Lạng Sơn: những cán bộ cơ sở gánh tròn cả 'hai vai'

Lạng Sơn đã và đang thực hiện hiệu quả mô hình bí thư chi bộ đồng thời là trưởng thôn, bản, khu phố, thông qua quy trình nhân sự “Dân tin - Đảng cử”
Lạng Sơn: đưa con chữ đến từng bản làng Lạng Sơn: Khai mạc Hội chợ Thương mại, Du lịch Quốc tế Việt - Trung Lạng Sơn: cô gái Nùng khởi nghiệp thành công với hồng vành khuyên treo gió

Trong những năm qua, việc thực hiện mô hình bí thư chi bộ đồng thời là trưởng thôn, bản, khu phố; hoặc bí thư chi bộ đồng thời là trưởng ban công tác mặt trận, thông qua quy trình nhân sự “Dân tin - Đảng cử” tại Lạng Sơn đã phát huy hiệu quả, góp phần nâng cao năng lực lãnh đạo của người hoạt động không chuyên trách ở cơ sở.

Bà Phan Thị Thanh đảm nhiệm "hai vai": Bí thư chi bộ, trưởng thôn Tân Minh, xã Vân An, huyện Chi Lăng chia sẻ: Thôn Tân Minh hiện có 109 hộ với trên 400 nhân khẩu, 90% là người dân tộc Tày sinh sống. Những năm qua, thôn tập trung tuyên truyền, vận động người dân tích cực tham gia xây dựng nông thôn mới. Để người dân hiểu được tầm quan trọng của chương trình, tôi luôn linh hoạt cách thức tuyên truyền. Khi thì lồng ghép qua những buổi họp thôn, những buổi trò chuyện thường ngày, “đi từng ngõ, gõ từng nhà, rà từng đối tượng” để tuyên truyền, vận động.

Để người dân làm theo, bà Thanh luôn gương mẫu đi đầu. Đơn cử năm 2019, gia đình bà hiến hơn 500m2 đất nông nghiệp để làm đường giao thông nông thôn. Nhờ đó, nhiều người dân trong thôn đã tin tưởng, đồng thuận hiến đất, đóng góp ngày công để sửa chữa, mở rộng đường vào thôn. Với sự chung tay của người dân, từ năm 2019 đến nay, người dân trong thôn đã hiến hơn 4.000m2 đất, đóng góp hơn 600 triệu đồng, hơn 4.000 ngày công để bê tông hoá hơn 3.500m đường làng ngõ xóm.

Lạng Sơn: những cán bộ cơ sở gánh tròn cả 'hai vai'
Bà Phan Thị Thanh (bên phải) Bí thư Chi bộ, trưởng thôn Tân Minh trao đổi thông tin với người dân

Đến nay, trên 86% đường liên thôn, ngõ xóm trong thôn đã được bê tông hóa. Đồng thời, để người dân có nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế, bà Thanh chủ động rà soát danh sách các hộ nghèo, cận nghèo để kịp thời tuyên truyền, hướng dẫn người dân tiếp cận nguồn vốn vay ủy thác qua các tổ chức hội, đoàn thể.

Nguồn vốn ưu đãi đã tạo điều kiện cho nhiều gia đình có vốn để phát triển các mô hình kinh tế như: trồng ớt, lúa, thông, bạch đàn và chăn nuôi vịt cổ xanh. Qua đó, thu nhập của người dân trong thôn ngày càng được cải thiện, giảm được cái nghèo. Năm 2023, thu nhập bình quân đầu người tại thôn đạt 36 triệu đồng/người/năm, tăng 11 triệu đồng/người/năm so với năm 2019; hộ nghèo chỉ còn 9 hộ, giảm 12 hộ so với năm 2019.

Bên cạnh đó, với vai trò là tổ trưởng tổ hòa giải, để tình hình an ninh trật tự trong thôn luôn được giữ vững, thắt chặt tình làng nghĩa xóm, đối với các vụ việc mâu thuẫn trong gia đình, tranh chấp đất đai... ngay khi nắm được thông tin bà và các thành viên đều đến tận nơi để hòa giải, đưa ra các biện pháp xử lý hiệu quả nhất. Nhờ phát huy tốt vai trò hòa giải, từ năm 2022 đến nay, bà Thanh cùng tổ hòa giải đã thực hiện hòa giải thành công 14/14 vụ việc lớn, nhỏ.

Với những nỗ lực và cố gắng vì cộng đồng, nhiều năm qua, bà Phan Thị Thanh đã được tặng nhiều bằng khen, giấy khen của các cấp, ngành. Năm 2023, bà được UBND huyện tặng giấy khen có thành tích xuất sắc trong công tác hòa giải; đạt giải ba tại cuộc thi bí thư chi bộ giỏi cấp huyện.

Tương tự, ông Phùng Văn Von được người dân trong thôn tín nhiệm bầu làm trưởng thôn và người có uy tín của thôn Bình Đãng B. Đến năm 2020, ông tiếp tục nhận được sự tin tưởng, tín nhiệm của đảng viên trong chi bộ, ông được bầu làm Bí thư chi bộ thôn. Từ đó đến nay, ông đảm nhiệm “hai vai”: Bí thư Chi bộ kiêm trưởng thôn Bình Đãng B.

Ông Von chia sẻ, thôn Bình Đãng B hiện có 75 hộ, với 328 nhân khẩu, chủ yếu là người dân tộc Nùng sinh sống. Xác định rõ vai trò, trách nhiệm của mình, tôi luôn chủ động tìm hiểu, nghiên cứu các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước để tuyên truyền đến người dân trong thôn. Cùng đó, tôi thường xuyên bám nắm tình hình địa phương, xác định rõ những việc cần làm để phát huy tinh thần đoàn kết của người dân, đặc biệt là đối với công tác xây dựng nông thôn mới. Để có thể nói cho dân nghe, dân hiểu, dân tin và dân làm theo thì bản thân phải luôn phát huy vai trò nêu gương.

Đến nay, trên 85% tuyến đường trục thôn, ngõ xóm đã được cứng hóa. Đồng thời, để người dân có nguồn lực đầu tư phát triển kinh tế, ông Von luôn chủ động nắm các hộ nghèo, cận nghèo để kịp thời tuyên truyền, hướng dẫn người dân tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi. Dư nợ cho vay ủy thác qua Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện đạt trên 1,7 tỷ đồng, với 27 hộ vay. Nhờ nguồn vốn được sử dụng đúng mục đích, nhiều hộ đã vươn lên thoát nghèo. Từ 35 hộ nghèo năm 2009, đến nay, thôn chỉ còn 10 hộ nghèo; thu nhập bình quân đầu người đạt 23 triệu đồng/người/năm, tăng 13 triệu đồng đồng/người/năm so với năm 2009.

Để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao, ông Von luôn đặt lợi ích của tập thể bà con nhân dân lên hàng đầu. Từ cuối năm 2020, ông đã lập các nhóm trên mạng xã hội zalo để thường xuyên cập nhật thông tin, chia sẻ những kinh nghiệm, cách làm hay, lan tỏa những mô hình kinh tế; giải đáp, tháo gỡ vướng mắc và kịp thời hòa giải các mâu thuẫn trong nhân dân; công khai thu, chi các khoản quỹ…

Với những nỗ lực và cố gắng vì cộng đồng, tháng 11/2023, ông Phùng Văn Von vinh dự được Chủ tịch ủy ban nhân dân huyện Văn Quan tặng giấy khen vì có thành tích tiêu biểu, vận động đồng bào dân tộc thiểu số thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc trên địa bàn huyện Văn Quan giai đoạn 2021 - 2023.

Lạng Sơn: những cán bộ cơ sở gánh tròn cả 'hai vai'
Ông Phùng Văn Von (bên phải) Bí thư Chi bộ kiêm trưởng thôn Bình Đãng B luôn đặt lợi ích của tập thể lên hàng đầu.

Lãnh đạo Ban Dân tộc tỉnh Lạng Sơn cho biết, thực tế cho thấy, việc nhất thể hóa chức danh bí thư chi bộ đồng thời là trưởng thôn đã góp phần tinh gọn cơ cấu bộ máy ngay từ cơ sở, tạo sự thống nhất, đồng thuận từ việc ban hành chủ trương cho đến tổ chức thực hiện. Đây cũng là điều kiện để những người kiêm nhiệm “hai vai” nêu cao tinh thần, trách nhiệm, phát huy tối đa năng lực, nâng cao hiệu quả hoạt động trong công việc.

Chi Hà
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Lạng Sơn

Tin cùng chuyên mục

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Longform | Chè Thịnh An: Thương hiệu được ‘chưng cất’ từ khát vọng vùng cao

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Na Võ Nhai, gà Phú Bình, chè Trại Cài: Thái Nguyên ‘làm thương hiệu’ từ sản phẩm bản địa

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Thắp lửa văn hóa đọc ở nông thôn, gieo mầm tri thức

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Quảng Ngãi: Độc đáo lễ mừng nhà mới của đồng bào Hrê

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Bình Định bắc nhịp cầu tiêu thụ nông sản vùng cao

Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới

Người cao tuổi Kon Tum góp sức dựng xây nông thôn mới

Gia Lai tăng giá trị cho cà phê đặc sản

Gia Lai tăng giá trị cho cà phê đặc sản

Gia Lai phát triển chợ vùng sâu, mở lối sinh kế bền vững

Gia Lai phát triển chợ vùng sâu, mở lối sinh kế bền vững

Từ chợ bản đến chuỗi siêu thị: Hành trình vươn xa của sản phẩm vùng dân tộc Bắc Giang

Từ chợ bản đến chuỗi siêu thị: Hành trình vươn xa của sản phẩm vùng dân tộc Bắc Giang

Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

Dược liệu Quảng Nam: Từ sinh kế vùng cao đến trung tâm công nghiệp dược liệu quốc gia

VCAMart:

VCAMart: 'Cú hích' cho nông sản vùng dân tộc thiểu số

‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

Long nhãn Sơn La -

Long nhãn Sơn La - 'vàng ngọt' của núi rừng Tây Bắc

Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Hàng hóa của bà con đồng bào dân tộc ‘đắt khách’ tại Hội chợ VITM Hà Nội

Hàng hóa của bà con đồng bào dân tộc ‘đắt khách’ tại Hội chợ VITM Hà Nội

Mật ong Cao Bằng: ‘Gieo’ thương hiệu, ‘gặt’ đầu ra bền vững

Mật ong Cao Bằng: ‘Gieo’ thương hiệu, ‘gặt’ đầu ra bền vững

Đào tiên Ngân Sơn: Trái ngọt đổi thay vùng đất khó

Đào tiên Ngân Sơn: Trái ngọt đổi thay vùng đất khó

Tập livestream bán hàng, phụ nữ Cơ Tu đưa thẳng hàng lên kệ siêu thị

Tập livestream bán hàng, phụ nữ Cơ Tu đưa thẳng hàng lên kệ siêu thị

Bà con nông dân Gia Lai đổi đời nhờ cây mía

Bà con nông dân Gia Lai đổi đời nhờ cây mía

Nông sản Đắk Lắk: Từ đất đỏ bazan vươn tầm thế giới

Nông sản Đắk Lắk: Từ đất đỏ bazan vươn tầm thế giới