Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa:

Bài Cuối - Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững

Báo Công Thương đã trao đổi với Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Đức Giang về những giải pháp nhằm thúc đẩy Chương trình OCOP phát triển bền vững.
Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu'' Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Xin ông cho biết những thành tựu nổi bật của Chương trình OCOP tại Thanh Hóa? Ông đánh giá thế nào về những hạn chế còn tồn tại trong Chương trình OCOP của tỉnh ta?

Thanh Hóa là tỉnh có diện tích lớn và dân số đông; có đầy đủ cả vùng đồng bằng, ven biển và vùng trung du, miền núi, có tiềm năng phát triển đa dạng các sản phẩm OCOP. Chính vì vậy, trong thời gian qua tỉnh Thanh Hóa luôn xác định Chương trình OCOP là chương trình trọng tâm để phát triển kinh tế khu vực nông thôn, khơi dậy tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn nhằm nâng cao thu nhập cho người dân; góp phần cơ cấu lại ngành nông nghiệp gắn với phát triển tiểu thủ công nghiệp, ngành nghề, dịch vụ và du lịch nông thôn.

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài Cuối- Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững
Ông Lê Đức Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa. Ảnh: Lê Hợi.

Sau 6 năm triển khai thực hiện Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã đạt được nhiều kết quả nổi bật, quan trọng, góp phần vào phát triển kinh tế nông thôn và thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới; các ngành, địa phương và các thành phần kinh tế tư nhân, hộ gia đình đã vào cuộc một cách trách nhiệm, tích cực. Đến thời điểm hiện tại Thanh Hóa có 595 sản phẩm OCOP, trong đó, có 01 sản phẩm 5 sao, 60 sản phẩm 4 sao, 534 sản phẩm 3 sao. Tất cả 27 huyện, thị xã, thành phố trong tỉnh đã có sản phẩm OCOP được công nhận. Các sản phẩm có sức cạnh tranh ở thị trường trong nước và quốc tế; đã có 23 sản phẩm OCOP được xuất khẩu sang nhiều thị trường khó tính như: Mỹ, Hàn Quốc, Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Châu Âu và Nam Phi… Sau khi được công nhận sản phẩm OCOP doanh thu bán hàng của các chủ thể OCOP đã được tăng lên từ 2 đến 3 lần, đóng góp lớn cho sự phát triển chung của toàn xã hội.

Bên cạnh những kết quả tích cực, thẳng thắn nhìn nhận, Chương trình OCOP trên địa bàn tỉnh vẫn còn một số hạn chế, đó là: Một số sản phẩm OCOP 3 sao chỉ mới đạt chất lượng ở mức cơ bản, chưa thực sự nổi bật nên giá trị gia tăng chưa cao; sức cạnh tranh trên thị trường còn hạn chế; chưa xây dựng được thương hiệu trên thị trường. Việc đầu tư cơ sở hạ tầng, máy móc và công nghệ của các cơ sở sản xuất còn chưa đồng bộ, đặc biệt ở các địa phương vùng sâu, vùng xa. Sự tham gia gắn kết trong phát triển sản phẩm OCOP theo chuỗi liên kết trong sản xuất, tiêu thụ sản phẩm chưa nhiều, thiếu bền vững; một số địa phương chưa tận dụng được tiềm năng, lợi thế sẵn có của địa phương để phát triển sản phẩm OCOP.

Xin ông chia sẻ về những giải pháp mà tỉnh Thanh Hóa đang triển khai nhằm khắc phục tình trạng nhiều sản phẩm OCOP có chất lượng chưa đồng đều?

Để khắc phục tình trạng chất lượng sản phẩm OCOP chưa đồng đều, tỉnh đã và đang triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao năng lực sản xuất và giá trị các sản phẩm. Cụ thể, tỉnh Thanh Hóa đã và đang tập trung kiểm soát chất lượng sản phẩm, chỉ đạo xây dựng quy trình kiểm tra, đánh giá nghiêm ngặt, chặt chẽ, các sản phẩm tham gia OCOP phải tuân thủ quy trình đánh giá dựa trên Bộ tiêu chí OCOP của quốc gia, bao gồm các tiêu chí về chất lượng, tính độc đáo, khả năng thương mại hóa và nguồn gốc xuất xứ.

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài Cuối- Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững
Phó Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa Lê Đức Giang cùng Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến thăm gian hàng OCOP trưng bày tại hội chợ do tỉnh Thanh Hóa tổ chức. Ảnh: Hoàng Minh.

Bên cạnh đó, UBND tỉnh đã chỉ đạo các sở, ngành, địa phương tập trung hỗ trợ chuyển giao và ứng dụng tiến bộ công nghệ trong sản xuất, chế biến, truy xuất nguồn gốc, xuất xứ sản phẩm OCOP. Từ đó, nâng cao sức cạnh tranh và giá trị kinh tế của các sản phẩm OCOP.

Việc đưa sản phẩm OCOP ra thị trường, đặc biệt là các thị trường lớn, thị trường nước ngoài đang là một thách thức lớn. Xin ông chia sẻ về những giải pháp của tỉnh Thanh Hóa trong thời gian tới?

Để giúp sản phẩm OCOP tại Thanh Hóa tiếp cận được thị trường lớn hơn, đặc biệt là thị trường nước ngoài, tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo triển khai nhiều giải pháp đồng bộ. Theo đó, tỉnh đã và đang chỉ đạo các sở, ban, ngành, địa phương phải tập trung xây dựng và phát triển thương hiệu sản phẩm OCOP gắn với văn hóa bản địa; xây dựng thương hiệu sản phẩm OCOP của tỉnh gắn liền với giá trị văn hóa và đặc trưng vùng miền; hỗ trợ các sản phẩm OCOP đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận, chỉ dẫn địa lý, tạo lợi thế cạnh tranh và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm địa phương.

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài Cuối- Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững
Nước mắm Lê Gia - sản phẩm OCOP 5 sao đã xuất khẩu sang nhiều thị trường khó tính trên thế giới. Ảnh: Lê Anh.

Song song với đó là việc đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, kết nối cung cầu cho sản phẩm OCOP thông qua các hội chợ, triển lãm trong và ngoài tỉnh; hằng năm tỉnh luôn quan tâm hỗ trợ tổ chức các hội chợ, hội nghị kết nối cung cầu vào các dịp lễ, các sự kiện lớn của tỉnh. Tỉnh cũng sẽ tập trung xây dựng hệ thống cơ sở hạ tầng giới thiệu và bán sản phẩm OCOP; gắn kết gian hàng OCOP tại các siêu thị, chợ, khu dân cư lớn; thường niên, tổ chức các Đoàn công tác quảng bá, giới thiệu, xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP tại các tỉnh bạn, nhằm kết nối, mở rộng thị trường cho các sản phẩm OCOP tỉnh Thanh Hóa.

Ngoài ra, tỉnh cũng sẽ giao cho các sở, ngành, địa phương tổ chức hỗ trợ, hướng dẫn các chủ thể đưa sản phẩm OCOP vào các hệ thống siêu thị như: Go, VinMart, BigC, Coopmart để giúp sản phẩm tiếp cận được nhiều khách hàng và tăng tính chuyên nghiệp trong khâu tiêu thụ; đưa các sản phẩm OCOP lên các sàn thương mại điện tử như Postmart, Shopee, Lazada, Tiki… Tổ chức đào tạo và hỗ trợ kỹ năng bán hàng, marketing thông qua các lớp tập huấn về chuyển đổi số. Trong đó, phát triển kỹ năng marketing, xây dựng chiến lược kinh doanh và sử dụng công nghệ số cho các cơ sở sản xuất OCOP.

Để Chương trình OCOP phát triển bền vững, tỉnh Thanh Hóa cần những nguồn lực gì thưa ông?

Để Chương trình OCOP đạt hiệu quả và phát triển bền vững, cần có sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, sự lãnh đạo, chỉ đạo quyết liệt của cấp ủy các cấp, nhất là vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu đơn vị, địa phương trong chỉ đạo tổ chức thực hiện chương trình; xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm phát triển kinh tế khu vực nông thôn là giải pháp và nhiệm vụ quan trọng trong thực hiện Chương trình xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh đó, cần phải đổi mới hình thức tổ chức sản xuất, kỹ năng quản trị của chủ thể OCOP; củng cố, nâng cấp các sản phẩm đã được công nhận và phát triển mới sản phẩm chủ lực của tỉnh để hình thành chuỗi giá trị các ngành hàng nhằm tạo đột phá về sức cạnh tranh, đáp ứng về số lượng, gia tăng giá trị, đảm bảo tiêu chuẩn trong nước và từng bước chuẩn hóa theo tiêu chuẩn quốc tế, phục vụ xuất khẩu

Ngoài sự nỗ lực của các sở, ban, ngành, địa phương, thì các chủ thể OCOP cũng phải thường xuyên có sự cải tiến, phát triển sản phẩm OCOP phù hợp thị hiếu tiêu dùng. Bên cạnh đó, công tác truyền thông về sản phẩm OCOP cần được đẩy mạnh hơn nữa nhằm nâng cao nhận thức cho người dân, cơ quan, tổ chức về tầm quan trọng của Chương trình OCOP.

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài Cuối- Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững
Với mục tiêu mỗi người dân Thanh Hóa vừa là người sản xuất, người tiêu dùng và là đại sứ quảng bá, giới thiệu, đưa các sản phẩm OCOP của tỉnh thoát khỏi “lũy tre làng” vươn ra thế giới và phát triển bền vững. Ảnh: Hoàng Minh.

Tỉnh Thanh Hóa đã ban hành chính sách hỗ trợ phát triển nông nghiệp, nông thôn, nông dân trên địa bàn, giai đoạn 2022-2025, trong đó đã quan tâm hỗ trợ phát triển các sản phẩm OCOP. Ngoài ra, hằng năm tỉnh còn hỗ trợ bổ sung kinh phí để tổ chức các hội chợ, các hoạt động xúc tiến thương mại trong và ngoài tỉnh, từ đó tăng khả năng kết nối cung cầu và tiêu thụ các sản phẩm OCOP.

Ông đánh giá vai trò của cộng đồng trong việc phát triển Chương trình OCOP như thế nào?

Để nâng cao nhận thức của người dân, khuyến khích các chủ thể tham gia vào các hoạt động sản xuất và tiêu dùng sản phẩm OCOP, chúng tôi tiếp tục tập trung đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức cho người dân, thông qua các phương tiện thông tin đại chúng từ tỉnh đến cấp xã, thôn; gắn kết và lồng ghép với hoạt động tuyên truyền trong xây dựng nông thôn mới; đa dạng hóa các hình thức quảng bá, xúc tiến thương mại, truyền thông gắn với chuyển đổi số, qua các cổng thông tin điện tử (website), truyền thông mạng xã hội, tạp chí, bản tin, chuyên đề, tài liệu (sổ tay, cẩm nang...). Qua đó, thu hút nhiều tầng lớp nhân dân, các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp quan tâm, tham gia các hoạt động sản xuất, tiêu dùng sản phẩm OCOP.

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài Cuối- Giải pháp đưa Chương trình OCOP phát triển bền vững
Tỉnh Thanh Hóa luôn xác định Chương trình OCOP là chương trình trọng tâm để phát triển kinh tế khu vực nông thôn, khơi dậy tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn. Ảnh: Hoàng Minh.

Với mục tiêu mỗi người dân Thanh Hóa vừa là người sản xuất, người tiêu dùng và là đại sứ quảng bá, giới thiệu, đưa các sản phẩm OCOP của tỉnh thoát khỏi “lũy tre làng” vươn ra thế giới và phát triển bền vững.

Hoàng Minh - Hà Khải
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Thanh Hóa

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 3- Những bất cập trong triển khai thực hiện Chương trình OCOP

Sau 6 năm triển khai, Chương trình OCOP ở Thanh Hóa đã đạt nhiều kết quả, nhưng vẫn còn không ít bất cập, khiến chương trình OCOP chưa phát huy hết tiềm năng.
Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ

Bài 2 - Nâng sao đếm số, nhiều OCOP đứng trước nguy cơ ''chết yểu''

Nâng sao, đếm số sản phẩm OCOP thực hiện theo phong trào khiến nhiều sản phẩm OCOP bị ''hụt hơi'' trong cuộc đua trụ hạng, gây lãng phí ngân sách Nhà nước.
Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Nhận diện các thương hiệu OCOP tại Thanh Hóa: Bài 1- OCOP, làn gió mới trong phát triển kinh tế nông thôn

Sau 6 năm triển khai, Chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP đã mang lại nguồn lợi về kinh tế, thu nhập bền vững cho người nông dân tỉnh Thanh Hóa.
Cà phê Bích Thao Sơn La tiếp tục đạt OCOP 5 sao

Cà phê Bích Thao Sơn La tiếp tục đạt OCOP 5 sao

Trong số 3 sản phẩm công nhận lại sản phẩm OCOP cấp quốc gia năm 2024, tỉnh Sơn La có sản phẩm cà phê bột nguyên chất của HTX Cà phê Bích Thao.
Hà Nội - Hà Giang kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP và nông sản tiêu biểu

Hà Nội - Hà Giang kết nối tiêu thụ sản phẩm OCOP và nông sản tiêu biểu

Hội Nông dân TP. Hà Nội và Hội Nông dân tỉnh Hà Giang xác định, cùng nhau tăng cường quảng bá, kết nối tiêu thụ sản phẩm nông sản đạt chứng nhận VietGAP.
Sóc Trăng: Khai mạc Hội chợ OCOP và Liên hoan ẩm thực đường phố

Sóc Trăng: Khai mạc Hội chợ OCOP và Liên hoan ẩm thực đường phố

Cuối tuần này, Sóc Trăng trở nên sôi động với 2 sự kiện là Hội chợ Xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP và đặc sản vùng miền 2024 và Liên hoan ẩm thực đường phố.
Hàng trăm gian hàng sản phẩm OCOP vùng miền quy tụ tại TP. Hồ Chí Minh

Hàng trăm gian hàng sản phẩm OCOP vùng miền quy tụ tại TP. Hồ Chí Minh

Tuần lễ sản phẩm OCOP, đặc trưng vùng miền và công nghệ sản xuất, bảo quản, chế biến nông sản năm 2024 tại TP. Hồ Chí Minh quy tụ hàng trăm gian hàng.
Thị xã Quảng Yên: Hội đồng OCOP đánh giá kỹ lưỡng chất lượng 12 sản phẩm

Thị xã Quảng Yên: Hội đồng OCOP đánh giá kỹ lưỡng chất lượng 12 sản phẩm

Ngày 30/10, Hội đồng đánh giá phân loại sản phẩm OCOP thị xã Quảng Yên đã tổ chức hội nghị đánh giá, phân hạng sản phẩm OCOP năm 2024.
Vĩnh Phúc có 141 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP

Vĩnh Phúc có 141 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP

Hiện toàn tỉnh Vĩnh Phúc có 141 sản phẩm được công nhận đạt tiêu chuẩn OCOP cấp tỉnh, trong đó 34 sản phẩm đạt chất lượng 4 sao và 107 sản phẩm đạt 3 sao.
Sóc Trăng: 350 gian hàng sẽ quy tụ tại Hội chợ xúc tiến thương mại OCOP năm 2024

Sóc Trăng: 350 gian hàng sẽ quy tụ tại Hội chợ xúc tiến thương mại OCOP năm 2024

Dự kiến có 350 gian hàng tham dự Hội chợ xúc tiến thương mại sản phẩm OCOP tỉnh Sóc Trăng và đặc sản vùng miền năm 2024.
Đưa hàng Việt chất lượng cao đến với người tiêu dùng Nam Định

Đưa hàng Việt chất lượng cao đến với người tiêu dùng Nam Định

Trong 3 năm qua, Sở Công Thương tỉnh Nam Định đã triển khai xây dựng thành công 2 Điểm bán hàng Việt Nam trên địa bàn tỉnh.
Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến thương mại nâng cao giá trị sản phẩm OCOP

Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến thương mại nâng cao giá trị sản phẩm OCOP

Nhằm nâng tầm giá trị hàng hóa nông sản, nhất là sản phẩm OCOP, Bình Dương đẩy mạnh xúc tiến thương mại, đưa sản phẩm đến người tiêu dùng, hướng đến xuất khẩu.
Tuyên Quang: Lần đầu xuất khẩu sản phẩm OCOP sang Vương quốc Anh

Tuyên Quang: Lần đầu xuất khẩu sản phẩm OCOP sang Vương quốc Anh

Sau nhiều nỗ lực của ngành nông nghiệp, người nông dân, Tuyên Quang đã có 06 sản phẩm được xuất khẩu sang thị trường Anh.
Bố Trạch- Quảng Bình: Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP

Bố Trạch- Quảng Bình: Nâng cao giá trị sản phẩm OCOP

Bố Trạch là huyện có số lượng sản phẩm được chứng nhận OCOP dẫn đầu trên địa bàn tỉnh Quảng Bình với 65 sản phẩm được chứng nhận OCOP 3 sao trở lên.
Trung tâm đặc sản Việt Nam: Hỗ trợ quảng bá, tiêu thụ hàng Việt Nam

Trung tâm đặc sản Việt Nam: Hỗ trợ quảng bá, tiêu thụ hàng Việt Nam

Trung tâm đặc sản Việt Nam vừa được khánh thành tại TP. Châu Đốc (An Giang), là nơi quảng bá, tiêu thụ hàng Việt Nam.
Thanh Hóa: Chủ thể OCOP cần sáng tạo để tăng khả năng cạnh tranh, đưa sản phẩm ra thị trường lớn

Thanh Hóa: Chủ thể OCOP cần sáng tạo để tăng khả năng cạnh tranh, đưa sản phẩm ra thị trường lớn

Sản phẩm OCOP ở Thanh Hóa đã thúc đẩy kinh tế nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân, nhưng để đưa sản phẩm ra thị trường lớn thì cần cách làm sáng tạo.
Tại sao sản phẩm OCOP Thanh Hóa chưa thể bứt phá?

Tại sao sản phẩm OCOP Thanh Hóa chưa thể bứt phá?

Là địa phương có rất nhiều tiềm năng, lợi thế; thế nhưng đang còn những rào cản ngăn bước sản phẩm OCOP tỉnh Thanh Hóa bứt phá, vươn tầm thế giới.

''Bắt bệnh'' lý do sản phẩm OCOP vẫn còn vắng bóng tại các siêu thị

Dù “dấu ấn” OCOP đã tương đối rõ nhưng việc tiêu thụ còn những khó khăn, đòi hỏi các giải pháp thúc đẩy đưa sản phẩm OCOP đến người tiêu dùng.
Đà Nẵng: Phiên chợ OCOP hưởng ứng cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam

Đà Nẵng: Phiên chợ OCOP hưởng ứng cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam

Phiên chợ nông sản và sản phẩm OCOP năm 2024 lan tỏa mạnh mẽ Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam tại TP. Đà Nẵng.
Mở

Mở 'cánh cửa' cho sản phẩm OCOP vào siêu thị, chuỗi bán lẻ, sàn thương mại điện tử

Chiều 19/8, tại Hà Nội đã diễn ra Hội nghị xúc tiến thương mại đưa sản phẩm OCOP vào các chuỗi siêu thị, mở ra cơ hội tiêu thụ sản phẩm này.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động