Phòng vệ thương mại triển khai đồng bộ, toàn diện: Tiền đề giúp khơi thông nguồn lực phát triển

Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh triển khai công tác phòng vệ thương mại đồng bộ, toàn diện, là tiền đề giúp khơi thông nguồn lực phát triển.
Điều tra phòng vệ thương mại hàng hoá xuất khẩu gia tăng: Chủ động biến nguy thành cơ Bộ Công Thương đẩy mạnh công tác chống lẩn tránh phòng vệ thương mại

Phòng vệ thương mại bảo vệ quyền và lợi ích của Việt Nam trong các cam kết quốc tế

Hội nhập quốc tế về kinh tế đã và đang là xu hướng tất yếu, phổ biến và phát triển ngày càng sâu rộng, thể hiện ở việc Tổ chức Thương mại thế giới (WTO) ngày càng mở rộng số lượng các thành viên và nhiều Hiệp định thương mại tự do (FTA) song phương và đa phương được ký kết. Đồng thời, hội nhập quốc tế về kinh tế đã và đang mang lại nhiều lợi ích cho các quốc gia, trong đó có Việt Nam.

Công tác phòng vệ thương mại sẽ tiếp tục được quan tâm, đẩy mạnh. Ảnh: TTXVN
Công tác phòng vệ thương mại sẽ tiếp tục được quan tâm, đẩy mạnh. Ảnh: TTXVN

Về thương mại, theo Cục Phòng vệ thương mại, Bộ Công Thương, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam có thêm nhiều cơ hội mở rộng thị trường, đồng thời nhập khẩu có sự đa dạng hóa, tránh phụ thuộc vào các nguồn cung cấp truyền thống. Nhờ việc cắt giảm thuế quan và dỡ bỏ các rào cản thương mại, Việt Nam có thể tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu. Cơ cấu sản xuất chuyển dịch theo hướng tích cực, phù hợp với chủ trương công nghiệp hóa theo hướng hiện đại, tập trung nhiều hơn vào các sản phẩm chế biến, chế tạo có hàm lượng công nghệ và giá trị gia tăng cao hơn.

Các quy định pháp luật đối với hoạt động sản xuất, kinh doanh được điều chỉnh phù hợp với các cam kết quốc tế theo hướng thông thoáng hơn, minh bạch hơn và thuận lợi hơn. Từ đó, tạo điều kiện cải thiện môi trường đầu tư, giúp thu hút được nhiều hơn nguồn vốn đầu tư trong nước và đầu tư nước ngoài.

Đánh giá hội nhập quốc tế về kinh tế đem lại nhiều cơ hội cho các doanh nghiệp và nền kinh tế Việt Nam, tuy nhiên, Cục Phòng vệ thương mại cho rằng, quá trình này cũng đặt ra một số thách thức. Như, việc cắt giảm thuế nhập khẩu sẽ dẫn đến sự gia tăng của hàng hóa nhập khẩu từ các nước, trong đó không loại trừ có những mặt hàng giá rẻ do có những hành vi cạnh tranh không công bằng, tác động đến các ngành sản xuất của Việt Nam.

Ở chiều ngược lại, nước nhập khẩu có thể tiếp tục duy trì các biện pháp kỹ thuật, trong đó có việc lạm dụng các biện pháp phòng vệ thương mại, để hạn chế xuất khẩu của các doanh nghiệp Việt Nam, làm giảm hiệu quả của hội nhập quốc tế về kinh tế. “Vì vậy, công tác phòng vệ thương mại cần được triển khai ở cả hai chiều một cách hợp lý để bảo vệ quyền và lợi ích của Việt Nam trong các cam kết quốc tế”- Cục Phòng vệ thương mại nêu.

Trong bối cảnh đó, được sự quan tâm, phối hợp chặt chẽ của các Bộ, ngành liên quan, Cục Phòng vệ thương mại cho biết, Bộ Công Thương tiếp tục đẩy mạnh triển khai công tác phòng vệ thương mại đồng bộ, toàn diện trên tất cả các khía cạnh là tiền đề giúp khơi thông nguồn lực phát triển. Cụ thể: Thực thi các quy định pháp luật về phòng vệ thương mại để bảo vệ các ngành sản xuất của Việt Nam trước những hành vi cạnh tranh không công bằng của hàng nhập khẩu; hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mình trong các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại của nước ngoài, hạn chế những tác động tiêu cực từ việc lạm dụng biện pháp phòng vệ thương mại của một số quốc gia; triển khai các chương trình, đề án lớn nhằm nâng cao năng lực về phòng vệ thương mại, chống lẩn tránh, gian lận xuất xứ; xây dựng và vận hành hiệu quả hệ thống cảnh báo sớm...

Tiền đề giúp khơi thông nguồn lực phát triển

Với việc đẩy mạnh triển khai đồng bộ, toàn diện, Cục Phòng vệ thương mại nhấn mạnh, công tác phòng vệ thương mại đã mang lại nhiều kết quả tích cực.

Thứ nhất, việc điều tra, áp dụng các biện pháp phòng vệ thương mại tiếp tục được đẩy mạnh đã góp phần bảo vệ, tạo lập lại môi trường cạnh tranh công bằng cho các ngành sản xuất trong nước trong bối cảnh một số hàng hóa nhập khẩu có dấu hiệu bị bán phá giá hoặc được trợ cấp, gây thiệt hại nghiêm trọng cho các ngành sản xuất trong nước.

Tính đến nay, Bộ Công Thương đã khởi xướng điều tra tổng cộng 55 vụ việc phòng vệ thương mại. Các mặt hàng điều tra đa dạng gồm: Các sản phẩm kim loại cơ bản, hóa chất và nhựa, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng cơ bản, trong đó có nhiều sản phẩm có mối quan hệ mật thiết và đặc biệt quan trọng tới đời sống của người nông dân (sản phẩm đường, bột ngọt liên quan tới cây mía, sorbitol liên quan tới cây sắn).

Theo đó, các biện pháp phòng vệ thương mại với hàng nhập khẩu được đánh giá đã bảo vệ các ngành sản xuất trong nước và công ăn việc làm của hàng trăm nghìn lao động. Nhờ việc áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại hợp lý, phù hợp với cam kết quốc tế, các ngành sản xuất trong nước được bảo vệ trước những hành vi cạnh tranh không công bằng, từ đó, tạo điều kiện để các ngành sản xuất trong nước phát triển, tạo thêm việc làm và giá trị gia tăng cho nền kinh tế. Ở góc độ tiêu dùng, các biện pháp phòng vệ thương mại trong dài hạn giúp cho nền kinh tế không bị phụ thuộc hoàn toàn vào nhập khẩu, đem lại sự ổn định và chống chịu tốt hơn trước các tác động và cú sốc từ bên ngoài.

Thứ hai, hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam cũng đang phải đối mặt với ngày càng nhiều vụ việc điều tra, áp dụng biện pháp phòng vệ thương mại của nước ngoài. Đến nay, các nước đã tiến hành điều tra 273 vụ việc phòng vệ thương mại với các mặt hàng xuất khẩu của ta. Bộ Công Thương luôn bám sát toàn bộ quá trình vụ việc để theo dõi việc tuân thủ cam kết quốc tế của các cơ quan điều tra nước ngoài cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp xử lý vụ việc, tránh nguy cơ nước ngoài lạm dụng các biện pháp phòng vệ thương mại để thực hiện các chính sách bảo hộ, giảm tối đa tác động tiêu cực của vụ việc đối với hoạt động xuất khẩu của Việt Nam.

Phòng vệ thương mại triển khai đồng bộ, toàn diện: Tiền đề giúp khơi thông nguồn lực phát triển
Công tác phòng vệ thương mại sẽ tiếp tục đẩy mạnh nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu tận dụng được tối đa lợi ích từ quá trình hội nhập quốc tế về kinh tế. Ảnh: TTXVN

Thứ ba, trong bối cảnh cạnh tranh giữa các nền kinh tế lớn trên thế giới đang diễn ra ngày càng gay gắt, thậm chí dẫn đến xung đột và trả đũa thương mại, doanh nghiệp của các quốc gia khác có thể tìm đến Việt Nam như một địa điểm đầu tư để tránh bị ảnh hưởng bởi những biện pháp hạn chế thương mại và trả đũa được các nền kinh tế lớn áp dụng. Các khoản đầu tư này có thể là đem đến hoạt động sản xuất thực sự, tạo thêm giá trị gia tăng cho nền kinh tế Việt Nam nhưng cũng có thể chỉ là các hoạt động đơn giản, đầu tư “tráng men” nhằm trốn tránh các biện pháp hạn chế đang được áp dụng. Thực tế cho thấy số lượng các vụ việc nước ngoài điều tra lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại hoặc trốn thuế phòng vệ thương mại đối với hàng hóa xuất khẩu từ Việt Nam đang có xu hướng tăng nhanh.

Chính phủ, Bộ Công Thương và các Bộ, ngành liên quan đã khẳng định quan điểm chung là kiên quyết ngăn chặn, xử lý nghiêm các hành vi lẩn tránh bất hợp pháp thông qua gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp để bảo vệ lợi ích chính đáng của các ngành sản xuất, xuất khẩu, khai thác hiệu quả lợi ích của các hiệp định thương mại tự do, đồng thời bảo vệ uy tín của hàng hóa Việt Nam, hướng tới mục tiêu xuất khẩu bền vững.

Hiện nay, các cơ quan chức năng của Bộ Công Thương, Bộ Tài chính, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Công an, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố đã phối hợp, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, xác minh việc cấp giấy chứng nhận xuất xứ, khai báo xuất xứ khi thông quan, đăng ký đầu tư nước ngoài. "Nhờ các nỗ lực nói trên, những hành vi gian lận xuất xứ, chuyển tải bất hợp pháp nhằm lẩn tránh biện pháp phòng vệ thương mại chỉ là những hành vi cá biệt, được phát hiện và xử lý kịp thời. Từ đó, uy tín của hàng hóa Việt Nam được đảm bảo, các kết quả xuất khẩu được giữ vững và tiếp tục phát triển"- theo Cục Phòng vệ thương mại.

Bên cạnh đó, thông qua công tác cảnh báo sớm, Bộ Công Thương đã sớm tiếp cận với các doanh nghiệp, hiệp hội trong ngành để cung cấp thông tin, giúp các doanh nghiệp hiểu được các nguyên tắc, quy trình điều tra phòng vệ thương mại; các công việc doanh nghiệp cần thực hiện; các kịch bản có thể xảy ra. Nhờ đó, các doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị để đáp ứng đầy đủ, chính xác nhất các yêu cầu của cơ quan điều tra nước ngoài, bảo vệ được quyền và lợi ích chính đáng của của doanh nghiệp Việt Nam trong các vụ việc điều tra phòng vệ thương mại.

Tình hình kinh tế thế giới và khu vực tiếp tục dự báo có những diễn biến phức tạp, khó lường. Xu thế hòa bình, hợp tác và phát triển tiếp tục là xu thế lớn trên thế giới nhưng cạnh tranh giữa các nền kinh tế lớn sẽ diễn ra ngày càng gay gắt hơn. Sự cạnh tranh không chỉ giới hạn ở những ngành công nghiệp truyền thống như dệt may, luyện kim, hóa chất mà còn mở rộng sang các ngành công nghiệp hiện đại như điện tử, viễn thông, năng lượng tái tạo.

Ngoài ra, với vị thế là một nền kinh tế có độ mở cao, chủ động và tích cực tham gia vào quá trình hội nhập quốc tế, Việt Nam đang từng bước tham gia sâu hơn vào chuỗi sản xuất và cung ứng toàn cầu. Cùng với đó, áp lực cạnh tranh sẽ ngày càng lớn trên thị trường nội địa và quốc tế.

Vì thế, theo Cục Phòng vệ thương mại, công tác phòng vệ thương mại sẽ tiếp tục được quan tâm để nắm chắc, phân tích, đánh giá, dự báo đúng tình hình, chủ động có những biện pháp phù hợp với quy định pháp luật nhằm trợ giúp các ngành sản xuất trong nước nâng cao năng lực cạnh tranh, thúc đẩy hàm lượng giá trị gia tăng của nền kinh tế cũng như hỗ trợ các doanh nghiệp sản xuất xuất khẩu tận dụng được tối đa lợi ích từ quá trình hội nhập quốc tế về kinh tế.

Bảo Thoa
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Phòng vệ thương mại

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Việt Nam - Áo: ‘Bắt mạch’ dòng chảy thương mại mới thời EVFTA

Việt Nam - Áo: ‘Bắt mạch’ dòng chảy thương mại mới thời EVFTA

Hiệp định EVFTA đã, đang và sẽ giúp hàng Việt Nam chinh phục thị trường Áo trong bối cảnh cần đa dạng hoá thị trường xuất khẩu như hiện nay.
Xuất khẩu rau, quả: Vì sao sầu riêng mất

Xuất khẩu rau, quả: Vì sao sầu riêng mất 'ngôi vương'?

Xuất khẩu rau, quả quý I giảm 2 con số. Cùng với kiểm soát chặt chất lượng, chọn đi cửa ngách, trồng trái vụ, kỳ vọng xuất khẩu rau, quả đạt mục tiêu đặt ra.
Trung Quốc ủng hộ Việt Nam mở thêm Văn phòng xúc tiến thương mại

Trung Quốc ủng hộ Việt Nam mở thêm Văn phòng xúc tiến thương mại

Trung Quốc sẵn sàng tiếp tục tạo thuận lợi sớm thành lập thêm các Văn phòng xúc tiến thương mại Việt Nam tại Hải Khẩu (Hải Nam) và các địa phương liên quan.
Thêm 4 Nghị định thư xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Thêm 4 Nghị định thư xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa ký các Nghị định thư về xuất khẩu ớt, chanh leo, tổ yến, cám gạo sang Trung Quốc.
Đơn hàng tốt, doanh nghiệp dệt may thu lãi lớn

Đơn hàng tốt, doanh nghiệp dệt may thu lãi lớn

Quý I/2025, dệt may tiếp tục đứng trong nhóm ngành hàng đạt kim ngạch xuất khẩu 5 tỷ USD, một số doanh nghiệp đạt doanh thu tốt ngay quý đầu tiên của năm.

Tin cùng chuyên mục

Bộ Công Thương xây dựng hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại

Bộ Công Thương xây dựng hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại

Bộ Công Thương xây dựng và vận hành hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại.
Beauty Summit 2025: Cơ hội xúc tiến thương mại ngành làm đẹp

Beauty Summit 2025: Cơ hội xúc tiến thương mại ngành làm đẹp

Hội thảo khoa học kết hợp triển lãm thương mại Beauty Summit 2025 với quy mô hơn 250 gian hàng sẽ là cơ hội xúc tiến thương mại trong ngành làm đẹp.
Đẩy mạnh truy xuất nguồn gốc sản phẩm để chống hàng giả

Đẩy mạnh truy xuất nguồn gốc sản phẩm để chống hàng giả

Theo các chuyên gia, để đối phó với hàng giả, hàng nhái trên thị trường, công nghệ truy xuất nguồn gốc được xem là tối ưu trong bối cảnh hiện nay.
Lazada hỗ trợ nhà bán hàng chuyển đổi số bằng AI

Lazada hỗ trợ nhà bán hàng chuyển đổi số bằng AI

Trong nỗ lực thu hẹp khoảng cách giữa tiềm năng công nghệ và khả năng ứng dụng thực tế, Lazada đã nâng cấp hệ sinh thái AI bằng 3 tính năng GenAI mới.
Bộ Công Thương sẽ ký 4 thỏa thuận hợp tác với Trung Quốc

Bộ Công Thương sẽ ký 4 thỏa thuận hợp tác với Trung Quốc

Nhân chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tới Việt Nam, Bộ Công Thương ký thỏa thuận hợp tác với bộ, ngành, địa phương Trung Quốc.
Bỏ phố, lên sàn: Bước ngoặt của các cửa hàng bán lẻ

Bỏ phố, lên sàn: Bước ngoặt của các cửa hàng bán lẻ

Thương mại điện tử bùng nổ khiến các cửa hàng truyền thống vắng khách. Đóng cửa hay chuyển sang kinh doanh online... là giải pháp để cửa hàng bán lẻ thích nghi.
Kinh tế quý I/2025: Khi địa phương vẽ lại bản đồ tăng trưởng

Kinh tế quý I/2025: Khi địa phương vẽ lại bản đồ tăng trưởng

Tăng trưởng kinh tế quý I của nhiều địa phương đã vượt kịch bản đề ra từ đầu năm, tạo đà cho việc hiện thực hóa mục tiêu tăng trưởng kinh tế của năm 2025.
Quảng bá sản phẩm

Quảng bá sản phẩm 'made in Vietnam' trên thương mại điện tử

Dự án 'Tinh hoa Việt chung sức' trên Shopee Live sẽ hỗ trợ doanh nghiệp, nông dân địa phương tiếp tục quảng bá các sản phẩm made in Vietnam' chất lượng, đa dạng
Thương mại Việt -Trung: Bộ Công Thương thúc đẩy hợp tác sâu tới nhiều địa phương

Thương mại Việt -Trung: Bộ Công Thương thúc đẩy hợp tác sâu tới nhiều địa phương

Hợp tác kinh tế, thương mại là điểm sáng trong tổng thể quan hệ Việt Nam-Trung Quốc. Quan hệ hợp tác ngày càng thực chất và hiệu quả tới các cấp địa phương.
Bộ Công Thương thúc đẩy thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Bộ Công Thương thúc đẩy thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Từ đầu năm 2025 đến nay, Bộ Công Thương đã triển khai nhiều giải pháp xúc tiến nhằm thúc đẩy thương mại hai chiều Việt Nam - Trung Quốc.
Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: Chuyên gia khuyến nghị gì?

Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế: Chuyên gia khuyến nghị gì?

Ưu tiên thúc đẩy, kiên định mục tiêu tăng trưởng GDP năm 2025 từ 8% trở lên là nhiệm vụ được Chính phủ đặt ra. Nhiều giải pháp đã được chuyên gia hiến kế.
Phát triển chuỗi sản phẩm từ muối Tuyết Diêm, Phú Yên

Phát triển chuỗi sản phẩm từ muối Tuyết Diêm, Phú Yên

Việc mở rộng chuỗi sản phẩm muối Tuyết Diêm không chỉ đa dạng hoá thị trường tiêu thụ mà còn tạo công ăn việc làm cho bà con trên địa bàn.
Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Philippines gặp áp lực cạnh tranh

Xuất khẩu gạo Việt Nam sang Philippines gặp áp lực cạnh tranh

Philippines sẽ là quốc gia nhập khẩu gạo hàng đầu thế giới trong năm 2025. Đây là cơ hội rất lớn cho xuất khẩu gạo Việt Nam, song sức ép cũng vô cùng lớn.
Mỹ miễn áp thuế loạt thiết bị điện tử: Tin vui cho chuỗi cung ứng

Mỹ miễn áp thuế loạt thiết bị điện tử: Tin vui cho chuỗi cung ứng

Ngày 12/4, Tổng thống Trump vừa ban hành quyết định miễn thuế đối ứng cho hàng loạt thiết bị điện tử, tín hiệu tích cực cho ngành công nghệ và người tiêu dùng.
KOL vươn ra toàn cầu, còn luật thì ở đâu?

KOL vươn ra toàn cầu, còn luật thì ở đâu?

Trong bối cảnh thương mại điện tử xuyên biên giới, hoạt động của KOL đang vượt khỏi khung pháp lý hiện hành, đặt ra loạt thách thức mới cho quản lý nhà nước.
Lý giải xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn đạt 17,8 tỷ USD

Lý giải xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn đạt 17,8 tỷ USD

Trong 3 tháng đầu năm 2025, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu các loại hình qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn đạt hơn 17,8 tỷ USD, tăng 24% so với cùng kỳ.
EU kết luận điều tra thuế thép cán nóng từ Việt Nam

EU kết luận điều tra thuế thép cán nóng từ Việt Nam

Theo Cục Phòng vệ thương mại, EU đã ban hành thông báo kết luận sơ bộ vụ việc điều tra chống bán phá giá thép cán nóng nhập khẩu từ Việt Nam.
Định hình luật chơi mới cho thương mại điện tử Việt Nam

Định hình luật chơi mới cho thương mại điện tử Việt Nam

Trong bối cảnh thương mại điện tử bùng nổ và trở thành trụ cột của nền kinh tế số, Việt Nam đang đứng trước yêu cầu cấp bách phải xây dựng một khung pháp lý.
Chặn gian lận xuất xứ, Bộ Công Thương đề nghị quản lý chặt nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu

Chặn gian lận xuất xứ, Bộ Công Thương đề nghị quản lý chặt nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu

Để chặn gian lận xuất xứ, Bộ Công Thương đề nghị các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp xuất khẩu tăng cường quản lý nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu.
Viet Nam International Sourcing 2025: Gỡ điểm nghẽn chuỗi cung ứng, tạo sức bật cho hàng Việt

Viet Nam International Sourcing 2025: Gỡ điểm nghẽn chuỗi cung ứng, tạo sức bật cho hàng Việt

Viet Nam International Sourcing 2025 được kỳ vọng thúc đẩy kết nối thương mại; là giải pháp giúp doanh nghiệp tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Mobile VerionPhiên bản di động