Chuyên gia chia sẻ giải pháp thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch

Tại Tọa đàm “Năng lượng sạch”, chuyên gia chia sẻ kinh nghiệm, giải pháp thúc đẩy năng lượng sạch, tiết kiệm điện, giảm chi phí cho người dân và doanh nghiệp.
Thứ trưởng Phan Thị Thắng nêu 6 giải pháp phát triển năng lượng sạch, năng lượng tái tạo Dự báo bức tranh điện năng lượng tái tạo toàn cầu trong 25 năm tới Năng lượng sạch cho khu công nghiệp: Biến thách thức thành cơ hội

Lan tỏa thông điệp tiết kiệm điện, thúc đẩy năng lượng sạch

Sáng 10/4, tại TP. Hồ Chí Minh diễn ra Tọa đàm "Năng lượng sạch và giải pháp giảm chi phí điện cho người dân, doanh nghiệp", do Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh phối hợp với các đơn vị liên quan tổ chức.

Chuyên gia chia sẻ giải pháp thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch
Bà Nguyễn Thị Kim Ngọc - Phó giám đốc Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh.

Chia sẻ tại sự kiện, bà Nguyễn Thị Kim Ngọc - Phó Giám đốc Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh - nhấn mạnh: Thời gian qua, Sở đã phối hợp với Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh tích cực triển khai chương trình mục tiêu quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 - 2030, theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ và UBND TP. Hồ Chí Minh.

Trọng tâm là đẩy mạnh tuyên truyền về sử dụng điện an toàn, tiết kiệm, hiệu quả; phòng ngừa tai nạn điện và cháy nổ do sử dụng điện không đúng quy định. Trong đó nổi bật là chương trình: Tuyên truyền sử dụng điện thành thói quen, phong trào “Gia đình xanh”, hưởng ứng Giờ Trái đất được tổ chức thường niên, góp phần nâng cao ý thức cộng đồng.

Đặc biệt, nhằm khuyến khích phát triển năng lượng tái tạo, ngày 3/3/2025, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 58/2025/NĐ-CP (thay thế Nghị định số 135/2024/NĐ-CP), trong đó đẩy mạnh chính sách hỗ trợ lắp đặt điện mặt trời mái nhà.

Trên cơ sở đó, Sở Công Thương đã tham mưu UBND TP. Hồ Chí Minh công bố bộ thủ tục hành chính liên quan và triển khai tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký trực tuyến. Theo đó, người dân, doanh nghiệp có thể nộp Giấy đăng ký theo mẫu kèm hồ sơ trên Cổng dịch vụ công của thành phố. Hồ sơ hợp lệ sẽ được cấp giấy chứng nhận trong vòng 10 ngày, bao gồm thời gian lấy ý kiến của Tổng Công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh.

Chuyên gia chia sẻ giải pháp thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch
Đại biểu tham dự tọa đàm.

“Tính đến nay, Sở đã tiếp nhận và cấp 05 giấy chứng nhận phát triển điện mặt trời mái nhà, với tổng công suất đăng ký đạt 9.670 MW”, đại diện Sở Công Thương thông tin.

Bên cạnh đó, Sở Công Thương đang phối hợp với các sở, ngành triển khai Đề án lắp đặt điện mặt trời mái nhà tại trụ sở các cơ quan hành chính, đơn vị sự nghiệp công lập và các tài sản công. Mục tiêu nhằm cụ thể hóa chính sách phát triển năng lượng sạch theo Nghị quyết 98/2023/QH15, thực hiện hiệu quả Chỉ thị 20/CT-TTg ngày 08/6/2023 của Thủ tướng Chính phủ, tăng tỷ lệ năng lượng tái tạo trong cơ cấu điện thành phố giảm phát thải CO2, góp phần thực hiện cam kết Net Zero đến năm 2050.

Theo đó, TP. Hồ Chí Minh phấn đấu đạt mục tiêu năng lượng tái tạo chiếm tối thiểu 15% công suất cực đại hệ thống điện thành phố trong giai đoạn 2025-2030. Đồng thời, phấn đấu đến năm 2030, ít nhất 50% trụ sở công lắp đặt điện mặt trời mái nhà, lan tỏa mô hình ra cộng đồng.

Theo Kế hoạch triển khai, giai đoạn đầu Đề án sẽ thực hiện tại 438 trụ sở, với tổng công suất hơn 43 MW, tổng vốn đầu tư dự kiến 647 tỷ đồng. UBND TP. Hồ Chí Minh đã ban hành Quyết định số 306/QĐ-UBND và Quyết định số 307/QĐ-UBND phê duyệt và triển khai đề án.

Hiện Sở Công Thương đang phối hợp các đơn vị liên quan hoàn thiện hồ sơ pháp lý để lập Báo cáo đề xuất chủ trương đầu tư, trình UBND thành phố xem xét chấp thuận. Sau khi được phê duyệt, trong năm 2025, chủ đầu tư sẽ tổ chức lựa chọn đơn vị thiết kế, thi công theo đúng quy định pháp luật hiện hành.

Điện mặt trời mái nhà - giải pháp tiết kiệm và chủ động nguồn điện

Tọa đàm các chuyên gia tập trung bàn thảo chính sách, chia sẻ kinh nghiệm, giải pháp thúc đẩy năng lượng sạch, tiết kiệm điện và giảm chi phí cho người dân, doanh nghiệp.

Tham gia đóng góp ý kiến tại tọa đàm, TS. Hà Đăng Sơn - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Tăng trưởng xanh - nhận định: Từ năm 2024, ngành năng lượng tái tạo tại Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể nhờ định hướng và cơ chế hỗ trợ rõ ràng từ Chính phủ.

Chuyên gia chia sẻ giải pháp thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch
TS. Hà Đăng Sơn - Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Năng lượng và Tăng trưởng xanh.

Nổi bật là việc ban hành 3 nghị định quan trọng trong năm 2025: Nghị định 58 về phát triển điện từ năng lượng tái tạo; Nghị định 56 về quy hoạch và đầu tư các dự án điện; Nghị định 57 về cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa đơn vị phát điện tái tạo và khách hàng sử dụng điện quy mô lớn.

Mặt khác, trong bối cảnh chi phí điện ngày càng tăng, việc chuyển đổi sang sử dụng năng lượng sạch không chỉ giúp người dân, doanh nghiệp giảm gánh nặng tài chính, mà còn góp phần bảo vệ môi trường và bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia. Các văn bản trên đã tháo gỡ nhiều vướng mắc pháp lý, tạo hành lang minh bạch cho doanh nghiệp đầu tư.

TS. Hà Đăng Sơn cho biết, nhiều doanh nghiệp sản xuất đã chủ động đầu tư hệ thống điện mặt trời mái nhà, vừa tiết kiệm chi phí, vừa chủ động nguồn điện sạch. Đặc biệt, phần điện dư được phép bán lại cho đơn vị điện lực, trong khi phần thiếu hụt có thể bổ sung từ lưới điện quốc gia, cơ chế linh hoạt này giúp doanh nghiệp an tâm hơn khi đầu tư.

Môi trường chính sách thông thoáng trong năm 2025 không chỉ thúc đẩy năng lượng tái tạo trong nước, mà còn góp phần thực hiện mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 và đáp ứng yêu cầu xanh hóa chuỗi cung ứng của các thị trường xuất khẩu lớn như EU.

Ông Lưu Mạnh Thức - Tổng giám đốc Công ty Cổ phần Năng lượng mặt trời SPC cũng cho rằng, trong bối cảnh hiện nay, năng lượng sạch là xu thế tất yếu khi Việt Nam hội nhập sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu. Đây không chỉ là yêu cầu bắt buộc từ các thị trường xuất khẩu, mà còn là giải pháp giúp doanh nghiệp và người dân tiết kiệm đáng kể chi phí điện, ước tính giảm từ 50 đến 60%, đặc biệt trong giờ cao điểm khi giá điện và nhu cầu tiêu thụ tăng mạnh.

Chuyên gia chia sẻ giải pháp thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch
Ông Bùi Trung Kiên - Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh.

Ở góc độ đơn vị cung ứng điện, ông Bùi Trung Kiên - Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Điện lực TP. Hồ Chí Minh (EVNHCMC) nhấn mạnh, điện mặt trời mái nhà - giải pháp tiết kiệm và chủ động nguồn điện, ông Bùi Trung Kiên cho biết, điện mặt trời mái nhà mang lại lợi ích rõ rệt cho cả hộ gia đình và doanh nghiệp.

Theo đó, người dân có thể sử dụng điện thoải mái hơn, giảm chi phí điện năng hằng tháng. Còn doanh nghiệp chủ động được nguồn điện ban ngày, và sắp tới được khuyến khích lắp thêm hệ thống lưu trữ để dùng vào ban đêm, đặc biệt khi xảy ra sự cố điện lưới.

“Trước năm 2021, theo Quyết định 11 và 13, TP. Hồ Chí Minh đã có hơn 14.000 hệ thống điện mặt trời mái nhà, công suất khoảng 350 MWp. Gần đây, khi Nghị định 135/2024 và Nghị định 58/2025 được ban hành, xu hướng này phục hồi mạnh mẽ”, ông Bùi Trung Kiên thông tin.

Đáng chú ý, kể từ khi Nghị định 58 được ban hành, số lượng khách hàng lắp đặt hệ thống điện mặt trời mái nhà đã lên gần 500 khách hàng, chủ yếu là các khách hàng lớn với tổng công suất khoảng 46 MWp, tương đương 15% so với giai đoạn trước năm 2021. Dự báo, sản lượng sẽ tiếp tục tăng khi các doanh nghiệp lớn như Samsung, nhà máy trong Khu công nghiệp Đông Nam triển khai diện rộng mô hình này.

“Ngành điện rất mong muốn người dân và doanh nghiệp tiếp tục đồng hành trong việc phát triển năng lượng tái tạo cũng như áp dụng các giải pháp tiết kiệm điện để giảm chi phí sử dụng điện”, ông Bùi Trung Kiên bày tỏ.

Chuyên gia chia sẻ giải pháp thúc đẩy sử dụng năng lượng sạch
Ông Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng Ban kinh doanh Tập đoàn Điện lực Việt Nam.

Đồng quan điểm, ông Nguyễn Quốc Dũng, Trưởng Ban kinh doanh Tập đoàn Điện lực Việt Nam - nhấn mạnh: Việc phát triển điện mặt trời mái nhà giúp người dân và doanh nghiệp tự cung cấp một phần nhu cầu điện, từ đó giảm áp lực huy động các nguồn điện có giá thành cao, góp phần ổn định hệ thống điện và giảm áp lực lên giá điện.

Ngoài chi phí sản xuất, hệ thống điện còn bao gồm chi phí truyền tải, vận hành… Khi nhu cầu tăng cao, tổng chi phí đội lên đáng kể. Việc đầu tư điện mặt trời mái nhà sẽ giúp giảm gánh nặng đầu tư vào lưới điện và hạ tầng, đặc biệt nếu sản lượng phát không quá lớn, còn hỗ trợ tăng độ tin cậy trong vận hành lưới điện.

Với hộ gia đình, lợi ích rõ rệt nhất là tiết kiệm chi phí, nhất là khi mức tiêu thụ từ 401 kWh trở lên đang bị tính giá điện hơn 3.000 đồng/kWh. Điện mặt trời giúp giảm đáng kể hóa đơn hằng tháng. Còn với doanh nghiệp, mô hình tự sản tự tiêu giúp chủ động nguồn điện, giảm chi phí mua điện, nhất là vào giờ cao điểm - thời điểm hệ thống điện mặt trời phát tối ưu. Qua đó, doanh nghiệp tiết kiệm chi phí sản xuất, nâng cao năng lực cạnh tranh trong nước và quốc tế.
Minh Khuê
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Điện mặt trời mái nhà

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bộ Công Thương phê duyệt khung giá phát điện sinh khối năm 2025

Bộ Công Thương phê duyệt khung giá phát điện sinh khối năm 2025

Bộ Công Thương vừa ký quyết định số 1008/QĐ-BCT ngày 14/4/2025 phê duyệt khung giá phát điện nhà máy điện sinh khối năm 2025.
Tập trung gỡ vướng các dự án điện năng lượng tái tạo

Tập trung gỡ vướng các dự án điện năng lượng tái tạo

Tập trung gỡ vướng dự án điện năng lượng tái tạo trong tháng 5/2025; khó khăn, vướng mắc của đơn vị nào thì đơn vị phải có trách nhiệm xem xét, xử lý, tháo gỡ.
Bộ Công Thương phê duyệt khung giá phát điện cho nhà máy điện mặt trời

Bộ Công Thương phê duyệt khung giá phát điện cho nhà máy điện mặt trời

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 988/QĐ-BCT ngày 10/4 về phê duyệt khung giá phát điện áp dụng cho loại hình nhà máy điện mặt trời.

Tin cùng chuyên mục

Diễn đàn năng lượng 2025: Tìm lời giải cho bài toán năng lượng xanh

Diễn đàn năng lượng 2025: Tìm lời giải cho bài toán năng lượng xanh

Chiều 31/3, Hội Khoa học Kinh tế Việt Nam phối hợp với Hiệp hội Năng lượng sạch Việt Nam tổ chức Diễn đàn năng lượng Việt Nam 2025.
Rạng Đông và VinFast Energy hợp tác phát triển giải pháp năng lượng tái tạo, lưu trữ toàn diện

Rạng Đông và VinFast Energy hợp tác phát triển giải pháp năng lượng tái tạo, lưu trữ toàn diện

Ngày 26/3, Rạng Đông và VinFast Energy chính thức ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm thúc đẩy chuyển đổi năng lượng bền vững tại Việt Nam.
Ninh Thuận quyết tâm đẩy nhanh tiến độ dự án điện hạt nhân

Ninh Thuận quyết tâm đẩy nhanh tiến độ dự án điện hạt nhân

Tỉnh Ninh Thuận đã và đang nỗ lực đẩy nhanh tiến độ triển khai dự án điện hạt nhân, quyết tâm đưa dự án “về đích”, đảm bảo tiến độ đề ra.
Lý do nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến điện gió ngoài khơi Việt Nam?

Lý do nhà đầu tư nước ngoài quan tâm đến điện gió ngoài khơi Việt Nam?

Ngay sau khi Luật Điện lực được thông qua cùng các văn bản hướng dẫn, nhiều nhà đầu tư nước ngoài đã bày tỏ sự quan tâm đến lĩnh vực điện gió ngoài khơi.
Châu Á hướng đến xuất khẩu nhiên liệu hàng không bền vững

Châu Á hướng đến xuất khẩu nhiên liệu hàng không bền vững

Năng lực cung cấp nhiên liệu hàng không bền vững (SAF) của châu Á sẽ cao hơn nhu cầu khu vực trong năm nay và năm tới với nhiều cơ sở sản xuất mới.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với Tập đoàn Pacifico Energy

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với Tập đoàn Pacifico Energy

Ngày 12/3, tại trụ sở Bộ Công Thương, Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long đã có buổi làm việc với đại diện Tập đoàn Pacifico Energy.
Năng lượng tái tạo sẽ thay thế điện than vào năm 2027?

Năng lượng tái tạo sẽ thay thế điện than vào năm 2027?

IEA dự báo, năng lượng tái tạo sẽ chiếm 95% tăng trưởng điện toàn cầu, lần đầu tiên vượt điện than vào năm 2027. Liệu kịch bản này có thành hiện thực?
Điện mặt trời mái nhà được bán điện dư như thế nào từ tháng 3/2025?

Điện mặt trời mái nhà được bán điện dư như thế nào từ tháng 3/2025?

Nghị định 58/2025/NĐ-CP quy định chi tiết về phát triển điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ, trong đó có cơ chế bán điện dư từ ngày 3/3/2025.
Danh sách 142 dự án điện mặt trời đã vận hành thương mại đến 13/1/2025

Danh sách 142 dự án điện mặt trời đã vận hành thương mại đến 13/1/2025

Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định 618/QĐ-BCT, trong đó, có phụ lục danh sách các dự án điện mặt trời theo Quy hoạch điện VIII.
Bộ Công Thương phê duyệt cập nhật Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII

Bộ Công Thương phê duyệt cập nhật Kế hoạch thực hiện Quy hoạch điện VIII

Bộ Công Thương vừa có quyết định phê duyệt cập nhật Kế hoạch thực hiện Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Chính sách phát triển hydro xanh cần điều gì để thành công?

Chính sách phát triển hydro xanh cần điều gì để thành công?

Để hydro xanh phát triển bền vững, Việt Nam cần có những chính sách, khung pháp lý như thế nào để đầu tư thực sự có hiệu quả, đạt được các mục tiêu năng lượng?
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với Đại sứ Đức về phát triển điện gió

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long làm việc với Đại sứ Đức về phát triển điện gió

Sáng 5/3, tại Hà Nội, Thứ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hoàng Long đã có buổi làm việc với Đại sứ Đức tại Việt Nam và Tập đoàn PNE.
Nghị định 58 phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới

Nghị định 58 phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới

Chính phủ ban hành Nghị định số 58/2025/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều của Luật Điện lực về phát triển điện năng lượng tái tạo, điện năng lượng mới.
Nghị định số 57/2025/NĐ-CP quy định cơ chế mua bán điện trực tiếp

Nghị định số 57/2025/NĐ-CP quy định cơ chế mua bán điện trực tiếp

Chính phủ ban hành Nghị định số 57/2025/NĐ-CP ngày 03/3/2025 quy định cơ chế mua bán điện trực tiếp giữa khách hàng lớn và đơn vị năng lượng tái tạo.
Ninh Thuận khôi phục thực hiện dự án điện hạt nhân

Ninh Thuận khôi phục thực hiện dự án điện hạt nhân

Ninh Thuận khôi phục dự án điện hạt nhân, đây là bước đi chiến lược hướng tới phát triển năng lượng bền vững và an ninh năng lượng Quốc gia trong kỷ nguyên mới.
Châu Âu đẩy mạnh điện gió: Pháp, Tây Ban Nha dẫn đầu

Châu Âu đẩy mạnh điện gió: Pháp, Tây Ban Nha dẫn đầu

Công suất điện gió của châu Âu dự kiến sẽ tiếp tục tăng khi nhiều chính phủ áp dụng các chính sách khuyến khích các nhà đầu tư tư nhân phát triển dự án mới.
Anh thương mại hoá pin mặt trời mỏng hơn sợi tóc

Anh thương mại hoá pin mặt trời mỏng hơn sợi tóc

Theo Power Roll, mỗi pin mặt trời mà công ty sản xuất chỉ có độ dày bằng 1/50 sợi tóc người. Công nghệ mới mở ra nhiều ứng dụng mới khi thương mại hoá.
Ấn Độ tham vọng mục tiêu năng lượng sạch vào năm 2030

Ấn Độ tham vọng mục tiêu năng lượng sạch vào năm 2030

Ấn Độ cần tăng gấp đôi công suất bổ sung hàng năm từ năng lượng mặt trời và gió trong vòng 5 năm tới để đáp ứng các mục tiêu năng lượng sạch vào năm 2030.
Chính phủ họp báo cáo kết quả khắc phục khó khăn cho các dự án năng lượng tái tạo

Chính phủ họp báo cáo kết quả khắc phục khó khăn cho các dự án năng lượng tái tạo

Chiều nay (26/2), Phó Thủ tướng Thường trực Nguyễn Hòa Bình chủ trì cuộc họp báo cáo kết quả khắc phục, tháo gỡ vướng mắc đối với các dự án năng lượng tái tạo.
Úc biến mỏ bỏ hoang thành hầm trữ điện bằng khí nén

Úc biến mỏ bỏ hoang thành hầm trữ điện bằng khí nén

Trung tâm lưu trữ năng lượng trong hầm trữ điện bằng khí nén ở Úc vừa được chính thức phê duyệt, có thể cung cấp điện dự phòng cho khoảng 80.000 hộ dân.
Mobile VerionPhiên bản di động