Cần hiểu đúng về 'chứng nhận FDA', tránh lợi dụng quảng cáo sai

Nhiều doanh nghiệp đã sử dụng chứng nhận FDA như một ‘bức bình phong’ để che đi chất lượng thực sự của sản phẩm.
Bộ Công Thương sẽ tổ chức Hội thảo trực tuyến về chứng nhận FDA và CE cho sản phẩm y tế xuất khẩu Vì sao sản phẩm kém chất lượng vẫn có chứng nhận ISO? Phú Thọ: Bắt khẩn đối tượng 'làm khống' chứng nhận hợp quy

Chuyên gia nói về chứng nhận FDA

Trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sức khỏe, an toàn thực phẩm, nhiều sản phẩm trên thị trường Việt Nam đã được quảng cáo có chứng nhận mang tên “chứng nhận FDA Hoa Kỳ”.

Điều này xuất phát từ quan điểm cho rằng, đạt được chứng nhận FDA do Hoa Kỳ cấp chứng minh hàng hoá có chất lượng cao, được cả một thị trường uy tín như Hoa Kỳ công nhận.

Trên thực tế, người tiêu dùng cũng không khó để bắt gặp những lời quảng cáo hoa mỹ như “sản phẩm đạt chuẩn FDA”, “được FDA công nhận”, hay thậm chí là những tấm giấy chứng nhận với dấu đỏ, logo bắt mắt treo trang trọng tại các cửa hàng, website.

Việc sử dụng các loại giấy tờ mang danh “chứng nhận FDA” để quảng bá cho sản phẩm đã trở nên phổ biến. Nhiều doanh nghiệp, nhà phân phối tận dụng tâm lý chuộng hàng ngoại, tin tưởng vào các tiêu chuẩn quốc tế khiến người tiêu dùng dễ dàng bị cuốn vào vòng xoáy niềm tin mù quáng. Tuy nhiên, không phải người tiêu dùng nào cũng thực sự hiểu rõ về giá trị thật sự của “chứng nhận FDA” này.

Khi chứng nhận FDA thành ‘bình phong’ che giấu sự thật
Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm có trụ sở đóng tại Washington DC, Hoa Kỳ được thành lập vào năm 1906. Ảnh: FDA

Trước hết, cần nhìn nhận một cách khách quan rằng, FDA (Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ) là cơ quan quản lý uy tín hàng đầu thế giới trong lĩnh vực thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm. FDA sẽ quản lý và giám sát các mặt hàng trên khi chúng lưu thông trên thị trường Hoa Kỳ.

Với mặt hàng thực phẩm và riêng với một số mặt hàng như thực phẩm chức năng, sữa bột dinh dưỡng, mỹ phẩm... không cần và cũng không được FDA phê duyệt trước khi đưa ra thị trường. Vậy các giấy chứng nhận FDA mà các doanh nghiệp thực phẩm của Việt Nam đang quảng cáo là gì?

Theo bà Nguyễn Mận, chuyên gia chứng nhận làm việc tại Gglobal, hiện nay có rất nhiều đơn vị sản xuất thực phẩm đăng thông tin quảng cáo về việc các công ty này đã đạt được giấy chứng nhận FDA. Tuy nhiên, thực tế FDA không hề cấp giấy chứng nhận chất lượng cho từng sản phẩm thực phẩm nhập khẩu vào Mỹ.

Thay vào đó, FDA chỉ yêu cầu các cơ sở sản xuất, kinh doanh đăng ký thông tin với cơ quan này. Sau khi hoàn tất đăng ký, doanh nghiệp sẽ nhận được một mã số xác nhận đăng ký cơ sở. Tuy nhiên, đây hoàn toàn không phải là giấy chứng nhận sản phẩm đã được kiểm nghiệm, kiểm định hay phê duyệt chất lượng.

FDA không cấp giấy chứng nhận hoặc “chứng nhận FDA” như một giấy phép chính thức. Thay vào đó, FDA yêu cầu doanh nghiệp đăng ký cơ sở sản xuất (Food Facility Registration) hoặc niêm yết sản phẩm (Listing) tùy thuộc vào loại sản phẩm (thực phẩm, dược phẩm, mỹ phẩm, thiết bị y tế....).

Đây chỉ là bằng chứng xác nhận rằng doanh nghiệp đã đăng ký cơ sở sản xuất với FDA. Nghĩa là nó chỉ là một thủ tục khai báo thông tin về cơ sở sản xuất, là điều kiện đầu tiên để doanh nghiệp có thể bắt đầu tiến hành thủ tục bán hàng tại Mỹ. Việc sản phẩm có thể lưu thông thực tế trên thị trường Mỹ sẽ phải trải qua rất nhiều các thủ tục khác.

“Giấy chứng nhận đạt chuẩn FDA hay bất kỳ bản dịch công chứng nào với dấu đỏ, logo sặc sỡ đều không phản ánh giá trị pháp lý về chất lượng sản phẩm”, bà Nguyễn Mận cho hay.

Khi chứng nhận FDA thành ‘bình phong’ che giấu sự thật
Chứng nhận FDA không thể chứng minh được chất lượng và sự an toàn của sản phẩm mà chỉ là một thủ tục khai báo thông tin cho hàng hoá muốn xuất khẩu vào Hoa Kỳ. Ảnh minh hoạ từ FDA

Không để lợi dụng quảng cáo sai sự thật

Trao đổi với phóng viên Báo Công Thương, bà Nguyễn Thị Hà, Trưởng phòng truyền thông Công ty thực phẩm Hải Yến cho biết, thời gian qua, công ty của bà cũng đã nhận được lời mời chào làm chứng nhận FDA từ một số đơn vị chứng nhận.

Những người này giới thiệu rằng, chứng nhận FDA chính là một cam kết, bằng chứng chứng minh hàng hoá của doanh nghiệp có chất lượng tốt và có đủ khả năng đi vào thị trường Hoa Kỳ. Điều này đồng nghĩa với việc cơ hội vào các thị trường khác cũng rộng mở hơn.

Tuy nhiên, sau khi tìm hiểu kỹ thông tin trên trang chính thức của FDA, công ty của bà Hà bất ngờ vì những thông tin quảng cáo của đơn vị chứng nhận lại khác xa với thực tế.

"Đơn vị chứng nhận đó còn nói với chúng tôi rằng có thể in logo chứng nhận lên sản phẩm để tăng độ tin cậy. Tuy nhiên, sau khi tìm hiểu kỹ, tôi mới biết FDA chỉ là một thủ tục đăng ký trước khi vào thị trường Hoa Kỳ chứ không phải cam kết hay bảo chứng về chất lượng như họ đang quảng cáo", bà Nguyễn Thị Hà cho hay.

Chia sẻ về vấn đề trên, chuyên gia Nguyễn Mận cho rằng, việc lạm dụng, thổi phồng giá trị của giấy chứng nhận FDA không chỉ khiến người tiêu dùng rơi vào trạng thái ngộ nhận, mà còn tiềm ẩn nhiều rủi ro về sức khỏe.

Chuyên gia Nguyễn Mận khuyên người tiêu dùng không nên để việc lợi dụng các chứng chỉ, chứng nhận nước ngoài dẫn tới quảng cáo sai. Khi gặp sản phẩm quảng cáo “đạt chuẩn FDA”, hãy yêu cầu doanh nghiệp cung cấp mã số đăng ký cơ sở với FDA và kiểm tra trên website chính thức của FDA. Đồng thời, luôn luôn ghi nhớ rằng, FDA chỉ xác nhận việc đăng ký cơ sở, không kiểm định từng sản phẩm cụ thể.

Đồng thời, đã đến lúc các cơ quan chức năng siết chặt quản lý, xử lý nghiêm các hành vi quảng cáo sai sự thật, góp phần xây dựng một thị trường minh bạch, công bằng và an toàn hơn cho mọi người, bà Nguyễn Mận khuyến cáo.

Hồi tháng 11/2023, VTV đã thực hiện phóng sự phản ánh vụ việc sản phẩm sữa Yarmy của Công ty cổ phần Huyền Chi Ngọc có nhiều dấu hiệu bất thường trong quảng cáo, nhiều người dùng bị đau bụng, tiêu chảy.

Điều đáng nói là sản phẩm sữa Yarmy lại được quảng cáo được cấp chứng nhận FDA và logo của FDA được in trên sản phẩm để quảng cáo thu hút người dùng.

Tuy nhiên, theo ông Trần Quang Trung, Chủ tịch Hiệp hội Sữa Việt Nam, FDA không cho phép doanh nghiệp in logo của họ trên nhãn hàng hóa. Danh sách doanh nghiệp thuộc Hiệp hội Sữa Việt Nam được cấp FDA cũng không có tên Công ty sữa Yarmy.

Phong Lâm
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Người tiêu dùng

Tin cùng chuyên mục

Hai câu chuyện về thuế và góc nhìn đa chiều

Hai câu chuyện về thuế và góc nhìn đa chiều

Thanh Hoá: Lắng nghe lòng dân từ việc

Thanh Hoá: Lắng nghe lòng dân từ việc 'số hóa' tên phường, xã sau sáp nhập

Thấy gì khi giới trẻ háo hức trước giờ hợp luyện diễu binh lần 2?

Thấy gì khi giới trẻ háo hức trước giờ hợp luyện diễu binh lần 2?

Chuyển quyền để chuẩn hóa quản lý, nhưng không làm gãy mạch xuất khẩu

Chuyển quyền để chuẩn hóa quản lý, nhưng không làm gãy mạch xuất khẩu

Ớt, chanh leo, tổ yến và ‘giấc mơ lớn’ ở thị trường tỷ dân

Ớt, chanh leo, tổ yến và ‘giấc mơ lớn’ ở thị trường tỷ dân

Giữa ngày hội non sông, nghệ sĩ đừng buông lời vô cảm

Giữa ngày hội non sông, nghệ sĩ đừng buông lời vô cảm

Sữa giả tung hoành nhờ ‘chợ trời quảng cáo’ mạng xã hội

Sữa giả tung hoành nhờ ‘chợ trời quảng cáo’ mạng xã hội

Muốn làm nghề giữ trẻ, trước tiên cần phải giữ mình

Muốn làm nghề giữ trẻ, trước tiên cần phải giữ mình

Mai Ly giễu nhại chế tài, Chu Thanh Huyền cảnh cáo ‘sân si’ - pháp luật đang bị ‘bỡn cợt’?

Mai Ly giễu nhại chế tài, Chu Thanh Huyền cảnh cáo ‘sân si’ - pháp luật đang bị ‘bỡn cợt’?

Vụ sữa giả: Đừng gắn sai trách nhiệm của Bộ Công Thương

Vụ sữa giả: Đừng gắn sai trách nhiệm của Bộ Công Thương

Chuyển đổi năng lượng: Cần thể chế, vốn và con người

Chuyển đổi năng lượng: Cần thể chế, vốn và con người

Giáo dục đổi thay từ một quyết sách nhân văn

Giáo dục đổi thay từ một quyết sách nhân văn

Loạt sao Việt quảng cáo sai sự thật: Có thể truy cứu trách nhiệm hình sự

Loạt sao Việt quảng cáo sai sự thật: Có thể truy cứu trách nhiệm hình sự

Kẹo Kera, 600 loại sữa giả và

Kẹo Kera, 600 loại sữa giả và 'bùa hộ mệnh' của gian thương

Đạo đức giá bao nhiêu?

Đạo đức giá bao nhiêu?

Bê bối sữa giả: Hơn 500 tỷ trục lợi từ niềm tin người tiêu dùng

Bê bối sữa giả: Hơn 500 tỷ trục lợi từ niềm tin người tiêu dùng

Thực phẩm bẩn tràn lan: Vai trò người tiêu dùng ở đâu?

Thực phẩm bẩn tràn lan: Vai trò người tiêu dùng ở đâu?

Vụ việc MC Quyền Linh và

Vụ việc MC Quyền Linh và 'khoảng trống' trong văn hóa ứng xử

Sẽ có cây sen Việt Nam vững vàng trong kỷ nguyên số

Sẽ có cây sen Việt Nam vững vàng trong kỷ nguyên số

Hãy để mỗi món quà là một dấu ấn Hà Nội

Hãy để mỗi món quà là một dấu ấn Hà Nội