Tổ điều hành thị trường trong nước họp bàn giải pháp thúc tăng trưởng thị trường nội địa

Sáng 10/4, tại Hà Nội, Tổ điều hành thị trường trong nước đã họp phiên thường kỳ quý I/2025, nhằm bàn giải pháp đẩy mạnh tăng trưởng thị trường nội địa.
Họp Tổ Điều hành thị trường trong nước thường kỳ tháng 9: Chuẩn bị sẵn sàng nguồn cung cho hàng hoá Tết Họp Tổ Điều hành thị trường trong nước quý III/2024: Chuẩn bị tốt nguồn cung hàng hoá Tết Họp Tổ điều hành thị trường trong nước quý IV năm 2024

Thị trường nội địa đóng vai trò quan trọng

Phát biểu tại cuộc họp, ông Trần Hữu Linh – Tổ phó Tổ Điều hành thị trường trong nước, Cục trưởng Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước – Bộ Công Thương nhấn mạnh, với những khó khăn trên thị trường thời gian vừa qua, đặc biệt là việc Hoa Kỳ quyết định áp thuế đối ứng, tăng trưởng thị trường trong nước trở nên quan trọng hơn bao giờ hết. Vừa qua, Chính phủ đã yêu cầu đẩy mạnh tăng trưởng thị trường nội địa để đạt các mục tiêu tăng trưởng.

Tổ điều hành thị trường trong nước họp bàn giải pháp thúc tăng trưởng thị trường nội địa
Ông Trần Hữu Linh phát biểu tại cuộc họp

“Sau cuộc họp, chúng tôi sẽ có tờ trình Chính phủ kế hoạch phát triển thị trường nội địa, tập trung vào các giải pháp, không chỉ là cơ chế chính sách quá vĩ mô mà tập trung những hành động có thể làm ngay để phát triển thị trường nội địa trong năm 2025 và 2026” – ông Trần Hữu Linh chia sẻ.

Báo cáo tại cuộc họp, bà Lê Thị Hồng – Thường trực Tổ Điều hành thị trường trong nước – Bộ Công Thương thông tin, quý I năm 2025, thị trường hàng hóa trong nước tương đối ổn định, nguồn cung các mặt hàng thiết yếu vẫn luôn được bảo đảm, giá các mặt hàng không có biến động lớn, thị trường chủ yếu tập trung cho công tác phục vụ Lễ, Tết.

Trong giai đoạn Tết Nguyên đán, công tác chuẩn bị hàng hóa phục vụ Tết được các địa phương, doanh nghiệp chuẩn bị khá tốt, cùng với thời tiết thuận lợi, hỗ trợ cho sản xuất nông nghiệp nên nguồn cung các mặt hàng nhóm thực phẩm, nhất là rau, củ, quả (những nhóm hàng tiêu dùng nhiều trong dịp Tết) dồi dào, đa dạng, giá nhóm hàng này những ngày Tết tương đối bình ổn so với năm trước.

"Riêng mặt hàng thịt lợn, trong quý I, giá thịt lợn đã tăng khá cao so với cùng kỳ năm trước (so với quý I/2024, giá thịt lợn tăng khoảng 10 - 15%)" – bà Hồng cho biết. Đồng thời lý giải, giá thịt lợn tăng là do một số nguyên nhân chính ảnh hưởng đến nguồn cung như: dịch bệnh trên lợn đang trong giai đoạn dễ bùng phát, lây lan; các đơn vị chăn nuôi tập trung xuất chuồng trong giai đoạn trước Tết để được giá tốt nên sau Tết là giai đoạn giáp vụ, nguồn cung giảm cục bộ. Bên cạnh đó là ảnh hưởng của việc nhiều trang trại phải ngừng chăn nuôi để chuyển dịch địa điểm nhằm bảo đảm thực hiện các quy định về điều kiện chăn nuôi theo quy định tại Luật Chăn nuôi (thời hạn cuối cùng bắt buộc thực hiện các điều kiện về chăn nuôi từ 01/01/2025).

Tổ điều hành thị trường trong nước họp bàn giải pháp thúc tăng trưởng thị trường nội địa
Cuộc họp Tổ Điều hành thị trường trong nước thường kỳ quý I/2025

Theo số liệu của Cục Thống kê – Bộ Tài chính, ước tổng mức bán lẻ hàng hóa tháng 3/2025 đạt 570.913 tỷ đồng, tăng 1,68% so với tháng trước. Ước tổng mức bán lẻ hàng hóa quý I năm 2025 đạt 1.708.252 tỷ đồng, tăng 9,9% so với cùng kỳ năm 2024.

Về CPI, theo số liệu của Cục Thống kê – Bộ Tài chính, CPI tháng 3 giảm 0,03% so với tháng trước. CPI bình quân quý I năm 2025 tăng 3,22% so với cùng kỳ năm 2024. Đây là mức tăng hợp lý, trong giới hạn chỉ tiêu Quốc hội giao về kiểm soát lạm phát.

Trước tác động của các chính sách thuế quan của Mỹ, giá cả, cung cầu một số mặt hàng thiết yếu trên thị trường thế giới sẽ có biến động; thị trường xuất khẩu một số nhóm hàng sản xuất trong nước có thể bị ảnh hưởng, theo đó tác động đến thị trường hàng hóa tại thị trường trong nước. Tuy nhiên, với việc chỉ đạo sát sao của Chính phủ và các bộ, ngành, địa phương, thị trường hàng hóa trong nước sẽ không có biến động bất thường, các chính sách kích cầu sẽ giúp hỗ trợ tiêu thụ các mặt hàng tiêu dùng sản xuất trong nước, nguồn cung hàng hóa thiết yếu được bảo đảm sẽ giúp ổn định giá cả, lạm phát tiếp tục trong tầm kiểm soát.

Kiến nghị nhiều giải pháp

Với những diễn biến trên thị trường, Tổ Điều hành thị trường trong nước đề nghị các bộ, ngành, địa phương tiếp tục thực hiện đồng bộ, quyết liệt, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp mà Chính phủ đã đề ra về các nhiệm vụ giải pháp trọng tâm, đột phá thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công, bảo đảm mục tiêu tăng trưởng cả nước năm 2025 đạt 8% trở lên.

Bên cạnh đó, tiếp tục phối hợp chặt chẽ, theo dõi sát diễn biến cung cầu hàng hóa, giá cả, thị trường; chủ động và linh hoạt triển khai các biện pháp điều tiết cung cầu và bình ổn thị trường, thúc đẩy tiêu dùng hàng sản xuất trong nước nhằm phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế nhưng vẫn bảo đảm thực hiện nhiệm vụ kiềm chế lạm phát và an sinh xã hội.

Sở Công Thương các địa phương, các hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp sản xuất, kinh doanh hàng hóa nghiêm túc triển khai các nội dung được giao tại Chỉ thị số 08/CT-BCT ngày 04 tháng 4 năm 2025 của Bộ Công Thương về việc thực hiện các giải pháp tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng năm 2025.

Về phía Bộ Công Thương, chủ trì/phối hợp với các bộ, ngành, địa phương, các đơn vị có liên quan triển khai Chỉ thị số 08/CT-BCT ngày 04 tháng 4 năm 2025 của Bộ Công Thương về việc thực hiện các giải pháp tiếp tục đẩy mạnh phát triển thị trường trong nước, kích cầu tiêu dùng năm 2025; đẩy mạnh các hoạt động kết nối cung cầu, xúc tiến thương mại để hỗ trợ tiêu thụ các mặt hàng sản xuất trong nước; kết hợp đẩy mạnh triển khai các biện pháp khuyến khích xuất khẩu, tìm kiếm, mở rộng thị trường xuất khẩu, hạn chế nhập siêu, hỗ trợ sản xuất hàng hoá trong nước thay thế nhập khẩu; triển khai đồng bộ, hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

Bên cạnh đó, theo dõi sát diễn biến thị trường xăng dầu thế giới, chủ động thực hiện/đề xuất các biện pháp đảm bảo nguồn cung xăng dầu cho thị trường trong nước, phối hợp chặt chẽ với Bộ Tài chính trong công tác điều hành giá xăng dầu theo quy định.

Tổ điều hành cũng đề nghị Bộ Nông nghiệp và Môi trường đánh giá chính thức tình hình dịch bệnh, nguồn cung sản phẩm thịt lợn trong những tháng tới nhằm tăng nguồn cung cho thị trường nội địa, bình ổn thị trường. Đồng thời, phối hợp với các địa phương thực hiện hiệu quả các biện pháp hỗ trợ người chăn nuôi ổn định sản xuất trên đất chăn nuôi phù hợp với quy định. Bên cạnh đó, các địa phương, bộ, ban, ngành liên quan tăng cường kiểm tra kiểm soát thị trường, tránh tình trạng găm hàng, tăng giá; giám sát chặt chẽ và hạn chế tối đa việc buôn bán qua biên giới (do tình trạng chênh lệch giá trong nước và các nước láng giềng) tránh tình trạng lây lan dịch bệnh trong nước.

Về phía doanh nghiệp, ông Trịnh Quang Khanh - Phó Chủ tịch Thường trực kiêm Tổng thư ký Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam cho biết cần đẩy mạnh sử dụng nhiên liệu sinh học, sử dụng nhiên liệu đáp ứng các yêu cầu khí thải.

Đối với vấn đề thịt lợn, ông Lê Thanh Hoà - Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cho hay, bộ đã có cuộc họp về vấn đề thịt lợn, trong đó đưa ra giải pháp gia tăng nguồn cung từ việc tái đàn, tăng nhập khẩu để hạ nhiệt giá thịt lợn trong nước.

Đối với các địa phương, theo chia sẻ tại cuộc họp, các địa phương đã và đang triển khai mạnh mẽ các giải pháp về xúc tiến thương mại, kích cầu tiêu dùng nhằm đạt mục tiêu về tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tiêu dùng như Bộ Công Thương đã giao tại Chỉ thị 08 ngày 04 tháng 4 năm 2025.
Lan Phương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bộ Công Thương

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Mới đầu hè, sản phẩm làm mát đã ‘chiếm sóng’ thị trường

Mới đầu hè, sản phẩm làm mát đã ‘chiếm sóng’ thị trường

Thị trường thiết bị làm mát dần sôi động với chương trình giảm giá mạnh, sản phẩm tiết kiệm năng lượng được ưa chuộng, thương mại điện tử ghi nhận tăng trưởng.
Giá cà phê Arabica tiến sát mốc 8.600 USD/tấn

Giá cà phê Arabica tiến sát mốc 8.600 USD/tấn

Kết thúc phiên giao dịch, giá cà phê Arabica hợp đồng tháng 7 tăng 0,41% lên 8.595 USD/tấn, trong khi cà phê Robusta giảm 0,66% xuống còn 5.256 USD/tấn.
Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 4 tăng 11,1%

Bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 4 tăng 11,1%

Theo con số Cục Thống kê công bố sáng 6/5, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tháng 4/2025 ước tăng 11,1% so với cùng kỳ năm trước.
Lo ngại nguồn cung dư thừa, giá dầu tiếp đà suy yếu

Lo ngại nguồn cung dư thừa, giá dầu tiếp đà suy yếu

Kết thúc phiên giao dịch, giá dầu Brent dừng lại ở mốc 60,23 USD/thùng, giảm 1,73%. Giá dầu WTI giảm tiếp 1,99%, xuống mốc 57,13 USD/thùng.
Giá ngô giảm tuần thứ 3 liên tiếp về mức 184 USD/tấn

Giá ngô giảm tuần thứ 3 liên tiếp về mức 184 USD/tấn

Giá ngô ghi nhận tuần giảm thứ ba liên tiếp khi đánh mất khoảng 3,4% về mức 184 USD/tấn, trong khi lúa mì giảm 0,37% về mức 199 USD/tấn nhờ lực hồi phục mạnh.

Tin cùng chuyên mục

Tỷ giá USD hôm nay 04/05/2025: Trụ vững trên mốc 100

Tỷ giá USD hôm nay 04/05/2025: Trụ vững trên mốc 100

Tỷ giá USD hôm nay 04/05/2025, tỷ giá USD, tỷ giá USD/VND, chỉ số DXY, giá đồng USD hôm nay, tỷ giá USD hôm nay, dự báo tỷ giá USD...
Giá cà phê Robusta chốt ở mức 5.126 USD/tấn

Giá cà phê Robusta chốt ở mức 5.126 USD/tấn

Chốt phiên, giá cà phê Arabica đánh mất 4,02%, xuống còn 8.480 USD/tấn; cà phê Robusta giảm 4,53%, chốt ở mức 5.126 USD/tấn.
Giá cà phê Arabica quay đầu tăng lên mức 8.835 USD/tấn

Giá cà phê Arabica quay đầu tăng lên mức 8.835 USD/tấn

Giá cà phê Arabica hợp đồng tháng 7 tăng 0,24%, lên mức 8.835 USD/tấn, giá cà phê Robusta hợp đồng tháng 7 tăng 1,34%, đạt 5.369 USD/tấn.
Giá bạc đảo chiều tăng 0,77% lên mức 33,58 USD/ounce

Giá bạc đảo chiều tăng 0,77% lên mức 33,58 USD/ounce

Kết thúc phiên giao dịch, giá bạc đảo chiều tăng 0,77% lên mức 33,58 USD/ounce, trong khi bạch kim giảm 0,97% xuống còn 985,5 USD/ounce.
Giá cà phê Arabica nối dài đà tăng vượt mốc 9.000 USD/tấn

Giá cà phê Arabica nối dài đà tăng vượt mốc 9.000 USD/tấn

Khép lại phiên giao dịch hôm qua, giá cà phê Arabica trên sàn New York tiếp tục nối dài đà tăng, ghi nhận mức tăng 2,55% lên 9.040 USD/tấn.
Giá xe Yamaha Janus 125: Giá đại lý thấp hơn đề xuất

Giá xe Yamaha Janus 125: Giá đại lý thấp hơn đề xuất

Cập nhật giá xe máy Yamaha Janus 125 mới nhất ngày 28/4/2025 : Yamaha Janus, giá xe Yamaha Janus; cập nhật giá xe Yamaha Janus 125.
Giá cà phê Arabica chạm mốc 9.000 USD/tấn

Giá cà phê Arabica chạm mốc 9.000 USD/tấn

Kết thúc phiên giao dịch, giá cà phê Arabica tăng 7,31% lên 8.815 USD/tấn; trong khi đó, giá cà phê Robusta tăng 2,62% lên mức 5.415 USD/tấn
Sôi động thị trường bán lẻ dịp lễ 30/4 - 1/5

Sôi động thị trường bán lẻ dịp lễ 30/4 - 1/5

Bộ Công Thương và các doanh nghiệp bán lẻ đều kỳ vọng sức mua tăng cao vào dịp nghỉ lễ 30/4 - 1/5 và đang triển khai nhiều giải pháp kích cầu tiêu dùng dịp này.
Giá vàng tăng giảm chóng mặt, cửa hàng không còn vàng bán

Giá vàng tăng giảm chóng mặt, cửa hàng không còn vàng bán

Giá vàng hôm nay tăng giảm liên tục. Giá vàng SJC bán ra 120 triệu đồng/lượng. Giá vàng nhẫn bán ra 115,5 triệu đồng/lượng. Giá vàng giảm rồi lại tăng nhanh.
Giá đậu tương nối dài đà tăng phiên thứ ba liên tiếp

Giá đậu tương nối dài đà tăng phiên thứ ba liên tiếp

Theo ghi nhận từ Sở Giao dịch Hàng hoá Việt Nam (MXV), giá đậu tương nối dài đà tăng sang phiên thứ ba liên tiếp với 1,12% lên mức 390 USD/tấn.
TP. Hồ Chí Minh: Đề xuất thí điểm sàn giao dịch thịt heo trong 2 năm

TP. Hồ Chí Minh: Đề xuất thí điểm sàn giao dịch thịt heo trong 2 năm

Ban Chỉ đạo xây dựng Sàn giao dịch thịt heo TP. Hồ Chí Minh kiến nghị thí điểm sàn giao dịch thịt heo trong 2 năm để rà soát, tổng hợp.
Khí LNG liệu còn ‘nóng’?

Khí LNG liệu còn ‘nóng’?

Mặc dù trong một tuần giao dịch trở lại đây, giá khí tự nhiên hóa lỏng (LNG) thế giới đã ghi nhận đợt hạ nhiệt đáng kể.
Thị trường hàng hoá: Giá dầu thế giới đột ngột đảo chiều

Thị trường hàng hoá: Giá dầu thế giới đột ngột đảo chiều

Giá dầu Brent đã giảm 1,96%, xuống mốc 66,12 USD/thùng. Trong khi đó, hợp đồng giao dầu WTI vào tháng 6 cũng ghi nhận mức giảm tới 2,2%, lên mốc 62,27 USD/thùng
Giá vàng giảm mạnh, người dân vẫn chen nhau mua tích trữ

Giá vàng giảm mạnh, người dân vẫn chen nhau mua tích trữ

Giá vàng hôm nay giảm mạnh sau chỉ đạo chỉ đạo “nóng” của Thủ tướng. Giá vàng nhẫn 115 triệu đồng/lượng bán ra, vàng SJC có giá 119,5 triệu đồng/lượng.
Cú bứt phá tỷ đô cho ngành bán lẻ

Cú bứt phá tỷ đô cho ngành bán lẻ

Làn sóng mở rộng mạng lưới cửa hàng, du lịch phục hồi mạnh mẽ, sự nhập cuộc của những “ông lớn” bán lẻ cho thấy ngành bán lẻ đang tràn đầy cơ hội bứt phá.
Tinh hoa trái cây Việt hội tụ tại Hà Nội

Tinh hoa trái cây Việt hội tụ tại Hà Nội

Xoài cát Hòa Lộc (Tiền Giang), sầu riêng (Long An), thanh long đỏ (Bình Thuận),… hội tụ tại Không gian trưng bày “Tinh hoa trái cây Việt” tại Hà Nội.
Giá cà phê Arabica tăng 2,96% lên 8.325 USD/tấn

Giá cà phê Arabica tăng 2,96% lên 8.325 USD/tấn

Khép lại phiên giao dịch, giá cà phê Arabica phục hồi với mức tăng 2,96% lên 8.325 USD/tấn, trong khi cà phê Robusta giảm nhẹ 0,42% xuống mức 5.231 USD/tấn.
Sau vụ sữa giả: Cẩn trọng để giữ niềm tin, thị trường

Sau vụ sữa giả: Cẩn trọng để giữ niềm tin, thị trường

Vụ sữa giả gây chấn động khiến người tiêu dùng cảnh giác, các ngành chức năng tăng cường siết chặt hậu kiểm lập lại trật tự thị trường.
Giá vàng tăng chóng mặt, xếp hàng không mua được vàng

Giá vàng tăng chóng mặt, xếp hàng không mua được vàng

Giá vàng hôm nay 22/4 tăng cao chưa từng có. Giá vàng tăng, nhu cầu mua vàng lập đỉnh, hàng dài người xếp hàng mua vàng đầu tư nhưng cửa hàng hết vàng để bán.
Giá đậu tương giảm nhẹ 0,68% về mức 378 USD/tấn

Giá đậu tương giảm nhẹ 0,68% về mức 378 USD/tấn

Theo ghi nhận của Sở Giao dịch Hàng hoá Việt Nam (MXV), giá đậu tương ghi nhận mức giảm nhẹ 0,68% về mức 378 USD/tấn trong phiên giao dịch đầu tuần.
Mobile VerionPhiên bản di động