Hai quyết sách 'nức lòng dân' của Tổng Bí thư Tô Lâm

Chỉ trong thời gian ngắn, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đưa ra hai quyết sách khiến người dân vui mừng, đó là miễn học phí, sắp tới là miễn viện phí.
Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm nhân ngày 26/3: “Tương lai cho thế hệ vươn mình” Tổng Bí thư Tô Lâm: Chúng ta nhất định sẽ vượt qua khó khăn

Chính sách nhân văn

Theo các nhà nghiên cứu lý luận, chủ nghĩa xã hội với cốt lõi là giải phóng con người khỏi mọi áp bức, bất công, hướng tới một xã hội nhân văn, tốt đẹp, công bằng, dân chủ, văn minh và người dân có được cuộc sống ấm no, tự do, hạnh phúc và phát triển toàn diện. Đây cũng là mục tiêu cao cả mà Đảng Cộng sản Việt Nam kiên định theo đuổi kể từ khi thành lập Đảng.

V.I. Lênin, nhà lãnh đạo vĩ đại của Cách mạng Tháng Mười Nga, đã cụ thể hóa những nguyên lý của chủ nghĩa Mác trong điều kiện nước Nga đầu thế kỷ XX. Ông đặc biệt nhấn mạnh vai trò của giáo dục và y tế công cộng như là những trụ cột quan trọng để xây dựng một xã hội mới, giải phóng con người khỏi sự lạc hậu và bệnh tật. Các chính sách của Lênin sau cách mạng đã tập trung vào quốc hữu hóa các cơ sở giáo dục và y tế tư nhân, xây dựng hệ thống giáo dục phổ cập miễn phí, thành lập các bệnh viện và trạm y tế công cộng rộng khắp. Qua đó, đảm bảo quyền tiếp cận giáo dục và chăm sóc sức khỏe cho mọi người dân, đặc biệt là giai cấp công nhân và nông dân nghèo.

Chủ tịch Hồ Chí Minh, bằng sự vận dụng sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin vào điều kiện cụ thể của Việt Nam, đã phát triển một hệ thống tư tưởng độc đáo, trong đó tính nhân văn là một sợi chỉ đỏ xuyên suốt. Người luôn đặt lợi ích của dân tộc, của nhân dân lên trên hết, coi con người là vốn quý nhất, là mục tiêu và động lực của mọi sự phát triển. Tư tưởng "dân là gốc", "nước độc lập mà dân không hưởng hạnh phúc, tự do thì độc lập cũng không có nghĩa lý gì" thể hiện sâu sắc quan điểm nhân văn, vì con người của Người.

Trong lĩnh vực giáo dục, Chủ tịch Hồ Chí Minh đặc biệt coi trọng vai trò của "trồng người". Người khẳng định: "Vì lợi ích mười năm thì phải trồng cây, vì lợi ích trăm năm thì phải trồng người". Người cho rằng, xây dựng đất nước, không chỉ là được tự do, có cơm ăn áo mặc mà ai cũng được học hành.

Trong lĩnh vực y tế, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn quan tâm sâu sắc đến sức khỏe của nhân dân, coi "sức khỏe là vốn quý nhất của con người". Người chủ trương xây dựng một hệ thống y tế "phục vụ nhân dân", "phòng bệnh hơn chữa bệnh", "kết hợp y học hiện đại với y học cổ truyền", đảm bảo mọi người dân, không phân biệt giàu nghèo, đều được tiếp cận các dịch vụ y tế cần thiết. Người kêu gọi đội ngũ cán bộ y tế phải có "lương y như từ mẫu", tận tâm, trách nhiệm với người bệnh.

Kế thừa và phát triển sáng tạo chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh, Đảng ta đã không ngừng cụ thể hóa những giá trị nhân văn sâu sắc này trong các chủ trương, chính sách, vừa phát triển đất nước hùng cường, trong đó có chăm lo đến đời sống của nhân dân. Hai trong số nhiều chính sách xã hội đó là giáo dục - đào tạo và y tế. Nó có vai trò quyết định trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Điều này đã được cụ thể hoá trong các văn kiện Đại hội Đảng qua các thời kỳ cũng như các chính sách pháp luật của Nhà nước.

2 quyết sách 'nức lòng dân' của Tổng Bí thư Tô Lâm
Học sinh được miễn học phí và sắp tới người dân sẽ được miễn viện phí. Ảnh minh họa

Những thành tựu quan trọng

Nhìn lại quá trình phát triển đất nước, mỗi người dân Việt Nam đều không khỏi tự hào và càng thêm tin yêu vào Đảng, vào đất nước.

Trong lĩnh vực giáo dục, từ một quốc gia có 95% dân số mù chữ, trải qua 80 năm với nhiều nỗ lực, nền giáo dục Việt Nam đã đạt được những thành tựu rất quan trọng. 100% người dân trên cả nước được phổ cập giáo dục tiểu học. Tỷ lệ phổ cập giáo dục cơ sở, trung học phổ thông, đại học ngày càng được nâng lên.

Đặc biệt, ở vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn luôn được Đảng, Nhà nước quan tâm. Đến nay, Việt Nam có 318 trường phổ thông dân tộc nội trú thuộc 48 tỉnh, thành phố với quy mô gần 102 ngàn học sinh; trên 1,1 ngàn trường phổ thông dân tộc bán trú ở 29 tỉnh, thành phố với quy mô 250 ngàn học sinh.

Các cơ sở giáo dục đại học Việt Nam liên tục được xếp hạng cao và tăng thứ bậc trên các bảng xếp hạng uy tín quốc tế. Theo Bảng xếp hạng các quốc gia tốt nhất về giáo dục năm 2021 (công bố năm 2022), Việt Nam xếp thứ 59 thế giới.

Trong lĩnh vực y tế, trong bài phát biểu gần đây, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định: Việt Nam được cộng đồng quốc tế đánh giá cao về việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ trong lĩnh vực y tế của Liên hợp quốc, với nhiều chỉ số về hệ thống y tế và sức khỏe cộng đồng vượt trội so với nhiều quốc gia có cùng mức phát triển. Hệ thống y tế nước ta đã không ngừng được củng cố, mở rộng từ Trung ương tới địa phương; từ đô thị tới các vùng rừng núi, hải đảo, vùng khó khăn, xa xôi, hẻo lánh. Trình độ chuyên môn, năng lực nghiên cứu, khả năng thực hành của đội ngũ y bác sĩ ngày càng nâng cao bên cạnh các máy móc, trang thiết bị y tế, thuốc men ngày một hiện đại, tiên tiến.

Đến nay, hệ thống y tế được mở rộng toàn diện, bao phủ mọi vùng miền của đất nước, tỉ lệ bao phủ bảo hiểm y tế năm 2024 là 94,2%. Từ chỗ thiếu thốn cả về nhân lực lẫn cơ sở vật chất trong những ngày đầu thành lập, chúng ta đã xây dựng được mạng lưới y tế rộng khắp, với hơn 13.000 cơ sở y tế từ Trung ương đến địa phương. Dịch vụ y tế cơ bản hiện đã tiếp cận được tới mọi người dân, kể cả những khu vực khó khăn nhất, như vùng sâu, vùng xa, biên giới và hải đảo.

Tỷ lệ người tham gia bảo hiểm y tế đã đạt trên 94% dân số, góp phần bảo đảm mọi người dân đều có quyền tiếp cận dịch vụ y tế với chi phí hợp lý. Nhờ đó, tuổi thọ trung bình của người dân Việt Nam không ngừng được cải thiện, tăng từ khoảng 38 tuổi năm 1945 và lên mức trung bình 74,5 tuổi hiện nay.

Kết quả đó được cộng đồng quốc tế ghi nhận và được lấy làm hình mẫu cho nhiều quốc gia học tập!

Đến những quyết sách nức lòng dân

Từ quan điểm "vì lợi ích trăm năm phải trồng người" của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến những chủ trương xuyên suốt của Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đưa ra chủ trương và chỉ đạo miễn giảm học phí cho học sinh cấp phổ thông và tiến tới miễn giảm viện phí cho người dân Việt Nam. Có thể khẳng định đây là những quyết định mang tính nhân văn của chủ nghĩa xã hội trên mảnh đất hình chữ S.

Cụ thể, trong phiên thảo luận tổ kỳ họp thứ 8, Quốc hội khoá XV ngày 9/11/2024 về dự thảo Luật Nhà giáo, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh vị trí và ý nghĩa chiến lược của giáo dục và đào tạo. Trong đó, không chỉ phổ cập giáo dục mà tiến đến nhà nước phải nuôi, tiến tới miễn học phí, nuôi ăn các cháu ở tuổi đi học.

Chủ trương của Tổng Bí thư đã được đưa ra tại phiên họp Bộ Chính trị ngày 28/02/2025. Theo đó, Bộ Chính trị quyết định thực hiện miễn toàn bộ học phí cho học sinh từ mầm non đến hết trung học phổ thông công lập trên phạm vi cả nước. Thời điểm thực hiện từ đầu năm học mới 2025 - 2026 (tháng 9/2025 trở đi).

Liên quan đến chủ trương miễn giảm viện phí, chiều 8/4/2025, tại Hà Nội, nhân dịp kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 - 30/4/2025), tại buổi gặp mặt cán bộ Công an chi viện chiến trường miền Nam thời kỳ kháng chiến chống Mỹ cứu nước, Tổng Bí thư khẳng định, Đảng, Nhà nước tiếp tục thực hiện đồng bộ các giải pháp chăm lo, nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người dân, nhất là đồng bào các dân tộc thiểu số, ở vùng sâu, vùng xa, biên giới, hải đảo, vùng căn cứ kháng chiến cũ, các vùng chiến lược, vùng có đông đồng bào theo tôn giáo; thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, phúc lợi xã hội, chính sách đối với người có công.

Bên cạnh thực hiện chính sách miễn học phí đối với mọi cấp học phổ thông, Tổng Bí thư yêu cầu chú trọng phát triển y tế, chăm sóc sức khỏe nhân dân, tiến tới miễn viện phí cho tất cả mọi người dân, để mỗi người dân Việt Nam thật sự có cuộc sống ấm no, hạnh phúc…

Ngay sau khi có quyết sách như miễn giảm học phí, tiến tới miễn giảm học phí được đưa ra, trên các mạng xã hội trong và ngoài nước đều bình luận sôi nổi theo hướng tích cực. Các ý kiến cho rằng đây là một quyết định mang tính lịch sử, thể hiện sự đồng cảm sâu sắc của người đứng đầu Đảng Cộng sản Việt Nam với những khó khăn của người dân, thể hiện tính nhân văn của xã hội chủ nghĩa.

Theo bà Trịnh Thị Tú Anh - Đại biểu chuyên trách Đoàn Đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tỉnh Lâm Đồng, chính sách miễn học phí góp phần thực hiện Mục tiêu phát triển bền vững số 4 của Liên hợp quốc về đảm bảo nền giáo dục có chất lượng, công bằng, toàn diện và thúc đẩy các cơ hội học tập suốt đời cho tất cả mọi người. Việc đầu tư vào giáo dục là đầu tư vào tương lai của đất nước, góp phần xây dựng một xã hội phát triển bền vững.

Nhiều giáo viên cho rằng, với quyết định miễn học phí cho học sinh trường công lập của Bộ Chính trị, tôi cảm thấy rất phấn khởi. Đây có thể nói là một tin mừng, một dấu hiệu khởi sắc cho nền giáo dục nước nhà. Đồng thời, việc này cho thấy Đảng và Nhà nước luôn xem giáo dục là quốc sách hàng đầu.

Chia sẻ với phóng viên Công Thương, ông Đặng Hồng Chuyên (Hà Nội) cho biết, kể từ khi nước nhà độc lập, Nhà nước đã chăm lo rất tốt cho người dân trong lĩnh vực y tế và giáo dục thông qua việc đầu tư hạ tầng, cơ sở vật chất và hàng loạt chính sách ưu đãi. Trong bối cảnh kinh tế còn khó khăn và có nhiều biến động như hiện nay, việc miễn giảm học phí, viện phí sẽ góp phần giảm bớt chi phí cho mọi người dân, đặc biệt là những hộ gia đình nghèo, khó khăn ở vùng nông thôn, miền núi, dân tộc thiểu số. Đây là điều không phải quốc gia nào cũng làm được kể cả những quốc gia có kinh tế phát triển.

Có thể nói, Đảng Cộng sản Việt Nam, đứng đầu là Tổng Bí thư Tô Lâm đã không ngừng nỗ lực xây dựng một xã hội ngày càng tốt đẹp hơn, nơi giáo dục và y tế được coi trọng hàng đầu, đảm bảo quyền cơ bản và sự phát triển toàn diện cho mọi người dân.

Những chính sách miễn giảm học phí đã thực hiện và chủ trương tiến tới miễn giảm viện phí theo tinh thần chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm là những bước đi mạnh mẽ, thể hiện sâu sắc bản chất nhân văn của chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam, tiếp tục hiện thực hóa khát vọng về một xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, ấm no và hạnh phúc.

Đình Dũng
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tổng Bí thư Tô Lâm

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chiến thắng 30/4/1975: Bản hùng ca bất diệt và sự thật không thể bị xuyên tạc

Chiến thắng 30/4/1975: Bản hùng ca bất diệt và sự thật không thể bị xuyên tạc

Chiến thắng 30/4/1975 là niềm tự hào của mỗi người dân Việt Nam, nhất là khi cả nước tưng bừng kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước...
Bảo vệ tư tưởng của Đảng trong thời đại số

Bảo vệ tư tưởng của Đảng trong thời đại số

Cuộc thi chính luận lần thứ V khẳng định vai trò then chốt của bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng, đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch.

Tin cùng chuyên mục

Những luận điệu lạc nhịp về Giỗ Tổ Hùng Vương và tinh thần đoàn kết dân tộc

Những luận điệu lạc nhịp về Giỗ Tổ Hùng Vương và tinh thần đoàn kết dân tộc

Giỗ Tổ Hùng Vương là biểu tượng gắn với đoàn kết dân tộc, truyền thống 'uống nước nhớ nguồn'. Tuy nhiên, nhiều tổ chức phản động cố cất lên luận điệu xuyên tạc.
Vạch trần luận điệu xuyên tạc về quyền con người tại Việt Nam

Vạch trần luận điệu xuyên tạc về quyền con người tại Việt Nam

Một số tổ chức, cá nhân mang tư tưởng thù địch cất lên những luận điệu xuyên tạc, cố tình bóp méo sự thật trong việc bảo đảm quyền con người tại Việt Nam.
Bài 5: Tinh gọn bộ máy - góc nhìn từ chuyên gia, đại biểu

Bài 5: Tinh gọn bộ máy - góc nhìn từ chuyên gia, đại biểu

Để có góc nhìn bao quát hơn về công tác sắp xếp tinh gọn bộ máy, phóng viên Báo Công Thương đã ghi nhận ý kiến của một số đại biểu, chuyên gia về vấn đề này.
Bài 4: Chọn người xứng đáng, dựng bộ máy tinh hoa

Bài 4: Chọn người xứng đáng, dựng bộ máy tinh hoa

Việc sắp xếp lại tổ chức bộ máy, đơn vị hành chính các cấp là cơ hội để sàng lọc đội ngũ cán bộ, tạo điều kiện thu hút tài năng, giúp bộ máy vận hành hiệu quả.
Bài 3: Sáp nhập tỉnh, nâng tầm cấp xã tạo thế và lực mới

Bài 3: Sáp nhập tỉnh, nâng tầm cấp xã tạo thế và lực mới

Bộ máy chính quyền địa phương đang bước vào giai đoạn đổi mới mạnh mẽ với chủ trương sáp nhập tỉnh, không tổ chức cấp huyện và nâng tầm vị thế các xã.
Bài 2: Guồng máy mới - tăng tốc vì dân, vì nước

Bài 2: Guồng máy mới - tăng tốc vì dân, vì nước

Với tinh thần “chỉ bàn làm, không bàn lùi”, không khí tinh gọn bộ máy đã hừng hực tại các bộ, ngành Trung ương và hệ thống dọc ở các địa phương.
Cảnh giác trước luận điệu xuyên tạc về chủ nghĩa cộng sản qua kinh tế tư nhân

Cảnh giác trước luận điệu xuyên tạc về chủ nghĩa cộng sản qua kinh tế tư nhân

Vừa qua, một số trang mạng nước ngoài bằng tiếng Việt đã có bài viết công kích suy diễn sai trái về bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm về kinh tế tư nhân.
Bài 1: Thời cơ đã điểm, bộ máy phải tinh gọn

Bài 1: Thời cơ đã điểm, bộ máy phải tinh gọn

Cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy đã được triển khai quyết liệt trong những tháng qua, với kỳ vọng mang tới cơ hội to lớn cho phát triển đất nước.
Sáp nhập tỉnh, xã bỏ cấp huyện là phù hợp với thực tiễn-Bài cuối: Tỉnh táo trước luận điệu xuyên tạc chủ trương của Đảng

Sáp nhập tỉnh, xã bỏ cấp huyện là phù hợp với thực tiễn-Bài cuối: Tỉnh táo trước luận điệu xuyên tạc chủ trương của Đảng

Chủ trương sáp nhập tỉnh, xã bỏ cấp huyện được Đảng ta công khai, minh bạch nhưng các thế lực thù địch lại dùng chiêu trò xuyên tạc, người dân cần tỉnh táo.
Giới trẻ đừng để bị dẫn dắt bởi trò xuyên tạc của Việt Tân- kẻ phản bội dân tộc

Giới trẻ đừng để bị dẫn dắt bởi trò xuyên tạc của Việt Tân- kẻ phản bội dân tộc

Bút Chiến muốn cùng các bạn nhìn lại trang sử hào hùng, những gì dân tộc đã trải qua… để nhận diện những ngôn từ đầy lừa lọc từ những kẻ như Việt Tân.
Việt Tân và chiêu trò đánh tráo lịch sử bằng ‘Văn kiện 50 năm’

Việt Tân và chiêu trò đánh tráo lịch sử bằng ‘Văn kiện 50 năm’

Tổ chức phản động Việt Tân dùng trò lố với những thứ như “Văn kiện 50 năm”... nhằm xuyên tạc sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc vĩ đại của dân tộc ta.
Sáp nhập tỉnh, xã bỏ cấp huyện là phù hợp với thực tiễn- Bài 2: Người dân đồng tình, cán bộ nêu gương

Sáp nhập tỉnh, xã bỏ cấp huyện là phù hợp với thực tiễn- Bài 2: Người dân đồng tình, cán bộ nêu gương

Sáp nhập tỉnh, xã, bỏ cấp huyện được người dân đồng tình ủng hộ. Nhân dân tin những quyết sách của Đảng sẽ tạo ra động lực mới thúc đẩy đất nước bứt phá.
Sáp nhập tỉnh, xã bỏ cấp huyện là phù hợp với thực tiễn- Bài 1: Tinh gọn bộ máy để tăng tốc, bứt phá

Sáp nhập tỉnh, xã bỏ cấp huyện là phù hợp với thực tiễn- Bài 1: Tinh gọn bộ máy để tăng tốc, bứt phá

Sáp nhập tỉnh, xã bỏ cấp huyện là chủ trương lớn của Đảng, phù hợp với thực tiễn nhằm tinh gọn bộ máy để tăng tốc, bứt phá trong kỷ nguyên vươn mình.
Sáp nhập là tất yếu và nhất định thành công!

Sáp nhập là tất yếu và nhất định thành công!

Sáp nhập là tất yếu và nhất định thành công, đồng thời, bác bỏ mọi luận điệu xuyên tạc sai trái của bọn cơ hội chính trị và các thế lực thù địch.
Hiệu quả tích cực của Nghị định 168 đập tan mọi luận điệu xuyên tạc

Hiệu quả tích cực của Nghị định 168 đập tan mọi luận điệu xuyên tạc

Sau hơn 2 tháng triển khai, Nghị định 168 đã đem lại hiệu quả tích cực, đập tan những luận điệu xuyên tạc về mục đích, ý nghĩa và giá trị của Nghị định 168.
Đập tan luận điệu xuyên tạc về sửa Hiến pháp khi tinh gọn bộ máy

Đập tan luận điệu xuyên tạc về sửa Hiến pháp khi tinh gọn bộ máy

Việt Nam tiến hành cách mạng tinh gọn bộ máy, đặt ra yêu cầu sửa Hiến pháp được toàn dân ủng hộ. Song các thế lực thù địch vẫn lợi dụng xuyên tạc, chống phá...
Công tác lý luận của Đảng: Những định hướng lớn đến năm 2030

Công tác lý luận của Đảng: Những định hướng lớn đến năm 2030

Hội thảo quốc gia “Công tác lý luận của Đảng và những định hướng nghiên cứu quan trọng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” đang diễn ra tại Hà Nội.
Tỉnh táo trước sự xuyên tạc sáp nhập tỉnh: Đất nước đẹp giàu đâu cũng quê hương!

Tỉnh táo trước sự xuyên tạc sáp nhập tỉnh: Đất nước đẹp giàu đâu cũng quê hương!

Việc thực hiện các mốc lộ trình về điều chỉnh đơn vị hành chính trong đó có sáp nhập tỉnh hiện đang diễn ra khẩn trương theo đúng Kết luận số 127-KL/TW.
Tỉnh táo trước

Tỉnh táo trước 'đề xuất hồ đồ' trưng cầu ý dân về sáp nhập tỉnh

Mấy ngày nay, trên mạng xã hội và truyền thông nước ngoài bằng tiếng Việt bỗng xuất hiện “đề xuất” rằng “nên tiến hành trưng cầu ý dân” về sáp nhập tỉnh.
Từ bài viết của Tổng Bí thư nghĩ về công nghệ 4.0 và X.0

Từ bài viết của Tổng Bí thư nghĩ về công nghệ 4.0 và X.0

Cách mạng khoa học, công nghệ đã và đang diễn ra mạnh mẽ trên quy mô toàn cầu, tạo nên sự biến cách to lớn trong đời sống xã hội, đặt ra những yêu cầu mới.
Mobile VerionPhiên bản di động