Kinh tế Cà Mau và Bạc Liêu thế nào trước dự kiến sáp nhập tỉnh?

Trước dự kiến sáp nhập tỉnh, Cà Mau và Bạc Liêu được biết đến là 2 địa phương có thế mạnh đặc biệt về nuôi trồng, chế biến thủy, hải sản xuất khẩu, nhất là tôm.
Lịch sử hình thành, sáp nhập tỉnh Bạc Liêu và Cà Mau Kinh tế An Giang và Kiên Giang trước sáp nhập tỉnh Huyện Nhơn Trạch thay đổi ra sao nếu sáp nhập vào TP. Hồ Chí Minh?

Cà Mau: Vùng nuôi tôm lớn nhất cả nước

Theo báo cáo của Cục Thống kê, năm 2024, kinh tế tỉnh Cà Mau tiếp tục tăng trưởng khá, tổng sản phẩm trong tỉnh (GRDP) tăng 7,09% so với cùng kỳ. Cơ cấu kinh tế chuyển dịch đúng hướng; GRDP bình quân đầu người đạt 72,6 triệu đồng, tăng 10,2% so với cùng kỳ. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) theo giá hiện hành của Cà Mau ước đạt 47.983 tỷ đồng. ​

Lĩnh vực nông - lâm - thuỷ sản đạt nhiều kết quả khả quan với tổng sản lượng thuỷ sản đạt 647.000 tấn, tăng 2%. Tổng sản lượng lúa vượt 14%, với khoảng 570.000 tấn. Năm qua, tổng sản lượng thuỷ sản của tỉnh thu về 647.000 tấn, trong đó, sản lượng tôm 252.000 tấn.

Kinh tế Cà Mau và Bạc Liêu thế nào trước dự kiến sáp nhập tỉnh?
Ước đến cuối năm 2024, kim ngạch xuất khẩu của tỉnh đạt hơn 1,2 tỷ USD

Cùng với đó, khu vực công nghiệp - xây dựng tăng gần 9% so với cùng kỳ; thương mại, dịch vụ phát triển khá tốt. Tổng mức bán lẻ hàng hoá và doanh thu dịch vụ tăng 11,5%, tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng 11,7%. Thu ngân sách đạt 5.945 tỷ đồng, vượt 11,4% dự toán.

Tỉnh Cà Mau sở hữu nhiều tiềm năng phát triển kinh tế biển khi là tỉnh duy nhất có 3 mặt giáp biển với chiều dài bờ biển 254 km, vùng biển rộng lớn khoảng 80.000 km2 với 3 cụm đảo gần bờ là Hòn Khoai, Hòn Chuối và Hòn Đá Bạc.

Đây cũng là một trong 4 ngư trường trọng điểm của cả nước với nguồn lợi thủy sản phong phú, diện tích nuôi tôm lớn nhất nước khoảng 300.000 ha.

Ngoài ra, tỉnh Cà Mau có nhiều lợi thế để khai thác năng lượng tái tạo như năng lượng gió, mặt trời, điện khí và khu kinh tế biển. Với địa thế nằm ở trung tâm vùng biển các nước Đông Nam Á, tỉnh Cà Mau khả năng sẽ là trung tâm Khu vực mậu dịch tự do ASEAN (AFTA).

Bạc Liêu: Điểm sáng xuất khẩu thủy sản

Theo báo cáo của Cục Thống kê địa phương, năm 2024, tăng trưởng kinh tế của tỉnh Bạc Liêu đạt 6,62%, đứng thứ 10/13 tỉnh, thành vùng Đồng bằng sông Cửu Long, đứng thứ 46/63 cả nước. Cơ cấu kinh tế bao gồm: Khu vực nông - lâm nghiệp và thủy sản chiếm trên 41%, công nghiệp - xây dựng chiếm trên 16% và dịch vụ chiếm trên 36% trong GRDP. Tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) bình quân đầu người ước đạt trên 70,6 triệu đồng/năm. Tổng sản phẩm GRDP theo giá hiện hành của Bạc Liêu ước đạt 65.625 tỷ đồng.

Các ngành, lĩnh vực kinh tế tăng khá so cùng kỳ: Sản lượng thủy sản tăng 9,37% (trong đó sản lượng tôm tăng 15,97%); nông dân sản xuất lúa được mùa, trúng giá, sản lượng lúa thu hoạch vượt 5,47% kế hoạch đề ra; kim ngạch xuất khẩu tăng 18%; tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng 13,67% so cùng kỳ; thu ngân sách vượt 4,3% dự toán. Đặc biệt, trong năm 2024, kim ngạch xuất khẩu thủy sản của tỉnh Bạc Liêu đạt 1,2 tỷ USD, trong đó sản phẩm tôm là 1,13 tỷ USD.

Kinh tế Cà Mau và Bạc Liêu thế nào trước dự kiến sáp nhập tỉnh?
Bạc Liêu vận dụng nuôi tôm công nghệ cao và phát huy thế mạnh đó của tỉnh

Bạc Liêu được xác định có thế mạnh đặc biệt về nuôi tôm công nghệ cao, tôm siêu thâm canh trong nhà kính. Tỉnh này cũng được quy hoạch là trung tâm ngành tôm cả nước. Tỉnh cũng có Trung tâm Quốc gia về tôm (trực thuộc Bộ Nông nghiệp và Môi trường).

Cùng với đó, năng lượng tái tạo cũng là điểm nổi bật với điện gió Bạc Liêu, đây là địa phương đi đầu phát triển điện gió trên biển. Ngoài ra, Bạc Liêu cũng đang tập trung phát triển các khu công nghiệp phục vụ chế biến thủy sản, năng lượng, hướng tới công nghiệp sạch, công nghệ cao. Còn về du lịch, Bạc Liêu có nhà công tử Bạc Liêu, đờn ca tài tử và du lịch văn hóa - tâm linh.

Dự kiến sáp nhập Cà Mau và Bạc Liêu sẽ thành vựa tôm lớn nhất nước

Theo một số tài liệu, trong lịch sử Cà Mau và Bạc Liêu từng là một tỉnh. Cụ thể, sau khi miền Nam hoàn toàn giải phóng, vào tháng 2/1976, Chính phủ cách mạng lâm thời Cộng hoà miền Nam Việt Nam ra Nghị định hợp nhất một số tỉnh ở miền Nam.

Theo đó, hai tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu đã được hợp nhất thành tỉnh Minh Hải với 2 thị xã là Minh Hải, Cà Mau và 7 huyện: Vĩnh Lợi, Hồng Dân, Giá Rai, Châu Thành, Thới Bình, Trần Văn Thời và Ngọc Hiển.

20 năm sau, ngày 6/11/1996, tại Kỳ họp thứ 10, Quốc hội khoá IX đã phê chuẩn việc tách tỉnh Minh Hải ra làm 2 tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu, thực hiện từ ngày 1/1/1997.

Kinh tế Cà Mau và Bạc Liêu thế nào trước dự kiến sáp nhập tỉnh?
Kinh tế 2 tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu năm 2024. (Dữ liệu từ Cục Thống kê các địa phương)

Về chủ trương sáp nhập tỉnh, chia sẻ với báo chí, ông Nguyễn Hữu Thành - nguyên Phó Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Cà Mau - đánh giá, nếu như Cà Mau và Bạc Liêu được xem xét sáp nhập với nhau thì đây là cơ hội lớn để phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội không còn mang tính chất một tỉnh mà sẽ mang tính vùng, một số mặt hàng chủ lực của địa phương này sẽ vươn tầm thế giới.

“Cà Mau là tỉnh có diện tích nuôi tôm lớn nhất nước với gần 300.000 ha kết hợp với Bạc Liêu đứng thứ nhì với gần 143.000 ha. Nếu hai tỉnh này nhập lại thì diện tích nuôi trồng, khai thác thủy, hải sản sẽ dẫn đầu cả nước, kim ngạch xuất khẩu thủy sản sẽ khó có nơi nào cạnh tranh được. Đây là một vị thế, tiềm lực lớn cần được ủng hộ để phát triển lâu dài, mang tính cạnh tranh vùng, cạnh tranh quốc tế", ông Thành nhấn mạnh.

Theo nội dung tại Tờ trình 624/TTr-BNV ngày 23/3/2025 của Bộ Nội vụ về dự thảo Nghị quyết của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội về sắp xếp đơn vị hành chính, dự kiến, cả nước sẽ có khoảng 34 tỉnh, thành phố trên cơ sở sắp xếp lại 63 tỉnh, thành phố hiện nay. Theo các tiêu chí định hướng sắp xếp, dự kiến cả nước có 52 đơn vị cấp tỉnh, thành phố thuộc diện phải sắp xếp, trong đó có tỉnh Cà Mau và Bạc Liêu.
Tiến Phòng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Sáp nhập tỉnh

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Sáp nhập Đà Nẵng – Quảng Nam: Hình thành vùng kinh tế trọng điểm

Sáp nhập Đà Nẵng – Quảng Nam: Hình thành vùng kinh tế trọng điểm

Việc sáp nhập Đà Nẵng và Quảng Nam mở ra cơ hội tái cấu trúc không gian phát triển, định hình trung tâm kinh tế mới cho khu vực Trung Trung Bộ.
Thành phố Huế: Lập đội liên ngành xử lý vấn nạn môi trường du lịch

Thành phố Huế: Lập đội liên ngành xử lý vấn nạn môi trường du lịch

Chủ tịch UBND thành phố Huế yêu cầu các sở, ban, ngành xây dựng đề án thành lập đội liên ngành cấp thành phố để xử lý các vấn nạn về môi trường du lịch.
Nhiều giải pháp chuyển đổi, quản lý năng lượng xanh cho doanh nghiệp

Nhiều giải pháp chuyển đổi, quản lý năng lượng xanh cho doanh nghiệp

Trong bối cảnh chi phí năng lượng gia tăng, việc chuyển đổi sang các giải pháp năng lượng xanh và tối ưu hóa quản lý phát thải đang là ưu tiên của doanh nghiệp.
Nhiều giải pháp để du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu ‘cất cánh’

Nhiều giải pháp để du lịch Bà Rịa - Vũng Tàu ‘cất cánh’

Kỳ nghỉ lễ 30/4 vừa qua, Bà Rịa - Vũng Tàu ghi nhận lượng khách đông kỷ lục. Mặc dù có thế mạnh về du lịch, nhưng hạ tầng giao thông kết nối còn hạn chế.
Tiền Giang xuất khẩu gần 2 tỷ USD trong 4 tháng năm 2025

Tiền Giang xuất khẩu gần 2 tỷ USD trong 4 tháng năm 2025

Thủy sản, gạo, trái cây… là những mặt hàng góp phần nâng kim ngạch xuất khẩu hàng hóa của tỉnh Tiền Giang đạt xấp xỉ 2 tỷ USD trong 4 tháng đầu năm 2025.

Tin cùng chuyên mục

Thương mại Đắk Nông ổn định, sức mua phục hồi tích cực

Thương mại Đắk Nông ổn định, sức mua phục hồi tích cực

Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn Đắk Nông trong 4 tháng đầu năm 2025 đạt hơn 9.200 tỷ đồng, tăng gần 10% so với cùng kỳ.
Sản xuất công nghiệp Đắk Nông giữ đà tăng trưởng

Sản xuất công nghiệp Đắk Nông giữ đà tăng trưởng

Tháng 4/2025, chỉ số sản xuất công nghiệp toàn tỉnh Đắk Nông tăng gần 7% so với cùng kỳ. Nhiều nhóm ngành ghi nhận mức tăng trưởng tích cực.
Cơ hội

Cơ hội 'săn' hàng hiệu ở Vũng Tàu trong dịp lễ 30/4

Chiều 29/4, Sở Công Thương tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu tổ chức họp báo sự kiện “Khuyến mãi hàng hiệu năm 2025 - Flash Sale Holiday”.
TP. Hồ Chí Minh thông xe dọc tuyến kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên

TP. Hồ Chí Minh thông xe dọc tuyến kênh Tham Lương - Bến Cát - rạch Nước Lên

TP. Hồ Chí Minh thông xe kỹ thuật 5 đoạn đường dọc kênh Tham Lương - Bến Cát - Nước Lên, thúc đẩy kinh tế đô thị và kết nối hạ tầng vùng kinh tế trọng điểm.
Khai mạc hội chợ triển lãm

Khai mạc hội chợ triển lãm 'Công Thương - OCOP Thái Nguyên 2025'

Tối 28/4, UBND tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức khai mạc hội chợ triển lãm "Công Thương - OCOP Thái Nguyên 2025".
Hà Tĩnh: Khánh thành Bến số 3 Cảng quốc tế Lào - Việt

Hà Tĩnh: Khánh thành Bến số 3 Cảng quốc tế Lào - Việt

Bến số 3 Cảng quốc tế Lào - Việt tại Khu kinh tế Vũng Áng khánh thành sẽ góp phần hiện thực hóa cam kết hợp tác đầu tư giữa hai nước Việt Nam - Lào.
Thái Nguyên: Giám đốc Sở Công Thương livestream quảng bá đặc sản địa phương

Thái Nguyên: Giám đốc Sở Công Thương livestream quảng bá đặc sản địa phương

Giám đốc Sở Công Thương tỉnh Thái Nguyên trực tiếp tham gia livestream, quảng bá nông sản địa phương với người tiêu dùng trên nền tảng số.
Gỡ khó cho các khu công nghiệp VSIP Nghệ An

Gỡ khó cho các khu công nghiệp VSIP Nghệ An

Tỉnh Nghệ An vừa làm việc với Ban Quản lý khu kinh tế Đông Nam và Công ty TNHH VSIP Nghệ An để tháo gỡ khó khăn tại các khu công nghiệp VSIP.
Nghệ An: Tiểu thương được

Nghệ An: Tiểu thương được 'cầm tay' chỉ cách bán hàng online

Kinh doanh ở chợ truyền thống gặp khó khăn nên nhiều tiểu thương tại Nghệ An mong muốn chuyển sang bán hàng online nhưng hình thức này cũng không dễ dàng.
Đào Bắc Hà mất mùa: Sản lượng giảm, giá không tăng

Đào Bắc Hà mất mùa: Sản lượng giảm, giá không tăng

Do diễn biến thời tiết phức tạp, rét đậm, rét hại, hạn hán kéo dài đầu năm, mưa to vào thời kỳ đậu quả khiến hoa và trái nhỏ bị thối, đào Bắc Hà mất mùa.
Nam Định còn bao nhiêu xã phường và tên gọi ra sao sau sắp xếp?

Nam Định còn bao nhiêu xã phường và tên gọi ra sao sau sắp xếp?

Nam Định đang đứng trước một dấu mốc lịch sử quan trọng khi tiến hành sắp xếp, sáp nhập hàng loạt đơn vị hành chính cấp xã, phường với tên gọi mới.
Ngành Công Thương Đắk Nông chủ động mở rộng đầu ra nông sản

Ngành Công Thương Đắk Nông chủ động mở rộng đầu ra nông sản

Các hoạt động xúc tiến thương mại thời gian qua của ngành Công Thương Đắk Nông đã giúp tiêu thụ hiệu quả sản phẩm thế mạnh của địa phương.
Bà Rịa-Vũng Tàu: Đồng loạt khởi công, khánh thành 4 công trình

Bà Rịa-Vũng Tàu: Đồng loạt khởi công, khánh thành 4 công trình

Ngày 19/4, Bà Rịa - Vũng Tàu đồng loạt tổ chức lễ khởi công, thông xe và khánh thành các công trình giao thông - y tế quan trọng của địa phương.
Long An khởi công, khánh thành 5 dự án trọng điểm

Long An khởi công, khánh thành 5 dự án trọng điểm

Ngày 19/4, tỉnh Long An tổ chức Lễ khởi công, khánh thành 5 dự án trọng điểm nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Khởi công Dự án Nhà ga T2 - Cảng hàng không Đồng Hới

Khởi công Dự án Nhà ga T2 - Cảng hàng không Đồng Hới

Sáng 19/4, tại Quảng Bình, Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam - CTCP tổ chức lễ khởi công Dự án xây dựng Nhà ga hành khách T2 - Cảng hàng không Đồng Hới.
Bà Rịa - Vũng Tàu: Sẽ đấu thầu 43 ha làm Nhà máy nhiệt điện LNG Long Sơn

Bà Rịa - Vũng Tàu: Sẽ đấu thầu 43 ha làm Nhà máy nhiệt điện LNG Long Sơn

HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu vừa thông qua nhiều nội dung quan trọng, trong đó thống nhất đấu thầu khu đất 43 ha thực hiện dự án Nhà máy Nhiệt điện LNG Long Sơn.
Điện Biên dự kiến giảm mạnh 65% đơn vị cấp xã

Điện Biên dự kiến giảm mạnh 65% đơn vị cấp xã

Điện Biên dự kiến giảm 65% đơn vị hành chính cấp xã, hướng tới bộ máy tinh gọn, hiệu quả, phát huy lợi thế phát triển và giữ gìn bản sắc văn hóa địa phương.
HĐND TP. Hồ Chí Minh họp kiện toàn bộ máy hành chính

HĐND TP. Hồ Chí Minh họp kiện toàn bộ máy hành chính

Kỳ họp thứ 22 HĐND TP. Hồ Chí Minh khóa X tập trung thảo luận, quyết nghị các nội dung trọng yếu, trong đó có tiến độ sắp xếp bộ máy đơn vị hành chính các cấp.
Ninh Thuận: Biến nắng gió thành đột phá phát triển kinh tế xanh

Ninh Thuận: Biến nắng gió thành đột phá phát triển kinh tế xanh

Ninh Thuận đã và đang biến thách thức thành lợi thế phát triển kinh tế xanh; "thắp sáng" từ nắng gió, từng bước hình thành trung tâm năng lượng của cả nước.
DDCI Sơn La 2024: Đòn bẩy cải cách môi trường kinh doanh

DDCI Sơn La 2024: Đòn bẩy cải cách môi trường kinh doanh

DDCI Sơn La 2024 được triển khai theo Quyết định số 2447/QĐ-UBND ngày 20/11/2024 của UBND tỉnh Sơn La, trong khuôn khổ dự án GREAT 2 do Chính phủ Úc tài trợ.
Mobile VerionPhiên bản di động