Sau vụ sữa giả: Nhiều sản phẩm âm thầm rời khỏi thị trường Quản lý thị trường Đà Nẵng tăng cường kiểm soát mặt hàng sữa Sau vụ sữa giả: Cẩn trọng |
Công ty Blue Diamond Việt Nam “xóa sổ” sản phẩm sữa Colos Infant
Thời gian gần đây, một sản phẩm sữa của Công ty CP Dược phẩm Blue Diamond Việt Nam (Công ty Blue Diamond Việt Nam) bị gỡ bỏ khỏi trên webiste bán hàng của doanh nghiệp là Colos Infant. Điều đáng chú ý, trước đó, theo công bố trên website chính thức https://bluediamond.com.vn/, dòng sữa Colos từng được giới thiệu nằm trong top 10 thương hiệu Việt Nam ưu tiên tin dùng năm 2024.
![]() |
Sữa Colos Infant bị Công ty Blue Diamond Việt Nam xóa sổ khỏi website. Ảnh chụp màn hình |
Theo giới thiệu, sữa Colos Infant là sữa non cho trẻ sơ sinh từ 0 đến 12 tháng tuổi, với thành phần được công bố gồm sữa non nhập khẩu từ Mỹ, DHA, HMO và FOS, hỗ trợ tiêu hóa và miễn dịch cho trẻ.
Ngoài Colos Infant bị “xóa sổ”, Công ty Blue Dianmond Việt Nam hiện đang kinh doanh khoảng 14 sản phẩm có thương hiệu Colos như: Colos Weight Gain, Colos Mama, Colos Sure Gold, Colos Ba Kid, Colos NutrentKao Grow IQ, …
![]() |
Một số sản phẩm sữa thương hiệu Colos đang được Công ty Blue Diamond Việt Nam kinh doanh. Ảnh chụp màn hình. |
Bên cạnh dòng sản phẩm thương hiệu Colos, Công ty Blue Dianmond Việt Nam cũng chào bán các dòng sản phẩm khác như DHA IQ, KingpluS A+, BIOS Premium, Omegalac IQ,… với mỗi thương hiệu tới hàng chục sản phẩm.
Đáng chú ý, Công ty Blue Dianmond Việt Nam tự hào giới thiệu hai dòng sản phẩm tiêu biểu: DHA IQ - lọt top 10 Thương hiệu nổi tiếng Quốc gia 2023 và King Plus -từng ghi dấu ấn với vị trí top 10 Thương hiệu nổi tiếng Quốc gia 2022.
Trong một video giới thiệu (vào tháng 12/2024), ông Trần Nhật Minh - Giám đốc kinh doanh Công ty Blue Diamond Việt Nam cho biết: “Trong thời gian qua, công ty đã không ngừng nỗ lực nghiên cứu, sản xuất và đưa ra thị trường những sản phẩm chất lượng cao được người tiêu dùng đón nhận, như dòng sản phẩm DHA IQ.
Dựa trên nhu cầu đa dạng, chúng tôi đã và đang xây dựng một hệ sinh thái phong phú bao gồm các sản phẩm như sữa bột, sữa pha sẵn, sữa vị trái cây, bột ăn dặm, bột ngũ cốc,… Mỗi sản phẩm đều được nghiên cứu tối ưu đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng cho mọi đối tượng, mọi lứa tuổi”.
![]() |
Ông Trần Nhật Minh - Giám đốc kinh doanh Công ty Blue Diamond Việt Nam trong một đoạn giới thiệu sản phẩm. Ảnh chụp màn hình |
Theo tìm hiểu, Công ty CP Dược phẩm Blue Diamond Việt Nam được thành lập 3/10/2023, trụ sở tại địa chỉ số nhà 71, Đường Lương Ngọc Khuyến, Khu Y Na, Phường Kinh Bắc, TP. Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh; Ngành nghề chính là bán buôn thực phẩm; Người đại diện theo pháp luật bà Phạm Thị Hòa với chức danh Giám đốc.
Vốn điều lệ của doanh nghiệp là 1 tỷ dồng do ông Trần Minh Tuân góp 250 triệu đồng (25%); ông Âu Tư Duy góp 500 triệu đồng (50%) và bà Phạm Thị Hòa góp 250 triệu đồng (25%).
![]() |
Sữa Colos Infant “biến mất” trên webiste https://bluediamond.com.vn. Ảnh chụp màn hình |
Nhằm cung cấp thông tin đa chiều tới bạn đọc, phóng viên Báo Công Thương đã liên hệ với Công ty Blue Diamond Việt Nam để tìm hiểu lý do sản phẩm sữa Colos Infant bị gỡ bỏ khỏi website doanh nghiệp giữa thời điểm thị trường sữa giả gây xôn xao dư luận. Tuy nhiên, đại diện Công ty Blue Diamond Việt Nam cho biết sẽ chỉ trao đổi khi nhận được văn bản chính thức từ tòa soạn.
Nghệ sĩ “nổ” quá đà, cơ quan chức năng vào cuộc
Thực hiện Công điện số 40/CĐ-TTg ngày 17/4/2025 của Thủ tướng Chính phủ về việc xử lý vụ việc sản xuất, phân phối sữa giả, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa ban hành Văn bản số 1703/BVHTTDL-VHCSGĐTV yêu cầu các đơn vị chức năng trực thuộc tăng cường kiểm tra, xử lý các hành vi sai phạm trong hoạt động quảng cáo sữa và thực phẩm trên nhiều nền tảng truyền thông.
![]() |
Một số danh hiệu của được Công ty Blue Diamond giới thiệu. Ảnh chụp màn hình |
Mới đây, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã ban hành văn bản số 1703/BVHTTDL-VHCSGĐTV, yêu cầu tăng cường kiểm tra, xử lý các sai phạm trong quảng cáo sữa và thực phẩm.
Theo đó, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch yêu cầu Cục Phát thanh, truyền hình và Thông tin điện tử chủ trì, phối hợp với các cơ quan, đơn vị của Bộ Y tế xử lý các sai phạm trong hoạt động quảng cáo sữa, thực phẩm trên phát thanh, truyền hình, trang thông tin điện tử, mạng xã hội, ứng dụng trực tuyến, nền tảng số có kết nối Internet theo thẩm quyền được phân công trên cơ sở hành vi vi phạm đã được cơ quan chức năng có thẩm quyền xác định. Đồng thời kiểm tra hoạt động quảng cáo sữa, thực phẩm trên các kênh, chương trình chuyên quảng cáo đã được cấp phép.
Việc một số nghệ sĩ sử dụng uy tín cá nhân để quảng bá sản phẩm là quyền cá nhân và hoạt động thương mại hợp pháp. Tuy nhiên, khi lời quảng cáo mang tính tuyệt đối hóa, thiếu kiểm chứng như “100 người dùng thì 100 người hiệu quả”, hay cam kết giảm đau nhức chỉ sau vài tuần - nếu không đúng bản chất và chưa được xác thực khoa học - sẽ vô tình tiếp tay cho quảng cáo thổi phồng công dụng, dễ dẫn dắt người tiêu dùng vào những kỳ vọng ảo.
Bộ Y tế “tuýt còi” bác sĩ quảng cáo sản phẩm sức khỏe
Mặc dù quy định pháp luật đã rõ ràng, nhưng tình trạng bác sĩ, dược sĩ và nhân viên y tế - thậm chí cả những người có học hàm, học vị cao như giáo sư, tiến sĩ - tham gia quảng cáo thực phẩm chức năng vẫn diễn ra phổ biến, thậm chí công khai trên nhiều nền tảng.
Theo quy định tại khoản 2 Điều 27 Nghị định 15/2018/NĐ-CP quy định: “Không sử dụng hình ảnh, thiết bị, trang phục, tên, thư tín của các đơn vị, cơ sở y tế, bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế, thư cảm ơn của người bệnh, bài viết của bác sỹ, dược sỹ, nhân viên y tế để quảng cáo thực phẩm”.
![]() |
Hình ảnh một bác sĩ dùng để quảng cáo dòng sữa DHA IQ. Ảnh chụp mà hình |
Việc không ít người hoạt động trong ngành y vẫn góp mặt trong các clip quảng bá sữa, thuốc đông y, thực phẩm chức năng với lời lẽ gây hiểu nhầm như “được chuyên gia khuyên dùng”, “tốt cho sức khỏe người bệnh”, hay thậm chí là “hỗ trợ điều trị”.
Trước thực trạng này, ngày 17/4/2025, Bộ Y tế đã ban hành công văn số 2310/BYT-ATTP, yêu cầu các đơn vị trực thuộc thông báo đến toàn thể cán bộ, nhân viên, kể cả người đã nghỉ hưu không tham gia quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng. Bộ cũng yêu cầu các đơn vị tiến hành rà soát, kiểm tra và xử lý các trường hợp vi phạm theo thẩm quyền.
Trong bối cảnh người tiêu dùng ngày càng quan tâm đến sức khỏe và tin tưởng vào lời khuyên của giới chuyên môn, việc sử dụng hình ảnh bác sĩ trong quảng cáo nếu không được kiểm soát chặt chẽ sẽ dễ dẫn đến hiểu lầm, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng và niềm tin vào ngành y tế. |