Longform
10/11/2024 09:47
Longform | Doanh nghiệp Việt đưa sản phẩm Việt ‘rạng danh’ trên thị trường

10/11/2024 09:47

Quá trình nỗ lực của doanh nghiệp Việt đã giúp các sản phẩm của mình xây dựng được thương hiệu, trong đó có nhiều thương hiệu mạnh, được ưa chuộng.
Doanh nghiệp Việt Nam đạt Thương hiệu quốc gia: Tiên phong bước vào kỷ nguyên xanh Hàng giá rẻ tràn vào Việt Nam và câu chuyện ‘tiếp sức’ cho hàng hoá Việt Doanh nghiệp Việt mang xu hướng tiêu dùng xanh lên sàn thương mại điện tử
Longform | Doanh nghiệp Việt đưa sản phẩm Việt ‘rạng danh’ trên thị trường

Quá trình nỗ lực của doanh nghiệp Việt đã giúp các sản phẩm của mình xây dựng được thương hiệu, trong đó có nhiều thương hiệu mạnh, “rạng danh” trên thị trường trong và ngoài nước.

Longform | Doanh nghiệp Việt đưa sản phẩm Việt ‘rạng danh’ trên thị trường

Sau gần 15 năm triển khai, Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" đã chứng minh vị thế khi không chỉ là khẩu hiệu mà đã đi vào cuộc sống. Hiện tỷ lệ người dân dùng hàng Việt đã tăng mạnh từ mức 73% lên hơn 85%.

Hiện nay, hàng Việt Nam, nhất là hàng hóa thiết yếu, hàng tiêu dùng - những mặt hàng có thế mạnh - đã, đang và tiếp tục bao phủ rộng khắp các mạng lưới phân phối từ các kênh phân phối truyền thống tới các hệ thống phân phối hiện đại. Theo báo cáo của các địa phương, trong hệ thống siêu thị của một số doanh nghiệp trong nước, hàng hoá sản xuất trong nước chiếm tỷ trọng lớn từ 80 - 90% như Co.opmart (90%), Winmart (90%), BRG Retail (80-90%),...

Các hệ thống phân phối có vốn đầu tư nước ngoài như Aeon, Central Retail, MM Mega Market, Lotte Mart… cũng có nhiều nỗ lực trong việc đóng góp cho cộng đồng nơi mở cơ sở kinh doanh bằng việc thu mua, hỗ trợ xúc tiến tiêu thụ sản phẩm. Cụ thể như sản phẩm địa phương, đặc sản vùng miền (OCOP, hàng công nghiệp nông thôn tiêu biểu, hàng chủ lực của địa phương,…) và giữ tỷ lệ hàng Việt cao trong kênh phân phối của mình.

Longform | Doanh nghiệp Việt đưa sản phẩm Việt ‘rạng danh’ trên thị trường

Có được điều này không chỉ do người tiêu dùng dành tình cảm đặc biệt với hàng Việt Nam mà do các sản phẩm, hàng hóa Việt đã ngày càng được cải thiện cả về chất lượng sản phẩm, mẫu mã bao bì sản phẩm với giá thành sản phẩm hợp lý, được người tiêu dùng quan tâm lựa chọn và tin dùng.

Cụ thể, doanh nghiệp đã tập trung thực hiện chuyển đổi số, số hóa quản trị hoạt động và đầu tư nâng cao tỷ lệ ứng dụng công nghệ 4.0 trong thiết bị sản xuất, cải thiện năng suất, chất lượng, điều kiện làm việc, hướng tới quản trị thông minh, sản xuất xanh và bền vững. Chỉ tính riêng năm 2023, doanh nghiệp thuộc Đảng uỷ Khối các cơ quan Trung ương đã có 30.593 công trình, sáng kiến, giải pháp từ các hoạt động nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao khoa học - công nghệ trong sản xuất - kinh doanh, dịch vụ tiết kiệm, làm lợi cho doanh nghiệp, đơn vị gần 12.942 tỷ đồng.

Các doanh nghiệp cũng đồng thời chú trọng đầu tư các thiết bị giảm thiểu ô nhiễm môi trường; tiếp tục thực hiện công tác nâng cao chất lượng, sản phẩm, dịch vụ, tối ưu hóa, tiết giảm chi phí, hạ giá thành, tăng khả năng cạnh tranh đáp ứng yêu cầu của thị trường. Đồng thời, nâng cao sức cạnh tranh với hàng nhập ngoại cùng chủng loại, đẩy mạnh nghiên cứu thị trường trong và ngoài nước, xây dựng chiến lược sản phẩm phù hợp với nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng trong nước. Thêm nữa, tiếp tục tổ chức và tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại, tham gia các Hội chợ triển lãm trong nước, hưởng ứng các chương trình ủng hộ, đưa hàng tiêu dùng về các vùng sâu, vùng xa. Quá trình nỗ lực của doanh nghiệp đã giúp các sản phẩm của mình xây dựng được thương hiệu, trong đó có nhiều thương hiệu mạnh, “rạng danh” trên thị trường trong và ngoài nước.

Longform | Doanh nghiệp Việt đưa sản phẩm Việt ‘rạng danh’ trên thị trường
Longform | Doanh nghiệp Việt đưa sản phẩm Việt ‘rạng danh’ trên thị trường

Ông Vũ Bá Phú – Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại – Bộ Công Thương cho biết, thời gian qua, nhiều doanh nghiệp Việt, đặc biệt là doanh nghiệp có sản phẩm đạt Thương hiệu quốc gia đã đóng vai trò đầu tàu, tiên phong, tạo hiệu ứng lan toả, tạo động lực giúp nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp trong các lĩnh vực. Với 3 tiêu chí là chất lượng, đổi mới sáng tạo, năng lực tiên phong, doanh nghiệp Thương hiệu quốc gia đã không ngừng đổi mới sáng tạo, thích ứng nhanh với những thay đổi của thị trường và thế giới, khám phá những lối đi riêng để mang đến những sản phẩm thương hiệu Việt với uy tín và chất lượng cao.

“Các doanh nghiệp Thương hiệu quốc gia đã đẩy mạnh phát triển thị trường, đa dạng hoá sản phẩm, hướng tới thị trường quốc tế, xứng đáng là “cánh chim đầu đàn” giúp nâng tầm thương hiệu Việt trên bản đồ thế giới” – ông Vũ Bá Phú khẳng định.

Longform | Doanh nghiệp Việt đưa sản phẩm Việt ‘rạng danh’ trên thị trường

Đơn cử, là một trong những sản phẩm tinh hoa gốm cổ, gốm Chu Đậu là một trong những niềm tự hào của sản phẩm Việt Nam.

Nghệ nhân ưu tú Hạ Bá Định (85 tuổi), người đã giành gần hết cuộc đời để gắn bó với đất nặn và men gốm chia sẻ, nước sông chính là một trong những nguyên liệu tạo nên sản phẩm gốm nổi tiếng của Chu Đậu. Bởi chỉ khi dùng nước sông trộn cùng đất sét lấy từ vùng Trúc Thôn (thị xã Chí Linh - Hải Dương) hoặc cao lanh đất tổ Vua Hùng, tráng qua men từ tro trấu thóc nếp thì gốm Chu Đậu mới có được sắc men ngọc ngà đặc trưng không nơi nào có được.

Gốm Chu Đậu có đặc trưng là các đường nét hoa văn phản ánh đời sống, tín ngưỡng, triết lý và tâm hồn người Việt, trong đó chủ yếu là hình ảnh hoa sen, hoa cúc, chim Lạc Việt… được vẽ cách điệu. “Đặc biệt, gốm Chu Đậu có sắc men riêng không nơi nào có được. Ngoài sắc men trắng truyền thống còn có sắc men hơi ngả vàng hoặc hơi ngả xanh. Ví dụ, sắc xanh của men gốm Chu Đậu đậm dần từ thanh ngọc đến ngọc trung rồi đến ngọc già và được ví như “quá vũ thiên thai” - tức là sắc xanh trong sáng của bầu trời sau cơn mưa. Thấy được sắc xanh đó thì mới là đặc trưng của men gốm Chu Đậu” - nghệ nhân Hạ Bá Định phân tích.

Longform | Doanh nghiệp Việt đưa sản phẩm Việt ‘rạng danh’ trên thị trường
Gốm Chu Đậu là tinh hoa gốm cổ (Ảnh: Báo Nhân Dân)

Men gốm Chu Đậu được đánh giá là độc bản ở Việt Nam. Gốm Chu Đậu được tạo ra từ một lớp men vô cùng đặc biệt từ tro trấu. Người ta sẽ đốt vỏ của hạt lúa vàng (trấu) thành tro, sau đó chiết xuất thành men gốm. Điều đặc biệt là lớp men này hoàn toàn được làm từ tự nhiên nên rất an toàn khi sử dụng. Lớp men này đã được Tổ chức kỷ lục Việt Nam công nhận là dòng men thiên nhiên độc bản Việt Nam. Bên cạnh đó, men gốm Chu Đậu cũng thể hiện đậm nét bản sắc văn hóa của Việt Nam khi nó được tạo ra từ cây lúa - hình ảnh biểu tượng của nền văn minh lúa nước Việt Nam. Mặc dù được làm từ nguyên liệu hoàn toàn tự nhiên, nhưng men gốm Chu Đậu lại vô cùng bền vững với thời gian.

Hoặc, theo danh sách 100 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam năm 2024 mới được Brand Finance công bố, thương hiệu Hòa Phát đứng ở vị trí 16 được định giá 620 triệu đô la Mỹ (2023) và là doanh nghiệp sản xuất thép duy nhất trong Top 20 thương hiệu giá trị nhất Việt Nam 2024. Con số này cao hơn gấp 4,6 lần mức giá trị 134 triệu USD được định giá năm 2020.

Với dải sản phẩm đa dạng, chất lượng cao, các sản phẩm mang thương hiệu Hòa Phát đã khẳng định vị thế hàng đầu của mình. Cụ thể, thép xây dựng, ống thép Hòa Phát giữ thị phần số 1 Việt Nam suốt hàng chục năm qua. Tôn Hòa Phát vào Top 5 thị phần chỉ sau 5 năm có mặt trên thị trường, hay trứng gà Hòa Phát cũng dẫn đầu về sản lượng bán hàng tại khu vực phía Bắc.


Longform | Doanh nghiệp Việt đưa sản phẩm Việt ‘rạng danh’ trên thị trường

Cách làm của Hòa Phát là thực chất, luôn lựa chọn sản xuất các sản phẩm thô, khối lượng lớn, có chất lượng cao, ổn định và sức cạnh tranh tốt. Đây là chiến lược xuyên suốt 30 năm xây dựng, phát triển của Tập đoàn. Thương hiệu Hòa Phát xây dựng được giá trị như ngày nay là hệ quả của hàng loạt các lợi thế được vun đắp, tích lũy qua nhiều năm: quy mô lớn; cơ cấu sản phẩm đa dạng, giá thành cạnh tranh; hệ thống phân phối rộng khắp cả trong và ngoài nước; luôn giữ chữ tín với đối tác, nhà cung cấp và khách hàng.

Longform | Doanh nghiệp Việt đưa sản phẩm Việt ‘rạng danh’ trên thị trường

Xác định phát triển xanh, phát triển bền vững là xu hướng của không chỉ thế giới mà cả Việt Nam, xu hướng “xanh hóa” trong xây dựng thương hiệu ngày càng được doanh nghiệp chú trọng phổ biến. Rất nhiều doanh nghiệp đã nỗ lực đầu tư sản xuất nhằm cho ra đời những sản phẩm đảm bảo yếu tố “xanh” và “sạch”, xây dựng thương hiệu xanh gắn với phát triển bền vững.

Tự hào là một thương hiệu Việt có uy tín, hiện xe điện VinFast tiên phong hiện đại, góp phần giảm thiểu khí thải carbon và giảm ô nhiễm từ giao thông – một trong những ngành gây ảnh hưởng lớn đến môi trường. VinFast không chỉ đáp ứng nhu cầu sử dụng phương tiện bền vững mà còn giúp người tiêu dùng Việt tiếp cận các giải pháp giao thông xanh theo tiêu chuẩn quốc tế.

Longform | Doanh nghiệp Việt đưa sản phẩm Việt ‘rạng danh’ trên thị trường

Hoặc, TH True Milk đã xây dựng hệ thống trang trại theo tiêu chuẩn hữu cơ với quy trình chăn nuôi bò sữa không sử dụng kháng sinh và hormone tăng trưởng. Họ cũng áp dụng công nghệ xử lý chất thải để tạo ra phân bón hữu cơ, giúp bảo vệ môi trường và giảm thiểu ô nhiễm, sử dụng năng lượng tái tạo từ các hệ thống điện mặt trời để giảm thiểu lượng năng lượng tiêu thụ từ nguồn điện thông thường.

Vinamilk là đại diện duy nhất của Đông Nam Á nằm trong top 5 "Thương hiệu sữa có tính bền vững cao nhất toàn cầu" theo báo cáo của Brand Finance. Theo đó Brand Finance xếp hạng Vinamilk đứng thứ 5 trong top 10 về "Giá trị nhận thức về tính bền vững - SPV"...

Sự nỗ lực của doanh nghiệp đã có, tuy nhiên, sự hỗ trợ của các cơ quan chức năng cũng vô cùng quan trọng. Trong thời gian tới, Bộ Công Thương xác định sẽ tiếp tục bám sát các chủ trương của Ban chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động “Người Việt nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, phối hợp với các thành viên trong Ban chỉ đạo và các địa phương trong xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện; tổ chức các hoạt động phát triển thị trường với tên gọi “Tự hào hàng Việt Nam”, “Tinh hoa hàng Việt Nam”; tiếp tục cải cách thủ tục hành chính, rà soát cắt giảm các điều kiện kinh doanh, nâng cao ý thức thực thi công vụ của cán bộ, công chức trong ngành nhằm truyền đến xã hội một cảm xúc tích cực về nền hành chính hiệu lực, hiệu quả.

Đồng thời, nhằm tiếp tục triển khai có hiệu quả các chủ trương đường lối của Đảng và Nhà nước, Bộ Công Thương tích cực phối hợp với các bộ, ngành, địa phương tăng cường thực hiện đồng bộ các chiến lược, giải pháp như đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền về Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”; Rà soát, bổ sung, ban hành luật pháp, cơ chế, chính sách hỗ trợ sản xuất, tiêu dùng trong nước, bảo vệ người tiêu dùng, không trái với quy định của tổ chức Thương mại thế giới (WTO); Hỗ trợ doanh nghiệp trong các hoạt động xúc tiến thương mại và mở rộng thị trường trong nước; Đổi mới công tác quản lý, chấn chỉnh công tác quản lý thị trường.


Longform | Doanh nghiệp Việt đưa sản phẩm Việt ‘rạng danh’ trên thị trường

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương đã đẩy mạnh phát triển sản xuất và tiêu thụ hàng Việt Nam lồng ghép trong triển khai các chương trình đề án, cấp quốc gia về kinh tế - xã hội như Đề án Phát triển thương mại trong nước gắn với Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam giai đoạn 2021-2025; Đề án Đổi mới phương thức tiêu thụ nông sản giai đoạn 2021-2025; Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia; Chương trình Khuyến công quốc gia; Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Chương trình mục tiêu quốc gia Xây dựng nông thôn mới; Chương trình Mỗi xã một sản phẩm OCOP; Chương trình Phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo giai đoạn 2021-2025...

Bảo Ngọc

Đồ họa: Ngọc Lan

Phương Lan - Ngọc Lan

Có thể bạn quan tâm

Nâng cao vai trò CVĐ Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Nâng cao vai trò CVĐ Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam cần cách triển khai mới nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.
Vinausteel: Hành trình 30 năm phát triển bền vững thương hiệu Quốc gia

Vinausteel: Hành trình 30 năm phát triển bền vững thương hiệu Quốc gia

Vinausteel - Thép Việt Úc đã đánh dấu cột mốc quan trọng trong chặng đường 30 năm phát triển với giải thưởng Thương hiệu Quốc gia Việt Nam năm 2024.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Ngành Công Thương có nhiều nỗ lực, sáng tạo, triển khai bài bản Cuộc vận động

Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Ngành Công Thương có nhiều nỗ lực, sáng tạo, triển khai bài bản Cuộc vận động

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đánh giá, ngành Công Thương có nhiều nỗ lực, sáng tạo, triển khai bài bản Cuộc vận động Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt.