Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận:

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng

Ninh Thuận mong muốn góp sức, nguồn lực cùng cả nước đoàn kết, chung sức, quyết tâm xây dựng nhà máy điện hạt nhân, thực hiện khát vọng phát triển đất nước.
Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân Ảnh: Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên làm việc với doanh nghiệp, trường học Nhật Bản về phát triển điện hạt nhân

Người dân mong sớm có chính sách hỗ trợ

Cuối tháng 11/2024, Quốc hội đã thông qua nghị quyết tiếp tục thực hiện chủ trương đầu tư dự án Nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận. Theo nghị quyết, dự án tiếp tục được thực hiện tại vị trí từng được quy hoạch làm Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 (thôn Vĩnh Trường, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam với diện tích 440 ha) và Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2 (thôn Thái An, xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải với diện tích 380 ha).

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng
Một góc TP. Phan Rang - Tháp Chàm, tỉnh Ninh Thuận nhìn từ trên cao. Ảnh: Lê Sơn

Để Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2 sớm được đầu tư xây dựng, UBND các huyện Thuận Nam và huyện Ninh Hải đã có những kiến nghị cụ thể. Theo đó, ông Trương Xuân Vỹ - Chủ tịch UBND huyện Thuận Nam - cho rằng, địa bàn xã Phước Dinh, khu vực dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 được hưởng các chính sách đối với các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo giai đoạn 2021-2025 theo Quyết định số 353/QĐ-TTg ngày 15/3/2022 của Thủ tướng Chính phủ.

Tuy nhiên, theo kế hoạch của huyện, trong năm 2024, sẽ phấn đấu trở thành huyện nông thôn mới, do vậy, xã Phước Dinh sẽ không tiếp tục được hưởng chính sách xã bãi ngang sau khi được công nhận xã nông thôn mới. Huyện đã kiến nghị UBND tỉnh kiến nghị Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội trình Thủ tướng Chính phủ xem xét, có cơ chế liên quan đặc thù cho xã Phước Dinh được thụ hưởng các chính sách đối với các xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo.

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng
Người dân thôn Thái An, xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải, tỉnh Ninh Thuận luôn đồng thuận, ủng hộ chủ trương của Đảng, Nhà nước về xây dựng dự án nhà máy điện hạt nhân. Ảnh: Lê Sơn

Đối với chính sách tín dụng, an sinh xã hội, ông Trương Xuân Vỹ - Chủ tịch UBND huyện Thuận Nam - cho biết, trong thời gian triển khai xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1, từ năm 2010 đến nay, hoạt động sản xuất, kinh doanh của các hộ dân gặp khó khăn dẫn đến không có khả năng tài chính để trả nợ cho ngân hàng. Tại vị trí quy hoạch Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1, số hộ dân vay là 190 hộ, với tổng dư nợ khoảng 5,4 tỷ/190 hộ.

Theo đó, huyện Thuận Nam kiến nghị Ngân hàng Nhà nước chi nhánh tỉnh Ninh Thuận chỉ đạo các tổ chức tín dụng trên địa bàn thực hiện các giải pháp hỗ trợ, tháo gỡ khó khăn (như: cơ cấu thời hạn trả nợ, khoanh nợ, giảm lãi suất, cho vay mới,…) cho các hộ dân đang gặp khó khăn tại các khu vực nói trên. Qua đó, tạo điều kiện cho người dân có khả năng phục hồi sản xuất, kinh doanh để có thu nhập trả nợ.

Tái khởi động nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận: Bài 3- Ninh Thuận thực hiện khát vọng phát triển đất nước
Nhà Văn hoá cộng đồng thôn Vĩnh Trường, xã Phước Dinh, huyện Thuận Nam, nơi cũng nằm trong quy hoạch nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1. Ảnh: Lê Sơn

Huyện Thuận Nam cũng đề xuất bổ sung người dân thôn Vĩnh Trường được hưởng các gói hỗ trợ trực tiếp theo chính sách bảo trợ xã hội quy định tại Nghị định 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 và Nghị định số 76/2024/NĐ-CP về sửa đổi bổ sung một số điều của Nghị định 20/2021/NĐ-CP ngày 15/3/2021 như: Hỗ trợ lương thực và nhu yếu phẩm thiết yếu từ nguồn ngân sách nhà nước trong mỗi dịp Tết âm lịch; hỗ trợ chi phí điều trị cho người bị thương nặng; hỗ trợ chi phí mai táng; hỗ trợ làm nhà, sửa chữa nhà ở; hỗ trợ giáo dục, đào tạo, tạo việc làm và phát triển sản xuất... Kinh phí thực hiện từ nguồn ngân sách Trung ương hỗ trợ trong dự toán hàng năm để góp phần ổn định sản xuất, đời sống nhân dân hơn 10 năm qua từ khi có chủ trương xây dựng nhà máy điện hạt nhân đến nay chịu nhiều thiệt thòi, gặp rất nhiều khó khăn.

Đồng thời, nghiên cứu đề xuất trước mắt các chính sách do cấp tỉnh, Hội đồng nhân dân tỉnh giải quyết phù hợp với đặc thù với người dân khu vực thôn Vĩnh Trường thuộc Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận như: 100% được miễn học phí, mua bảo hiểm, chi phí đào tạo nghề, các chính sách hỗ trợ khuyến nông, khuyến ngư, hỗ trợ giống sản xuất, hỗ trợ việc cấp Giấy Chứng nhận quyền sử dụng đất miễn phí… trong giai đoạn 2025-2030.

Cùng với đó, tiếp tục đẩy nhanh thực hiện các cơ chế, chính sách hỗ trợ đầu tư cơ sở hạ tầng và thu hút đầu tư trên địa bàn huyện, nhất là các dự án trên đã có trong danh mục ưu tiên đầu tư giai đoạn 2026-2030 ban hành kèm theo Đề án phát triển vùng kinh tế trọng điểm phía nam được UBND tỉnh phê duyệt.

Đặc biệt, ông Trương Xuân Vỹ - Chủ tịch UBND huyện Thuận Nam - cũng kiến nghị sớm có chủ trương, lộ trình đầu tư nhà máy điện hạt nhân để thực hiện công tác bồi thường, hỗ trợ, tái định cư. Đồng thời, hướng dẫn thực hiện công tác lập quy hoạch sử dụng đất, kế hoạch sử dụng đất và các Quy hoạch xây dựng.

Có cơ chế ưu tiên, bố trí bổ sung biên chế cho huyện Thuận Nam và xã để đảm bảo công tác quản lý nhà nước phục vụ khu vực trọng điểm phía nam; nhất là biên chế của các lĩnh vực quản lý đất đai cấp huyện, xã để đảm bảo công tác đo đạc, thực hiện các thủ tục đất đai, nhất là công tác giải phóng mặt bằng phục vụ cho các dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và các dự án trọng điểm phía Nam.

Tương tự, ngoài việc đồng quan điểm với các kiến nghị nêu trên, ông Trần Minh Thái - Chủ tịch UBND huyện Ninh Hải - cũng có những kiến nghị đến các bộ, ngành Trung ương, cấp có thẩm quyền xem xét, khi thu hồi đất để thực hiện dự án, số hộ dân bị ảnh hưởng trong vùng dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 2 là rất lớn (tổng cộng 834 hộ với khoảng 2884 khẩu).

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 3 - Vào cuộc với hào khí anh hùng
Bà Dương Thị Bạch Tuyết - người dân thôn Thái An, xã Vĩnh Hải, huyện Ninh Hải - đang chăm sóc vườn nho của gia đình, nơi quy hoạch dự án điện hạt nhân Ninh Thuận 2. Ảnh: Lê Sơn

Do đó, quá trình thực hiện dự án cần nghiên cứu có chính sách bồi thường, hỗ trợ thỏa đáng, để người dân về nơi ở mới có cuộc sống tốt hơn. Sớm thực hiện đầu tư đầy đủ, hoàn chỉnh, đảm bảo cơ sở hạ tầng đầu tư khu vực tái định cư để kịp thời bố trí chỗ ở mới cho người dân bị thu hồi đất.

Theo ông Trần Minh Thái, cần có những cơ chế chính sách đặc thù hỗ trợ địa phương trong việc đảm bảo sinh kế cho người dân vùng dự án khi về nơi ở mới, đảm bảo các điều kiện về đời sống, sinh hoạt, sản xuất cho người dân. Đồng thời, tạo điều kiện để người dân bị thu hồi đất được đào tạo, chuyển đổi nghề, được giải quyết việc làm để đảm bảo thu nhập, ổn định cuộc sống.

Ninh Thuận vào cuộc với hào khí anh hùng

Ông Trần Quốc Nam - Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận - cho biết, đối với chủ trương tiếp tục đầu tư dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận, từ năm 2009, khi Nghị quyết số 41/2009/QH12 về phê duyệt chủ trương đầu tư dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận được thông qua, nhân dân tỉnh Ninh Thuận nói chung và người dân vùng dự án nói riêng đều rất đồng thuận chủ trương triển khai dự án. Đồng thời, phối hợp rất tốt thực hiện các công việc cho đến khi có Nghị quyết số 31/2016/QH14 của Quốc hội dừng thực hiện chủ trương đầu tư dự án Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.

“Từ đó đến nay đã 8 năm, nhân dân vùng dự án mong muốn sớm ổn định cuộc sống, sản xuất. Đến nay, nhân dân vùng dự án và cử tri Ninh Thuận luôn đồng tình, tin tưởng, chấp hành các quyết định, chủ trương, đường lối lãnh đạo của Đảng” - ông Trần Quốc Nam khẳng định.

Ông Trần Quốc Nam cho biết thêm, đây là vinh dự rất lớn lao của Đảng bộ và nhân dân tỉnh Ninh Thuận khi Trung ương, Quốc hội quyết định tiếp tục khởi động dự án trong bối cảnh tình hình yêu cầu phải đủ nguồn cung năng lượng, nhất là năng lượng sạch, đáp ứng cho nhu cầu phát triển kinh tế của đất nước trong tương lai theo hướng bền vững hơn.

“Ninh Thuận luôn mong muốn góp công sức, nguồn lực cùng cả nước, cả dân tộc Việt Nam đoàn kết, chung sức, đồng lòng quyết tâm thực hiện khát vọng phát triển đất nước, hướng đến “Kỷ nguyên phát triển mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam” - ông Trần Quốc Nam nhấn mạnh.

Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận cho biết, Ninh Thuận sẽ có kế hoạch, bắt tay thực hiện nhiệm vụ cụ thể ngay sau khi có lộ trình của Trung ương về các công việc của Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.

"Không phải hôm nay mà hơn 8 năm qua, khi dừng triển khai 2 dự án, tỉnh đã quản lý nguyên trạng các hạng mục công trình và luôn luôn sẵn sàng khi cần thiết. Ninh Thuận anh hùng trong kháng chiến và sẽ luôn anh hùng trong công cuộc phát triển đất nước” - ông Nam bày tỏ.

Chủ tịch UBND tỉnh Ninh Thuận cũng cho rằng, trong năm 2024, Quốc hội, Chính phủ bố trí cho tỉnh nguồn vốn cân đối ngân sách tỉnh với 423 tỷ đồng, đầu tư 18 hạng mục về giao thông, thủy lợi, trường học… tại khu vực xây dựng nhà máy điện hạt nhân. Tỉnh xác định, trong thời gian chờ đợi triển khai, lộ trình các công việc sắp thực hiện cần có thời gian.

“Trước mắt, phải đảm bảo cho nhân dân vùng dự án có các điều kiện về đời sống, sinh hoạt, sản xuất liên tục, tối thiểu; các công trình đầu tư phát huy hiệu quả trước mắt và lâu dài, không lãng phí nguồn lực nhà nước, đặc biệt là tạo niềm tin cho nhân dân yên tâm trong thời gian tới để cùng đồng hành, triển khai các công việc rất quan trọng, cấp bách cho việc xây dựng dự án” - ông Trần Quốc Nam nói.

Hoàng Nhưỡng - Lê Sơn
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Ninh Thuận

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 2 năm

TP. Hải Phòng chi 4.000 tỷ đồng cho thu nhập tăng thêm đối với công chức trong 2 năm

Trong giai đoạn từ năm 2022 - 2024, TP. Hải Phòng chi tổng cộng hơn 4.000 tỷ đồng cho chính sách thu nhập tăng thêm đối với cán bộ, công chức, viên chức.

Tin cùng chuyên mục

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Bài 2 - Tự hào vì quê hương có nhà máy điện hạt nhân

Với người dân Thuận Nam, trải qua 8 năm khó khăn do dự án dừng, giờ đây người dân hết sức tự hào vì quê hương mình có Nhà máy điện hạt nhân.
Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Hậu Giang: Phát triển công nghiệp là ưu tiên hàng đầu trong năm 2025

Trong năm 2025, tỉnh Hậu Giang đặt mục tiêu tăng trưởng GRDP ở mức 8,8%, trong đó phát triển công nghiệp là một trong những ưu tiên hàng đầu của tỉnh.
Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Trở lại nơi làm nhà máy điện hạt nhân ở Ninh Thuận: Bài 1 - Đồng thuận và mong chờ

Sau 8 năm “ngủ yên”, dự án điện hạt nhân Ninh Thuận được đánh thức, báo hiệu một thời kỳ phát triển mới cho vùng đất vốn chỉ có cát trắng, nắng và gió.
Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Khởi công cụm công nghiệp Bắc Sơn 2, vốn đầu tư hơn 280 tỷ đồng

Cụm công nghiệp Bắc Sơn 2 (Lạng Sơn) được đầu tư hơn 280 tỷ đồng, dự kiến thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước phát triển ngành công nghiệp địa phương.
Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Năm 2025, Tây Ninh thúc đẩy phát triển công nghiệp chế biến, chế tạo

Trong năm 2025, tỉnh Tây Ninh đặt mục tiêu tăng trưởng 8% GRDP, cùng với đó tỉnh sẽ rất chú trọng thúc đẩy phát triển các ngành công nghiệp chế biến, chế tạo.
Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Sau 6 năm triển khai, Chương trình OCOP ở Thanh Hóa đã đạt nhiều kết quả, nhưng vẫn còn không ít bất cập, khiến chương trình OCOP chưa phát huy hết tiềm năng.
Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Năm 2025, Đồng Nai ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2 con số

Theo lãnh đạo tỉnh Đồng Nai, bước sang năm 2025 tỉnh sẽ tập trung ưu tiên thúc đẩy tăng trưởng kinh tế với mục tiêu phấn đấu tăng 10% so với năm 2024.
Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Nâng sao, đếm số sản phẩm OCOP thực hiện theo phong trào khiến nhiều sản phẩm OCOP bị ''hụt hơi'' trong cuộc đua trụ hạng, gây lãng phí ngân sách Nhà nước.
Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Bà Rịa – Vũng Tàu: Khởi động dự án khu công nghiệp thông minh, sinh thái

Khu công nghiệp Phú Mỹ 2 và Phú Mỹ 2 mở rộng (Bà Rịa - Vũng Tàu) được định hướng là khu công nghiệp kiểu mẫu, khu công nghiệp thông minh, sinh thái.
Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Ninh Thuận: Đẩy mạnh công tác xúc tiến đầu tư vào các ngành kinh tế trọng điểm

Nhờ đổi mới nội dung, phương thức xúc tiến đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, trong năm 2024, lĩnh vực xúc tiến đầu tư của Ninh Thuận đã thu được nhiều kết quả.
Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Sau 6 năm triển khai, Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP đã mang lại nguồn lợi về kinh tế, thu nhập bền vững cho người nông dân tỉnh Thanh Hóa.
Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Tuyên Quang: Sản xuất tiêu thụ sản phẩm nông nghiệp theo hướng bền vững

Nhận thức vai trò của sản xuất gắn với tiêu thụ sản phẩm trong phát triển nông nghiệp, Tuyên Quang đã tập trung đẩy mạnh phát triển liên kết sản xuất bền vững.
Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Nhiều điểm sáng trong bức tranh kinh tế TP. Vũng Tàu năm 2024

Trong năm 2024, 15/16 chỉ tiêu kinh tế của TP. Vũng Tàu hoàn thành vượt kế hoạch, còn giải ngân vốn đầu tư công dự kiến hoàn thành vào cuối 2024.
Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Đồng Tháp: Tuân thủ pháp luật để hoạt động thương mại biên giới phát triển bền vững

Ngày 11/12, Cục Xuất nhập khẩu phối hợp với Sở Công Thương Đồng Tháp tổ chức Hội nghị Phổ biến các văn bản quy phạm pháp luật lĩnh vực thương mại biên giới.
Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Cảng biển Quảng Ninh: Đón đầu cơ hội tăng trưởng

Kết thúc 10 tháng năm 2024, hoạt động xuất nhập khẩu qua các cảng biển Quảng Ninh đã ghi nhận những dấu hiệu tích cực với sản lượng hàng hóa vượt bậc.
Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Hải Dương: Tăng trưởng kinh tế đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước

Theo UBND tỉnh Hải Dương, năm 2024, tăng trưởng kinh tế của tỉnh đứng thứ 6/63 tỉnh, thành phố trong cả nước, ước tăng 10,2% (vượt mục tiêu tăng trên 9%).
Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Hải Dương: Cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp

Ước cả năm 2024, tỉnh Hải Dương đã cấp giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh thành lập mới 2.000 doanh nghiệp, tăng 6,2% so với thực hiện năm 2023.
Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Thái Nguyên hỗ trợ doanh nghiệp tận dụng UKVFTA, mở rộng xuất khẩu sang thị trường Anh

Thái Nguyên triển khai nhiều hoạt động hỗ trợ doanh nghiệp khai thác tối đa tiềm năng của Hiệp định UKVFTA, mở ra cơ hội lớn xuất khẩu vào thị trường Anh.
Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Đồng Tháp: Sản xuất công nghiệp tiếp tục phục hồi và phát triển

Từ đầu năm 2024 đến nay, bức tranh kinh tế Đồng Tháp phát đi nhiều chuyển biến tích cực, khởi sắc trên hầu hết lĩnh vực, trong đó, ngành hàng sen là điểm nhấn.
Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Đa dạng hoá sản phẩm, đưa du lịch Sơn La phát triển

Thời gian qua, ngành du lịch Sơn La đã triển khai thực hiện chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin vào quản lý, tuyên truyền, quảng bá, phát triển du lịch.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động