Thực hiện Quy hoạch điện VIII điều chỉnh: Những vấn đề lớn nào cần lưu ý?

Quy hoạch điện VIII điều chỉnh được ban hành với nhiều nội dung mới, để thực hiện thành công quy hoạch này, cần chú ý những điểm gì?
Toàn văn Quy hoạch điện VIII điều chỉnh Bộ Công Thương công bố Quy hoạch điện VIII điều chỉnh Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo những nhiệm vụ trọng tâm thực hiện Quy hoạch điện VIII điều chỉnh

Quy mô nguồn điện tăng

Tại lễ công bố Quy hoạch điện VIII điều chỉnh mới đây, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, Quy hoạch điện VIII được Thủ tướng ký ngày 15/5/2023 và kế hoạch thực hiện quy hoạch này cũng đã được Thủ tướng ký ngay sau đó làm căn cứ cho việc triển khai thực hiện. Tuy nhiên, do yêu cầu của tình hình mới như: Mục tiêu tăng trưởng kinh tế của Việt Nam điều chỉnh tăng từ 6,5 - 7%/năm nâng lên mức 8% của năm 2025, phải đạt mức hai con số giai đoạn 2026 - 2030 và những năm tiếp theo.

Với mức tăng trưởng như vậy, nhu cầu điện cho phát triển kinh tế cũng sẽ tăng lên. Cụ thể, năm 2030, điện thương phẩm đạt khoảng 500,4 - 557,8 tỷ kWh; định hướng năm 2050 đạt khoảng 1.237,7 - 1.375,1 tỷ kWh. Điện sản xuất và nhập khẩu năm 2030 đạt khoảng 560,4 - 624,6 tỷ kWh; định hướng năm 2050 khoảng 1.360,1 - 1.511,1 tỷ kWh. Công suất cực đại năm 2030 khoảng 89.655 - 99.934 MW; năm 2050 đạt khoảng 205.732 - 228.570 MW.

Trong khi đó, ngành năng lượng Việt Nam cũng đã và đang chịu tác động bởi tình hình thay đổi nhanh chóng của thế giới như xung đột quân sự, chiến tranh thương mại và các cam kết quốc tế theo xu hướng xanh, cùng những thay đổi của khoa học - công nghệ…Ở trong nước, các nguồn điện truyền thống đã đạt mức tới hạn, nhiệt điện than hạn chế phát triển, nhiều dự án điện trong Quy hoạch điện VII điều chỉnh và Quy hoạch VIII có nguy cơ chậm tiến độ; bổ sung thêm nguồn điện hạt nhân…

Theo Quy hoạch điện VIII điều chỉnh, tổng công suất nguồn điện phục vụ nhu cầu trong nước đến năm 2030 đạt 183.000 - 236.000 MW. Điện xuất khẩu sang Campuchia đạt khoảng 400 MW. Dự kiến đến năm 2035, công suất xuất khẩu điện sang Singapore, Malaysia và các đối tác khác trong khu vực khoảng 5.000 - 10.000 MW, có thể cao hơn tùy theo nhu cầu của bên nhập khẩu trên cơ sở có hiệu quả kinh tế cao, đảm bảo an ninh năng lượng trong nước và an ninh quốc phòng.

Đến năm 2050, tổng công suất các nhà máy điện phục vụ nhu cầu trong nước (không bao gồm xuất khẩu) là 774.503 - 838.681 MW. Nhập khẩu điện 14.688 MW từ Lào, Trung Quốc (chiếm tỷ lệ 1,8 - 1,9%), có thể tăng thêm quy mô tối đa hoặc đẩy sớm thời gian nhập khẩu điện từ Lào về khu vực miền Bắc nếu điều kiện thuận lợi, giá thành hợp lý.

Tất cả những điều kể trên sẽ khiến việc phát triển hệ thống điện cũng như cung ứng điện tại Việt Nam sẽ trở nên ngày càng thách thức hơn.

Quy hoạch điện VIII điều chỉnh: Những vấn đề lớn nào cần lưu ý?

Áp lực về nguồn vốn

Theo ông Phạm Nguyên Hùng - Cục trưởng Cục Điện lực (Bộ Công Thương), tổng nhu cầu vốn đầu tư cho nguồn và lưới điện truyền tải trong Quy hoạch điện VIII điều chỉnh giai đoạn 2026 - 2030 tương đương 136,3 tỷ USD, trong đó, đầu tư cho nguồn điện khoảng 118,2 tỷ USD, lưới điện truyền tải khoảng 18,1 tỷ USD.

Giai đoạn 2031 - 2035, ước nhu cầu vốn khoảng 130,0 tỷ USD, trong đó, đầu tư cho nguồn điện khoảng 114,1 tỷ USD, lưới điện truyền tải khoảng 15,9 tỷ USD.

Định hướng giai đoạn 2036 - 2050, ước nhu cầu vốn đầu tư phát triển nguồn và lưới điện truyền tải tương đương 569,1 tỷ USD, trong đó, đầu tư cho nguồn điện khoảng 541,2 tỷ USD, lưới điện truyền tải khoảng 27,9 tỷ USD, sẽ được chuẩn xác trong các quy hoạch tiếp theo.

Nhìn lại cả quá trình xây dựng hệ thống điện Việt Nam có thể thấy, trước đây, công tác đầu tư hạ tầng ngành điện hầu hết là do nhà nước thực hiện thông qua các doanh nghiệp nhà nước. Trong đó, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) đầu tư cả nguồn và lưới điện; Tập đoàn Công nghiệp năng lượng quốc gia (PVN), Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam (TKV) tham gia phần nguồn điện.

Những năm gần đây, nhờ chính sách khuyến khích, các doanh nghiệp tư nhân và nước ngoài đã từng bước tham gia đầu tư nhưng chủ yếu vẫn là nguồn điện (năng lượng tái tạo và thủy điện, một số dự án nhiệt điện than); phần lưới điện truyền tải và lưới trung hạ áp gần như rất ít. Có chăng, họ chỉ thực hiện phần đấu nối từ dự án lên lưới điện khu vực hoặc quốc gia truyền tải điện cho các dự án của mình.

Việc phát triển nguồn điện lớn bao giờ cũng phải đi kèm với lưới điện truyền tải tương đương. Tuy nhiên, do giá điện quá thấp, chi phí vận hành cao nên đối với lưới điện khó thu hút đầu tư.

Đất cho điện lực và câu chuyện giải phóng mặt bằng

Nhu cầu đất cho phát triển cơ sở và kết cấu hạ tầng điện lực đã được đặt ra trong quy hoạch vào khoảng 89,9 - 93,36 nghìn ha trong giai đoạn 2021 - 2030 và khoảng 169,8 - 195,15 nghìn ha giai đoạn 2031 - 2050, phù hợp với chỉ tiêu phân bổ đất đai trong Nghị quyết số 39/2021/QH15, để đảm bảo thực hiện các mục tiêu phát triển điện.

Trong Quy hoạch điện VIII và trước đây, thậm chí các quy hoạch điện lực tại địa phương đều xác định phải dành quỹ đất cho phát triển hạ tầng điện lực vì đây là yếu tố then chốt. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, nhiều dự án điện tại các địa phương đang vướng phải nút thắt trong công tác quy hoạch, sử dụng đất và đền bù, giải phóng mặt bằng (GPMB), dẫn đến chậm tiến độ, tăng chi phí và ảnh hưởng đến an ninh năng lượng quốc gia.

Nhiều chuyên gia cho rằng, có những tồn tại trên là do sự thiếu đồng bộ giữa quy hoạch điện và quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh, huyện. Tại nhiều địa phương, các dự án trong quy hoạch lại chưa được cập nhật kịp thời vào quy hoạch sử dụng đất 5 năm, khiến cơ quan quản lý không có cơ sở pháp lý để thu hồi đất, dẫn đến đình trệ. Hoặc có những dự án truyền tải lại gặp vướng mắc về điều chỉnh hướng tuyến dẫn đến hồ sơ phải chỉnh sửa và các dự án phải đối mặt với nhiều thủ tục hành chính rườm rà.

Ngoài ra, việc xác định giá đất để đền bù còn chưa sát với thực tế thị trường, thiếu nhất quán giữa các địa phương. Có nơi giá đền bù thấp hơn giá thị trường gấp nhiều lần, gây bức xúc cho người dân và kéo dài quá trình GPMB. Mặt khác, chính sách hỗ trợ sinh kế cho người dân sau khi bị thu hồi đất cho các công trình năng lượng cũng chưa đầy đủ, làm ảnh hưởng đến sự đồng thuận xã hội.

Quy hoạch điện VIII điều chỉnh: Những vấn đề lớn nào cần lưu ý?
Bộ trưởng Bộ Công Thương phát biểu chỉ đạo tại lễ công bố Quy hoạch điện VIII điều chỉnh. Ảnh: Cấn Dũng

Vai trò của địa phương và năng lực nhà đầu tư

Bộ trưởng Bộ Công Thương cho rằng, việc điều chỉnh Quy hoạch điện VIII có ý nghĩa rất quan trọng. Tuy nhiên, quan trọng hơn cả là tổ chức thực thi để không bị đứt gãy nguồn cung năng lượng cho sự phát triển của đất nước trong thời kỳ mới.

Hành lang pháp lý đã thuận lợi và giao quyền cho các địa phương, danh mục, loại hình nguồn điện rõ ràng, thông số minh bạch. Do đó, để thực hiện thành công Quy hoạch VIII điều chỉnh, vai trò của địa phương rất quan trọng.

Để giải quyết về vấn đề đất đai, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị các địa phương chỉ đạo rà soát, cập nhật các dự án nguồn và lưới điện đã được được xác định trong Quy hoạch điện vài quy hoạch tỉnh, bao gồm cả quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất.

Các địa phương cần khẩn trương tổ chức thực hiện công tác phê duyệt chủ trương đầu tư, lựa chọn chủ đầu tư các dự án điện theo thẩm quyền, bố trí quỹ đất cho phát triển các công trình điện theo quy định của pháp luật, nhất là các dự án trọng điểm theo thứ tự ưu tiên. Đặc biệt, phải chịu trách nhiệm pháp lý, vật chất cho các dự án bị chậm trễ. Đồng thời, chủ động phối hợp chặt chẽ với các chủ đầu tư thực hiện tốt công tác GPMB, bồi thường di dân, tái định cư cho các dự án nguồn điện và lưới điện theo quy định. Bên cạnh đó, tích cực hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các chủ đầu tư, các nhà thầu trong quá trình thi công, bảo đảm hoàn thành dự án điện theo đúng tiến độ.

Để các dự án đúng tiến độ, chất lượng, các địa phương phải lựa chọn, đánh giá đúng những nhà đầu tư đủ năng lực cả về năng lực kỹ thuật, năng lực tài chính và vận hành; Kể cả khi giao rồi cũng phải kiểm soát, đôn đốc, giám sát chặt chẽ, kiên quyết xử lý những nhà đầu tư/dự án vi phạm cam kết; tránh tình trạng “lướt sóng” dự án.

Về cơ chế thu hút đầu tư, Bộ Công Thương và các bộ, ngành sẽ phối hợp tiếp tục rà soát, sửa đổi, bổ sung các quy định của pháp luật có liên quan, nhất là cơ chế giá điện theo hướng thị trường.

Người ta bỏ tiền tấn và thu tiền lẻ thì chúng ta có thể chia sẻ. Sau này, khi dự án đã đi vào hoạt động, nguồn thu ổn định, có thể điều chỉnh giá phù hợp với các yếu tố đầu vào ở thời điểm chúng ta xem xét” - Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu quan điểm.

Liên quan đến vấn đề đền bù GPMB, nhất là các dự án trọng điểm, cấp bách, nhiều chuyên gia cho rằng, cần xem xét áp dụng cơ chế một cửa, rút gọn thủ tục, có sự hỗ trợ trực tiếp từ Chính phủ hoặc các bộ ngành trung ương; thực hiện cơ chế giá đất sát thực tế và hỗ trợ sinh kế bền vững như tạo việc làm, đào tạo nghề cho người dân bị ảnh hưởng. Song song với đó, cần đẩy mạnh truyền thông và đối thoại với người dân. Khi các thông tin về dự án, lợi ích mang lại, chính sách hỗ trợ được công khai minh bạch, sẽ tạo được đồng thuận.

Ngày 15/4/2025, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quyết định 768/QĐ-TTg năm 2025 điều chỉnh Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Quyết định 768/QĐ-TTg nêu rõ phạm vi, ranh giới quy hoạch: Quy hoạch phát triển nguồn điện và lưới điện truyền tải ở cấp điện áp từ 220 kV trở lên, công nghiệp và dịch vụ về năng lượng tái tạo, năng lượng mới trên lãnh thổ Việt Nam thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, bao gồm cả các công trình liên kết lưới điện với các quốc gia láng giềng.

Nguyên Vũ
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Lào Cai: Khách hàng đồng hành cùng chương trình DR

Lào Cai: Khách hàng đồng hành cùng chương trình DR

Để đảm bảo cung ứng điện an toàn nắng nóng, Công ty Điện lực Lào Cai đã triển khai nhiều giải pháp, trọng tâm là thực hiện chương trình điều chỉnh phụ tải...
Không để sự cố lưới truyền tải điện cao điểm mùa khô 2025

Không để sự cố lưới truyền tải điện cao điểm mùa khô 2025

Lãnh đạo Tổng công ty Truyền tải điện Quốc gia (EVNNPT) yêu cầu các đơn vị tập trung nguồn lực, đảm bảo truyền tải điện an toàn liên tục cho phát triển kinh tế.
Khoảnh khắc cùng cán bộ vận hành hệ thống điện trực 30/4

Khoảnh khắc cùng cán bộ vận hành hệ thống điện trực 30/4

Mỗi giây vận hành hệ thống là một phút cam kết để dòng điện quốc gia không gián đoạn trong giờ phút thiêng liêng của đại lễ thống nhất non sông, đất nước.
Ngành điện phía Nam đảm bảo điện cho đại lễ 30/4

Ngành điện phía Nam đảm bảo điện cho đại lễ 30/4

Từ 3h sáng 30/4, tất cả công nhân điện lực đã vào các vị trí chốt trực đảm bảo cấp điện cho lễ diễu binh, diễu hành, các khu vực quan trọng của TP. Hồ Chí Minh.
Trắng đêm của kỹ sư vận hành hệ thống điện miền Nam

Trắng đêm của kỹ sư vận hành hệ thống điện miền Nam

Gần 23h đêm 29/4, những kỹ sư vận hành hệ thống điện miền Nam thuộc Trung tâm Điều độ hệ thống điện miền Nam vẫn đang thức cùng dòng điện.
EVNSPC: Dấu ấn 50 công trình điện mừng ngày Giải phóng miền Nam

EVNSPC: Dấu ấn 50 công trình điện mừng ngày Giải phóng miền Nam

EVNSPC chính thức hoàn thành 50 công trình điện 110kV, chào mừng 50 năm ngày Giải phóng miền Nam và 50 năm thành lập, phát triển Tổng công ty.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo những nhiệm vụ trọng tâm thực hiện Quy hoạch điện VIII điều chỉnh

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo những nhiệm vụ trọng tâm thực hiện Quy hoạch điện VIII điều chỉnh

Tại Lễ công bố Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai Quyết định của Thủ tướng hiệu quả.
Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha tê liệt vì sự cố mất điện

Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha tê liệt vì sự cố mất điện

Sự cố mất điện bất ngờ ngày 28/4 khiến nhiều hoạt động ở Tây Ban Nha và Bồ Đào Nha và một phần của châu Âu rơi vào cảnh tê liệt.
Đảng bộ EVNNPT bước vào nhiệm kỳ mới với khí thế mới

Đảng bộ EVNNPT bước vào nhiệm kỳ mới với khí thế mới

Với nhiều kết quả đạt được, bên cạnh công tác Đảng, Đảng bộ EVNNPT sẽ quyết tâm xây dựng vận hành lưới điện truyền tải vững mạnh trong nhiệm kỳ mới 2025-2030.
EVNNPT đóng điện nhiều công trình chào mừng Đại hội Đảng bộ và ngày thống nhất đất nước

EVNNPT đóng điện nhiều công trình chào mừng Đại hội Đảng bộ và ngày thống nhất đất nước

Chào mừng Đại hội Đảng bộ và 50 năm kỷ niệm ngày thống nhất đất nước, EVNNPT đã hoàn thành đóng điện nhiều công trình truyền tải điện.
Bộ Công Thương công bố Quy hoạch điện VIII điều chỉnh

Bộ Công Thương công bố Quy hoạch điện VIII điều chỉnh

Ngày 28/4/2025, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị công bố Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn tới năm 2050 điều chỉnh.
Toàn văn Quy hoạch điện VIII điều chỉnh

Toàn văn Quy hoạch điện VIII điều chỉnh

Báo Công Thương trân trọng giới thiệu toàn văn Quyết định 768/QĐ-TTg ngày 15/4/2025 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII.
Nỗ lực ngày đêm đưa đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên về đích

Nỗ lực ngày đêm đưa đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên về đích

Trong không khí tưng bừng kỷ niệm 50 năm ngày thống nhất đất nước, EVN và các nhà thầu cũng đang thi đua trên công trường đường dây 500kV Lào Cai - Vĩnh Yên.
EVNSPC đưa vào vận hành nhiều công trình dịp kỷ niệm 30/4

EVNSPC đưa vào vận hành nhiều công trình dịp kỷ niệm 30/4

Chào mừng 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, EVNSPC đóng điện thành công loạt công trình 110kV tại Cần Thơ, Vĩnh Long, Trà Vinh, Đồng Tháp.
PC Lào Cai trực 24/24 giờ để đảm bảo điện dịp Lễ 30/4 - 1/5

PC Lào Cai trực 24/24 giờ để đảm bảo điện dịp Lễ 30/4 - 1/5

PC Lào Cai đã triển khai phương án đảm bảo điện, sẵn sàng ứng trực 24/24 giờ để xử lý kịp thời các tình huống phát sinh trong dịp Lễ 30/4 - 1/5.
Thống nhất phương án cắt điện thi công đường Vành đai 4

Thống nhất phương án cắt điện thi công đường Vành đai 4

Sáng 26/4, NSMO họp với các bên liên quan thống nhất lịch cắt điện phục vụ thi công các đường dây 220kV, 500kV của đường Vành đai 4 đoạn đi qua tỉnh Hưng Yên.
Đầu tư hạ tầng điện: Bước đi chiến lược của  PC Hà Nam

Đầu tư hạ tầng điện: Bước đi chiến lược của PC Hà Nam

Công ty Điện lực Hà Nam đẩy mạnh bảo trì, nâng cấp hệ thống điện nhằm đảm bảo cung ứng ổn định, đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng trên địa bàn tỉnh.
Hoàn thành sửa chữa đường dây 500kV Thăng Long – Quảng Ninh

Hoàn thành sửa chữa đường dây 500kV Thăng Long – Quảng Ninh

Sau bão Yagi, Truyền tải điện Đông Bắc 1 khẩn trương sửa chữa đường dây 500kV Thăng Long – Quảng Ninh, đảm bảo vận hành an toàn trước cao điểm mùa khô 2025.
PC Bắc Giang đảm bảo điện ổn định dịp lễ 30/4 -1/5

PC Bắc Giang đảm bảo điện ổn định dịp lễ 30/4 -1/5

Công ty Điện lực Bắc Giang triển khai đồng bộ các giải pháp kỹ thuật, tăng cường nhân lực, đảm bảo cấp điện an toàn, liên tục dịp lễ 30/4–1/5 phục vụ nhân dân.
NSMO: Nhanh chóng xử lý sự cố trạm biến áp phía Nam, cấp điện trở lại bình thường

NSMO: Nhanh chóng xử lý sự cố trạm biến áp phía Nam, cấp điện trở lại bình thường

NSMO đã nhanh chóng xử lý sự cố, khôi phục trở lại trạng thái vận hành bình thường và cấp điện lại cho các phụ tải của hệ thống điện Quốc gia
Mobile VerionPhiên bản di động