ vải thiều 2025: Đặc sản miền núi bứt phá thị trường toàn cầu

Longform | Vụ vải thiều 2025: Đặc sản miền núi bứt phá thị trường toàn cầu

Mở lối trên lưng núi - du lịch

Mở lối trên lưng núi - du lịch 'cõng' nông sản đi xa

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Chợ miền núi Bắc Kạn:

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số