Phụ kiện MAX: Dùng xe hết đăng kiểm bán hàng trôi nổi

Dưới 'mác' xe lưu động, hàng loạt ô tô bán phụ kiện có tên 'Phụ kiện MAX' dừng đỗ sai quy định, nguồn gốc hàng hóa mập mờ, đăng kiểm xe có dấu hiệu bất thường.
Phụ kiện điện thoại di động: Mập mờ nguồn gốc, xuất xứ Vĩnh Phúc: Tạm giữ gần 25.000 sản phẩm nhập lậu của Shop phụ kiện điện thoại Kiên Huệ Hưng Yên: Xử phạt hộ kinh doanh phụ kiện nail bán hàng không rõ nguồn gốc, xuất xứ

Bán hàng có dấu hiệu không rõ nguồn gốc xuất xứ

Thời gian gần đây, trên nhiều tuyến đường nội thành TP. Hà Nội như Nguyễn Chí Thanh, Dương Đình Nghệ, Nguyễn Văn Huyên hay cổng công viên Nghĩa Đô… thường xuyên xuất hiện những chiếc xe tải được sơn màu đỏ, trên thân in dòng chữ lớn “Phụ kiện MAX”, đi kèm các nội dung như: Mua bán, sửa chữa điện thoại; phụ kiện đồng giá... Những chiếc xe này hoạt động như một cửa hàng di động được cải tạo từ xe tải nhỏ, chuyên dừng đỗ sát lề đường hoặc vỉa hè để phục vụ việc kinh doanh.

Phần thùng xe phía sau thường được mở rộng, gắn thêm mái che, lắp bảng quảng cáo, bảng giá. Người bán tận dụng không gian sau xe để bày hàng và trực tiếp giao dịch với khách qua đường. Toàn bộ hoạt động không có biển hộ kinh doanh, không hóa đơn, không bảng niêm yết thông tin sản phẩm và không địa chỉ pháp lý rõ ràng.

Phụ kiện MAX: Dùng xe hết đăng kiểm bán hàng trôi nổi
Một chiếc xe bán hàng phụ kiện MAX trên đường Dương Đình Nghệ. Ảnh: Đăng Khoa

Ghi nhận của phóng viên Báo Công Thương tại đường Dương Đình Nghệ cho thấy: Chiếc xe tải màu đỏ thân xe in nổi dòng chữ “Phụ kiện MAX” thường xuyên đỗ trên tuyến đường này. Phần thùng phía sau xe đã được cắt ngang và lắp mái che bằng bạt, cửa hậu mở ra như một chiếc cửa hàng mini. Trong xe, các loại cáp sạc, củ sạc, tai nghe Bluetooth, loa mini, kính cường lực, thẻ nhớ, gậy chụp ảnh… được treo thành từng cụm theo móc, phân loại theo giá.

Phụ kiện MAX: Dùng xe hết đăng kiểm bán hàng trôi nổi
Sản phẩm được bày bán bên trong những chiếc xe tải mang dòng chữ Phụ kiện MAX. Ảnh: Đăng Khoa

Tại cổng công viên Nghĩa Đô, cũng là một chiếc xe tải với kết cấu tương tự in dòng chữ “Phụ kiện MAX”, dựng sát lề đường. Khu vực trưng bày sản phẩm chiếm toàn bộ không gian phía sau xe, gắn dày đặc các cụm dây sạc, ốp điện thoại, củ sạc nhanh, tai nghe có dây lẫn không dây, hộp hàng in chữ nước ngoài, một số không rõ thương hiệu. Một số thùng nhựa dưới chân xe chứa hàng đóng gói sẵn, phục vụ thay phiên khi hết hàng.

Điều đáng nói, hầu hết các sản phẩm bày bán tại các xe “Phụ kiện MAX” đều không có nhãn phụ tiếng Việt, không tem hợp quy, không tên nhà sản xuất hay đơn vị nhập khẩu. Người mua không có hóa đơn, không phiếu bảo hành, không địa chỉ liên hệ để khiếu nại nếu xảy ra sự cố.

Thực tế trên cho thấy, hoạt động kinh doanh, buôn bán phụ kiện của những "cửa hàng di động" này dấu hiệu vi phạm quy định ghi nhãn theo Nghị định 43/2017/NĐ-CP và Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, đặc biệt về quyền được thông tin, quyền được an toàn và quyền được khiếu nại. Với hình thức bán hàng trên xe lưu động, người tiêu dùng gần như không có cơ hội truy trách nhiệm nếu hàng lỗi, cháy nổ hay làm hỏng thiết bị.

Cơi nới trái phép, hết hạn đăng kiểm vẫn hoạt động công khai?

Quá trình ghi nhận thực tế, chúng tôi được một nhân viên bán hàng trên xe xác nhận: “Bên em có khoảng 12 xe như thế, tất cả đều gắn thương hiệu "Phụ kiện MAX". Xe hầu hết đã hết hạn đăng kiểm rồi nhưng vẫn chạy được. Xe chỉ dùng để bán hàng. Có lực lượng chức năng thì bọn em rút chạy đi chỗ khác”.

Phát ngôn của người bán được kiểm chứng từ quan sát thực tế. Phóng viên ghi nhận chiếc xe bán tải mà nhân viên này đang bán hàng đã hết hạn đăng kiểm từ tháng 4/2023, tem kiểm định dán trên kính trước mờ, không còn hiệu lực. Dù vậy, xe vẫn dừng đỗ và hoạt động kinh doanh như bình thường.

Phụ kiện MAX: Dùng xe hết đăng kiểm bán hàng trôi nổi
Tem kiểm định trên xe đã hết hạn. Ảnh: Đăng Khoa

Nhiều xe mang thương hiệu “Phụ kiện MAX” có biểu hiện cắt sửa kết cấu, lắp các thanh thép đỡ mái, bảng treo đèn, giá hàng tự chế, cửa sau xe biến thành gian trưng bày. Đây là dấu hiệu tự ý cải tạo kết cấu phương tiện. Hành vi vi phạm nghiêm trọng theo Điều 55 Luật Giao thông đường bộ năm 2008.

Từ thực tế hai chiếc xe tại cổng Công viên Nghĩa Đô và đường Dương Đình Nghệ, có thể thấy đây không phải trường hợp cá biệt. Mô hình xe bán phụ kiện lưu động mang nhãn “Phụ kiện MAX” đang phát triển theo hướng kinh doanh lách luật có tổ chức: Xe hết đăng kiểm, cải tạo trái phép, không đăng ký hộ kinh doanh, bán hàng trôi nổi và ẩn danh.

Những chiếc xe mang thương hiệu "Phụ kiện MAX" thường xuyên dừng đỗ trên các tuyến phố đông đúc, mở quầy bán hàng, bày kệ trưng bày ngay trên vỉa hè không chỉ vi phạm quy định về trật tự đô thị, mà còn tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn giao thông nghiêm trọng.

Đáng lo ngại hơn, nhiều xe đã bị cơi nới, cải tạo trái phép. Một số xe gắn tem đăng kiểm đã hết hạn từ rất lâu. Nếu những phương tiện như vậy tiếp tục hoạt động mà không được kiểm soát chặt chẽ, hậu quả để lại không chỉ là sự lộn xộn trong quản lý đô thị, mà còn là nguy cơ trực tiếp gây tai nạn giao thông, cháy nổ do thiết bị cải tạo sai kỹ thuật.

Đã đến lúc cần một đợt tổng kiểm tra toàn diện, từ phương tiện, kết cấu xe, giấy đăng kiểm, giấy phép kinh doanh, đến nguồn gốc sản phẩm. Đồng thời, cần rà soát trách nhiệm cá nhân, tổ chức đứng sau hệ thống xe này, không để tình trạng vi phạm kéo dài gây rối loạn trật tự đô thị và xâm phạm quyền lợi người tiêu dùng.

Hầu hết các sản phẩm bày bán tại các xe “Phụ kiện MAX” đều không có nhãn phụ tiếng Việt, không tem hợp quy, không tên nhà sản xuất hay đơn vị nhập khẩu. Người mua không có hóa đơn, không phiếu bảo hành, không địa chỉ liên hệ để khiếu nại nếu xảy ra sự cố.

Đăng Khoa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tem nhãn phụ tiếng Việt

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nhà xưởng quy mô lớn trên đất cây xanh KCN Thạch Thất - Quốc Oai

Nhà xưởng quy mô lớn trên đất cây xanh KCN Thạch Thất - Quốc Oai

Hàng nghìn m2 đất được quy hoạch trồng cây xanh tại Khu công nghiệp Thạch Thất – Quốc Oai (Hà Nội) bị sử dụng sai mục đích, xây dựng nhà xưởng trái phép.

Tin cùng chuyên mục

Nấm độc núp bóng review, phá hoại thị trường - Bài 1: Những

Nấm độc núp bóng review, phá hoại thị trường - Bài 1: Những 'ông vua', 'bà chúa' không ngai trên mạng

Dưới danh nghĩa “trải nghiệm cá nhân”, nhiều người nổi tiếng như “ông vua”, “bà chúa” trên mạng xã hội, tự cho mình quyền xét xử thị trường thay pháp luật.
Loạn quảng cáo lố của loạt trang ‘lang y online’ Nguyễn Bá Nho

Loạn quảng cáo lố của loạt trang ‘lang y online’ Nguyễn Bá Nho

Trên nhiều trang web, mạng xã hội có hình ảnh ông lang Nguyễn Bá Nho đang quảng cáo bất chấp, thách thức pháp luật và coi thường sức khỏe cộng đồng.
Sau vụ sữa giả: Cơ quan chức năng siết chặt hoạt động

Sau vụ sữa giả: Cơ quan chức năng siết chặt hoạt động

Sau vụ việc sữa giả gây rúng động, cơ quan chức năng đồng loạt siết chặt kiểm tra, xử lý sai phạm trong quảng cáo thực phẩm, đặc biệt trên nền tảng số.
Choáng với quảng cáo King Fucoidan & Agaricus điều trị 33 loại ung thư

Choáng với quảng cáo King Fucoidan & Agaricus điều trị 33 loại ung thư

King Fucoidan & Agaricus là thực phẩm, song được được nhiều người giới thiệu là bác sĩ, dược sĩ và một số trang web quảng cáo như thuốc chữa 33 loại ung thư.
Sau vụ sữa giả: Zentrum đóng website, âm thầm gỡ bỏ video quảng cáo

Sau vụ sữa giả: Zentrum đóng website, âm thầm gỡ bỏ video quảng cáo

Sau bê bối sữa giả, nhiều sản phẩm từng được quảng cáo rầm rộ đã âm thầm rút khỏi thị trường, khiến người tiêu dùng không khỏi hoang mang và nghi ngại.
Thanh Hương quảng cáo

Thanh Hương quảng cáo 'thần thánh hóa' men sống Bạch Mai Pro

Diễn viên Thanh Hương quảng cáo sản phẩm Men sống Bạch Mai Pro với nội dung thổi phồng công dụng như thuốc, vượt xa bản chất thực phẩm chức năng.
Đoàn Di Băng quảng cáo, giới thiệu mỹ phẩm như thuốc chữa bệnh

Đoàn Di Băng quảng cáo, giới thiệu mỹ phẩm như thuốc chữa bệnh

Một số mỹ phẩm có nhãn hiệu Hanayuki bà Đoàn Di Băng đại diện được quảng cáo, giới thiệu công dụng quá mức, khiến người dùng hiểu nhầm là thuốc điều trị bệnh.
Đoàn Di Băng bị tố

Đoàn Di Băng bị tố 'thổi phồng' công dụng dung dịch vệ sinh Hanayuki

Bạn đọc phản ánh tới Báo Công Thương, bà Đoàn Di Băng quảng cáo dung dịch vệ sinh nhãn hiệu Hanayuki sai sự thật, thổi phồng công dụng, thậm chí phản khoa học.
PQA Nhuận Tràng: Thực phẩm chức năng đội lốt bài thuốc

PQA Nhuận Tràng: Thực phẩm chức năng đội lốt bài thuốc

Quảng cáo sản phẩm PQA Nhuận Tràng như một bài thuốc, website www.dsthuphuongpqa.vn có dấu hiệu vi phạm pháp luật, như cảnh báo của Cục An toàn thực phẩm.
Loạt trung tâm đăng kiểm bị tố vòi vĩnh, nhũng nhiễu

Loạt trung tâm đăng kiểm bị tố vòi vĩnh, nhũng nhiễu

Hàng loạt trung tâm đăng kiểm bị tố vòi vĩnh, nhũng nhiễu, móc nối “cò”, bán tem kiểm định, ép sửa xe, từ chối hồ sơ miễn kiểm… khiến người dân bức xúc.
Báo Công Thương liên tiếp nhận được phản ánh Võ Hà Linh quảng cáo sản phẩm sai sự thật

Báo Công Thương liên tiếp nhận được phản ánh Võ Hà Linh quảng cáo sản phẩm sai sự thật

Nhiều bạn đọc liên tiếp phản ánh đến Báo Công Thương việc Tiktoker Võ Hà Linh và người có sức ảnh hưởng khác quảng bá hàng hóa sai sự thật.
Hộp thư bạn đọc ngày 19/4: Phản ánh Võ Hà Linh quảng cáo lố; sản phẩm cai thuốc lá mập mờ nguồn gốc

Hộp thư bạn đọc ngày 19/4: Phản ánh Võ Hà Linh quảng cáo lố; sản phẩm cai thuốc lá mập mờ nguồn gốc

Hộp thư nhận được phản ánh về việc TikToker Võ Hà Linh quảng cáo lố thu lợi rồi sửa và ẩn; bán sản phẩm cai thuốc lá trái phép
Tra cứu thông tin thực phẩm bảo vệ sức khỏe ở đâu?

Tra cứu thông tin thực phẩm bảo vệ sức khỏe ở đâu?

Bạn đọc băn khoăn việc tra cứu thông tin về các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe ở đâu? Cục An toàn thực phẩm đã có hướng dẫn và cảnh báo cụ thể.
Quản lý thị trường chỉ ra 3 khó khăn trong kiểm tra, xử lý thực phẩm vi phạm

Quản lý thị trường chỉ ra 3 khó khăn trong kiểm tra, xử lý thực phẩm vi phạm

Công tác tiền kiểm đối với hàng hóa trước khi đưa ra thị trường cần được quy định chặt chẽ hơn và được phân công cho một cơ quan chịu trách nhiệm thống nhất.
Ký túc xá Mỹ Đình thiếu minh bạch, đẩy gánh nặng lên vai sinh viên nghèo?

Ký túc xá Mỹ Đình thiếu minh bạch, đẩy gánh nặng lên vai sinh viên nghèo?

Nhiều sinh viên nghèo ở ký túc xá Mỹ Đình, TP. Hà Nội bức xúc vì phải đóng tiền sử dụng điều hòa dưới hình thức “tự nguyện” nhưng dường như... không có lựa chọn
Kháng cáo xin án treo dây chuyền vụ

Kháng cáo xin án treo dây chuyền vụ 'Bà Nhàn trị nám': Liệu có quá nhẹ tay?

Sau bản án sơ thẩm, nhiều bị cáo trong vụ “Bà Nhàn trị nám” đồng loạt kháng cáo xin giảm nhẹ và hưởng án treo, đặt ra lo ngại về tính răn đe của pháp luật.
Từ sữa, thuốc giả nhìn lại vụ “Bà Nhàn trị nám” lừa đảo gần 500 tỷ

Từ sữa, thuốc giả nhìn lại vụ “Bà Nhàn trị nám” lừa đảo gần 500 tỷ

Chiếm đoạt hàng trăm tỷ qua mạng, vụ “Bà Nhàn trị nám” là một đại án lừa đảo. Người dân vẫn chờ kết quả xử lý cuối cùng để làm mẫu cho những vụ việc tương tự.
Quản lý thị trường Hà Nội vào cuộc xử lý đơn tố cáo Chu Thanh Huyền bán mỹ phẩm không tem nhãn

Quản lý thị trường Hà Nội vào cuộc xử lý đơn tố cáo Chu Thanh Huyền bán mỹ phẩm không tem nhãn

Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội đang thẩm tra, xác minh nội dung tố cáo liên quan đến việc bà Chu Thanh Huyền bán mỹ phẩm không tem nhãn, không hóa đơn.
Sữa Fucoidan Nano

Sữa Fucoidan Nano 'nổ' chữa được ung thư: Công ty nói do đại lý

Website fucoidannano.com ngừng hoạt động sau phản ánh của Báo Công Thương, nhưng trách nhiệm về sai phạm quảng cáo và dấu hiệu trục lợi vẫn cần được làm rõ.
Cục Quản lý Dược chuyển đơn tố cáo Chu Thanh Huyền đề nghị QLTT xử lý

Cục Quản lý Dược chuyển đơn tố cáo Chu Thanh Huyền đề nghị QLTT xử lý

Cục Quản lý Dược đã chuyển đơn tố cáo bà Chu Thanh Huyền tới Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội, đề nghị xử lý theo quy định pháp luật.
Mobile VerionPhiên bản di động