Thứ năm 28/11/2024 15:27

Tỉnh Hà Giang: Ưu tiên phân phối hàng Việt Nam đến người tiêu dùng

Cùng với việc quảng bá, ưu tiên phân phối, tỉnh Hà Giang còn chủ động kết nối người tiêu dùng với doanh nghiệp, Hợp tác xã để đẩy mạnh tiêu thụ hàng Việt Nam.

Thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, tỉnh Hà Giang đã tích cực triển khai nhiều giải pháp nhằm nâng cao nhận thức của người dân trong việc sử dụng hàng Việt Nam sản xuất. Đồng thời truyền sâu rộng để tạo sự thống nhất, chuyển biến về nhận thức và hành động của các cấp, ngành, doanh nghiệp và người dân trong thực hiện cuộc vận động.

Theo đó, bên cạnh việc đẩy mạnh tiêu thụ các mặt hàng do doanh nghiệp Việt Nam sản xuất; tỉnh Hà Giang rất chú trọng tạo điều kiện cho các doanh nghiệp, Hợp tác xã, cơ sở sản xuất đổi mới công nghệ, xây dựng thương hiệu, tạo ra nhiều sản phẩm hàng hóa, dịch vụ chất lượng tốt, giá thành hợp lý, đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm, đáp ứng được nhu cầu người tiêu dùng.

Gian hàng giới thiệu các sản phẩm đặc trưng của tỉnh Hà Giang ở huyện Hoàng Su Phì

Đến nay, rất nhiều sản phẩm của Hà Giang không chỉ được người Hà Giang ưu chuộng mà còn được tiêu thụ ở nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước như: Mật ong Bạc hà, chè Shan tuyết, bánh, bún Tam giác mạch, thịt lợn đen, thịt bò khô, thịt gà đen, cơm Lam, gạo Già Dui, bánh Khảo, quần áo, gia vị, nước rửa bát, xà phòng, kem đánh răng, dầu gội đầu, máy móc nông cụ, thiết bị điện tử...

Nhiều làng nghề, cũng nhờ Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” mà được quảng bá, giới thiệu rộng rãi như: Chạm bạc, dệt vải lanh, khèn, giấy bản, rèn…

Đặc biệt, toàn tỉnh Hà Giang hiện đã có trên 200 sản phẩm OCOP, với nhiều sản phẩm đã được xây dựng thương hiệu, có chất lượng cao, bền đẹp, đảm bảo an toàn cho người sử dụng.

Song song với việc hỗ trợ doanh nghiệp, Hợp tác xã tổ chức sản xuất; để đẩy mạnh phân phối hàng Việt, tỉnh Hà Giang còn chú trọng phát triển và nâng cao hiệu quả hoạt động của mạng lưới chợ, hệ thống phân phối, bán lẻ để người dân khu vực khó khăn, vùng sâu, biên giới được dễ dàng tiếp cận hàng hóa. Tăng cường công tác quản lý thị trường, đấu tranh xử lý các trường hợp vi phạm bản quyền, hàng giả, kém chất lượng, tạo niềm tin nơi người tiêu dùng.

Đặc biệt, năm 2020 và 2021, trước ảnh hưởng của dịch bệnh COVID-19, tỉnh Hà Giang đã khai thác có hiệu quả một số sàn giao dịch điện tử như: dacsanhagiang.net, Sendo, PostMart, AutoAgri.vn, Voso.vn…và gian hàng thực tế ảo 3D để quảng bá và tiêu thụ sản phẩm đặc trưng của Hà Giang như: cam; chè, mật ong… Đồng thời xây dựng được nhiều điểm giới thiệu, quảng bá và bán sản phẩm; mở rộng điểm bán hàng Việt ở các siêu thị, cửa hàng như: Vinmart, Phoenix center, HT…

Với rất nhiều cố gắng và sự vào cuộc đồng bộ, đến nay, hàng hóa các doanh nghiệp trong nước sản xuất chất lượng cao, có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng, cũng như các sản phẩm đặc trưng của tỉnh Hà Giang đã trở thành ưu tiên lựa chọn của đại đa số người tiêu dùng ở tỉnh Hà Giang.

Chợ - một trong những kênh tiêu thụ hàng Việt Nam hiệu quả của tỉnh Hà Giang

Ngày 6/7, tại cuộc họp sơ kết 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm của Ban Chỉ đạo cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, Phó Bí thư Tỉnh ủy tỉnh Hà Giang, Trưởng Ban Chỉ đạo cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tỉnh Hà Giang– ông Nguyễn Mạnh Dũng, đề nghị: Các thành viên Ban chỉ đạo tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền nâng cao nhận thức và dần tạo thói quen tiêu dùng hàng Việt cho người dân. Trong đó, các cơ quan báo chí tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, bằng nhiều hình thức đa dạng, phong phú.

Thời gian tới, Ban chỉ đạo sẽ tiến hành khảo sát đánh giá việc tiêu dùng hàng Việt trong toàn tỉnh. Đẩy mạnh vận động các doanh nghiệp, nhà phân phối ưu tiên phân phối hàng Việt đến người tiêu dùng. Đồng thời phối hợp với Hội Bảo vệ người tiêu dùng đẩy mạnh việc cung cấp thông tin về hàng Việt, thông tin về hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng đến người dân. Phối hợp với Ban chỉ đạo 389 Hà Giang, các cơ quan quản lý nhà nước ở tỉnh, các địa phương đẩy mạnh đấu tranh chống hàng giả, hàng kém chất lượng trong lưu thông hàng tiêu dùng nói chung và tập trung nhiều vào các mặt hàng thực phẩm, đồ uống, hóa, mỹ phẩm... để việc thực hiện cuộc vận động hiệu quả hơn nữa.

Phó Bí thư Tỉnh ủy Nguyễn Mạnh Dũng cũng lưu ý, các huyện, ngành khi xây dựng sản phẩm OCOP cần chú ý đến tính thực chất và phải có hướng phát triển thành hàng hóa. Đẩy mạnh hỗ trợ các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ trong sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm, chống hàng giả.

PV
Bài viết cùng chủ đề: Người tiêu dùng

Tin cùng chuyên mục

90% doanh nghiệp do nữ lãnh đạo là doanh nghiệp vừa và nhỏ

Doanh nghiệp cơ khí đẩy mạnh nội địa hóa, chiếm lĩnh thị phần

Đang diễn ra Không gian giới thiệu, quảng bá du lịch nông nghiệp, nông thôn Việt Nam

Ký kết biên bản ghi nhớ về xúc tiến thương mại giữa Việt Nam và Malaysia

Hơn 200 đơn vị từ 63 tỉnh, thành tham gia Hội chợ Đặc sản Vùng miền Việt Nam 2024

Triển lãm CLEANFACT và RHVAC Vietnam 2024: Điểm đến công nghệ cao cho doanh nghiệp

10 doanh nghiệp dệt may Việt Nam tham gia Global Sourcing Expo Australia 2024

Diễn đàn Xúc tiến nông sản Việt Nam – Mông Cổ: Thương mại song phương tăng gấp 2-3 lần

256 gian hàng tham gia Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế AgroViet 2024

Doanh nghiệp vật liệu xây dựng tận dụng cơ hội từ chuyển đổi xanh

Cà Mau đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP nông, thủy sản

Doanh nghiệp Việt chuyển mình 'xanh hoá' từ tư duy đến hành động

Gian hàng Việt Nam được quan tâm tại Hội chợ ẩm thực và đồ uống châu Á tại Sơn Đông, Trung Quốc

Giải pháp giúp các doanh nghiệp tận dụng tối đa cơ hội từ Hiệp định EVFTA

Doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống Việt Nam xúc tiến, quảng bá sản phẩm tại Hoa Kỳ

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo tìm cách mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm

CLEANFACT và RHVAC VIETNAM 2024: Điểm đến của nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương