CLICK VÀO ĐÂY ĐỂ THAM GIA CUỘC THI (ĐỢT 4 THÁNG 12)
Bộ Công Thương rà soát, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính
Đẩy mạnh chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển thương mại nội địa
Chống lãng phí ở nơi trụ cột của nền kinh tế
Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu
Tiêu điểm
Thương mại điện tử: Khẳng định vai trò tiên phong trong nền kinh tế số
Bộ Y tế thông tin về loại sữa nhiễm chất tẩy rửa ở Hàn Quốc
Chiến sự Nga-Ukraine sáng 23/12: Lính Ukraine đầu hàng vô điều kiện; Ukraine bắn rơi UAV cảm tử Nga
Nhiều thỏa thuận hợp tác ký kết tại Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024
Hơn 260.000 lượt khách tham quan Triển lãm Quốc phòng Quốc tế Việt Nam 2024
Đấu tranh quyết liệt ngăn chặn tin giả, thông tin xấu độc trên mạng xã hội
Nhân sự Trung ương: Thông tin về tổ chức nhân sự tại Quân chủng Hải quân
Chiến sự Nga-Ukraine chiều 22/12: UAV Ukraine đột kích Kazan; Nga thiêu rụi xe tăng Đức
Khánh thành khu tái định cư thôn Làng Nủ, Kho Vàng và Nậm Tông
Quảng Bình: Tăng cường giám sát các hoạt động xuất khẩu nhập khẩu
Ngành Công Thương Sơn La đề xuất 5 giải pháp chống lãng phí
Chống lãng phí: Yêu cầu cấp bách để phát triển kinh tế
Gỡ 'nút thắt' trong xây dựng thể chế, pháp luật ngành Công Thương để bước vào kỷ nguyên vươn mình
Nhật Bản sẵn sàng hỗ trợ đào tạo nhân lực cho dự án điện hạt nhân Việt Nam
Bộ Kinh tế, Thương mại và Công nghiệp Nhật Bản chia sẻ nhiều kinh nghiệm về phát triển điện hạt nhân
Ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với doanh nghiệp, trường học Nhật Bản về phát triển điện hạt nhân
Xây dựng Quân chủng Hải quân 'cách mạng, chính quy, tinh nhuệ, hiện đại'
Quân đội trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc
Thủ tướng: Phải thay đổi quan niệm về chất lượng nhà ở xã hội
Thủ tướng: Cần đa dạng hóa nguồn vốn xây dựng đường sắt Lào Cai-Hà Nội-Hải Phòng
Thủ tướng chúc mừng Giáng sinh 2024 tại Giáo xứ Lào Cai
Chống lãng phí cũng phải quyết liệt, đồng bộ như chống tham nhũng
Khánh thành khu tái định cư thôn Làng Nủ, Kho Vàng và Nậm Tông
Mang Tết ấm đến với mọi nhà với Chương trình Xuân tình nguyện
Chống lãng phí: Yêu cầu cấp bách để phát triển kinh tế
Bộ Công Thương rà soát, đẩy mạnh công tác cải cách hành chính
Gỡ 'nút thắt' trong xây dựng thể chế, pháp luật ngành Công Thương để bước vào kỷ nguyên vươn mình
Ngày mai (23/12) sẽ diễn ra Diễn đàn 'Bộ Công Thương: Chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển'
Hệ thống Thương vụ: Chủ động, tích cực hơn nữa để phục vụ tốt nhất sự phát triển của đất nước
Chiều ngày 19/12 (theo giờ Nhật Bản), tại Tokyo, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì Hội nghị Tham tán thương mại, Trưởng Cơ quan Thương vụ khu vực thị trường châu Á - châu Phi.
Khai mạc tại Hội nghị, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, hội nghị nhằm mục tiêu đánh giá kết quả công tác Thương vụ khu vực châu Á - châu Phi thời gian qua và bàn định hướng, nhiệm vụ trọng tâm thời gian tới, góp phần cùng toàn ngành Công Thương hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà Quốc hội, Chính phủ giao, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế đất nước.
Chúng ta đã đi qua cả năm 2024 trong bối cảnh có rất nhiều khó khăn, thách thức đến từ bên ngoài và các vấn đề nội tại của đất nước. Tuy nhiên, ngành Công Thương đã chủ động, sáng tạo, kịp thời thực hiện đồng bộ, hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp và đã thu được nhiều kết quả quan trọng, tích cực. Nổi bật là sản xuất công nghiệp, thương mại, xuất nhập khẩu năm 2024 đều có sự phục hồi rõ nét, đạt kết quả cao hơn nhiều so với cùng kỳ năm trước.
Thị trường bán lẻ trong nước duy trì mức tăng trưởng khá cao (9,6%); mặt bằng giá cả cơ bản ổn định; nguồn cung điện, xăng dầu và các mặt hàng thiết yếu, nguyên vật liệu đầu vào được bảo đảm.
Đáng chú ý, hoạt động xuất, nhập khẩu là điểm sáng nổi bật của nền kinh tế với sự phục hồi mạnh mẽ của xuất khẩu, đạt kỷ lục trong nhiều năm qua (trên 402 tỷ USD, tăng 13,5% so với cùng kỳ năm trước/trong đó xuất khẩu sang các thị trường lớn trong khu vực đều tăng trưởng mạnh. Cán cân thương mại tiếp tục xuất siêu trên 24 tỷ USD, tạo dư địa thuận lợi cho điều hành chính sách tiền tệ.
Trong các thành tích chung đó, có sự đóng góp quan trọng, tích cực của hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài, trong đó có các Thương vụ khu vực châu Á - châu Phi - địa bàn có nhiều đối tác đầu tư FDI quan trọng và chiếm tới hơn 70% giá trị xuất nhập khẩu của Việt Nam với thế giới.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên phát biểu tại Hội nghị Tham tán thương mại, Trưởng Cơ quan Thương vụ khu vực thị trường châu Á - châu Phi |
Bộ trưởng cũng ghi nhận các Tham tán thương mại, Trưởng Chi nhánh Thương vụ cũng rất nỗ lực trong việc thúc đẩy hợp tác song phương, xúc tiến xuất khẩu, khuyến khích thu hút đầu tư FDI, khai thác hiệu quả các khuôn khổ quan hệ đối tác chiến lược, đối tác toàn diện, các hiệp định thương mại tự do và các cơ chế hợp tác song phương khác, qua đó phục vụ thiết thực cho quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.
Bộ trưởng cho rằng, kinh tế thế giới và khu vực đang có dấu hiệu khởi sắc, song dự báo tình hình thương mại toàn cầu tiếp tục phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức mới, đặc biệt tại khu vực châu Á - châu Phi (như bất ổn địa chính trị ở Trung Đông, Israel, Syria, Iran hay Hàn Quốc...) kéo theo sự thay đổi lớn trong chính sách đối ngoại và thương mại quốc tế của các nước; từ đó dẫn tới nhiều hệ luỵ cho hoạt động xuất nhập khẩu và tăng trưởng kinh tế trong nước do nền kinh tế nước ta có độ mở lớn (trên 200%).
Bối cảnh này đòi hỏi hệ thống Thương vụ Việt Nam ở nước ngoài nói chung và khu vực Á - Phi nói riêng phải tích cực, chủ động hơn nữa trong công tác nghiên cứu thị trường, tham mưu chính sách và nâng cao hiệu quả hỗ trợ doanh nghiệp trong nước xây dựng, điều chỉnh chiến lược, kế hoạch sản xuất kinh doanh phù hợp, tận dụng các cơ hội từ các Hiệp định thương mại tự do mà nước ta là thành viên để phát triển, đa dạng hóa thị trường và mặt hàng, đẩy mạnh xuất khẩu.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên chỉ đạo, các Thương vụ phải phát huy tốt nhất vai trò làm cầu nối, sứ giả kinh tế để thật sự trở thành các cơ quan năng động - chuyên nghiệp - hiệu quả, phục vụ tốt nhất sự phát triển của cộng đồng doanh nghiệp và kinh tế đất nước.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đề nghị doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào năng lượng tái tạo, điện hạt nhân
Trong khuôn khổ chuyến công tác tại Nhật Bản từ ngày 18 - 22/12, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã chủ trì Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam - Nhật Bản năm 2024, tổ chức vào sáng ngày 19/12 (giờ Nhật Bản). Sự kiện được phối hợp tổ chức giữa Bộ Công Thương, Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản và Trung tâm ASEAN - Nhật Bản, thu hút hơn 100 đại biểu từ các cơ quan, tổ chức và doanh nghiệp hai nước.
Phát biểu khai mạc, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định mối quan hệ Việt Nam - Nhật Bản đã phát triển toàn diện và đạt được nhiều thành tựu đáng kể trong hơn 50 năm qua. Quan hệ đối tác chiến lược toàn diện được nâng cấp trong năm 2023 đã mở ra nhiều cơ hội hợp tác sâu rộng giữa hai quốc gia, đặc biệt trong lĩnh vực thương mại, đầu tư và năng lượng.
Kết thúc Diễn đàn, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định cam kết của Chính phủ Việt Nam trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam |
Hiện, Nhật Bản hiện là đối tác thương mại lớn thứ 4 của Việt Nam với kim ngạch thương mại song phương năm 2024 dự kiến đạt hơn 46 tỷ USD, chiếm 6% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam với thế giới. Nhật Bản là thị trường xuất khẩu lớn thứ 4 và nhập khẩu lớn thứ 3 của Việt Nam.
Không những vậy, Nhật Bản còn được biết đến là quốc gia có nhiều thành tựu về phát triển năng lượng tái tạo, năng lượng mới, trong đó có năng lượng hạt nhân với các giải pháp năng lượng sạch và công nghệ xanh.
Trong khi đó, Đại sứ Việt Nam tại Nhật Bản Phạm Quang Hiệu, đánh giá cao những thành tựu trong hợp tác giữa hai nước và khẳng định Nhật Bản là đối tác quan trọng trong phát triển kinh tế của Việt Nam. Nhật Bản không chỉ là đối tác thương mại lớn mà còn là nhà đầu tư lớn thứ 3 tại Việt Nam, với hơn 4.700 dự án đầu tư và tổng vốn đầu tư lên tới 70 tỷ USD. Nhiều doanh nghiệp Nhật Bản bày tỏ mong muốn đầu tư vào Việt Nam, đặc biệt là trong các lĩnh vực chuyển đổi năng lượng, chuyển đổi số và công nghệ bán dẫn.
Do vậy, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên tin tưởng và đề nghị, với thế mạnh về nguồn vốn, công nghệ cao và trình độ quản trị hiện đại, Việt Nam hi vọng các doanh nghiệp Nhật Bản sẽ nghiên cứu và sớm có các dự án đầu tư mới tại Việt Nam, nhất là các dự án công nghệ cao trong những lĩnh vực mà Việt Nam đang có nhu cầu và có chính sách ưu đãi đầu tư như: Công nghiệp bán dẫn, chế biến chế tạo, điện tử, hóa chất, vật liệu mới và năng lượng mới (bao gồm: năng lượng tái tạo, năng lượng mới, năng lượng điện hạt nhân...).
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định, Chính phủ và các Bộ, ngành của Việt Nam sẵn sàng phối hợp với các cơ quan chức năng của Nhật Bản để hỗ trợ pháp lý và làm cầu nối hiệu quả cho cộng đồng doanh nghiệp hai nước để triển khai các hoạt động hợp tác trong tương lai.
Trong khuôn khổ Diễn đàn, Phó Cục trưởng Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo Đoàn Ngọc Dương đã giới thiệu Quy hoạch Điện VIII và các chính sách năng lượng tái tạo tại Việt Nam. Quy hoạch này sẽ mở ra cơ hội hợp tác giữa Việt Nam và Nhật Bản trong việc chuyển đổi năng lượng, cũng như phát triển các dự án năng lượng tái tạo tại Việt Nam.
Kết thúc Diễn đàn, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định cam kết của Chính phủ Việt Nam trong việc tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Nhật Bản đầu tư vào Việt Nam. Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khẳng định, Bộ Công Thương sẽ tiếp tục hỗ trợ doanh nghiệp hai nước trong việc tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy hợp tác trong các lĩnh vực công nghiệp, năng lượng, chuyển đổi số và thương mại.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên bày tỏ tin tưởng rằng, với nền tảng quan hệ vững mạnh, Việt Nam và Nhật Bản sẽ không chỉ là đối tác kinh tế chiến lược mà còn là những người bạn thân thiết, cùng nhau đối mặt với các thách thức toàn cầu và xây dựng một tương lai phát triển bền vững.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc tại chi nhánh tập đoàn sản xuất đồ uống hàng đầu thế giới - HiteJinro
Chiều ngày 18/12 (theo giờ Nhật Bản), Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cùng Đoàn công tác Bộ Công Thương đã có chuyến tham quan và làm việc tại Công ty Jinro Inc (chi nhánh của Tập đoàn HiteJinro trụ sở chính tại Hàn Quốc).
HiteJinro là tập đoàn sản xuất rượu Soju hàng đầu thế giới và các loại đồ uống có cồn khác của Hàn Quốc được thành lập từ năm 1924.
Trong buổi làm việc, giới thiệu về HiteJinro, đại diện Công ty Jinro cho biết, Tập đoàn HiteJinro hiện có 6 trụ sở công ty phân bổ tại nhiều quốc gia trên toàn cầu. Công ty Jinro Inc có chức năng chính là nhập khẩu sản phẩm sản xuất từ Hàn Quốc và phân phối sản phẩm hàng hóa tại Nhật Bản, đồng thời thực hiện các hoạt động quảng bá, giới thiệu sản phẩm.
Hiện tại, Công ty Jinro cũng đang tìm kiếm những sản phẩm hàng hóa chất lượng tại Nhật Bản để xuất khẩu sang Mỹ cùng các thị trường lân cận và phân phối ngay tại Nhật.
Đại diện Công ty Jinro cho biết, nếu sản phẩm hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Nhật Bản có chất lượng tốt, đáp ứng được các tiêu chuẩn của thị trường, của thị hiếu người tiêu dùng Nhật, Tập đoàn HiteJinro sẵn sàng trở thành kênh phân phối, đưa hàng hóa Việt Nam vào chuỗi phân phối của tập đoàn.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc tại chi nhánh tập đoàn sản xuất đồ uống hàng đầu thế giới - HiteJinro. |
Cảm ơn những chia sẻ của Công ty Jinro tại Nhật Bản, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, Việt Nam hiện đang là công xưởng của thế giới, do đó, không có lý do gì để không đưa hàng hóa của Việt Nam vào chuỗi phân phối của Tập đoàn HiteJinro tại Nhật Bản và trên toàn cầu.
Bình luận về phương hướng, mục tiêu kinh doanh của Tập đoàn HiteJinro, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho rằng, tập đoàn đã và đang tận dụng được tối đa những lợi thế thương mại từ các Hiệp định thương mại tự do, các khuôn khổ hợp tác mà Việt Nam, Nhật Bản và cả Hàn Quốc cùng tham gia, cùng là thành viên, vừa giảm chi phí giá sản xuất, chi phí giá thành sản phẩm, chi phí logistics lại vừa thắt chặt quan hệ với các thị trường lân cận.
Không những vậy, các địa phương cũng như các quốc gia mà HiteJinro đặt trụ sở cũng đánh giá rất cao chiến lược kinh doanh của tập đoàn này. Bởi HiteJinro vừa là nhà thu mua, vừa là nhà phân phối, thúc đẩy cả hoạt động sản xuất, xuất khẩu của nhau.
Đặc biệt, Bộ trưởng cũng gửi lời chúc mừng đến những thành công của HiteJinro trên đất nước Nhật Bản. Bộ trưởng kỳ vọng, trong thời gian sớm nhất, dự án nhà máy mà HiteJinro đầu tư tại Thái Bình sẽ sớm đi vào vận hành để đưa hàng hóa của Việt Nam vào chuỗi phân phối của tập đoàn cũng như thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh tại Việt Nam.
Hiện thực hóa mục tiêu nêu trên, Bộ trưởng đề nghị, HiteJinro không chỉ bán những sản phẩm do mình sản xuất mà còn có thể kết hợp đưa vào hệ thống phân phối những sản phẩm của các quốc gia - nơi HiteJinro đang hoạt động thương mại, sản xuất
Ngọc Tân ghi bàn phút 97, Việt Nam hòa hú vía Philippines
Trận Philippines và Việt Nam tại bảng B AFF Cup 2024 diễn ra lúc 20h00 ngày 18/12. Phút 68, Gayoso bên phía đội tuyển Philippines chớp thời cơ dứt điểm nhanh và tung cú đứt điểm hiểm hóc không cho Nguyễn Filip cơ hội cản phá, mở tỷ số cho đội bạn. Tuy nhiên, Doãn Ngọc Tân tỏa sáng ở phút 97 và đem về bàn gỡ 1-1 cho đội tuyển Việt Nam.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Kết thúc mô hình Tổng cục QLTT là việc khó nhưng không thể chậm trễ
Bản tin Chuyển động Công Thương ngày 18/12/2024 gồm các thông tin về thị trường, hoạt động thương mại đáng chú ý, với những nội dung chính sau đây:
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Kết thúc mô hình Tổng cục Quản lý thị trường là việc khó nhưng không thể chậm trễ; Trao giải thưởng báo chí tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; Đảm bảo nguồn cung hàng hóa cho dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Kết thúc mô hình Tổng cục Quản lý thị trường là việc khó nhưng không thể chậm trễ
Kết thúc mô hình Tổng cục Quản lý thị trường là việc khó nhưng không thể chậm trễ |
Thực hiện chủ trương của Bộ Chính trị và yêu cầu, định hướng của Ban Chỉ đạo Trung ương, Ban Chỉ đạo Chính phủ về sắp xếp, tinh gọn bộ máy, trước đó, Ban Cán sự Đảng, lãnh đạo Bộ Công Thương đã chỉ đạo kết thúc mô hình tổ chức của Tổng cục Quản lý thị trường và chuyển các Cục Quản lý thị trường ở địa phương về UBND các tỉnh, thành phố quản lý, kiến nghị mô hình Chi cục Quản lý thị trường thuộc Sở.
Phát biểu tại Hội nghị tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ năm 2025 của Tổng cục Quản lý thị trường, liên quan đến vấn đề sắp xếp tổ chức bộ máy của lực lượng Quản lý thị trường trong thời gian tới, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, đây là việc khó, phức tạp, nhạy cảm nhưng không thể không làm và không thể làm chậm trễ hơn.
Để thực hiện tốt nhiệm vụ đặc biệt quan trọng này, Bộ trưởng đề nghị cấp uỷ, Lãnh đạo Tổng cục Quản lý thị trường và các Cục Quản lý thị trường địa phương quán triệt sâu sắc, thực hiện nghiêm túc chủ trương của Bộ Chính trị và yêu cầu, định hướng của Ban Chỉ đạo Chính phủ và của Ban Cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ Công Thương về sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy.
Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị cần phát huy cao tinh thần trách nhiệm, gương mẫu, quyết liệt trong triển khai thực hiện nhiệm vụ.
Đáng chú ý, theo tinh thần chỉ đạo của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, toàn lực lượng xác định việc sắp xếp tổ chức bộ máy là việc cần làm và phải làm ngay nhưng phải làm khách quan, dân chủ, khoa học, bảo đảm tinh gọn, hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả (chứ không phải là sự sắp xếp cơ học) nhằm giảm thiểu sự chồng chéo, không rõ ràng về chức năng, nhiệm vụ giữa các đơn vị (tổ, đội).
Trong bối cảnh cả nước đang tích cực và khẩn trương thực hiện Nghị quyết 18, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên đặc biệt nhắc lại tinh thần, dù ở ở đâu, trực thuộc đơn vị quản lý nào, toàn lực lượng tuyệt đối không được để trống địa bàn quản lý, tuyệt đối không để bị đứt đoạn trong công tác triển khai, thực thi nhiệm vụ kiểm tra, giám sát thị trường của lực lượng Quản lý thị trường.
Liên quan đến kiến nghị, đề xuất của Cục Quản lý thị trường các tỉnh, thành phố, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên cho biết, về phía Bộ Công Thương, Ban Cán sự Đảng, Lãnh đạo Bộ Công Thương sẽ chủ động kiến nghị với cấp có thẩm quyền, cũng như trao đổi, làm việc với các Bộ, ngành liên quan và cấp uỷ, chính quyền địa phương để có chính sách cán bộ hợp lý, tạo thuận lợi cho cán bộ công chức trong lực lượng Quản lý thị trường khi thực hiện sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy theo mô hình mới.
Năm 2024, lực lượng quản lý thị trường đã thanh tra, kiểm tra 68.280 vụ, phát hiện, xử lý 47.135 vụ vi phạm; chuyển cơ quan điều tra 178 vụ có dấu hiệu tội phạm. Thu nộp ngân sách trên 541 tỷ đồng. Trong năm, lực lượng Quản lý thị trường đã có nhiều nỗ lực, sáng tạo trong triển khai thực hiện nhiệm vụ và đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
Trao giải thưởng báo chí tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả
Trong mùa giải lần này, Báo Công Thương vinh dự đoạt giải B |
Chiều 17/12, tại Hà Nội, Bộ Công Thương phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ trao giải thưởng báo chí tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024.
Đây là một trong những hoạt động truyền thông thuộc khuôn khổ Chương trình quốc gia về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 - 2030.
Chiều 17/12/2024, tại Hà Nội, Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững (Bộ Công Thương) phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ chức Lễ trao “Giải thưởng báo chí tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024”.
Đây là giải thưởng nhằm tôn vinh đội ngũ phóng viên, nhà báo, thông tin viên trên cả nước thúc đẩy nâng cao hiệu quả và sự lan tỏa kết quả triển khai Chương trình Quốc gia sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả giai đoạn 2019 - 2030, góp phần từng bước hiện thực hóa mục tiêu phát thải ròng bằng 0 của Việt Nam vào năm 2050 theo cam kết tại Hội nghị Thượng đỉnh khí hậu toàn cầu (COP26).
Giải thưởng báo chí tuyên truyền về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2024 được phát động vào tháng 4/2024. Sau hơn 6 tháng phát động, Ban Tổ chức đã nhận được sự tham gia tích cực của các đơn vị từ Trung ương đến địa phương với gần 500 tác phẩm dự thi.
Hội đồng sơ khảo lựa chọn 47 tác phẩm trong tổng số 492 tác phẩm gửi tham dự đủ điều kiện vào chấm chung khảo. Hội đồng chung khảo lựa chọn 35 tác phẩm xuất sắc nhất để trao giải với tổng giá trị giải thưởng 273 triệu đồng.
Cũng tại buổi lễ, bà Nguyễn Thị Lâm Giang, Vụ trưởng Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững, Bộ Công Thương khẳng định, các tác phẩm được lựa chọn trao giải là những tác phẩm tiêu biểu, phản ánh trung thực, sáng tạo các kết quả, thành tựu của công tác tiết kiệm năng lượng.
Trong mùa giải lần này, Báo Công Thương vinh dự đoạt giải B với loạt 3 bài "Tiết kiệm điện trong sản xuất công nghiệp ở Bắc Giang: Từ chính sách đến hành động" của nhóm tác giả: Trần Thu Hường, Nguyễn Lan Anh.
Giải thưởng báo chí về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả nằm trong Chương trình quốc gia VNEEP3 (2019-2030), do Bộ Công Thương và Hội Nhà báo Việt Nam phối hợp tổ chức, thu hút đông đảo phóng viên từ các loại hình báo chí tham gia hàng năm.
Ban Tổ chức hy vọng những giải thưởng này sẽ cổ vũ, động viên các nhà báo phát huy mạnh mẽ hơn nữa nguồn lực của mình để tiếp tục đóng góp tích cực cho công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức người dân, doanh nghiệp, các cơ quan nhà nước trong việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả, giúp thay đổi nhận thức của cộng đồng xã hội hướng tới đưa Việt Nam đạt mục tiêu trung hòa carbon vào năm 2050.
Đảm bảo nguồn cung hàng hóa cho dịp Tết Nguyên đán Ất Tỵ
Thời điểm này, nhiều đơn vị, doanh nghiệp đã chủ động nguồn hàng, tăng sản lượng hàng Tết lên đến 30% |
Chỉ còn hơn 1 tháng nữa là đến Tết Nguyên đán Ất Tỵ, thời điểm này, nhiều đơn vị, doanh nghiệp đã chủ động nguồn hàng, tăng sản lượng hàng Tết lên đến 30% so với năm 2024. Cùng với đó, các cơ quan quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại đã triển khai nhiều giải pháp nhằm giữ vững ổn định thị trường, đảm bảo cân đối cung cầu dịp cuối năm.
Gần đến dịp cuối năm nhu cầu hàng hóa của người dân tăng cao. Sở Công Thương các tỉnh, thành phố đã sớm chủ động ban hành kế hoạch đảm bảo bình ổn thị trường với hàng hóa thiết yếu, phục vụ nhu cầu người tiêu dùng. Dự kiến, sức mua năm nay có thể tăng trên 10% so với cùng kỳ năm trước.
Sở Công Thương Hà Nội cho biết, ngành Công Thương Hà Nội và các doanh nghiệp dự trữ lượng hàng hóa gồm 298.350 tấn gạo, 59.670 tấn thịt lợn hơi, 19.890 tấn thịt gia cầm, 16.500 tấn thịt bò, 396 triệu quả trứng gia cầm, 1.575 tấn bánh mứt kẹo, và hàng trăm nghìn tấn rau củ, thủy sản…
Sở Công Thương TP. Hồ Chí Minh cũng đã nỗ lực làm việc với nhiều đơn vị, dựa trên các mục tiêu chính: bình ổn thị trường, tổ chức chương trình khuyến mãi, kết nối cung cầu, chú ý liên kết vùng - phối hợp các tỉnh thành khác để tạo nguồn hàng hóa ổn định số lượng, đảm bảo chất lượng tốt nhất phục vụ cho nhu cầu lớn của thành phố dịp Tết Ất Tỵ.
Về phía các doanh nghiệp, nguồn cung các mặt hàng thiết yếu cũng được các doanh nghiệp chủ động chuẩn bị từ rất sớm, lượng hàng dự trữ dự tính tăng từ 10 - 25% so với cùng kỳ.
Lãnh đạo hệ thống siêu thị Winmart cho biết, để chuẩn bị cho mùa cao điểm Tết Nguyên đán sắp tới và đáp ứng nhu cầu mua sắm ngày càng đa dạng của khách hàng, chuỗi bán lẻ đã làm việc từ rất sớm với các nhà cung cấp để tăng cường dự trữ hàng hóa 20% so với cùng kỳ, không để xảy ra tình trạng khan hiếm hàng hoặc tăng giá đột biến.
Saigon Co.op chia sẻ, Co.op đã chuẩn bị khoảng 10.000 tỷ đồng hàng Tết, tăng 20 - 50% tùy nhóm hàng so với tháng kinh doanh bình thường. Ngay từ giữa năm nay, Saigon Co.op đã dự trữ nguồn hàng hóa thiết yếu nhằm phục vụ người dân 3 tháng trước, trong và sau Tết Nguyên đán 2025 cũng như thực hiện bình ổn giá thị trường giai đoạn cao điểm cuối năm.