Thứ ba 15/04/2025 23:33

Bắt “cát tặc” và bắt hết những kẻ bảo kê, ăn hối lộ

Để đấu tranh hiệu quả với loại tội phạm mang tên “cát tặc”, phải bắt hết cả những kẻ nhận hối lộ, can thiệp trái quy định như một số quan chức tại tỉnh An Giang

Thêm một quan chức cỡ bự nữa bị bắt liên quan tới “đế chế” Trung Hậu – Tổng 68, do Lê Quang Bình làm Chủ tịch HĐTV, Tổng giám đốc. Đó là người đứng đầu /chu-de/tinh-an-giang.topic - ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch UBND tỉnh.

Ông Bình bị Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an bắt giam 4 tháng với cáo buộc lợi dụng chức vụ, quyền hạn, can thiệp, chỉ đạo giúp Công ty cổ phần đầu tư Trung Hậu - Tổng 68 được cấp phép thăm dò, khai thác, điều chỉnh trữ lượng, công suất và khai thác trái quy định của pháp luật tại mỏ cát xã Mỹ Hiệp và Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang, thu lợi bất chính số tiền đặc biệt lớn, gây thiệt hại tài sản Nhà nước.

Bị can Nguyễn Thanh Bình

Trước đó là ông Nguyễn Việt Trí, Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang bị khởi tố về tội nhận hối lộ cùng 6 thuộc cấp bị khởi tố về tội lợi dụng chức vụ, quyền hạn trong khi thành công vụ.

Tiếp đến là ông Trần Anh Thư, Phó Chủ tịch UBND tỉnh An Giang bị bắt với cáo buộc nhận tiền và lợi ích vật chất từ Lê Quang Bình để chỉ đạo ông Nguyễn Việt Trí tạo điều kiện cho Trung Hậu – Tổng 68 được cấp phép thăm dò, khai thác, nâng trữ lượng, công suất khai thác, bỏ qua những sai phạm trong quá trình khai thác tại mỏ cát Mỹ Hiệp & Bình Phước Xuân, huyện Chợ Mới, tỉnh An Giang.

Kết quả điều tra xác định, Công ty cổ phần đầu tư Trung Hậu - Tổng 68 được UBND tỉnh An Giang cấp phép khai thác tổng khối lượng hơn 1,53 triệu m3 cát để cung cấp cho bốn công trình.

Lợi dụng “lá bùa” giấy phép khai thác khoáng sản được cấp, Lê Quang Bình đã chỉ đạo nhân viên và thuê các đối tượng liên quan tổ chức khai thác hơn 4,78 triệu m3 cát, vượt trữ lượng được cấp phép hơn 3,2 triệu m3, có giá trị tạm tính khoảng 253 tỷ đồng.

Cát hút lên – tiền đổ xuống!

Khoản lợi nhuận khổng lồ “đế chế” Trung Hậu – Tổng 68 có được cùng với những lợi ích vật chất và tiền Lê Quang Bình hối lộ, biếu xén nhóm quan chức tỉnh An Giang như đã nêu trên là một trong những nguyên nhân dẫn tới hàng trăm kilômét bờ sông khu vực Đồng bằng sông Cửu Long bị sạt lở trong những năm qua, khiến hàng nghìn hộ dân phải di dời, phải mất nhà cửa, thiệt hại không biết bao tiền của.

Báo cáo của Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang cho biết, trong năm 2023, An Giang ghi nhận gần 100 vụ sạt lở, rạn nứt, sụp lún đất bờ sông, kênh, rạch… Sạt lở ảnh hưởng đến hàng trăm căn nhà dân, gây thiệt hại nhiều tài sản như nhà kho, nhà máy, lò sấy... và ảnh hưởng đến lộ giao thông qua lại của người dân. So với cùng kỳ năm 2022, số vụ sạt lở 8 tháng năm 2023 tăng hơn 2 lần.

Một thực trạng khủng khiếp mà tháng 8/2023, chính ông Nguyễn Thanh Bình, Chủ tịch UBND tỉnh An Giang – người vừa bị bắt giam đã có báo cáo 3 dự án phòng, chống sạt lở bờ sông với lưu ý “đặc biệt nguy hiểm cần thực hiện khẩn cấp” có tổng kinh phí 397 tỷ đồng...

Hôm nay, ông Nguyễn Thanh Bình cùng hàng loạt quan chức tỉnh An Giang đã phải trả giá cho những sai phạm đã ảnh hưởng đến không biết bao nhiêu gia đình và xã hội, gây thiệt hại cho Nhà nước. Ông Nguyễn Thanh Bình cùng loạt quan chức này sẽ phải chịu trách nhiệm, phải đối diện với hình phạt nghiêm khắc của pháp luật là những tháng ngày trong lao ngục.

Đây là một bài học đắt giá trong công tác quản lý tài nguyên, khoáng sản; là lời cảnh tỉnh cho những kẻ đã can thiệp, tác động, nhận hối lộ để bảo kê cho “cát tặc” đục khoét lòng sông, ăn cắp tài nguyên khoáng sản. Những kẻ như vậy, phải bắt hết, bắt sạch để không còn làm hại dân hại nước.

Tin cùng chuyên mục

Lễ diễu binh tại TP. Hồ Chí Minh: Người dân nô nức săn 'tọa độ vàng'

Thực phẩm bẩn tràn lan: Vai trò người tiêu dùng ở đâu?

Vụ việc MC Quyền Linh và 'khoảng trống' trong văn hóa ứng xử

Tin Công Thương 14/4: Thương mại điện tử len lỏi mạnh mẽ ở nông thôn

Sẽ có cây sen Việt Nam vững vàng trong kỷ nguyên số

Kiểm soát thương mại chiến lược: Hướng đi cần thiết trong hội nhập

Thể lệ Cuộc thi 'Tuyên truyền viên tiết kiệm điện năm 2025'

Không thể xuyên tạc quan hệ tốt đẹp Việt – Trung: ‘Vừa là đồng chí vừa là anh em’

Quán ăn không nhận chuyển khoản: Đừng 'đi lùi' trong thời đại số

Từ kẹo Kera tới sữa giả 500 tỷ đồng: Tội ác không thể dung thứ!

Cây gạo ở Hà Nam bị chặt và lỗ hổng quản lý văn hoá

Doanh nghiệp châu Âu cam kết đồng hành với Việt Nam

Cần xác minh, xử lý nghiêm sự ngông cuồng, lệch chuẩn của Lê Việt Hùng

Ngành Công Thương chủ động đón đầu 'cách mạng' AI

Cục trưởng Cục Thống kê nêu giải pháp ‘mở khóa’ tăng trưởng

Sốt đất Hà Nội quay lại: Hồi chuông cảnh báo từ ‘bóng ma’ 2008

Tin Công Thương 10/4: Xuất nhập khẩu qua cửa khẩu tăng mạnh

Động lực tăng trưởng truyền thống có xu hướng giảm hiệu quả

'Người tốt, việc tốt' - lan tỏa những giá trị tốt đẹp

Tin Công Thương 9/4: Thêm cơ hội cho gạo Việt