Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Từ lợi thế có nhiều cảnh quan thiên nhiên tráng lệ, đa dạng văn hoá của đồng bào dân tộc thiểu số, Cao Bằng đang biến du lịch thành lực đẩy phát triển kinh tế.
Cao Bằng: Xây dựng thương hiệu gạo nếp ong Cao Bằng: Nhiều giải pháp tiêu thụ nông sản cho bà con dân tộc Mật ong Cao Bằng: ‘Gieo’ thương hiệu, ‘gặt’ đầu ra bền vững

Sức bật từ chính sách

Cao Bằng, mảnh đất địa đầu Tổ quốc, không chỉ nổi tiếng với những kỳ quan thiên nhiên tráng lệ như thác Bản Giốc, động Ngườm Ngao, mà còn là nơi hội tụ sắc màu văn hóa độc đáo của 95% dân số là đồng bào dân tộc thiểu số như Tày, Nùng, Dao, Mông, Sán Chỉ.

Nhận thức rõ tiềm năng này, những năm qua, tỉnh Cao Bằng đã tập trung phát triển du lịch như một “cánh cửa vàng” để mở ra cơ hội sinh kế mới, bền vững cho đồng bào dân tộc thiểu số.

mắt thần
Mắt thần núi nằm trong hệ thống di sản của Công viên địa chất Toàn cầu UNESCO Non nước Cao Bằng. Ảnh: Cổng TTĐT Cao Bằng

Văn kiện Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Cao Bằng lần thứ XIX, nhiệm kỳ 2020-2025 đề ra 3 nội dung đột phá chiến lược, trong đó đột phá thứ nhất là phát triển du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn: "Phát triển du lịch - dịch vụ bền vững, từng bước đưa du lịch - dịch vụ Cao Bằng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, xây dựng Cao Bằng trở thành trung tâm du lịch của các tỉnh khu vực Trung du và miền núi phía Bắc".

Để triển khai có hiệu quả chủ trương này, trong thời gian vừa qua, tỉnh Cao Bằng đã ban hành nhiều văn bản chỉ đạo về phát triển du lịch, như: Nghị quyết số 78/2021/NQ-HĐND, ngày 10/12/2021 của HĐND Tỉnh quy định về Chính sách hỗ trợ phát triển du lịch cộng đồng trên địa bàn tỉnh Cao Bằng đến năm 2025; Đề án Phát triển du lịch tỉnh Cao Bằng giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến năm 2035…

Ngoài ra, tỉnh còn liên kết phát triển du lịch ở phạm vi trong nước và quốc tế, như: Liên kết phát triển du lịch với 8 tỉnh khu vực Đông Bắc và TP. Hồ Chí Minh; liên kết với 6 tỉnh Việt Bắc; Chương trình phối hợp giữa Công viên địa chất non nước Cao Bằng và Công viên địa chất Cao nguyên đá Đồng Văn (Hà Giang); thực hiện Hiệp định hợp tác bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch thác Bản Giốc (Việt Nam) - Đức Thiên (Trung Quốc)...

Nhờ chính sách định hướng đúng, nhiều vùng nông thôn, bản làng ở Cao Bằng đã thay đổi diện mạo rõ rệt.

Tại bản Khuổi Ky (Trùng Khánh), người dân Nùng An đã khéo léo phục dựng những ngôi nhà sàn đá cổ kính thành các homestay phục vụ khách du lịch.

Anh Nông Văn Thuận, chủ một homestay ở Khuổi Ky, chia sẻ, nhờ làm du lịch cộng đồng, thu nhập của gia đình tăng lên gấp 3 lần so với chỉ làm nông nghiệp. Mỗi mùa cao điểm, homestay đón hơn 500 lượt khách.

Hưởng ứng “trend” du lịch xanh, ông Vũ Khắc Thành - Chủ homestay Mế, xóm Pác Bó, xã Trường Hà (Hà Quảng) cho biết, để tăng thêm vẻ đẹp cảnh quan của homestay, gia đình đầu tư trồng thêm nhiều hoa, cây cảnh nên từ sân, vườn, bờ suối… mùa nào cũng có hoa nở tạo cảnh đẹp vừa để khách check-in trải nghiệm, thư giãn, vừa bảo vệ thiên nhiên.

Không chỉ tại Khuổi Ky, Hà Quảng, tại xã Đàm Thủy (Trùng Khánh), Quảng Uyên (Quảng Hòa) hay Hồng Trị (Bảo Lạc), các mô hình homestay, trải nghiệm văn hóa dân tộc, chợ phiên vùng cao cũng đang phát triển mạnh.

Thác Bản Giốc
Thác Bản Giốc - điểm du lịch nổi tiếng của tỉnh Cao Bằng. Ảnh minh hoạ

Nhằm gia tăng giá trị gia tăng từ du lịch, Cao Bằng cũng đẩy mạnh chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP), khuyến khích người dân phát triển các mặt hàng thủ công truyền thống, sản phẩm đặc trưng vùng miền như: Rượu men lá, miến dong, thổ cẩm Tày-Nùng, hồng không hạt Trùng Khánh...

Các sản phẩm này không chỉ được tiêu thụ tại các khu du lịch, homestay, mà còn được trưng bày trong các sự kiện, hội chợ du lịch lớn trên cả nước, góp phần nâng cao thu nhập cho người dân, nhất là bà con dân tộc thiểu số.

Giữ vững bản sắc dân tộc

Tuy đạt được nhiều kết quả tích cực, phát triển du lịch cộng đồng ở Cao Bằng vẫn còn không ít khó khăn: Hạ tầng giao thông đến các điểm du lịch còn hạn chế; cơ sở vật chất du lịch còn nhỏ lẻ, thiếu đồng bộ; trình độ ngoại ngữ, kỹ năng du lịch của người dân còn yếu; công tác xúc tiến, quảng bá du lịch chưa tương xứng với tiềm năng.

Từ kinh nghiệm trải nghiệm nhiều loại hình du lịch cộng đồng, chuyên gia kinh tế Nguyễn Minh Phong, cho hay, ở khu vực miền núi, sản phẩm phục vụ du lịch rất đa dạng, nhất là về văn hoá. Do đó, tiềm năng hình thành nên chuỗi sản phẩm du lịch mới, trên cơ sở liên kết chuỗi sản phẩm đặc sản vùng miền của bà con vùng sâu vùng xa là rất lớn.

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc
Du khách trải nghiệm du lịch cộng đồng tại xóm Hoài Khao, xã Quang Thành (Nguyên Bình). Ảnh minh hoạ

Chúng ta đưa ra tiêu chí phục vụ tốt nhất, thân thiện nhất để hình thành mối quan hệ thân thiết nhằm không chỉ kéo khách quay trở lại mà còn tuyên truyền quảng bá với anh em, bạn bè”, chuyên gia Nguyễn Minh Phong nói.

Tuy nhiên, ông đặc biệt nhấn mạnh, cần giữ được văn hoá vùng miền, bản sắc dân tộc để giữ được sự khác biệt và tính hấp dẫn.

Phát triển du lịch cộng đồng không chỉ là hướng đi chiến lược để nâng cao đời sống kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số ở Cao Bằng, mà còn là cách để giữ gìn, phát huy giá trị văn hóa đặc sắc của các dân tộc nơi đây.

Con đường phía trước vẫn còn nhiều thách thức, nhưng với quyết tâm và sự đồng hành của chính quyền, doanh nghiệp và người dân, "giấc mơ làm giàu từ đất mẹ Cao Bằng" đang dần trở thành hiện thực.

Để đạt được mục tiêu đến năm 2030, du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, Cao Bằng chủ trương thực hiện hiệu quả các chương trình, dự án, đề án phục vụ phát triển du lịch. Phát triển các sản phẩm du lịch đặc sắc, riêng biệt, hấp dẫn, phù hợp với nhu cầu của khách du lịch nội địa và quốc tế, tập trung vào các sản phẩm thế mạnh, giúp tăng doanh thu và nâng dần tỷ trọng du lịch trong cơ cấu ngành dịch vụ của tỉnh.
Hải Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Dân tộc thiểu số

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Chợ miền núi Bắc Kạn:

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Không chỉ là nơi mua bán, chợ miền núi ở Bắc Kạn là không gian văn hóa cộng đồng, nhưng việc thiếu vốn và khó hút đầu tư đang khiến nhiều chợ xuống cấp.
Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Logistics nông sản tại khu vực miền núi là mắt xích then chốt nhưng cũng là "nút thắt cổ chai" trên hành trình đưa nông sản Việt vươn ra thị trường rộng lớn.
Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Những sản phẩm đặc trưng như miến đao, quế hữu cơ, mật ong bạc hà, sâm khoai... được bà con dân tộc thiểu số đưa lên “chợ mạng” thu về hàng tỷ đồng mỗi năm.
Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Tỉnh Đắk Lắk đang chủ động mở rộng đầu ra cho sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, tạo nền tảng vững chắc cho phát triển kinh tế bền vững.
Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Các địa phương trên địa bàn tỉnh Kon Tum đã không ngừng nỗ lực thực hiện hiệu quả các chính sách dân tộc, từng bước đưa diện mạo nông thôn chuyển mình.
Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Giờ đây những món ăn đặc trưng của vùng nông thôn không chỉ gói gọn trong bếp lửa gia đình mà còn lan tỏa mạnh mẽ đến mọi miền nhờ ứng dụng công nghệ số.
Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Làng Canh Tiến, xã Canh Liên - xã "vùng lõm" cuối cùng đã được cấp điện, đánh dấu mốc 100% hộ dân toàn tỉnh Bình Định được sử dụng điện lưới quốc gia.
Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Lễ hội Chợ phong lưu Khâu Vai 2025 không chỉ là dịp hội tụ văn hóa, mà còn là cơ hội quảng bá, thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm đặc sản của đồng bào dân tộc thiểu số.
Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Nông sản sạch không chỉ nâng cao thu nhập mà còn thay đổi tư duy cũ, mở lối đi bền vững cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi.
Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Từ áp dụng công nghệ vào sản xuất đến việc mở rộng kênh tiêu thụ sản phẩm, phụ nữ nông thôn dần khẳng định vai trò quan trọng của cuộc cách mạng chuyển đổi số.
Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Chính sách hỗ trợ thiết thực cùng quyết tâm của bà con dân tộc thiểu số ở miền núi đã và đang tạo nên những thương hiệu sản phẩm ngày một mạnh.
Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Tại HTX Chè Thịnh An không chỉ làm chè mà còn làm văn hóa. Không chỉ bán sản phẩm, mà xây dựng cả câu chuyện về vùng đất chè nổi tiếng của Việt Nam.
Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Bằng nhiều giải pháp xúc tiến thương mại, tỉnh Thái Nguyên đang từng bước tháo gỡ nút thắt “đầu ra” cho sản phẩm của đồng bào vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Ở nông thôn, những tủ sách nhỏ đang mở ra thế giới diệu kỳ cho trẻ em, văn hóa đọc dần bén rễ, nuôi dưỡng ước mơ và gieo mầm tri thức từ trang sách đầu đời.
Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Lễ cúng về nhà mới của người Hrê là phong tục lâu đời, nhằm tạ ơn thần linh, cầu mong ngôi nhà được chở che, gia chủ bình an, khỏe mạnh, cuộc sống no đủ.
Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Từ chợ truyền thống đến thương mại hiện đại, Bình Định đang dồn lực tìm đầu ra ổn định cho các sản phẩm đặc trưng vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.
Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới

Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới

Xây dựng nông thôn mới vùng đồng bào thiểu số không thể thiếu vai trò của người cao tuổi - người hiểu đất, quý làng, canh cánh với chuyện phát triển kinh tế.
Gia Lai tăng giá trị cho cà phê đặc sản

Gia Lai tăng giá trị cho cà phê đặc sản

Gia Lai đang nỗ lực nâng giá trị cho sản phẩm cà phê đặc sản, từ đó giúp bà con dân tộc thiểu số và miền núi trên địa bàn tăng thu nhập, giảm nghèo bền vững.
Gia Lai phát triển chợ vùng sâu, mở lối sinh kế bền vững

Gia Lai phát triển chợ vùng sâu, mở lối sinh kế bền vững

Với kết quả từ Chương trình mục tiêu quốc gia, các chợ vùng sâu Gia Lai không chỉ khơi thông dòng chảy hàng hóa mà còn mở lối sinh kế bền vững cho người dân.
Từ chợ bản đến chuỗi siêu thị: Hành trình vươn xa của sản phẩm vùng dân tộc Bắc Giang

Từ chợ bản đến chuỗi siêu thị: Hành trình vươn xa của sản phẩm vùng dân tộc Bắc Giang

Từ việc đầu tư mạng lưới chợ dân sinh đến hỗ trợ quảng bá sản phẩm địa phương, Bắc Giang đang từng bước tạo đòn bẩy cho sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
Mobile VerionPhiên bản di động