Luật Đất đai (sửa đổi) cần cụ thể hóa vấn đề nguồn lực thực hiện các chính sách dân tộc

Ủy ban Dân tộc đề nghị thực hiện hiệu quả chính sách về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, khắc phục những mặt còn tồn tại, hạn chế.
Góp ý Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Cần quy định rõ mục đích thu hồi đất, xác định giá đất Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi): Thu hồi đất, bồi thường hỗ trợ tái định cư nhận được nhiều góp ý

Ngày 28/3, tại tỉnh Gia Lai, Hội đồng Dân tộc của Quốc hội đã phối hợp với UBND tỉnh Gia Lai tổ chức Hội thảo góp ý về chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Tham gia Hội thảo có đại diện lãnh đạo 4 tỉnh: Gia Lai, Đắk Lăk, Đăk NôngKon Tum.

Tại Hội thảo, các đại biểu đã tham luận đề xuất, góp ý các nội dung cần sửa đổi, bổ sung vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) về chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số tại Tây Nguyên; nêu thực trạng và những khó khăn, vướng mắc trong việc quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc từ nông-lâm trường, đất rừng giao lại cho địa phương và giao cho cộng đồng dân cư, các hộ dân tộc thiểu số thiếu đất ở, đất sản xuất; những vấn đề đặt ra cho công tác xây dựng giá đất ở cấp huyện; thực trạng lập và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất…

Quang cảnh Hội thảo góp ý về chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) tại Tây Nguyên. Ảnh: Phúc Lâm.
Quang cảnh Hội thảo góp ý về chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số trong dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) tại Tây Nguyên. Ảnh: Phúc Lâm.

Ông Dương Mah Tiệp – Phó Chủ tịch UBND tỉnh Gia Lai cho biết: Đặc điểm chung tại các tỉnh Tây Nguyên, hiện đang gặp rất nhiều khó khăn trong công tác quản lý, sử dụng đất có nguồn gốc từ nông, lâm trường. Riêng tỉnh Gia Lai có chỉ đạo thu hồi đất lấn chiếm để trả về trồng rừng nhưng để xác định được ranh giới rất khó khăn. Vì vậy tỉnh Gia Lai, mong muốn nhận được sự hỗ trợ về mặt kinh phí từ phía Trung ương sử dụng cho việc đo đạc, cấp giấy quyền sử dụng đất.

Bên cạnh đó, tỉnh Gia Lai đề xuất tại Điều 180 dự thảo Luật Đất đai về hạn mức giao đất hàng năm là 2,0 ha; đất cây lâu năm là 30 ha: đối với các xã trung du, miền núi – tương ứng với vùng Tây Nguyên, hạn mức đất cây hàng năm quá ít cần tăng diện tích này lên để thúc đẩy phát triển kinh tế, sản xuất vùng đồng bào dân tộc thiểu số.

Về công tác lập và thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, ông A Byot – Phó Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Kon Tum, nêu rõ: Hiện nay, nhu cầu về đất của đồng bào dân tộc thiểu số ngày càng tăng, trong khi quỹ đất tại các địa phương để giải quyết và bố trí cho người dân không còn nhiều. Tỉnh Kon Tum đã có chủ trương giãn dân ra các khu vực đất của các nông, lâm trường chuyển giao của địa phương, nhưng đến nay hầu như các địa phương trong tỉnh đều vướng phải việc không thể lập phương án, quy hoạch sử dụng đất.

Nguyên nhân do thiếu kinh phí đo đạc diện tích đất đai, thiếu đồng bộ giữa các quy định pháp luật về đất đai và các quy định pháp luật về lập quy hoạch ngành lĩnh vực có sử dụng đất.

Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Quốc hội Nguyễn Lâm Thành phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: Phúc Lâm
Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc Quốc hội Nguyễn Lâm Thành phát biểu tại Hội thảo. Ảnh: Phúc Lâm

Đối với giá đất và bảng giá đất, bà Siu Hương – Phó Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội tỉnh Gia Lai, cho rằng: Theo dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) bảng giá đất tại Điều 154, khoản 1 dự thảo quy định “Bảng giá đất được xây dựng định kỳ hàng năm được công bố công khai và áp dụng từ ngày 01 tháng 01 của năm”. Đây là một quy định tốn quá nhiều công đoạn, theo quy định ban hành văn bản quy phạm pháp luật ở chính quyền địa phương.

“Do đó, trên cơ sở quy định pháp luật và kế hoạch kinh tế - xã hội, tôi đề xuất bản giá đất cần ban hành theo 5 năm hoặc 10 năm theo chương trình kế hoạch kinh tế -xã hội Chính phủ ban hành hoặc theo quy định Luật Đất đai quy định về quy hoạch, kế hoạch đất 5 năm hay 10 năm và có sự điều chỉnh cho phù hợp với quy hoạch trong từng năm.” – bà Siu Hương nhấn mạnh.

Bên cạnh đó, đại biểu các tỉnh Tây Nguyên cũng đã tham gia góp ý và đề xuất Quốc hội tiếp tục nghiên cứu bổ sung cơ chế, chính sách đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số trong Điều 17 và các điều, khoản quy định của dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) để phù hợp với điều kiện thực tiễn hiện nay.

Tham gia góp ý tại Hội thảo, Tiến sĩ Lê Sơn Hải – Thứ trưởng, Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Dân tộc, cho biết: Trong những năm qua, Đảng, Nhà nước đặc biệt quan tâm đến vấn đề hỗ trợ đất ở, đất sản xuất cho đồng bào dân tộc thiểu số. Tuy nhiên, việc giải quyết đất ở, đất sản xuất cho đồng bảo dân tộc thiểu số còn chậm, hiệu quả chưa cao, chưa đạt mục tiêu, yêu cầu đề ra.

Để thực hiện hiệu quả chính sách về đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi nói chung, các tỉnh Tây Nguyên nói riêng, khắc phục những mặt còn tồn tại, hạn chế trong những năm qua, Ủy ban Dân tộc đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục nghiên cứu, tiếp thu chỉnh lý khoản 1 Điều 17 thành: “Có chính sách giao đất, hỗ trợ về đất ở, đất sinh hoạt cộng đồng cho đồng bào dân tộc thiểu số phù hợp với phong tục, tập quán, bản sắc văn hóa và điều kiện thực tế từng vùng”.

Đặc biệt, hiện nay, Chương trình mục tiêu Quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi giai đoạn 2021-2030 đã được ban hành, tổ chức thực hiện, trong đó có nội dung giải quyết vấn đề đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số. Vì vậy, trong Luật cần cụ thể hóa vấn đề nguồn lực thực hiện các chính sách dân tộc và cần quan tâm triển khai thực hiện tốt chính sách hỗ trợ đất đai đối với đồng bào Tây Nguyên.

Bổ sung các quy định trong Luật nhằm tránh tránh tình trạng thâu tóm đất đai nhất là đất sản xuất của đồng bào dân tộc thiểu số; quản lý diện tích đất đã được Nhà nước hỗ trợ cho người dân, tránh sau khi đất được hỗ trợ lại rao bán, tiếp tục trở thành người không có đất sản xuất.

Kết luận Hội thảo, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội Quàng Văn Hương đánh giá cao những ý kiến tham luận tại Hội thảo, các đại biểu đã đề xuất các nội dung cần sửa đổi, bổ sung vào dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đảm bảo gắn liền thực tiễn chính sách đất đai khu vực đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của Quốc hội cũng nhấn mạnh, Dự thảo Luật đất đai có nhiều điều, khoản đề cập đến vấn đề chính sách về đất đai cho đồng bào dân tộc thiểu số cũng như các vấn đề giải quyết về đất có nguồn gốc nông-lâm trường. Tuy nhiên, các điều khoản được xây dựng chưa thật sự giải quyết được các vấn đề vướng mắc, khó khăn mà các đại biểu nêu tại Hội nghị.

Do đó, đề nghị các đại biểu tiếp tục rà soát lại thực tiễn địa phương, nghiên cứu để đề xuất thêm ý kiến, đặc biệt là đối với Điều 17 về “Trách nhiệm của Nhà nước về đất đai với đồng bào dân tộc thiểu số” cần làm rõ hơn quy định thẩm quyền của quốc hội, chính phủ, trung ương, địa phương để đảm bảo toàn diện hơn; xác định rõ đất tín ngưỡng, đất được giao cho cộng đồng dân cư quản lý; chuyển đổi mục đích sử dụng đất, những quy định khi cho phép phát triển kinh tế dưới tán rừng để đảm bảo phát triển kinh tế nhưng quản lý bảo vệ rừng hiệu quả…

Trên cơ đó, ban soạn thảo sẽ chắt lọc những nội dung chính liên quan đến các quy định của pháp luật và mang tính đại diện cho vùng miền để nghiên cứu, đề xuất các chính sách cho đồng bào dân tộc thiểu số; đồng thời, chuyển tài liệu đến ban soạn thảo để tổng hợp và làm cơ sở hoàn thành Dự thảo Luật Đất đai sửa đổi.

Phúc Lâm
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: tỉnh Gia Lai

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Vụ ngộ độc rượu ở Vũng Tàu: Methanol cao gấp 2.353 lần

Vụ ngộ độc rượu ở Vũng Tàu: Methanol cao gấp 2.353 lần

Liên quan đến vụ ngộ độc rượu xảy ra tại TP. Vũng Tàu, sau xét nghiệm, cơ quan chức năng phát hiện chất methanol trong mẫu rượu cao gấp 2.353 lần.
Hà Nội: Cháy quán ăn ở Hà Đông, 6 người kịp chạy thoát nạn

Hà Nội: Cháy quán ăn ở Hà Đông, 6 người kịp chạy thoát nạn

Dù người dân sử dụng phương tiện chữa cháy tại chỗ, nhưng ngọn lửa trong vụ cháy quán ăn ở phường Mộ Lao, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội vẫn bùng dữ dội...
Ngành Lao động - Thương binh - Xã hội: Cần bảo đảm việc làm bền vững và sinh kế cho người dân

Ngành Lao động - Thương binh - Xã hội: Cần bảo đảm việc làm bền vững và sinh kế cho người dân

Một trong những nhiệm vụ trọng tâm của ngành Lao động, Thương binh và Xã hội thời gian tới là bảo đảm việc làm bền vững và sinh kế cho người dân.
Bắc Giang bầu Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh

Bắc Giang bầu Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh

Với 100% đại biểu có mặt bỏ phiếu nhất trí bầu bà Nguyễn Thị Hương và ông Nguyễn Việt Oanh giữ chức Phó Bí thư Tỉnh ủy Bắc Giang, nhiệm kỳ 2020-2025.
Nguy cơ từ thiết bị bay siêu nhẹ, Bộ Quốc phòng đưa ra giải pháp gì?

Nguy cơ từ thiết bị bay siêu nhẹ, Bộ Quốc phòng đưa ra giải pháp gì?

Thiết bị bay siêu nhẹ gây tiềm ẩn nguy cơ đối với an ninh, an toàn hàng không và trật tự xã hội, vấn đề này Bộ Quốc phòng đã đưa ra các giải pháp.

Tin cùng chuyên mục

Nhân sự 26/12: Thủ tướng giao quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang; tỉnh Kiên Giang có tân Chủ tịch HĐND

Nhân sự 26/12: Thủ tướng giao quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang; tỉnh Kiên Giang có tân Chủ tịch HĐND

Về thông tin nhân sự ngày 26/12, ông Hoàng Gia Long được giao quyền Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang cho đến khi cấp có thẩm quyền quyết định kiện toàn.
Dự báo thời tiết biển hôm nay 27/12/2024: Vùng biển quần đảo Hoàng Sa biển động mạnh

Dự báo thời tiết biển hôm nay 27/12/2024: Vùng biển quần đảo Hoàng Sa biển động mạnh

Thời tiết biển hôm nay ngày 27/12, bộ phận không khí lạnh ở phía Bắc đang tiếp tục di chuyển xuống phía Nam.
Dự báo thời tiết hôm nay 27/12/2024: Bắc Bộ rét về đêm và sáng sớm, Nam Bộ có mưa

Dự báo thời tiết hôm nay 27/12/2024: Bắc Bộ rét về đêm và sáng sớm, Nam Bộ có mưa

Dự báo thời tiết hôm nay 27/12, miền Bắc đón không khí lạnh tăng cường nhưng nền nhiệt ban ngày vẫn ở ngưỡng 20 độ. Nam Bộ có mưa rào rải rác và có nơi có dông.
LogiChain 2024: Góp sức nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành logistics

LogiChain 2024: Góp sức nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho ngành logistics

LogiChain 2024 tiếp tục khẳng định vị thế của mình với vai trò là một cuộc thi tiên phong trong lĩnh vực logistics và quản lý chuỗi cung ứng trên cả nước.
Tối 26/12, lại tìm thấy khách hàng trúng tiền tỷ Vietlott Power 6/55

Tối 26/12, lại tìm thấy khách hàng trúng tiền tỷ Vietlott Power 6/55

Tối 26/12/2024, Công ty Xổ số Điện toán Việt Nam (Vietlott) tìm thấy một khách hàng trúng Vietlott Power 6/55, giải Jackpot 2 với tổng trị giá hơn 4 tỷ đồng.
Truyền thông quốc tế đánh giá triển vọng kinh tế Việt Nam tươi sáng

Truyền thông quốc tế đánh giá triển vọng kinh tế Việt Nam tươi sáng

Ngày 25/12, trang fibre2fashion.com (Ấn Độ) đánh giá, kinh tế Việt Nam đang phát triển với những tín hiệu tích cực.
Công đoàn VEAM: Điểm tựa cho người lao động

Công đoàn VEAM: Điểm tựa cho người lao động

Chiều 26/12 tại Hà Nội, Công đoàn Tổng Công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp VN-CTCP đã tổ chức hội nghị tổng kết nhiệm vụ 2024, triển khai nhiệm vụ năm 2025.
Bộ Nội vụ thông tin về việc bổ sung biên chế giáo viên

Bộ Nội vụ thông tin về việc bổ sung biên chế giáo viên

Giai đoạn 2022 - 2026, Bộ Nội vụ đã tham mưu, báo cáo Ban Cán sự Đảng Chính phủ trình Bộ Chính trị bổ sung 65.980 biên chế giáo viên.
Doanh nghiệp da giày, dệt may thưởng Tết Nguyên đán 2025 ra sao?

Doanh nghiệp da giày, dệt may thưởng Tết Nguyên đán 2025 ra sao?

Đơn hàng và thị trường xuất khẩu tích cực, doanh thu tăng... giúp các doanh nghiệp dệt may, da giày dự kiến thưởng Tết Ất Tỵ 2025 khá cao.
TP. Hồ Chí Minh: Vì sao 2 đơn vị vận tải Đông Á và Hồng Hà bị thu hồi giấy phép?

TP. Hồ Chí Minh: Vì sao 2 đơn vị vận tải Đông Á và Hồng Hà bị thu hồi giấy phép?

Sở Giao thông vận tải TP. Hồ Chí Minh vừa thu hồi giấy phép kinh doanh vận tải bằng ô tô đối với Chi nhánh HTX Đông Á và Chi nhánh HTX vận tải xe Hồng Hà.
Lịch chi trả lương hưu tháng 1 và 2 năm 2025 tại một số địa phương trên cả nước

Lịch chi trả lương hưu tháng 1 và 2 năm 2025 tại một số địa phương trên cả nước

Khoảng 3,4 triệu người sẽ nhận lương hưu, trợ cấp bảo hiểm xã hội của hai tháng 1 và 2 năm 2025 trước Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025.
Đoàn viên công đoàn thực hiện nghiêm túc việc đổi mới, sắp xếp tinh giản bộ máy

Đoàn viên công đoàn thực hiện nghiêm túc việc đổi mới, sắp xếp tinh giản bộ máy

Cấp công đoàn tuyên truyền, vận động cán bộ, đoàn viên, người lao động thực hiện nghiêm việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.
Khách hàng tại Đà Nẵng trúng Vietlott Power 6/55 hơn 135 tỷ đồng cuối năm

Khách hàng tại Đà Nẵng trúng Vietlott Power 6/55 hơn 135 tỷ đồng cuối năm

Theo thông tin mới nhất từ Công ty Xổ số Điện toán Việt Nam (Vietlott), khách hàng trúng Vietlott Power 6/55 trị giá hơn 135,4 tỷ đồng đến từ thành phố Đà Nẵng.
Nhân sự 25/12: Công an Thái Bình bổ nhiệm lãnh đạo; Bắc Giang điều động hai Phó Giám đốc sở

Nhân sự 25/12: Công an Thái Bình bổ nhiệm lãnh đạo; Bắc Giang điều động hai Phó Giám đốc sở

Về thông tin nhân sự 25/12, Thượng tá Nguyễn Trung Hưng, Phó Trưởng phòng Hậu cần giữ chức vụ Trưởng phòng Hậu cần Công an tỉnh Thái Bình.
Dự báo thời tiết biển hôm nay 26/12/2024: Vùng biển từ Ninh Thuận đến Bà Rịa - Vũng Tàu biển động mạnh

Dự báo thời tiết biển hôm nay 26/12/2024: Vùng biển từ Ninh Thuận đến Bà Rịa - Vũng Tàu biển động mạnh

Thời tiết biển hôm nay, chiều tối ngày 25/12, cơn bão số 10 đã suy yếu thành một vùng áp thấp trên vùng biển ngoài khơi từ Ninh Thuận đến Bà Rị
Dự báo thời tiết hôm nay 26/12/2024: Miền Bắc đón không khí lạnh tăng cường

Dự báo thời tiết hôm nay 26/12/2024: Miền Bắc đón không khí lạnh tăng cường

Dự báo thời tiết hôm nay 26/12, miền Bắc đón bộ phận không khí lạnh tăng cường, nhiệt độ thấp nhất trong đợt không khí lạnh này phổ biến 12-15 độ.
Công ty Thủy điện Sông Bung tri ân khách hàng: Lan tỏa yêu thương đến vùng cao

Công ty Thủy điện Sông Bung tri ân khách hàng: Lan tỏa yêu thương đến vùng cao

Công ty Thủy điện Sông Bung thực hiện nhiều ý nghĩa tại xã Tà Pơơ và xã Zuôich (huyện Nam Giang, tỉnh Quảng Nam) nơi đặt 2 dự án do Công ty quản lý vận hành.
Giảm phát thải khí nhà kính: Doanh nghiệp Việt Nam đã sẵn sàng?

Giảm phát thải khí nhà kính: Doanh nghiệp Việt Nam đã sẵn sàng?

Việt Nam đang dần thâm nhập vào thị trường carbon. Đây là cơ hội lớn để doanh nghiệp Việt Nam chuyển đổi mô hình kinh doanh, giảm thiểu tác động đến môi trường.
Tuyên dương 125 học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số: Truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ vượt qua khó khăn

Tuyên dương 125 học sinh, sinh viên dân tộc thiểu số: Truyền cảm hứng cho thế hệ trẻ vượt qua khó khăn

Lễ Tuyên dương học sinh, sinh viên, thanh niên dân tộc thiểu số xuất sắc, tiêu biểu năm 2024 sẽ diễn ra từ ngày 27 - 28/12, tại Hà Nội.
Cần truyền thông để doanh nghiệp hiểu đúng về thị trường carbon

Cần truyền thông để doanh nghiệp hiểu đúng về thị trường carbon

Để triển khai thành công thị trường carbon không đơn giản, ngoài hoàn thiện cơ chế chính sách, cần truyền thông để doanh nghiệp hiểu đúng về thị trường carbon.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động