Bộ Công Thương chống lãng phí, khơi thông nguồn lực phát triển

Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu

Bộ Công Thương luôn chú trọng triển khai giải pháp khơi thông thị trường ngoài nước nhằm chống lãng phí nguồn lực, nâng cao kết quả xuất nhập khẩu.
Đa dạng hóa thị trường xuất khẩu, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế 2025 Xuất nhập khẩu hàng hóa 2024 chính thức xác lập kỷ lục mới Thêm cơ hội cho hàng Việt ra nước ngoài qua ‘cánh cửa’ xuất khẩu online

Khơi thông thị trường ngoài nước

Xuất nhập khẩu tiếp tục là một trong những điểm sáng trên bức tranh kinh tế Việt Nam khi liên tục duy trì mức tăng trưởng cao hai con số trong năm 2024 và đang dần tiệm cận con số cao kỷ lục 800 tỷ USD. Con số này là kết quả của sự chỉ đạo xuyên suốt của Chính phủ, sự nỗ lực của các bộ, ngành, hiệp hội và doanh nghiệp. Trong đó, Bộ Công Thương đóng vai trò chủ chốt.

Xác định tạo thuận lợi cho xuất nhập khẩu là giải pháp vô cùng quan trọng nhằm tiết kiệm thời gian, chi phí cho doanh nghiệp; tiết kiệm nguồn lực cho các cơ quan quản lý nhà nước; nâng cao hiệu quả xuất nhập khẩu, mang về nguồn ngoại tệ cho đất nước, thời gian qua, Bộ Công Thương đã triển khai nhiều giải pháp nhằm tạo thuận lợi nhất cho doanh nghiệp trong hoạt động xuất nhập khẩu.

Đối với công tác cấp Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (C/O), thời gian qua, Bộ Công Thương luôn tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp thông qua việc cấp C/O điện tử. Theo thông tin từ Cục Xuất nhập khẩu - Bộ Công Thương, sau nỗ lực đàm phán với các nước đối tác để được công nhận giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O) bản điện tử, ngày 1/1/2024, Việt Nam chính thức triển khai cấp C/O điện tử đối với 10 mẫu C/O ưu đãi bao gồm C/O mẫu AJ, mẫu AANZ, mẫu VJ, mẫu E, mẫu S, mẫu VC, mẫu CPTPP, mẫu AHK, mẫu VN-CU, mẫu RCEP.

Với việc triển khai 10 mẫu C/O nói trên, doanh nghiệp có nhu cầu xin cấp C/O và Bộ Công Thương sẽ tiết kiệm chi phí in mẫu C/O, chi phí đi lại để nộp hồ sơ và nhận bản giấy C/O của hơn 600 nghìn bộ hồ sơ (số liệu cấp C/O trong 11 tháng năm 2024), chi phí vận chuyển và lưu trữ hồ sơ giấy.

Bộ Công Thương cũng liên tục đề xuất cắt giảm các thủ tục hành chính lĩnh vực xuất nhập khẩu không còn phù hợp. Theo Văn bản số 6613/BCT-PC ngày 30/8/2024 về việc tham gia ý kiến dự thảo Phương án cắt giảm, đơn giản hoá các quy định liên quan đến hoạt động kinh doanh của Bộ Công Thương năm 2025, có 19 thủ tục hành chính trong lĩnh vực xuất nhập khẩu được Bộ Công Thương đề nghị cắt giảm.

Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu
Hội nghị Tham tán thương mại và Trưởng cơ quan Thương vụ khu vực châu Á - châu Phi được Bộ Công Thương tổ chức (Ảnh: Nguyên Minh)

Liên tục trong 3 năm qua, Bộ Công Thương đã tổ chức Hội nghị giao ban thương vụ hàng tháng nhằm cập nhật thông tin các thị trường một cách nhanh và chính xác nhất cho doanh nghiệp. Bên cạnh đó, Bộ Công Thương còn làm tốt công tác cảnh báo sớm phòng vệ thương mại, giúp nhiều ngành hàng tránh được hàng rào phòng vệ thương mại từ các nước sở tại. Mới đây, Hội nghị Tham tán thương mại và Trưởng cơ quan Thương vụ khu vực châu Á - châu Phi cũng được tổ chức nhằm khơi mở giải pháp từ các thương vụ, xúc tiến xuất khẩu sang khu vực thị trường này.

Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu
Hội nghị giao ban thương vụ là hoạt động thường xuyên của Bộ Công Thương (Ảnh: Ngọc Hoa)

Đồng thời, chỉ đạo hệ thống Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài thường xuyên, liên tục cập nhật các thông tin về quy định, chính sách của thị trường sở tại, kịp thời thông tin, khuyến nghị đối với các Hiệp hội ngành hàng, doanh nghiệp xuất khẩu trên các trang thông tin điện tử của Bộ Công Thương và các Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài.

Bộ cũng làm việc với các Hiệp hội ngành hàng nhằm tháo gỡ khó khăn liên quan đến chi phí vận chuyển hàng hoá khi tình hình căng thẳng xảy ra tại Biển Đỏ; kịp thời có khuyến cáo các Hiệp hội ngành hàng, các doanh nghiệp xuất khẩu trong bối cảnh diễn biến bất ổn tại Israel.

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, TS Lê Quốc Phương – Nguyên Phó Giám đốc Trung tâm Thông tin Công nghiệp và Thương mại – Bộ Công Thương đánh giá vừa qua, Việt Nam đã ký FTA với UAE. Đây là quả ngọt, trong đó sự đóng góp rất lớn của Bộ Công Thương. Từ năm 2022, Bộ Công Thương Việt Nam và Bộ Kinh tế UAE đã chủ động nghiên cứu khả năng đàm phán, ký kết hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và việc ký kết FTA dự kiến sẽ mang lại kết quả rất lớn cho thương mại của Việt Nam với UAE cũng như khu vực Trung Đông.

Gỡ khó cho khu vực cửa khẩu

Xác định kinh tế cửa khẩu là một thành tố quan trọng trong kinh tế các địa phương biên giới và cả nước, Bộ Công Thương luôn đặc biệt quan tâm đến tình hình kinh tế cửa khẩu, đặc biệt là cửa khẩu với Trung Quốc.

Trong chuyến làm việc tại Lào Cai ngày 30/8, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên đã dành thời gian đến thị sát tại cửa khẩu Kim Thành – Lào Cai. Bộ trưởng cũng đề nghị địa phương chú trọng đầu tư hạ tầng logistics, kho, bãi, nhất là ở Khu kinh tế cửa khẩu Lào Cai, tạo thuận lợi cho phát triển lưu thông hàng hóa và khai thác hiệu quả kinh tế cửa khẩu, góp phần xây dựng Lào Cai trở thành trung tâm kết nối giao thương giữa Việt Nam và các nước ASEAN với vùng Tây Nam - Trung Quốc và xa hơn nữa là Đông Âu…

Trước đó, trong những giai đoạn giao thương qua cửa khẩu gặp khó khăn, lãnh đạo Bộ Công Thương luôn kịp thời có mặt tại các “điểm nóng” nhằm tháo gỡ cho doanh nghiệp.

Đối với cửa khẩu với Lào, để tiếp tục thúc đẩy hợp tác thương mại, kinh tế giữa hai nước, Chính phủ Việt Nam và Lào đã giao Bộ Công Thương hai nước đàm phán, sửa đổi, bổ sung để xây dựng Hiệp định thương mại Việt Nam - Lào mới phù hợp với bối cảnh hiện nay. Sau quá trình đàm phán kéo dài 3 năm, Hiệp định thương mại Việt Nam - Lào mới đã được Bộ trưởng Bộ Công Thương hai nước thay mặt Chính phủ hai bên ký kết vào ngày 8/4/2024. Hiệp định bao phủ các vấn đề quan trọng trong hợp tác thương mại giữa hai nước, bao gồm: Quy định về việc tiếp cận thị trường đối với hàng hóa và dịch vụ; tạo thuận lợi thương mại; xúc tiến thương mại và ứng dụng thương mại điện tử; hợp tác chống buôn lậu, gian lận thương mại, chống rửa tiền và vận chuyển trái phép qua biên giới.

Tiếp đó, Bộ Công Thương cũng xây dựng, trình Chính phủ ban hành Quyết định số 1247/QĐ-TTg ngày 23/10/2024 ban hành Kế hoạch thực hiện Bản ghi nhớ về phát triển và kết nối hạ tầng thương mại biên giới giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (Kế hoạch).

Mục đích của Kế hoạch nhằm triển khai hiệu quả Bản ghi nhớ về phát triển và kết nối hạ tầng thương mại biên giới giữa Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Chính phủ nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào (Bản ghi nhớ).

Đồng thời, tạo thuận lợi trong công tác phối hợp thực hiện giữa các bộ, ngành, địa phương biên giới Việt Nam và giữa các cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam với các cơ quan có thẩm quyền của Lào trong việc triển khai thực hiện Bản ghi nhớ thông qua Cơ quan đầu mối của hai nước.

Góp phần thúc đẩy phát triển hạ tầng thương mại biên giới giữa 2 hai nước. Làm cơ sở cho các tỉnh biên giới Việt Nam xây dựng kế hoạch phát triển hạ tầng thương mại biên giới trên địa bàn tỉnh biên giới.

Khơi thông thị trường ngoài nước: Chống lãng phí nguồn lực, nâng cao hiệu quả hoạt động xuất nhập khẩu
Hội chợ Thương mại quốc tế Việt - Trung (Lào Cai) lần thứ 23, năm 2023 (Ảnh: Cấn Dũng)

Bộ Công Thương cũng thường xuyên tổ chức các chương trình xúc tiến thương mại qua cửa khẩu. Ông Lê Hoàng Tài – Phó Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại – Bộ Công Thương cho biết, hoạt động thương mại biên giới luôn được Chính phủ và các bộ, ngành hết sức quan tâm.

Đơn cử, Việt Nam và Trung Quốc luôn chú trọng triển khai tổ chức các cặp Hội chợ thương mại Việt – Trung luân phiên. Đây là hoạt động đã được thực hiện 20 năm và rất hiệu quả. Số lượng doanh nghiệp Việt Nam và Trung Quốc tham dự hội chợ rất đông.

Chỉ tính kỳ Hội chợ Thương mại - Việt Trung năm 2023 được tổ chức ở Lào Cai với chủ đề "Phát huy vai trò cầu nối Lào Cai, Vân Nam - thúc đẩy hợp tác toàn diện, phát triển bền vững" đã thu hút 529 gian hàng tiêu chuẩn và 88 khu trưng bày triển lãm đến từ gần 300 doanh nghiệp thuộc 50 tỉnh, thành phố trong nước, 8 tỉnh, thành phố của Trung Quốc và 8 quốc gia khác tham gia. Qua đó đã có hàng loạt các hợp đồng thương mại được ký kết sau hội chợ nhằm thúc đẩy xuất khẩu vào Trung Quốc.

Hoặc đối với Lào, Campuchia, có rất nhiều hội chợ của các địa phương phía Việt Nam nằm trong Chương trình Xúc tiến thương mại quốc gia được hỗ trợ kinh phí tổ chức. Các hội chợ cấp địa phương với Lào và Campuchia như hội chợ tại An Giang, Quảng Trị, Quảng Bình đã thu hút sự tham gia của các doanh nghiệp phía Việt Nam và nước bạn.

Các giải pháp của Bộ Công Thương đã và đang góp phần tháo gỡ điểm nghẽn trong xuất khẩu qua cửa khẩu, khơi thông thị trường ngoài nước. Từ đó, tiết kiệm về thời gian, nhân lực và nguồn lực để đảm bảo các mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu.

Phương Lan
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Xuất nhập khẩu

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Thẩm tra sơ bộ Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (sửa đổi)

Thẩm tra sơ bộ Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (sửa đổi)

Sáng 19/4, Thường trực Ủy ban KHCN&MT đã thẩm tra Dự án Luật sửa đổi bổ sung một số điều của Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả (dự án).
Chuyển đổi năng lượng: Cần thể chế, vốn và con người

Chuyển đổi năng lượng: Cần thể chế, vốn và con người

Việt Nam đang chuyển đổi năng lượng mạnh mẽ theo hướng xanh nhằm hiện thực hóa mục tiêu phát triển quốc gia và điều này cần thể chế, vốn và con người.
Chính thức phê duyệt Quy hoạch điện VIII điều chỉnh

Chính thức phê duyệt Quy hoạch điện VIII điều chỉnh

Ngày 15/4, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn đã ký Quyết định số 768/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch điện VIII điều chỉnh.
Chi bộ Vụ Kế hoạch, Tài chính và Quản lý doanh nghiệp: Thực hiện thành công Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương

Chi bộ Vụ Kế hoạch, Tài chính và Quản lý doanh nghiệp: Thực hiện thành công Đề án tái cơ cấu ngành Công Thương

Chiều 31/3, tại Hà Nội đã diễn ra Đại hội Chi bộ Vụ Kế hoạch, Tài chính và Quản lý doanh nghiệp thuộc Đảng bộ Bộ Công Thương nhiệm kỳ 2025 - 2027.
Dấu ấn nhiệm kỳ của Chi bộ Cơ quan chuyên trách Đảng- Đoàn thể Bộ Công Thương

Dấu ấn nhiệm kỳ của Chi bộ Cơ quan chuyên trách Đảng- Đoàn thể Bộ Công Thương

Chi bộ Cơ quan chuyên trách Đảng - Đoàn thể nhiệm kỳ 2022-2025 đã chung sức, đồng lòng, đoàn kết, thực hiện thắng lợi các nhiệm vụ với nhiều dấu ấn.

Tin cùng chuyên mục

Đại hội Chi bộ Cơ quan chuyên trách Đảng - Đoàn thể Bộ Công Thương

Đại hội Chi bộ Cơ quan chuyên trách Đảng - Đoàn thể Bộ Công Thương

Chiều 31/3, tại Hà Nội, Cơ quan chuyên trách Đảng - Đoàn thể Bộ Công Thương đã tổ chức Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025-2027.
Đảng bộ Cục Xúc tiến thương mại:

Đảng bộ Cục Xúc tiến thương mại: 'Quyết liệt, tận tâm' cho nhiệm kỳ mới

Đảng bộ Cục Xúc tiến thương mại quyết tâm đổi mới, nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh hội nhập, hướng tới thương mại bền vững trong nhiệm kỳ 2025-2030.
Chi bộ Vụ Chính sách thương mại đa biên: Phát triển đảng viên song hành với nhiệm vụ chuyên môn

Chi bộ Vụ Chính sách thương mại đa biên: Phát triển đảng viên song hành với nhiệm vụ chuyên môn

Đại hội Chi bộ Vụ Chính sách thương mại đa biên nhiệm kỳ 2025 - 2027 xác định công tác phát triển đảng viên phải đi đôi với nhiệm vụ chuyên môn.
Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả! Bài 3: Nâng cao hiệu lực, hiệu quả tiết kiệm năng lượng

Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả! Bài 3: Nâng cao hiệu lực, hiệu quả tiết kiệm năng lượng

Để nâng cao hiệu quả thực thi, Luật sử dụng năng lượng tiết tiết kiệm và hiệu quả được sửa đổi theo hướng tăng chế tài, phân cấp mạnh cho địa phương.
Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Bài 2- Đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước trong kỷ nguyên mới

Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả: Bài 2- Đảm bảo sự phát triển bền vững của đất nước trong kỷ nguyên mới

Cùng với chuyển dịch xanh, sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả là một trong những giải pháp quan trọng để đất nước phát triển bền vững trong kỷ nguyên mới.
Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả: Bài 1- Trụ cột đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia

Sửa đổi Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả: Bài 1- Trụ cột đảm bảo an ninh năng lượng quốc gia

Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả được xem là một trong những trụ cột quan trọng đảm bảo vững chắc an ninh năng lượng quốc gia.
HaUI đi đầu trong chuyển đổi số, xây dựng đại học thông minh

HaUI đi đầu trong chuyển đổi số, xây dựng đại học thông minh

Hiện Trường Đại học Công nghiệp Hà Nội (HaUI) đang trên lộ trình hoàn thiện mô hình ‘Đại học thông minh”, tự chủ toàn diện và đi đầu trong xu thế chuyển đổi số.
Tăng trưởng kinh tế năm 2025: 3 nhiệm vụ của ngành Công Thương

Tăng trưởng kinh tế năm 2025: 3 nhiệm vụ của ngành Công Thương

Đa dạng hóa thị trường, mặt hàng xuất khẩu, thúc đẩy xúc tiến thương mại là 3 nhiệm vụ được đặt ra đối với ngành Công Thương để đạt được mục tiêu tăng trưởng.
Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Cần có chế tài xử lý, bắt buộc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả

Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên: Cần có chế tài xử lý, bắt buộc sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả

Chiều 10/2 tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức phiên họp lần 1 Ban soạn thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sử dụng Năng lượng tiết kiệm và hiệu quả.
Nhìn lại quá trình phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam

Nhìn lại quá trình phát triển điện hạt nhân tại Việt Nam

Với sự chỉ đạo quyết liệt của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương cùng các bộ, ngành, địa phương, EVN đang tích cực triển khai dự án điện hạt nhân Ninh Thuận.
Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương: Hạt nhân lãnh đạo ngành

Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương: Hạt nhân lãnh đạo ngành

Những thành tựu của ngành Công Thương thời gian qua, đặc biệt trong năm 2024 đều gắn liền với sự lãnh đạo, chỉ đạo của Ban Cán sự Đảng Bộ Công Thương.
Ngành công nghiệp cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới - Bài 2: Đổi mới toàn diện

Ngành công nghiệp cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới - Bài 2: Đổi mới toàn diện

Đảng, Nhà nước tiếp tục định hướng phát triển mới cho ngành công nghiệp nhằm tạo sức bật tốt cho nền kinh tế bước vào kỷ nguyên mới - tự lực, tự cường.
Ngành công nghiệp cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới - Bài 1: Phát triển nhảy vọt nhờ những quyết sách kịp thời

Ngành công nghiệp cùng đất nước bước vào kỷ nguyên mới - Bài 1: Phát triển nhảy vọt nhờ những quyết sách kịp thời

Đến nay, ngành công nghiệp đã có bước phát triển nhảy vọt về năng lực cạnh tranh toàn cầu; công nghiệp chế biến, chế tạo là động lực dẫn dắt tăng trưởng.
80 năm thư Bác gửi giới Công Thương Việt Nam: Nguồn cảm hứng cho ngành Công Thương cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới

80 năm thư Bác gửi giới Công Thương Việt Nam: Nguồn cảm hứng cho ngành Công Thương cùng cả nước bước vào kỷ nguyên mới

Báo Cứu quốc số 66, ra ngày 13/10/1945 đã đăng thư của Chủ tịch Hồ Chí Minh gửi giới Công Thương Việt Nam.
Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long: Hợp tác quốc tế mở cơ hội chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long: Hợp tác quốc tế mở cơ hội chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam

Thứ trưởng Nguyễn Hoàng Long cho biết, Bộ Công Thương đang tích cực triển khai các chính sách và dự án để thúc đẩy quá trình chuyển đổi năng lượng tại Việt Nam.
Ngành Công Thương đi đầu dẫn dắt và mở những con đường phát triển chiến lược mới

Ngành Công Thương đi đầu dẫn dắt và mở những con đường phát triển chiến lược mới

Nhân dịp Xuân mới Ất Tỵ 2025, Bộ trưởng Bộ Công Thương đã trả lời phỏng vấn Báo Công Thương về ngành Công Thương năm 2024 và những nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
Nghị quyết 57 -

Nghị quyết 57 - 'kim chỉ nam' để ngành Công Thương bứt phá mạnh mẽ

Nghị quyết 57 không chỉ là 'kim chỉ nam' cho sự phát triển mà còn là lời hiệu triệu mạnh mẽ, đặt nền móng cho những bước đi đột phá của ngành Công Thương.
Bộ Công Thương tăng cường hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ

Bộ Công Thương tăng cường hợp tác quốc tế về khoa học, công nghệ

Bộ Công Thương tăng cường hợp tác quốc tế trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Chi bộ Vụ Pháp chế: Chủ động, sáng tạo, nâng cao bản lĩnh chính trị

Chi bộ Vụ Pháp chế: Chủ động, sáng tạo, nâng cao bản lĩnh chính trị

Sáng 16/1, Chi bộ Vụ Pháp chế, thuộc Đảng bộ Bộ Công Thương, đã tổ chức Đại hội Chi bộ nhiệm kỳ 2025 - 2027.
Kinh tế di sản trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay

Kinh tế di sản trong bối cảnh hội nhập quốc tế của Việt Nam hiện nay

Để hướng tới mục tiêu phát triển bền vững trong bối cảnh đất nước ngày càng hội nhập mạnh mẽ vào nền kinh tế thế giới, cần chú trọng giá trị của di sản.
Mobile VerionPhiên bản di động