Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là cấp thiết

Bộ trưởng Bộ Công Thương thừa ủy quyền Chính phủ trình bày tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Sáng 5/5, khai mạc Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV Đoàn đại biểu Quốc hội đặt vòng hoa và vào Lăng viếng Chủ tịch Hồ Chí Minh Quốc hội khai mạc kỳ họp lịch sử, tạo đột phá thể chế, dẫn lối kỷ nguyên số hóa

Chiều 5/5, tiếp tục Kỳ họp thứ 9, Quốc hội khóa XV, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên trình sửa Luật Năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ đã trình bày Tờ trình Dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Ảnh: VPQH

Theo đó, thực hiện quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật và Nghị quyết số 65/2025/UBTVQH15 ngày 15/1/2025 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc điều chỉnh chương trình xây dựng luật, pháp lệnh năm 2025, Chính phủ trình Quốc hội dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.

Sự cần thiết phải sửa đổi Luật

Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được Quốc hội khóa XII thông qua ngày 17/6/2010. Sau 15 năm thi hành, nhiều luật mới liên quan đã ra đời hoặc sửa đổi. Chủ trương về năng lượng quốc gia chuyển hướng xanh hóa, cam kết khí hậu vào năm 2050, cuộc Cách mạng công nghệ 4.0, chuyển đổi số, hội nhập quốc tế đặt ra yêu cầu cấp thiết phải điều chỉnh, hoàn thiện chính sách.

Các thị trường lớn như EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản đã và đang thiết lập rào cản kỹ thuật với hàng hóa xanh, nhãn dấu vết carbon, gây bất lợi lớn cho hàng xuất khẩu Việt Nam. Nếu không có phản ứng chính sách kịp thời, doanh nghiệp Việt sẽ thua ngay trên sân nhà.

Thực tiễn thi hành Luật cũ cũng bộc lộ nhiều bất cập, nhiều quy định lỗi thời, thiếu tính thực tiễn hoặc không đủ tính cưỡng chế để thực thi.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, quá trình xây dựng dự án Luật, Bộ Công Thương đã lấy ý kiến rộng rãi từ các địa phương, đoàn đại biểu Quốc hội, chính quyền, chuyên gia, người dân, người thực thi, nhà khoa học... rất bài bản. Hồ sơ đã được Chính phủ thông qua, đã được Đại biểu Thường vụ Quốc hội thảo luận, cho ý kiến, được UB KHCN&MT thẩm tra và báo cáo tổng hợp bằng Báo cáo số 308.

Dự thảo Luật bám sát 4 chính sách: Nâng cao hiệu lực quản lý nhà nước, phát triển dịch vụ tư vấn, kiểm toán, đào tạo; hỗ trợ tài chính, chính sách ưu đãi; chuyển đổi thị trường thiết bị hiệu suất cao.

Luật sửa đổi 21 khoản thuộc 19 điều. Văn bản hợp nhất sau khi sửa đổi gồm 12 chương, 48 điều.

Nhiều điểm mới mang tính đột phá

Dự thảo luật lần này tập trung sửa đổi, bổ sung 21 khoản tại 19 điều của Luật hiện hành. Trong đó, nhiều điểm mới mang tính đột phá về phân cấp, cải cách thủ tục hành chính, hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp và mở rộng phạm vi điều chỉnh.

Thay vì tiếp tục cơ chế khuyến khích, luật sửa đổi hướng đến việc xây dựng các quy định có tính bắt buộc, gắn trách nhiệm cụ thể cho các tổ chức, doanh nghiệp, địa phương trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Tư duy chính sách chuyển mạnh từ vận động tự nguyện sang thiết lập chuẩn mực bắt buộc, từ khuyến khích sang chế tài.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, dự thảo luật lần này không chỉ hướng đến nâng cao năng suất, hiệu quả sử dụng năng lượng trong nước mà còn tạo hành lang pháp lý để doanh nghiệp Việt tiếp cận các công cụ hỗ trợ tài chính xanh, bảo lãnh tín dụng, ưu đãi thuế, quỹ tiết kiệm năng lượng. Đây là các yếu tố then chốt để doanh nghiệp có thể đầu tư đổi mới công nghệ, cải tiến sản xuất, giảm phát thải mà vẫn đảm bảo hiệu quả kinh doanh.

Từ góc độ quản lý, luật sửa đổi cũng cắt giảm 50% thủ tục hành chính, phân quyền nhiều nội dung từ Thủ tướng Chính phủ về cho các bộ, ngành, Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Danh mục cơ sở sử dụng năng lượng trọng điểm, danh mục thiết bị dán nhãn năng lượng, phương tiện cần loại bỏ… đều được đưa về địa phương ban hành. Điều này giúp giảm áp lực lên trung ương, tăng khả năng điều hành linh hoạt theo đặc thù địa phương và phù hợp thực tiễn.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên trình sửa Luật Năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên. Ảnh: VPQH

Đáng chú ý, luật sửa đổi không làm tăng biên chế, không phát sinh bộ máy mới, không đội thêm chi phí từ ngân sách nhà nước. Chính phủ, các bộ, ngành, UBND tỉnh sẽ sử dụng nhân lực hiện có để thực thi luật. Đây là điểm thể hiện sự tinh gọn, hiện đại trong tư duy quản lý nhà nước.

Không còn là luật khuyến nghị, đây là luật của hành động và của tương lai.

Dự thảo luật nhấn mạnh việc Việt Nam đã cam kết tại COP26 sẽ đạt mức phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050. Để thực hiện cam kết đó, bên cạnh chuyển đổi cơ cấu nguồn năng lượng thì việc tiết kiệm và sử dụng năng lượng hiệu quả là một trụ cột. Luật sửa đổi lần này chính là hành lang pháp lý để thực hiện phần trụ cột đó, với trọng tâm là nâng cao hiệu quả sử dụng năng lượng trong công nghiệp, thương mại, dịch vụ và sinh hoạt dân sinh.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, luật cần hướng đến việc tạo ra không gian chính sách để phát triển thị trường dịch vụ năng lượng. Từ đó, thúc đẩy các mô hình như kiểm toán năng lượng, dán nhãn hiệu suất, tư vấn giải pháp giảm phát thải. Đây không chỉ là yêu cầu kỹ thuật mà còn là xu hướng tất yếu để doanh nghiệp tiếp cận các đơn hàng xanh, đáp ứng các tiêu chuẩn ESG của các đối tác nước ngoài.

Dự thảo luật cũng đã được rà soát để đảm bảo không mâu thuẫn với các điều ước quốc tế. Đồng thời, việc rà soát cũng đảm bảo nguyên tắc bình đẳng giới, không có nội dung nào gây bất lợi hoặc phân biệt giữa các nhóm đối tượng trong tiếp cận chính sách, hưởng thụ quyền lợi hoặc thực thi nghĩa vụ.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, từ tháng 2 đến tháng 4 năm 2025, Bộ Công Thương đã thực hiện đầy đủ quy trình xây dựng dự án luật, lấy ý kiến rộng rãi, chỉnh lý nhiều vòng theo chỉ đạo của Thủ tướng, Bộ Tư pháp và Chính phủ. Dự thảo luật đã được đăng tải công khai, tổ chức hội thảo chuyên gia và được thẩm định kỹ lưỡng trước khi trình ra Quốc hội.

Việc sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả là bước đi cấp thiết, chiến lược và có tính hệ thống để chuẩn bị thể chế cho một giai đoạn phát triển mới của nền kinh tế Việt Nam, nơi phát triển xanh, tăng trưởng carbon thấp và hội nhập sâu với các tiêu chuẩn toàn cầu sẽ là xu hướng chủ đạo.

Luật sẽ là công cụ pháp lý bảo vệ doanh nghiệp trước các cú sốc thương mại quốc tế, đồng thời là công cụ công kích, thúc đẩy tái cơ cấu ngành công nghiệp theo hướng xanh, sạch, hiện đại. Từ hàng hóa xuất khẩu đến tiêu dùng nội địa, từ các tập đoàn lớn đến hộ kinh doanh nhỏ, tất cả đều sẽ chịu sự điều chỉnh tích cực của luật để hướng đến tiết kiệm tài nguyên, giảm phát thải, nâng cao năng suất và chất lượng sống.

Theo Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, Luật sửa đổi lần này phải là hành động thể hiện trách nhiệm của Việt Nam với quốc tế, là sự chuẩn bị dài hơi để nắm bắt xu thế và khẳng định vị thế. Không còn là luật khuyến nghị, đây là luật của hành động, của chuyển đổi và của tương lai.

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên kiến nghị, do yêu cầu cấp thiết cần hoàn thiện và ban hành sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trong thời gian sớm nhất. Chính phủ trình Quốc hội xem xét thông qua dự án luật này. Ngay sau khi Quốc Hội ban hành Chính phủ sẽ giao Bộ Công Thương, các bộ, ngành liên quan triển khai ngay việc hoàn thiện ban hành văn bản pháp luật mới để hướng dẫn thực hiện thi hành luật đồng bộ, hiệu quả, tạo hành lang pháp lý thuận lợi; góp phần thúc đẩy ngành năng lượng phát triển bền vững hơn, đáp ứng nhu cầu phát triển trong kỷ nguyên mới.

Hoàng Nhưỡng
Bài viết cùng chủ đề: Quốc hội khóa XV

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Anh sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam nguồn vốn triển khai JEPT

Anh sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam nguồn vốn triển khai JEPT

Nguồn tài chính của Vương quốc Anh phân bổ cho chương trình JETP đã sẵn sàng và mong muốn sớm đưa vào triển khai các dự án năng lượng trong khuôn khổ JETP.

Tin cùng chuyên mục

Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả: Ưu tiên hàng đầu

Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả: Ưu tiên hàng đầu

Việc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả đã trở thành xu thế tất yếu và là ưu tiên hàng đầu của nhiều quốc gia trên thế giới, trong đó có Việt Nam.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Đổi mới tổ chức công đoàn, lấy đoàn viên làm trung tâm

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Đổi mới tổ chức công đoàn, lấy đoàn viên làm trung tâm

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho rằng, năm 2025, các tổ chức công đoàn đổi mới cả về tổ chức và nội dung, phương thức hoạt động, lấy người lao động làm trung tâm.
Ngọn lửa ấm của người Công Thương trên đất Tổ Vua Hùng

Ngọn lửa ấm của người Công Thương trên đất Tổ Vua Hùng

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên và Chủ tịch Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam cùng ăn sáng, khám sức khỏe, kiểm tra bếp ăn, tìm hiểu gian hàng trợ giá tại Phú Thọ...
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo những nhiệm vụ trọng tâm thực hiện Quy hoạch điện VIII điều chỉnh

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo những nhiệm vụ trọng tâm thực hiện Quy hoạch điện VIII điều chỉnh

Tại Lễ công bố Điều chỉnh Quy hoạch điện VIII, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã có nhiều chỉ đạo quan trọng nhằm triển khai Quyết định của Thủ tướng hiệu quả.
Chùm ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đồng hành cùng Tháng Công nhân 2025

Chùm ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đồng hành cùng Tháng Công nhân 2025

Trong khuôn khổ Lễ phát động Tháng Công nhân 2025, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cùng lãnh đạo Tổng LĐLĐVN tham quan, chúc mừng thành tích của Supe Lâm Thao.
Việt Nam - Campuchia ký thỏa thuận thương mại ưu đãi đặc biệt

Việt Nam - Campuchia ký thỏa thuận thương mại ưu đãi đặc biệt

Thỏa thuận thương mại Việt Nam - Campuchia giai đoạn 2025 - 2026 có ý nghĩa lớn với doanh nghiệp hai nước khi đưa ra mức ưu đãi thuế quan đặc biệt.
Chùm ảnh: Việt Nam - Campuchia ký thỏa thuận hợp tác kinh tế, thương mại

Chùm ảnh: Việt Nam - Campuchia ký thỏa thuận hợp tác kinh tế, thương mại

Chiều 28/4, sau hội đàm, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên và Bộ trưởng Thương mại Campuchia đã ký kết biên bản thỏa thuận song phương.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên ủng hộ Sơn La xây cao tốc,

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên ủng hộ Sơn La xây cao tốc, 'đường to, cơ hội lớn'

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên gợi mở 8 nhóm nhiệm vụ, giải pháp để kinh tế tỉnh Sơn La phát triển, bứt phá. Trong đó ủng hộ dự án cao tốc Sơn La - Yên Bái.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên điện đàm với Trưởng Đại diện thương mại Hoa Kỳ, khởi động đàm phán

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên điện đàm với Trưởng Đại diện thương mại Hoa Kỳ, khởi động đàm phán

Tối 23/4, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã điện đàm với Trưởng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ, khởi động đàm phán vấn đề kinh tế, thương mại.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Bảo đảm đủ điện trong mọi tình huống

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Bảo đảm đủ điện trong mọi tình huống

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên yêu cầu các tập đoàn và đơn vị liên quan bảo đảm đủ điện phục vụ sản xuất, kinh doanh và đời sống nhân dân trong mọi tình huống.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp cung ứng điện dịp 30/4-1/5 và mùa khô 2025

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì họp cung ứng điện dịp 30/4-1/5 và mùa khô 2025

Chiều 22/4, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên chủ trì buổi làm việc về tình hình cung ứng điện dịp 30/4-1/5 và các tháng mùa khô năm 2025.
Khởi công xây dựng dự án nhà ở xã hội tại Hà Nam

Khởi công xây dựng dự án nhà ở xã hội tại Hà Nam

Sáng 19/4, Tổng công ty Đầu tư phát triển nhà và đô thị (HUD) tổ chức Lễ khởi công xây dựng tòa nhà B1, B2 - dự án đầu tư xây dựng khu nhà ở xã hội tại Hà Nam.
Hội nghị của Bộ Công Thương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Hội nghị của Bộ Công Thương tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp xuất khẩu sang Hoa Kỳ

Ngày 17/4, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Hỗ trợ doanh nghiệp tháo gỡ khó khăn trong bối cảnh Hoa Kỳ áp dụng thuế đối ứng lên hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam.
Việt Nam - Ethiopia ký kết hợp tác về thương mại

Việt Nam - Ethiopia ký kết hợp tác về thương mại

Bản ghi nhớ Hợp tác thương mại giữa Việt Nam - Ethiopia nhằm xác định mục tiêu, phạm vi, lĩnh vực, các hoạt động hợp tác, phương thức phối hợp triển khai.
Việt Nam - Hàn Quốc mở rộng hợp tác kinh tế, thương mại hướng tới mục tiêu 150 tỷ USD

Việt Nam - Hàn Quốc mở rộng hợp tác kinh tế, thương mại hướng tới mục tiêu 150 tỷ USD

Việt Nam - Hàn Quốc tái khẳng định tầm quan trọng của VKFTA trong việc mở rộng thương mại, đầu tư, nâng kim ngạch thương mại lên 150 tỷ USD vào năm 2030.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì cuộc họp đầu tiên của Đoàn đàm phán thương mại với Hoa Kỳ

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chủ trì cuộc họp đầu tiên của Đoàn đàm phán thương mại với Hoa Kỳ

Chiều 14/4, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên - Trưởng Đoàn đàm phán Chính phủ về vấn đề thương mại với Hoa Kỳ đã chủ trì cuộc họp lần thứ nhất.
Ảnh: Kỳ họp 14 Uỷ ban hỗn hợp Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Việt Nam - Hàn Quốc

Ảnh: Kỳ họp 14 Uỷ ban hỗn hợp Thương mại, Công nghiệp và Năng lượng Việt Nam - Hàn Quốc

Ngày 14/4, diễn ra Kỳ họp lần thứ 13 UBHH về hợp tác Thương mại, Công nghiệp, Năng lượng và Kỳ họp lần thứ 7 UBHH Thực thi FTA Việt Nam-Hàn Quốc.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị Nga gỡ vướng FTA VN-EAEU

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị Nga gỡ vướng FTA VN-EAEU

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị, Liên bang Nga phát huy vai trò dẫn dắt trong EAEU vừa hỗ trợ Việt Nam, vừa thúc đẩy thương mại song phương.
Chùm ảnh: Bộ Công Thương tổ chức hội nghị tham vấn xây dựng Luật Thương mại điện tử

Chùm ảnh: Bộ Công Thương tổ chức hội nghị tham vấn xây dựng Luật Thương mại điện tử

Ngày 9/4, tại Hà Nội, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị tham vấn chính sách xây dựng Luật Thương mại điện tử.
Chùm ảnh: Toàn cảnh lễ công bố Bộ chỉ số FTA Index

Chùm ảnh: Toàn cảnh lễ công bố Bộ chỉ số FTA Index

Chiều 8/4, Bộ Công Thương đã phối hợp tổ chức Lễ công bố Bộ chỉ số đánh giá kết quả thực hiện các Hiệp định thương mại tự do của các địa phương - FTA Index.
Mobile VerionPhiên bản di động