Tinh gọn bộ máy là cơ hội để cán bộ, công chức, viên chức tìm kiếm việc làm phù hợp năng lực

Theo Luật sư Nguyễn Thanh Hà, quá trình tinh gọn bộ máy sẽ là cơ hội để cán bộ, công chức, viên chức tìm kiếm vị trí việc làm mới phù hợp hơn với năng lực.
Bộ Nội vụ hướng dẫn về sắp xếp, bố trí cán bộ, lao động hợp đồng khi tinh gọn bộ máy Cần quan tâm đảm bảo quyền lợi cho cán bộ, công chức, viên chức khi sắp xếp tổ chức bộ máy Chính sách hỗ trợ cán bộ phù hợp sẽ đảm bảo tinh gọn bộ máy đạt hiệu quả cao nhất

Tinh gọn bộ máy là chủ trương lớn, đang quyết liệt được triển khai nhằm hướng tới việc nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống hành chính. Luật sư Nguyễn Thanh Hà – Chủ tịch Công ty Luật SB Law đã có những chia sẻ với phóng viên Báo Công Thương về vấn đề này.

Thực hiện chính sách hỗ trợ cán bộ bị ảnh hưởng trong quá trình tinh gọn tổ chức bộ máy là bảo đảm quyền lợi và trách nhiệm đối với người lao động trong khu vực công
Thực hiện chính sách hỗ trợ cán bộ bị ảnh hưởng trong quá trình tinh gọn tổ chức bộ máy là bảo đảm quyền lợi và trách nhiệm đối với người lao động trong khu vực công. Ảnh: HQ

Trong quá trình thực hiện tinh gọn bộ máy, ông đánh giá gì về việc xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ cán bộ, công chức, viên chức bị ảnh hưởng?

Theo tôi, việc xây dựng cơ chế, chính sách hỗ trợ không chỉ mang ý nghĩa pháp lý mà còn thể hiện tính nhân văn, giúp cán bộ, công chức, viên chức có thêm nguồn lực để duy trì cuộc sống và tìm kiếm công việc mới, đồng thời đảm bảo các mục tiêu cải cách hành chính được thực hiện hiệu quả, bền vững.

Ngoài ra, các chính sách hỗ trợ như trợ cấp thôi việc, trợ cấp mất việc làm, bảo hiểm thất nghiệp và xã hội theo Luật Cán bộ, Công chức và Nghị định 29/2023/NĐ-CP hiện đóng vai trò quan trọng trong việc giúp người lao động duy trì cuộc sống cơ bản, giảm áp lực kinh tế và đảm bảo quyền lợi y tế trong giai đoạn này.

Theo đó, những chính sách trên không chỉ hỗ trợ trực tiếp cho người lao động bị ảnh hưởng mà còn thúc đẩy hiệu quả cải cách hành chính, đảm bảo tính minh bạch, công bằng và nhận được sự đồng thuận từ xã hội, đồng thời góp phần giảm tỷ lệ thất nghiệp, ổn định xã hội và tăng niềm tin vào các chính sách cải cách của Nhà nước.

Được biết, Bộ Nội vụ là đơn vị được giao trọng trách xây dựng cơ chế, chính sách nhằm hỗ trợ cán bộ, công chức bị ảnh hưởng trong quá trình tinh gọn tổ chức bộ máy. Tuy nhiên, tôi cho rằng, trong quá trình xây dựng chính sách, Bộ Nội vụ cần tập trung vào việc thiết kế các giải pháp mang tính toàn diện, không chỉ dừng lại ở hỗ trợ tài chính mà còn tạo điều kiện để các cán bộ, công chức, viên chức bị ảnh hưởng có cơ hội tái hòa nhập thị trường lao động thông qua các chương trình đào tạo lại nghề, chuyển đổi kỹ năng, hoặc tạo điều kiện để họ tham gia khu vực kinh tế tư nhân.

Một trong những nhiệm vụ quan trọng khác của Bộ Nội vụ là phải đảm bảo tính minh bạch, công bằng và phù hợp với từng nhóm đối tượng bị ảnh hưởng. Đặc biệt, cần chú trọng đến các nhóm cán bộ lớn tuổi, những người có thâm niên công tác hoặc thuộc nhóm dễ bị tổn thương, nhằm tạo ra sự đồng thuận và giảm bớt tâm lý e ngại khi thực hiện các chính sách tinh giản.

Luật sư Nguyễn Thanh Hà - Chủ tịch Công ty Luật SB Law
Luật sư Nguyễn Thanh Hà - Chủ tịch Công ty Luật SB Law. Ảnh: Quốc Chuyển

Không ít ý kiến cho rằng, thực hiện sắp xếp, tinh gọn bộ máy ngoài chế độ chính sách với đối tượng nghỉ hưu sớm, phải có cơ chế đủ mạnh, đủ hấp dẫn để giữ chân người tài ở lại với bộ máy nhà nước. Quan điểm của ông về vấn đề này?

Câu chuyện “chảy máu chất xám” từ khu vực công sang khu vực tư làm việc đã diễn ra từ lâu không chỉ ở riêng Việt Nam. Đây là một vấn đề được nhắc đến nhiều trong các hội nghị thảo luận về bộ máy Nhà nước, đặc biệt là khi nói đến việc thu hút và trọng dụng nguồn lực tài năng cho hệ thống công quyền. Vì vậy, trong đợt sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy Nhà nước tới đây, ngoài chế độ chính sách với đối tượng nghỉ hưu sớm thì cũng cần phải có những cơ chế đủ mạnh, hấp dẫn để giữ chân người tài là hết sức cần thiết.

Để thực hiện thu hút một cách hiệu quả cần các đáp ứng được các yếu tố như: Có chế độ đãi ngộ hợp lý, người tài cần được trả lương xứng đáng với năng lực và đóng góp của họ. Mức lương của công chức cần được điều chỉnh sao cho đủ hấp dẫn để người tài cảm thấy họ được đánh giá đúng mức về công sức và năng lực. Ngoài ra, các phúc lợi khác như bảo hiểm y tế, bảo hiểm xã hội, các hỗ trợ cho gia đình, chế độ nghỉ phép và hưu trí cần được xây dựng hợp lý. Những phúc lợi này không chỉ tạo cảm giác an toàn, mà còn giúp người công chức cảm thấy hài lòng và gắn bó lâu dài với công việc.

Tiếp đến, cơ quan nhà nước cần cung cấp cơ hội học hỏi, đào tạo và phát triển nghề nghiệp là yếu tố quan trọng giúp người tài cảm thấy có động lực và niềm tin vào tương lai trong khu vực công. Bên cạnh đó, cần cơ chế thăng tiến công bằng và hiệu quả, cơ chế thăng tiến trong khu vực công phải minh bạch và công bằng để người tài thấy rằng sự phát triển trong công việc không bị hạn chế, và họ có thể đạt được những vị trí cao hơn nếu có năng lực và cống hiến.

Cuối cùng, khu vực công cần tạo ra chính sách khuyến khích đổi mới sáng tạo, giúp công chức không chỉ hoàn thành nhiệm vụ hành chính mà còn đóng góp vào việc nâng cao hiệu quả công việc của bộ máy nhà nước. Chính phủ cần có những cơ chế hỗ trợ công chức đóng góp các ý tưởng sáng tạo và cải tiến quy trình làm việc. Khi công chức thấy rằng những sáng kiến của họ có thể được áp dụng vào thực tế và tạo ra sự thay đổi tích cực, họ sẽ cảm thấy công việc của mình có ý nghĩa và gắn bó lâu dài.

Thực tế, với việc đưa ra các chế độ chính sách đủ mạnh Nhà nước sẽ cần một khoản ngân sách đáng kể để giữ chân người tài cũng như hỗ trợ cán bộ bị ảnh hưởng bởi sắp xếp, tinh gọn bộ máy. Vậy, theo ông cần huy động các nguồn lực như thế nào cho phù hợp?

Trước hết, ngân sách Trung ương là nguồn tài chính chủ yếu mà Nhà nước có thể dựa vào để thực hiện các chính sách hỗ trợ cho cán bộ, công chức. Chính phủ có thể điều chỉnh ngân sách hàng năm để tăng cường chi cho các chương trình cải cách tiền lương. Việc này không chỉ giúp đảm bảo đời sống cho cán bộ, công chức mà còn tạo ra sự đồng thuận trong xã hội, góp phần vào sự ổn định chính trị và phát triển kinh tế.

Ngoài ra, các địa phương có thể khai thác nguồn tăng thu từ ngân sách địa phương, đặc biệt là từ các hoạt động kinh tế phát triển, để bổ sung cho ngân sách hỗ trợ cán bộ, công chức. Nếu một số địa phương có dư ngân sách từ những năm trước, họ cũng có thể sử dụng khoản này để đầu tư vào các chương trình hỗ trợ. Như vậy sẽ giúp giảm bớt gánh nặng cho ngân sách trung ương, khuyến khích các địa phương chủ động hơn trong việc quản lý tài chính của mình.

Nhiều cơ quan, đơn vị nhà nước hiện nay có nguồn thu từ hoạt động sự nghiệp như dịch vụ công, phí và lệ phí. Một phần trong số nguồn thu này có thể được sử dụng để chi cho các chế độ hỗ trợ cán bộ, công chức. Đây có thể xem như nguồn lực tài chính bổ sung, từ đó khuyến khích các cơ quan tự chủ hơn trong việc quản lý và sử dụng tài chính của mình.

Đồng thời, Nhà nước có thể thực hiện việc tiết kiệm chi thường xuyên bằng cách cắt giảm một số khoản chi không cần thiết hoặc tối ưu hóa quy trình làm việc, cũng như có thể trích khoảng 10% từ khoản tiết kiệm này để bổ sung vào ngân sách cho việc thực hiện các chế độ hỗ trợ. Điều này sẽ giúp nhà nước duy trì sự cân đối tài chính trong khi vẫn đảm bảo được các quyền lợi cho cán bộ, công chức bị ảnh hưởng.

Bên cạnh đó, việc tinh giản biên chế không chỉ mang lại hiệu quả trong quản lý nhân sự mà còn tạo ra một khoản tiết kiệm đáng kể cho ngân sách nhà nước. Số tiền tiết kiệm từ việc giảm biên chế có thể được sử dụng để hỗ trợ cho những cán bộ, công chức bị ảnh hưởng trong quá trình chuyển tiếp sang công việc mới hoặc ổn định cuộc sống.

Hiện, việc phải rời bộ máy nhà nước đang tác động lớn đến tâm tư của không ít cán bộ, công chức, viên chức. Về điều này, ông có chia sẻ gì với những đối tượng trong diện bị ảnh hưởng bởi sắp xếp, tinh gọn bộ máy lần này?

Vấn đề tâm tư, lo lắng của cán bộ, công chức trong mỗi lần tinh gọn bộ máy và tinh giản biên chế là điều dễ hiểu. Tuy nhiên, theo tôi, những người trong diện bị ảnh hưởng bởi việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy lần này cần hiểu rõ mục tiêu của việc tinh gọn bộ máy.

Đó là, việc tinh gọn bộ máy nhà nước nhằm để giảm bớt số lượng cán bộ, hướng tới việc nâng cao hiệu quả hoạt động của hệ thống hành chính. Chính phủ đang nỗ lực cải cách để xây dựng một bộ máy hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn, phục vụ tốt hơn cho người dân và doanh nghiệp. Từ đó, có thể tạo ra những cơ hội mới cho cán bộ, công chức trong việc phát triển nghề nghiệp và nâng cao kỹ năng.

Dù việc rời bỏ khu vực công có thể gây lo lắng, nhưng cũng là cơ hội để cán bộ, công chức tìm kiếm những cơ hội mới, những vị trí làm việc mới phù hợp hơn với năng lực và sở thích của mình. Họ nên chủ động cập nhật kỹ năng, tham gia các khóa đào tạo hoặc học hỏi từ những người đi trước để chuẩn bị tốt nhất cho bước chuyển mình này. Việc mở rộng mạng lưới quan hệ và kết nối với các chuyên gia trong ngành cũng sẽ giúp họ tìm kiếm cơ hội việc làm tốt hơn.

Bên cạnh đó, Nhà nước đã cam kết xây dựng các chính sách hỗ trợ cho cán bộ, công chức bị ảnh hưởng bởi quá trình tinh gọn bộ máy. Điều này bao gồm các chế độ đãi ngộ hợp lý, chương trình đào tạo nghề và hỗ trợ tìm kiếm việc làm mới. Cán bộ, công chức nên nắm bắt thông tin về các chính sách này để có thể tận dụng tối đa các cơ hội mà nhà nước cung cấp.

Ngoài ra, cán bộ, công chức có thể tham gia vào quá trình cải cách bằng cách đóng góp ý kiến và phản hồi về các chính sách sắp xếp, tinh gọn bộ máy. Sự tham gia của họ không chỉ giúp cải thiện quy trình mà còn tạo ra cảm giác được lắng nghe và tôn trọng trong quá trình chuyển đổi. Cuối cùng là phải luôn phải giữ một tinh thần lạc quan và kiên trì. Trong bối cảnh hiện nay, việc duy trì một tinh thần lạc quan là rất quan trọng. Cán bộ, công chức cần nhớ rằng sự thay đổi luôn đi kèm với những thách thức nhưng cũng mang lại nhiều cơ hội mới.

Xin cảm ơn ông!

Bảo Thoa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Người lao động

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bộ Nội vụ: Hơn 4.700 cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật trong năm 2024

Bộ Nội vụ: Hơn 4.700 cán bộ, công chức, viên chức bị kỷ luật trong năm 2024

Theo báo cáo của Bộ Nội vụ, năm 2024 các bộ, ngành, địa phương đã xử lý kỷ luật 4.741 cán bộ, công chức, viên chức.

Tin cùng chuyên mục

Chợ truyền thống Hà Nội: Nơi tấp nập - chốn vắng khách

Chợ truyền thống Hà Nội: Nơi tấp nập - chốn vắng khách

Những ngày cận Tết, các chợ truyền thống tại Hà Nội ghi nhận sự tương phản về lượng khách: Nơi tấp nập - chốn vắng khách.
Bộ Nội vụ thực hiện 4/6 nhiệm vụ về cải cách chính sách tiền lương năm 2024

Bộ Nội vụ thực hiện 4/6 nhiệm vụ về cải cách chính sách tiền lương năm 2024

Ngày 21/12, tại Hà Nội, Bộ Nội vụ tổ chức Hội nghị trực tuyến toàn quốc tổng kết công tác năm 2024 và triển khai nhiệm vụ công tác năm 2025.
Chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường tiếp tục được hoàn thiện

Chính sách, pháp luật về tài nguyên và môi trường tiếp tục được hoàn thiện

Sáng 21/12, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị tổng kết ngành Tài nguyên và Môi trường năm 2024. Sự kiện có sự tham dự của Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà.
Cải tiến quá trình sản xuất - yếu tố

Cải tiến quá trình sản xuất - yếu tố ''sống còn'' với cộng đồng doanh nghiệp

Cải tiến quy trình sản xuất là một chiến lược quản lý nhằm tăng cường hiệu quả và chất lượng của các hoạt động sản xuất trong doanh nghiệp
Dự báo thời tiết biển hôm nay 21/12/2024: Xuất hiện một vùng áp thấp ở phía nam biển Đông

Dự báo thời tiết biển hôm nay 21/12/2024: Xuất hiện một vùng áp thấp ở phía nam biển Đông

Thời tiết biển hôm nay 21/12, rãnh áp thấp ở phía Nam ở khoảng 4-7 độ Vĩ Bắc nối với vùng áp thấp có vị trí khoảng 3.9-4.9 độ Vĩ Bắc, 110.8-111.8 độ Kinh Đông.
Nhân sự 20/12: Thường vụ Đảng ủy Quân khu 7 trao quyết định về công tác cán bộ

Nhân sự 20/12: Thường vụ Đảng ủy Quân khu 7 trao quyết định về công tác cán bộ

Về thông tin nhân sự ngày 20/12, Thường vụ Đảng ủy Quân khu 7 trao quyết định về công tác cán bộ; VKSND tỉnh Tuyên Quang điều động, bổ nhiệm lãnh đạo…
Dự báo thời tiết hôm nay 21/12/2024: Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng ấm

Dự báo thời tiết hôm nay 21/12/2024: Tây Nguyên và Nam Bộ ngày nắng ấm

Dự báo thời tiết hôm nay 21/12, các tỉnh Tây Nguyên và Nam Bộ có mây, đêm có mưa vài nơi, ngày nắng. Bắc Bộ sáng và đêm trời rét.
Trao giải Cuộc thi viết “Cùng giữ màu xanh của biển” lần thứ 2

Trao giải Cuộc thi viết “Cùng giữ màu xanh của biển” lần thứ 2

Ngày 20/12, tại Hà Nội, đã diễn ra Lễ trao giải Cuộc thi viết “Cùng giữ màu xanh của biển" với chủ đề “Chung tay bảo vệ đại dương - Vì một Việt Nam xanh hơn”.
“Nhặt được của rơi, trả lại người đánh mất”- hành động đẹp cần được lan tỏa

“Nhặt được của rơi, trả lại người đánh mất”- hành động đẹp cần được lan tỏa

Hành động “Nhặt được của rơi, trả lại người đánh mất” là một việc làm tử tế, mang tính nhân văn sâu sắc, xứng đáng để cho mỗi chúng ta học tập, noi theo.
Hà Nội: Làm rõ vụ 2 người tử vong, 14 người nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

Hà Nội: Làm rõ vụ 2 người tử vong, 14 người nhập viện nghi do ngộ độc thực phẩm

UBND quận Long Biên, thành phố Hà Nội chỉ đạo cơ quan chức năng điều tra nguyên nhân khiến 2 người tử vong, 14 người nhập viện nghi ngờ do ngộ độc thực phẩm.
Hơn 10 tỷ đồng đến với người dân bị ảnh hưởng bởi bão Yagi trong tháng 12

Hơn 10 tỷ đồng đến với người dân bị ảnh hưởng bởi bão Yagi trong tháng 12

Hơn 10 tỷ đồng tiền hỗ trợ người dân bị ảnh hưởng bởi bão Yagi sẽ được Bưu điện Việt Nam (Vietnam Post) chi trả ngay trong tháng 12.
Cục Cảnh sát giao thông hướng dẫn trình tự 8 bước đăng ký xe nhập khẩu qua VneID

Cục Cảnh sát giao thông hướng dẫn trình tự 8 bước đăng ký xe nhập khẩu qua VneID

Công an các đơn vị địa phương sẽ thực hiện tiếp nhận hồ sơ đăng ký xe lần đầu hoàn toàn trực tuyến đối với xe sản xuất, lắp ráp trong nước và xe nhập khẩu.
Bộ Y tế thông tin mới nhất về

Bộ Y tế thông tin mới nhất về 'số phận' Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2

Bộ Y tế đã trình Chính phủ đề án, trong đó đề xuất cơ chế đặc thù để sớm đưa Bệnh viện Bạch Mai, Việt Đức cơ sở 2 vào hoạt động năm 2025.
Trao Giải báo chí về xây dựng Đảng, học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Trao Giải báo chí về xây dựng Đảng, học tập, làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh

Các tác phẩm tham gia cuộc thi về xây dựng Đảng còn đề xuất giải pháp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, khơi dậy khát vọng phát triển tỉnh Hà Giang nhanh, bền vững.
Giảm hơn 16.000 biên chế công chức, viên chức tính đến hết tháng 10/2024

Giảm hơn 16.000 biên chế công chức, viên chức tính đến hết tháng 10/2024

Theo Bộ Nội vụ, tính đến 30/10/2024, số biên chế công chức, viên chức đã giảm theo quy định tại các Nghị định của Chính phủ là 16.149 người.
Công nhận 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới

Công nhận 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã ký các Quyết định công nhận 3 huyện đạt chuẩn nông thôn mới.
Bệnh Zona: Tác nhân làm tăng biến cố tim mạch và đột quỵ

Bệnh Zona: Tác nhân làm tăng biến cố tim mạch và đột quỵ

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) năm 2021, bệnh lý tim mạch (bao gồm thiếu máu cơ tim và đột quỵ) là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu thế giới.
Từ ngày 20/12, mở Chợ Tết Công đoàn online, cách nào để nhận được phiếu mua hàng miễn phí?

Từ ngày 20/12, mở Chợ Tết Công đoàn online, cách nào để nhận được phiếu mua hàng miễn phí?

Chợ Tết Công đoàn online năm 2025 mở từ 0 giờ ngày 20/12/2024 đến 24 giờ ngày 20/1/2025, sẽ tặng 200.000 phiếu mua hàng miễn phí cho đoàn viên công đoàn.
Từ 1/1/2025, dừng giao dịch ngân hàng trực tuyến nếu chưa xác thực sinh trắc học

Từ 1/1/2025, dừng giao dịch ngân hàng trực tuyến nếu chưa xác thực sinh trắc học

Người dân khẩn trương thực hiện xác thực sinh trắc học trước ngày 1/1/2025 để tránh bị dừng giao dịch ngân hàng trực tuyến.
Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau khi hợp nhất hai Bộ

Thống nhất tên gọi Bộ Nông nghiệp và Môi trường sau khi hợp nhất hai Bộ

Thống nhất tên gọi của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài nguyên và Môi trường sau khi hợp nhất là: Bộ Nông nghiệp và Môi trường.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động