Thứ bảy 10/05/2025 00:41

Sơn La: Gần 916 tỷ đồng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia 1719

Năm 2024, Uỷ ban nhân dân tỉnh Sơn La đã thực hiện phân bổ nguồn vốn Chương trình mục tiêu quốc gia cho các địa phương đảm bảo theo quy định.

Theo đó, tổng vốn đầu tư giao cho Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế, xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi (Chương trình MTQG 1719) là gần 916 tỷ đồng, trong đó, hơn 872 tỷ đồng ngân sách Trung ương; trên 43,6 tỷ đồng ngân sách địa phương. Đồng thời, giao dự toán thu, chi ngân sách địa phương năm 2024, trong đó, có dự toán vốn sự nghiệp ngân sách Trung ương và ngân sách địa phương thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2024 với tổng vốn là 644,101 tỷ đồng, trong đó, 613,430 tỷ đồng ngân sách Trung ương; 30,671 tỷ đồng ngân sách địa phương.

Đầu tư điện, cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống vùng đồng bào dân tộc. (Ảnh: CTV)

UBND /chu-de/tinh-son-la.topic đã phân bổ nguồn vốn cho các địa phương thực hiện 10 dự án, gồm: Giải quyết tình trạng thiếu đất ở, nhà ở, đất sản xuất, nước sinh hoạt; quy hoạch, sắp xếp, bố trí, ổn định dân cư ở những nơi cần thiết; hỗ trợ khoán bảo vệ rừng đối với rừng đặc dụng và hỗ trợ phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị; đầu tư điện, cơ sở hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc; phát triển giáo dục đào tạo nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của các dân tộc thiểu số; chăm sóc sức khỏe nhân dân; thực hiện bình đẳng giới; đầu tư phát triển nhóm dân tộc thiểu số rất ít người...

Năm 2024, toàn tỉnh hỗ trợ đất ở cho 55 hộ; hỗ trợ nhà ở cho 585 hộ; hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 6.282 hộ; đầu tư 85 công trình nước sinh hoạt tập trung cho 8.233 hộ; bố trí đất ở ổn định cho 715 hộ. Bên cạnh đó, từ đầu năm đến nay, toàn tỉnh đầu tư 163 công trình hạ tầng thiết yếu, phục vụ sản xuất, đời sống trong vùng đồng bào dân tộc, 191 công trình nhà sinh hoạt cộng đồng, 2 trạm y tế xã đạt chuẩn, 66 công trình nhà lớp học, 132 công trình thủy lợi và duy tu bảo dưỡng 291 công trình trên địa bàn các xã vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Ngoài ra, triển khai 57 mô hình đào tạo nghề với 3.419 lao động tham gia; tư vấn, giới thiệu việc làm cho 3.600 lao động...

Bước sang năm 2025, tỉnh Sơn La tiếp tục phân cấp, trao quyền cho địa phương và người dân thực hiện chương trình để nâng cao tính chủ động, linh hoạt của các cấp trong quản lý, tổ chức thực hiện Chương trình MTQG 1719. Đa dạng hóa việc huy động các nguồn lực và thực hiện đồng bộ các biện pháp quản lý, tăng cường lồng ghép các nguồn vốn tập trung đầu tư, hỗ trợ các xã, bản khó khăn; ưu tiên hỗ trợ hộ nghèo, các nhóm dân tộc thiểu số còn gặp nhiều khó khăn; ưu tiên địa bàn còn thiếu cơ sở hạ tầng thiết yếu. Phát huy và thực hiện tốt, hiệu quả phương châm “Dân biết, dân bàn, dân làm, dân kiểm tra, dân giám sát, dân thụ hưởng”, “Nhà nước và nhân dân cùng làm” trong thực hiện các công trình và mô hình cụ thể.

Kim Xuyến
Bài viết cùng chủ đề: Chương trình mục tiêu quốc gia

Tin cùng chuyên mục

Mở lối trên lưng núi - du lịch 'cõng' nông sản đi xa

Khánh thành trường học cho học sinh miền núi Sơn La

Longform | Phát triển chợ vùng dân tộc và miền núi: Khu vực đặc thù cần chính sách đặc thù

Cao Bằng: Du lịch thúc đẩy kinh tế vùng dân tộc

Chợ miền núi Bắc Kạn: 'Khơi thông' dòng chảy hàng hoá

Longform | Để nông sản miền núi không còn ‘lỡ hẹn’ những mùa vàng

Bà con dân tộc thiểu số bắt ‘trend’ chợ mạng

Đắk Lắk khơi dòng tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Kon Tum: Diện mạo các vùng nông thôn vùng đồng bào dân tộc chuyển mình mạnh mẽ

Lan toả văn hoá ẩm thực nông thôn bằng công nghệ số

Bình Định: Xã “vùng lõm” cuối cùng có điện lưới quốc gia

Lễ hội Khâu Vai 2025: Kết nối sản phẩm vùng cao

Đồng bào dân tộc thiểu số làm giàu từ nông sản sạch

Phụ nữ nông thôn chủ động thích nghi với chuyển đổi số

Tiếp sức xây dựng thương hiệu sản phẩm khu vực dân tộc miền núi

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao