Loạn quảng cáo lố của loạt trang ‘lang y online’ Nguyễn Bá Nho

Trên nhiều trang web, mạng xã hội có hình ảnh ông lang Nguyễn Bá Nho đang quảng cáo bất chấp, thách thức pháp luật và coi thường sức khỏe cộng đồng.
Cắt ghép video VTV, “thần thánh hoá” thực phẩm Hoa Nhất Võ Hà Linh và câu hỏi liên quan Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Đoàn Di Băng quảng cáo, giới thiệu mỹ phẩm như thuốc chữa bệnh

Nhập nhèm quảng cáo, giới thiệu sản phẩm

Thời gian qua, hàng loạt người nổi tiếng như Quang Linh Vlogs, Hằng Du Mục,… đã bị xử lý vì quảng cáo sai sự thật. Nhiều doanh nghiệp nhanh chóng gỡ bỏ nội dung vi phạm để né kiểm tra, xử lý. Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) cũng phát đi cảnh báo, liên quan tới hoạt động quảng cáo của người nổi tiếng.

Thế nhưng, hoạt động quảng cáo, giới thiệu “bài thuốc Nam” liên quan “lương y online” Nguyễn Bá Nho vẫn được thực hiện một cách bất chấp, với nhiều thông tin sai lệch, thách thức và coi thường sức khoẻ cộng đồng.

Cụ thể, tại website onglangnho.com, dưới chân trang giới thiệu thuộc sở hữu của Công ty TNHH Nam Dược Sóc Sơn. Dù tên công ty gắn liền với địa danh Sóc Sơn – một huyện nằm ở phía Bắc Hà Nội, nhưng địa chỉ công ty theo đăng ký lại nằm tại đường 18, thôn Mao Dộc, xã Phượng Mao, huyện Quế Võ, tỉnh Bắc Ninh.

Loạn quảng cáo lố của loạt trang ‘lang y online’ Nguyễn Bá Nho
Dù tên công ty gắn với một địa danh tại Hà Nội nhưng địa chỉ lại nằm ở Bắc Ninh. Ảnh chụp màn hình

Theo tìm hiểu, Công ty TNHH Nam Dược Sóc Sơn được thành lập vào năm 2005 và do ông Nguyễn Bá Nho làm người đại diện theo pháp luật. Cổng thông tin tra cứu tên miền của Bộ Khoa học và Công nghệ cho thấy, tên miền onglangnho.com được đăng ký bởi Công ty Cổ Phần GMO-Z.com RUNSYSTEM, chủ thể đăng ký sử dụng cũng tên Nguyễn Bá Nho.

Trên trang website onglangnho.com hiện đang giới thiệu 5 sản phẩm, gồm: Viên bách tán, viên tiết niệu, viên đại tràng, viên thanh nhiệt và viên xương khớp. Các sản phẩm có giá dao động từ 485.000 đồng đến 1.500.000 đồng.

Ở mỗi sản phẩm có module tích hợp để người tiêu dùng đặt mua sản phẩm, tuy nhiên dưới chân trang web cho thấy, đơn vị quản lý vẫn chưa đăng ký website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử với Bộ Công Thương.

Đáng chú ý, 4 trong 5 sản phẩm đang được giới thiệu đều được chụp cạnh một tấm biển mang tên “Bằng khen khoa học”, như một chiêu bài tạo niềm tin nơi người tiêu dùng. Tuy nhiên, khi phóng to bức ảnh lên, thì tấm bằng khen này lại không liên quan gì tới các sản phẩm.

Cụ thể, tấm bằng khen này thể hiện “Bằng khen khoa học”, được trao tặng bởi Viện Khoa học Nghiên cứu nhân tài nhân lực – ISSTH, nội dung ghi nhận ông Nguyễn Bá Nho đã có “nhiều đóng góp xuất sắc vào sự nghiệp xây dựng và phát triển của Viện trong 10 năm hoạt động của Viện”.

Tại một trang web khác có tên miền https://www.dutdiemxuongkhop.click/nguyen_ba_nho, cũng liên quan tới hình ảnh ông lang Nguyễn Bá Nho, người tiêu dùng dễ dàng bắt gặp loạt quảng cáo gây sốc như "hiệu quả chỉ sau 7 ngày sử dụng", "cam kết hoàn tiền nếu tái bệnh", "chữa khỏi cho hơn 100.000 người bệnh", "khỏe đến già", "hiệu quả 100%", "an toàn, không tác dụng phụ"... Thậm chí, trang web còn tuyên bố chữa khỏi cả bệnh nhân hoại tử xương.

Loạn quảng cáo lố của loạt trang ‘lang y online’ Nguyễn Bá Nho
Trên web quảng cáo sản phẩm viên xương khớp của ông Nguyễn Bá Nho tràn ngập ngôn từ quảng cáo lố. Ảnh chụp màn hình

Hoạt động kinh doanh, giới thiệu sản phẩm trên các trang web nói trên và nhiều fanpage khác có hình ảnh ông Nguyễn Bá Nho cho thấy nhiều điểm bất thường, có dấu hiệu thiếu minh bạch, vi phạm pháp luật.

Cụ thể, khi được hỏi về tính chất pháp lý của sản phẩm là thuốc hay thực phẩm chức năng, một fanpage có hình ảnh ông Nguyễn Bá Nho đáp: “Đây là thực phẩm chức năng bạn nhé, nhưng là bài thuốc gia truyền nhiều đời của nhà Thầy nên rất hiệu quả”. Trong khi đó, thông tin trên Zalo, một người lại khẳng định các sản phẩm là thuốc.

“Thầy” cũng không biết website của thầy!?

Trong vai người cần tư vấn bệnh xương khớp, phóng viên Báo Công Thương để lại số điện thoại trên website của ông Nguyễn Bá Nho. Chỉ vài giờ sau, một tài khoản Zalo mang tên "Thầy Nho" chủ động kết bạn.

Sau vài câu trò chuyện, khi phóng viên tỏ ý nghi ngờ tài khoản giả mạo, người này lập tức gửi video quay cận mặt, tự nhận "chính chủ" và đề nghị gọi video để chứng minh. Trong cuộc gọi, người đàn ông xuất hiện giữa một phòng khám ồn ào, khoe những tấm bằng khen phủ kín tường.

Ngay sau đó, cuộc gọi chuyển sang thoại thường, nhưng giọng nói đã đổi khác. Người tiếp theo tiếp tục xưng "thầy", bắt đầu tư vấn mà không cần bất kỳ bệnh án, chẩn đoán, hay kết quả xét nghiệm nào.

Khi nghe phóng viên mô tả tình trạng phồng đĩa đệm, thoái hóa nặng và được bác sĩ chỉ định mổ, người này tự tin khẳng định: "Cái này thầy giúp được nhé, bởi vì thứ nhất nếu mổ chi phí sẽ rất cao, thứ 2 sẽ là 50/50 nếu được thì đi lại bình thường còn không thì nằm liệt luôn”.

"Thầy" đề xuất liệu trình điều trị 3–5 tháng, gồm uống thuốc và tập vật lý trị liệu "đặc biệt" do chính thầy biên soạn. Khi hỏi về website dutdiemxuongkhop.click, người này cho biết: “Chắc cái đấy của nhà thầy đấy. Lý do có nhiều trang quảng cáo vì thầy có mấy cháu chạy quảng cáo cơ mà, khoảng 4-5 trang có hình ảnh và video của thầy mà”.

Loạn quảng cáo lố của loạt trang ‘lang y online’ Nguyễn Bá Nho
Dù trên website có trưng bày bán thuốc nhưng người tư vấn lại khuyên bệnh nhân không nên đặt mua trực tuyến!?

Đáng chú ý, "thầy" yêu cầu không mua thuốc qua website onglangnho.com vì "lên web đặt thuốc như nào, thầy cũng không biết đâu, không nắm rõ cái này đâu", mà phải đọc địa chỉ, đặt riêng với thầy. "Nếu thầy hỗ trợ điều trị thì thầy sẽ kê thuốc khác, còn vỏ thuốc thì vẫn của nhà thầy nhưng mà thuốc bên trong thầy có thể làm khác vì tình trạng của mỗi người là khác nhau, làm thuốc riêng mới khỏi được bệnh chứ”, người tư vấn cho biết.

Về chuyện muốn đến khám trực tiếp, đối tượng này khẳng định: “Muốn đến khám trực tiếp cũng được, không có vấn đề gì nhưng về bệnh xương khớp thật ra không cần đến trực tiếp đâu, bởi biết bệnh rồi, lên sẽ mất công. Những trường hợp cần đến trực tiếp phòng khám là những trường hợp liên quan đến ung thư, mỡ máu hay nội tạng bên trong thì thầy mới bắt mạch”.

Từ trên có thể thấy, hoạt động quảng cáo, giới thiệu sản phẩm trên các trang mang tên ông Nguyễn Bá Nho không chỉ thiếu minh bạch, có dấu hiệu vi phạm Luật Quảng cáo, mà còn có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng Luật Khám bệnh, chữa bệnh năm 2023, vốn quy định rõ mọi hành vi khám bệnh, kê đơn đều phải được thực hiện bởi người có chứng chỉ hành nghề và tại cơ sở được cấp phép. Đề nghị các cơ quan chức năng vào cuộc, xác minh, làm rõ và xử lý nghiêm những đối tượng quảng cáo, vận hành các trang web và fanpage nói trên.

Ông Nguyễn Bá Nho không phải cái tên xa lạ trong giới “lương y online”. Tuy nhiên, hình ảnh của ông không đến từ tài năng, mà đến từ hàng loạt bê bối bị báo chí phản ánh, cơ quan chức năng vào cuộc xử lý. Năm 2018, ông lang Nguyễn Bá Nho bị đài Truyền hình Việt Nam phản ánh, sau đó Sở Y tế TP. Hà Nội vào cuộc và đề nghị xử phạt số tiền 60 triệu đồng do khám bệnh và bán thuốc chữa ung thư không được cấp phép. Trước đó, ông lang Nguyễn Bá Nho đã bị xử phạt 35 triệu đồng và phải gỡ bỏ quảng cáo chữa ung thư khi không được các cơ quan chức năng cấp phép.

Ngọc Hưng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: quảng cáo sai quy định

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Nấm độc núp bóng review, phá hoại thị trường - Bài 1: Những

Nấm độc núp bóng review, phá hoại thị trường - Bài 1: Những 'ông vua', 'bà chúa' không ngai trên mạng

Dưới danh nghĩa “trải nghiệm cá nhân”, nhiều người nổi tiếng như “ông vua”, “bà chúa” trên mạng xã hội, tự cho mình quyền xét xử thị trường thay pháp luật.

Tin cùng chuyên mục

Sau vụ sữa giả: Cơ quan chức năng siết chặt hoạt động

Sau vụ sữa giả: Cơ quan chức năng siết chặt hoạt động

Sau vụ việc sữa giả gây rúng động, cơ quan chức năng đồng loạt siết chặt kiểm tra, xử lý sai phạm trong quảng cáo thực phẩm, đặc biệt trên nền tảng số.
Choáng với quảng cáo King Fucoidan & Agaricus điều trị 33 loại ung thư

Choáng với quảng cáo King Fucoidan & Agaricus điều trị 33 loại ung thư

King Fucoidan & Agaricus là thực phẩm, song được được nhiều người giới thiệu là bác sĩ, dược sĩ và một số trang web quảng cáo như thuốc chữa 33 loại ung thư.
Sau vụ sữa giả: Zentrum đóng website, âm thầm gỡ bỏ video quảng cáo

Sau vụ sữa giả: Zentrum đóng website, âm thầm gỡ bỏ video quảng cáo

Sau bê bối sữa giả, nhiều sản phẩm từng được quảng cáo rầm rộ đã âm thầm rút khỏi thị trường, khiến người tiêu dùng không khỏi hoang mang và nghi ngại.
Thanh Hương quảng cáo

Thanh Hương quảng cáo 'thần thánh hóa' men sống Bạch Mai Pro

Diễn viên Thanh Hương quảng cáo sản phẩm Men sống Bạch Mai Pro với nội dung thổi phồng công dụng như thuốc, vượt xa bản chất thực phẩm chức năng.
Đoàn Di Băng quảng cáo, giới thiệu mỹ phẩm như thuốc chữa bệnh

Đoàn Di Băng quảng cáo, giới thiệu mỹ phẩm như thuốc chữa bệnh

Một số mỹ phẩm có nhãn hiệu Hanayuki bà Đoàn Di Băng đại diện được quảng cáo, giới thiệu công dụng quá mức, khiến người dùng hiểu nhầm là thuốc điều trị bệnh.
Đoàn Di Băng bị tố

Đoàn Di Băng bị tố 'thổi phồng' công dụng dung dịch vệ sinh Hanayuki

Bạn đọc phản ánh tới Báo Công Thương, bà Đoàn Di Băng quảng cáo dung dịch vệ sinh nhãn hiệu Hanayuki sai sự thật, thổi phồng công dụng, thậm chí phản khoa học.
PQA Nhuận Tràng: Thực phẩm chức năng đội lốt bài thuốc

PQA Nhuận Tràng: Thực phẩm chức năng đội lốt bài thuốc

Quảng cáo sản phẩm PQA Nhuận Tràng như một bài thuốc, website www.dsthuphuongpqa.vn có dấu hiệu vi phạm pháp luật, như cảnh báo của Cục An toàn thực phẩm.
Loạt trung tâm đăng kiểm bị tố vòi vĩnh, nhũng nhiễu

Loạt trung tâm đăng kiểm bị tố vòi vĩnh, nhũng nhiễu

Hàng loạt trung tâm đăng kiểm bị tố vòi vĩnh, nhũng nhiễu, móc nối “cò”, bán tem kiểm định, ép sửa xe, từ chối hồ sơ miễn kiểm… khiến người dân bức xúc.
Báo Công Thương liên tiếp nhận được phản ánh Võ Hà Linh quảng cáo sản phẩm sai sự thật

Báo Công Thương liên tiếp nhận được phản ánh Võ Hà Linh quảng cáo sản phẩm sai sự thật

Nhiều bạn đọc liên tiếp phản ánh đến Báo Công Thương việc Tiktoker Võ Hà Linh và người có sức ảnh hưởng khác quảng bá hàng hóa sai sự thật.
Hộp thư bạn đọc ngày 19/4: Phản ánh Võ Hà Linh quảng cáo lố; sản phẩm cai thuốc lá mập mờ nguồn gốc

Hộp thư bạn đọc ngày 19/4: Phản ánh Võ Hà Linh quảng cáo lố; sản phẩm cai thuốc lá mập mờ nguồn gốc

Hộp thư nhận được phản ánh về việc TikToker Võ Hà Linh quảng cáo lố thu lợi rồi sửa và ẩn; bán sản phẩm cai thuốc lá trái phép
Tra cứu thông tin thực phẩm bảo vệ sức khỏe ở đâu?

Tra cứu thông tin thực phẩm bảo vệ sức khỏe ở đâu?

Bạn đọc băn khoăn việc tra cứu thông tin về các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe ở đâu? Cục An toàn thực phẩm đã có hướng dẫn và cảnh báo cụ thể.
Quản lý thị trường chỉ ra 3 khó khăn trong kiểm tra, xử lý thực phẩm vi phạm

Quản lý thị trường chỉ ra 3 khó khăn trong kiểm tra, xử lý thực phẩm vi phạm

Công tác tiền kiểm đối với hàng hóa trước khi đưa ra thị trường cần được quy định chặt chẽ hơn và được phân công cho một cơ quan chịu trách nhiệm thống nhất.
Ký túc xá Mỹ Đình thiếu minh bạch, đẩy gánh nặng lên vai sinh viên nghèo?

Ký túc xá Mỹ Đình thiếu minh bạch, đẩy gánh nặng lên vai sinh viên nghèo?

Nhiều sinh viên nghèo ở ký túc xá Mỹ Đình, TP. Hà Nội bức xúc vì phải đóng tiền sử dụng điều hòa dưới hình thức “tự nguyện” nhưng dường như... không có lựa chọn
Kháng cáo xin án treo dây chuyền vụ

Kháng cáo xin án treo dây chuyền vụ 'Bà Nhàn trị nám': Liệu có quá nhẹ tay?

Sau bản án sơ thẩm, nhiều bị cáo trong vụ “Bà Nhàn trị nám” đồng loạt kháng cáo xin giảm nhẹ và hưởng án treo, đặt ra lo ngại về tính răn đe của pháp luật.
Từ sữa, thuốc giả nhìn lại vụ “Bà Nhàn trị nám” lừa đảo gần 500 tỷ

Từ sữa, thuốc giả nhìn lại vụ “Bà Nhàn trị nám” lừa đảo gần 500 tỷ

Chiếm đoạt hàng trăm tỷ qua mạng, vụ “Bà Nhàn trị nám” là một đại án lừa đảo. Người dân vẫn chờ kết quả xử lý cuối cùng để làm mẫu cho những vụ việc tương tự.
Quản lý thị trường Hà Nội vào cuộc xử lý đơn tố cáo Chu Thanh Huyền bán mỹ phẩm không tem nhãn

Quản lý thị trường Hà Nội vào cuộc xử lý đơn tố cáo Chu Thanh Huyền bán mỹ phẩm không tem nhãn

Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội đang thẩm tra, xác minh nội dung tố cáo liên quan đến việc bà Chu Thanh Huyền bán mỹ phẩm không tem nhãn, không hóa đơn.
Sữa Fucoidan Nano

Sữa Fucoidan Nano 'nổ' chữa được ung thư: Công ty nói do đại lý

Website fucoidannano.com ngừng hoạt động sau phản ánh của Báo Công Thương, nhưng trách nhiệm về sai phạm quảng cáo và dấu hiệu trục lợi vẫn cần được làm rõ.
Cục Quản lý Dược chuyển đơn tố cáo Chu Thanh Huyền đề nghị QLTT xử lý

Cục Quản lý Dược chuyển đơn tố cáo Chu Thanh Huyền đề nghị QLTT xử lý

Cục Quản lý Dược đã chuyển đơn tố cáo bà Chu Thanh Huyền tới Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội, đề nghị xử lý theo quy định pháp luật.
Hộp thư bạn đọc ngày 17/4: Phản ánh việc lấp hồ Đầm; Ốc Sên bán hàng thiếu tem nhãn

Hộp thư bạn đọc ngày 17/4: Phản ánh việc lấp hồ Đầm; Ốc Sên bán hàng thiếu tem nhãn

Hộp thư bạn đọc Báo Công Thương nhận được phản ánh về việc lấp hồ Đầm; Công ty Song Anh xâm phạm sở hữu trí tuệ; cửa hàng Ốc Sên bán hàng thiếu tem nhãn.
Công ty phân phối Hikid phản hồi sau bài viết Báo Công Thương

Công ty phân phối Hikid phản hồi sau bài viết Báo Công Thương

Sau bài phản ánh nội dung quảng cáo sản phẩm Hikid, Công ty TNHH XNK & TM Phương Linh đã có văn bản chính thức gửi Báo Công Thương để làm rõ thông tin.
Mobile VerionPhiên bản di động