Vụ sữa giả: Soi chiếu trách nhiệm người nổi tiếng với Luật về bảo vệ người tiêu dùng

Người nổi tiếng quảng cáo sản phẩm sữa giả hoàn toàn có thể bị xử lý theo Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và các quy định liên quan.
Loạt sao Việt quảng cáo sai sự thật: Có thể truy cứu trách nhiệm hình sự Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch lên tiếng về nghệ sĩ quảng cáo sữa giả Bộ Y tế sẽ xử lý bác sĩ vi phạm quảng cáo

Người nổi tiếng không vô can

Vụ "bê bối" sữa giả gần đây tại Việt Nam đã khiến dư luận phẫn nộ, đặc biệt khi nhiều người nổi tiếng đã tham gia quảng bá các sản phẩm này. Khi cơ quan chức năng vào cuộc, hàng trăm nghìn người tiêu dùng như vỡ lẽ, hóa ra niềm tin vào “người có ảnh hưởng” cũng có thể trở thành con dao hai lưỡi mà phần tổn thương lại thuộc về họ.

Vụ việc không chỉ đặt ra câu hỏi về đạo đức và tiêu chuẩn nghề nghiệp trong giới sản xuất, phân phối hàng tiêu dùng, mà còn chĩa mũi nhọn thẳng vào trách nhiệm pháp lý của những người được gọi là “người có ảnh hưởng”, một khái niệm đang ngày càng được sử dụng một cách tuỳ tiện và mơ hồ trong không gian mạng.

Họ có thể là nghệ sĩ, chuyên gia, youtuber, streamer, beauty blogger, hay đơn giản chỉ là một người mẹ có phong cách sống truyền cảm hứng, được cộng đồng tin tưởng và dõi theo. Nhưng khi đã nhận thù lao, dù là bằng tiền mặt, hiện vật, chiết khấu hay quyền lợi truyền thông để nói tốt về một sản phẩm, họ không còn đơn thuần là “người dùng chia sẻ trải nghiệm cá nhân”. Họ trở thành một "mắt xích" trong chuỗi quảng bá, tiêu thụ hàng hóa. Điều đó có nghĩa, họ không thể đứng ngoài Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Luật sửa đổi năm 2023, có hiệu lực từ ngày 1/7/2024, đã xác lập nguyên tắc rất rõ: Người quảng bá sản phẩm dịch vụ có trách nhiệm bảo đảm thông tin đầy đủ, trung thực, không gây hiểu lầm về tính năng, công dụng, nguồn gốc. Nếu hành vi quảng bá sai lệch gây thiệt hại cho người tiêu dùng, họ có thể bị xử lý hành chính, thậm chí bị truy cứu trách nhiệm liên đới cùng nhà sản xuất hoặc nhà phân phối.

Sữa giả, niềm tin thật và trách nhiệm của người nổi tiếng
Nhiều người nổi tiếng đã quảng bá cho các sản phẩm trong vụ bê bối sữa nghi giả mà lực lượng chức năng đã triệt phá gần đây

Tuy nhiên, thực tế cho thấy, sự chậm trễ trong nhận thức và thiếu chuẩn hóa trong hành vi của rất nhiều người có ảnh hưởng. Một số cá nhân còn viện cớ “tôi không bán, tôi chỉ chia sẻ”, như thể điều đó có thể miễn trừ mọi hậu quả mà lời nói của họ gây ra. Họ mặc nhiên coi mạng xã hội là “vùng xám pháp lý”, nơi mọi thứ đều là cảm xúc cá nhân, dù đằng sau mỗi đoạn clip, mỗi bài viết, là cả một hợp đồng quảng cáo lên đến hàng trăm triệu đồng.

Nguy hiểm hơn, chính kiểu “chia sẻ mang tính cá nhân” lại là công cụ hữu hiệu để tạo ra sự tin cậy. Khi một người mẹ nổi tiếng giới thiệu sữa cho con mình, người theo dõi tin rằng đó là sản phẩm thật sự an toàn. Họ không nghĩ rằng những sản phẩm được 'gắn tên gọi là sữa" ấy chưa từng qua kiểm nghiệm độc lập, và thậm chí được sản xuất từ một cơ sở không đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm. Họ cũng không biết rằng, người đang "thao thao bất tuyệt" giới thiệu những công dụng, tính năng của sản phẩm kia đã nhận tài trợ để làm điều đó.

Siết chặt trách nhiệm của người có ảnh hưởng

Chính từ thực tế đó, ngày 9/4 vừa qua, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia, Bộ Công Thương đã phát đi cảnh báo đặc biệt về hành vi quảng bá không trung thực, đặc biệt trong lĩnh vực thực phẩm, mỹ phẩm và dược liệu. Cơ quan này khẳng định rõ: “Một số người có ảnh hưởng đang gian dối hoặc thiếu trung thực trong việc quảng bá sản phẩm, gây thiệt hại nghiêm trọng cho người tiêu dùng và làm méo mó môi trường cạnh tranh”. Đây không còn là chuyện đạo đức nghề nghiệp, mà đã là hành vi có dấu hiệu vi phạm pháp luật, ảnh hưởng đến quyền lợi người tiêu dùng và tính công bằng trong thương mại.

Trong thời gian tới, Ủy ban Cạnh tranh Quốc gia sẽ tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, đồng thời tăng cường giám sát và xử lý nghiêm các hành vi cung cấp thông tin sai sự thật hoặc gây nhầm lẫn từ phía “người có ảnh hưởng”. Điều này nhằm bảo vệ quyền lợi chính đáng của người tiêu dùng và xây dựng một môi trường kinh doanh lành mạnh, cạnh tranh công bằng và phát triển bền vững.

Đã đến lúc, cần có những chế tài cụ thể và thực thi nghiêm khắc hơn. Không thể chỉ dừng ở các cảnh báo. Việc công khai danh tính những người quảng bá sai sự thật, buộc họ phải chịu trách nhiệm tài chính khi gây thiệt hại cho người tiêu dùng, là cần thiết. Đồng thời, các nền tảng mạng xã hội cũng cần đồng hành trong việc gắn nhãn rõ ràng với các nội dung tài trợ, tránh tình trạng quảng cáo trá hình, gây nhầm lẫn cho công chúng.

Về phía người tiêu dùng, việc tỉnh táo lựa chọn thông tin là điều quan trọng. Nhưng bản thân những “người có ảnh hưởng” cũng phải tự ý thức rằng, danh tiếng không thể là công cụ kiếm tiền vô trách nhiệm. Sự ảnh hưởng, nếu không đi kèm trách nhiệm pháp lý và đạo đức, sẽ trở thành mối nguy cho xã hội. Trong một xã hội thượng tôn pháp luật, quyền lực truyền thông phải đi kèm nghĩa vụ kiểm chứng. Nếu một bác sĩ kê nhầm thuốc gây chết người, họ bị tước giấy phép. Vậy thì một KOL quảng cáo thực phẩm "nổ", thổi phồng công dụng dẫn tới bệnh tật, thiệt hại sức khỏe, sao có thể vô can?

Thế giới đang bước vào thời kỳ của nền kinh tế số, nơi từng dòng tin trên mạng đều có thể chuyển hóa thành hành vi tiêu dùng. Trong thế giới ấy, ảnh hưởng là quyền lực. Nhưng quyền lực càng lớn, trách nhiệm càng không thể thoái thác.

Thời gian qua, hàng loạt vụ việc, người nổi tiếng, KOLs quảng cáo sai sự thật, tiếp tay cho sản phẩm kém chất lượng, thậm chí là hàng giả đã khiến dư luận phẫn nộ, người tiêu dùng mất niềm tin và đặt ra yêu cầu cấp thiết về trách nhiệm pháp lý, đạo đức nghề nghiệp của những người có sức ảnh hưởng.

Để góp phần thúc đẩy một môi trường truyền thông, kinh doang trên các nền tảng thương mại điện tử lành mạnh, minh bạch, Báo Công Thương thực hiện lấy ý kiến khảo sát, tiếp nhận thông tin phản ánh từ người tiêu dùng trên cả nước về các trường hợp cụ thể là những người ảnh hưởng, y bác sĩ, Tiktoker, KOL,…tham gia quảng bá hàng hóa, sản phẩm sai sự thật, thổi phồng các công dụng, có dấu hiệu vi phạm Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Luật Quảng cáo và các quy định liên quan về cạnh tranh, qua đó góp phần minh bạch hóa hoạt động truyền thông sản phẩm, bảo vệ người tiêu dùng và kiến nghị hoàn thiện chính sách.

Mọi thông tin phản ánh xin vui lòng cung cấp TẠI ĐÂY hoặc số điện thoại Đường dây nóng của Báo Công Thương: 0866.59.4498

Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng năm 2023 và Nghị định số 55/2024/NĐ-CP đã chính thức đưa ra định nghĩa về “người có ảnh hưởng”.

Theo đó, người có ảnh hưởng là các chuyên gia, người có uy tín, người được xã hội chú ý trong một lĩnh vực cụ thể, được doanh nghiệp tài trợ để sử dụng hình ảnh, lời khuyên nhằm xúc tiến thương mại hoặc khuyến khích người tiêu dùng mua sản phẩm, dịch vụ.

Đối tượng này bao gồm: Người có trình độ chuyên môn, kinh nghiệm được cơ quan có thẩm quyền công nhận; người tiêu biểu, có đóng góp, uy tín trong xã hội, lĩnh vực được cơ quan có thẩm quyền công nhận; người được xã hội chú ý, có lượng người theo dõi lớn trên truyền thông hoặc sở hữu tài khoản đủ điều kiện tham gia các chương trình quảng cáo, kinh doanh trên nền tảng số.

Như vậy, phạm vi “người có ảnh hưởng” rất rộng, từ các chuyên gia, nghệ sĩ đến các nhà sáng tạo nội dung trên mạng xã hội. Khi nhận tài trợ để quảng bá sản phẩm, họ đều chịu sự điều chỉnh của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và phải thực hiện các trách nhiệm pháp lý liên quan.

Theo luật, “người có ảnh hưởng” được xem là bên thứ ba cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ và phải tuân thủ các quy định:

Cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ: Đảm bảo thông tin về sản phẩm, dịch vụ do doanh nghiệp cung cấp và các chương trình đánh giá, xếp hạng (nếu có) là trung thực.

Yêu cầu chứng minh thông tin: Có quyền yêu cầu doanh nghiệp cung cấp thông tin, tài liệu để chứng minh tính chính xác, đầy đủ của sản phẩm, dịch vụ.

Chịu trách nhiệm liên đới: Chịu trách nhiệm nếu cung cấp thông tin sai lệch hoặc thiếu sót, trừ khi chứng minh đã thực hiện mọi biện pháp theo quy định để kiểm tra tính chính xác của thông tin.

Công khai việc được tài trợ: Phải thông báo rõ ràng cho người tiêu dùng về việc mình được tài trợ để cung cấp thông tin về sản phẩm, dịch vụ.

Ngoài ra, doanh nghiệp khi hợp tác với “người có ảnh hưởng” để quảng bá sản phẩm cũng phải có trách nhiệm thông báo công khai về mối quan hệ hợp tác này với người tiêu dùng.

Ngày 21/2 vừa qua, Chính phủ đã ban hành Nghị định số 24/2025/NĐ-CP, trong đó quy định rõ các biện pháp xử phạt đối với những cá nhân và tổ chức tham gia quảng cáo không minh bạch.

Theo khoản 3, Điều 47 của Nghị định số 24, các cá nhân có tầm ảnh hưởng trên mạng xã hội (KOL, KOC) có thể bị phạt từ 20 - 30 triệu đồng nếu không công khai việc họ nhận tài trợ để quảng bá sản phẩm. Điều này nhằm đảm bảo rằng người tiêu dùng có thể nhận biết rõ ràng nội dung quảng cáo và tránh bị tác động bởi những lời giới thiệu có thể không khách quan.

Ngoài ra, các doanh nghiệp tài trợ cho KOL, KOC cũng không nằm ngoài phạm vi xử phạt. Nếu không minh bạch về việc trả tiền hoặc tài trợ để người có ảnh hưởng quảng cáo sản phẩm, các công ty này cũng sẽ phải chịu mức phạt từ 20 - 30 triệu đồng. Điều này nhằm ngăn chặn tình trạng doanh nghiệp sử dụng KOL, KOC để lách các quy định về quảng cáo.

Ngân Thương
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Người tiêu dùng

Tin cùng chuyên mục

TP. Hồ Chí Minh: Tung nhiều khuyến mãi, siêu thị vẫn vắng khách dịp lễ

TP. Hồ Chí Minh: Tung nhiều khuyến mãi, siêu thị vẫn vắng khách dịp lễ

VPBank và BYD ưu đãi lãi suất độc quyền 0% trong 24 tháng cho khách hàng mua xe

VPBank và BYD ưu đãi lãi suất độc quyền 0% trong 24 tháng cho khách hàng mua xe

Acecook Việt Nam - Hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước

Acecook Việt Nam - Hành trình 30 năm phát triển cùng đất nước

TP. Hồ Chí Minh lan tỏa hàng Việt, tiêu dùng trách nhiệm

TP. Hồ Chí Minh lan tỏa hàng Việt, tiêu dùng trách nhiệm

Việt Nam là vùng đất hứa cho các thương hiệu cao cấp

Việt Nam là vùng đất hứa cho các thương hiệu cao cấp

Tăng khuyến mại, kích cầu tiêu dùng nội địa dịp lễ 30/4 - 1/5

Tăng khuyến mại, kích cầu tiêu dùng nội địa dịp lễ 30/4 - 1/5

‘Sinh lời trúng lớn’ cùng Techcombank với tổng giá trị giải thưởng đến 250 tỷ đồng

‘Sinh lời trúng lớn’ cùng Techcombank với tổng giá trị giải thưởng đến 250 tỷ đồng

Xử lý nghiêm sai phạm quảng cáo sữa trên mọi nền tảng

Xử lý nghiêm sai phạm quảng cáo sữa trên mọi nền tảng

Quảng cáo sản phẩm ISUNA sai sự thật, lừa dối người dùng?

Quảng cáo sản phẩm ISUNA sai sự thật, lừa dối người dùng?

Pháp luật các nước qui định thế nào với y, bác sĩ

Pháp luật các nước qui định thế nào với y, bác sĩ 'bán hàng’ - Việt Nam có buông lỏng?

Phiên chợ Xanh - Tử tế: 9 năm lan tỏa nông sản sạch

Phiên chợ Xanh - Tử tế: 9 năm lan tỏa nông sản sạch

Sở Công Thương Hà Nội: Không thể

Sở Công Thương Hà Nội: Không thể 'tự ý' kiểm tra doanh nghiệp do ngành khác quản lý

Nestlé Việt Nam 30 năm khẳng định niềm tin với thị trường

Nestlé Việt Nam 30 năm khẳng định niềm tin với thị trường

Hà Nội: Kiểm tra an toàn thực phẩm tại huyện Thanh Trì

Hà Nội: Kiểm tra an toàn thực phẩm tại huyện Thanh Trì

Khóa cửa kỹ thuật số:

Khóa cửa kỹ thuật số: 'Bẫy tử thần' khi nhà cháy

Vì sao sản phẩm kém chất lượng vẫn có chứng nhận ISO?

Vì sao sản phẩm kém chất lượng vẫn có chứng nhận ISO?

Trang ‘Sữa Bột Tốt’ và trò lố nâng sữa ngoại, dìm hàng Việt, vi phạm Luật Cạnh tranh

Trang ‘Sữa Bột Tốt’ và trò lố nâng sữa ngoại, dìm hàng Việt, vi phạm Luật Cạnh tranh

Masan Consumer - Doanh nghiệp tiêu biểu của Thành phố Hồ Chí Minh

Masan Consumer - Doanh nghiệp tiêu biểu của Thành phố Hồ Chí Minh

Xử lý nghiêm KOLs cung cấp thông tin sai sự thật

Xử lý nghiêm KOLs cung cấp thông tin sai sự thật

Thu cũ đổi mới - Đưa hàng Việt tới tay người tiêu dùng

Thu cũ đổi mới - Đưa hàng Việt tới tay người tiêu dùng