Sau vụ sữa giả: Nhiều sản phẩm âm thầm rời khỏi thị trường

Sau bê bối sữa giả, nhiều sản phẩm từng được quảng cáo rầm rộ đã âm thầm rút khỏi thị trường, khiến người tiêu dùng không khỏi hoang mang và nghi ngại.
Sữa giả tung hoành nhờ ‘chợ trời quảng cáo’ mạng xã hội 'Lỗ hổng' quản lý thực phẩm sữa: Bài 3 - Người nổi tiếng và trách nhiệm khi quảng cáo Xử lý nghiêm sai phạm quảng cáo sữa trên mọi nền tảng

Công ty Zentrum đóng website, âm thầm gỡ bỏ video quảng cáo

Trước khi vụ sữa giả bị phanh phui, thị trường sữa dinh dưỡng phát triển rầm rộ với hàng nghìn thương hiệu, nhiều sản phẩm quảng bá rầm rộ trên truyền thông và mạng xã hội. Các loại sữa non, sữa đặc trị cho trẻ em, người già, người bệnh được giới thiệu với công thức ngoại nhập, kèm theo lời khen từ chuyên gia, bác sĩ và người nổi tiếng.

Tuy nhiên, sau khi Bộ Công an công bố thông tin triệt phá đường dây sản xuất, buôn bán sữa giả với số lượng lớn, nhiều thương hiệu sữa nội lẫn sữa ngoại bỗng dưng “biến mất” khỏi các kênh bán hàng, website và mạng xã hội.

Dù đến nay chưa có kết luận chính thức từ cơ quan chức năng cho thấy các sản phẩm này là hàng giả hay vi phạm quy định chất lượng, nhưng động thái bất thường khiến người tiêu dùng hoang mang và tạo ra tâm lý nghi ngại trên thị trường.

Tháng 6/2022, Công ty Cổ phần Zentrum (Công ty Zentrum) ra mắt thị trường Việt Nam 2 dòng sản phẩm dinh dưỡng cao cấp quảng bá nhập khẩu từ Đức, gồm Hanfkraft và Natufekte. Thông tin này được doanh nghiệp công bố rộng rãi trên các phương tiện truyền thông và nền tảng trực tuyến, thu hút sự chú ý của người tiêu dùng nhờ chiến dịch quảng cáo quy mô với sự tham gia của một số chuyên gia y tế.

Sau vụ sữa giả: Nhiều sản phẩm âm thầm ‘biến mất’ khỏi thị trường

Công ty Cổ phần Zentrum ra mặt bộ đôi sản phẩm Hanfkraft và Natufekte hồi tháng 6/2022. Ảnh: Tạp chí Thương hiệu và Công luận.

Theo giới thiệu từ Công ty Zentrum, Natufekte là sản phẩm bột dinh dưỡng thuần chay, sản xuất theo tiêu chuẩn hữu cơ châu Âu, phù hợp cho mọi chế độ ăn uống, kể cả người ăn chay trường hoặc áp dụng thực đơn kiêng khem. Sản phẩm được quảng bá giúp bổ sung năng lượng, cân bằng dinh dưỡng, hỗ trợ chống oxy hóa và tốt cho tim mạch, xương khớp nhờ thành phần giàu enzyme SOD, vitamin D3, K2, Flavonoid và acid folate. Trên thị trường, giá bán phổ biến của Natufekte vào khoảng 1.300.000 đồng cho hộp 400g.

Còn sản phẩm Hanfkraft được quảng cáo là bột đạm thuần chay từ 100% cây gai dầu hữu cơ, không chứa lactose, gluten, giàu axit amin, chất xơ và các vi chất thiết yếu. Theo thông tin từ nhà phân phối, giá trị dinh dưỡng của Hanfkraft tương đương các nguồn đạm động vật như trứng, thịt, sữa, được khuyến nghị dùng hằng ngày hoặc kết hợp cùng ngũ cốc, sữa thực vật để tạo thành thức uống giàu dinh dưỡng. Giá sản phẩm dao động từ 600.000 đồng đến 1.322.000 đồng/hộp 400g.

Sau vụ sữa giả: Nhiều sản phẩm âm thầm ‘biến mất’ khỏi thị trường
TS.BS Nguyễn Thị Ngọc Huyền - Nguyên Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nội tiết Trung ương và PGS.TS Nguyễn Thị Lâm - Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc trong một video giới thiệu sản phẩm của Công ty Zentrum. Ảnh chụp màn hình

Đáng chú ý, nhiều video quảng cáo có sự xuất hiện của các chuyên gia như TS.BS Nguyễn Thị Ngọc Huyền - Nguyên Trưởng khoa Khám bệnh, Bệnh viện Nội tiết Trung ương và PGS.TS Nguyễn Thị Lâm - Nguyên Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia, nhằm giới thiệu công dụng nổi bật của bộ đôi Hanfkraft và Natufekte.

Trong các nội dung quảng bá này, PGS.TS Nguyễn Thị Lâm đánh giá Hanfkraft là sản phẩm dinh dưỡng giàu vitamin, khoáng chất, chất xơ và enzyme chống oxy hóa nội sinh, giúp phòng chống bệnh tật, đồng thời bổ sung vitamin D3 và K2 hỗ trợ hấp thu canxi hiệu quả, giảm lắng đọng canxi tại thành mạch và thận, từ đó giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch và ung thư.

Còn Bác sĩ Nguyễn Thị Ngọc Huyền cũng cho biết, bà thường khuyến nghị sử dụng bộ đôi Hanfkraft và Natufekte cho người mắc đái tháo đường, bệnh tuyến giáp và các rối loạn chuyển hóa.

Sau vụ sữa giả: Nhiều sản phẩm âm thầm ‘biến mất’ khỏi thị trường
Sản phẩm Hanfkraft và Natufekte được quảng cáo trên facebook với tài khoản "Chùa Long Hương". Ảnh chụp màn hình.

Bên cạnh đó, nhân viên Công ty Zentrum và bà Nguyễn Thị Lệ Tuyển - Tổng Giám đốc Công ty Zentrum thường xuyên livestream, chia sẻ trực tuyến để quảng bá và bán hai sản phẩm, với lời giới thiệu gây hiểu nhầm như thuốc chữa bệnh. Trong một số video còn có sự xuất hiện của các tăng ni được giới thiệu là thuộc Chùa Long Hương.

Dù được quảng cáo rầm rộ là vậy, thời gian gần đây các video quảng cáo về bộ đôi Hanfkraft và Natufekte bất ngờ biến mất khỏi các nền tảng, website chính thức của Công ty Zentrum (https://www.zentrum.vn) cũng ngừng hoạt động. Diễn biến này khiến nhiều người tiêu dùng lo ngại về mức độ minh bạch của các sản phẩm bảo vệ sức khỏe, đặc biệt là những sản phẩm từng được quảng cáo với sự góp mặt của bác sĩ, chuyên gia.

Sau vụ sữa giả: Nhiều sản phẩm âm thầm ‘biến mất’ khỏi thị trường
Website www.zentrum.vn hiện không thể còn truy cập được. Ảnh chụp màn hình

Theo dữ liệu từ Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia, Công ty Cổ phần Zentrum được thành lập ngày 9/11/2021, trụ sở đặt tại số 20 Khương Đình, phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân, TP. Hà Nội. Người đại diện pháp luật là bà Nguyễn Thị Lệ Tuyển với chức danh Chủ tịch Hội đồng Quản trị kiêm Tổng Giám đốc công ty. Ngành nghề kinh doanh chính là bán buôn đồ dùng gia đình, bao gồm dược phẩm, dụng cụ y tế, mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh.

Vốn điều lệ của Zentrum đạt 9 tỷ đồng, với sự góp vốn của 6 cá nhân, bao gồm: bà Nguyễn Thị Lệ Tuyển góp 3,33 tỷ đồng (37%), ông Vũ Văn Quân góp 2,52 tỷ đồng (28%), ông Nguyễn Văn Thắng góp 1,8 tỷ đồng (20%), còn lại là các cổ đông Nguyễn Đức Tùng, Nguyễn Xuân Hiệp và Đặng Minh Ngọc, mỗi người góp 450 triệu đồng (5%).

(Còn nữa)

Anh Phong
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: quảng cáo sai quy định

Có thể bạn quan tâm

Tin cùng chuyên mục

Thanh Hương quảng cáo

Thanh Hương quảng cáo 'thần thánh hóa' men sống Bạch Mai Pro

Diễn viên Thanh Hương quảng cáo sản phẩm Men sống Bạch Mai Pro với nội dung thổi phồng công dụng như thuốc, vượt xa bản chất thực phẩm chức năng.
Đoàn Di Băng quảng cáo, giới thiệu mỹ phẩm như thuốc chữa bệnh

Đoàn Di Băng quảng cáo, giới thiệu mỹ phẩm như thuốc chữa bệnh

Một số mỹ phẩm có nhãn hiệu Hanayuki bà Đoàn Di Băng đại diện được quảng cáo, giới thiệu công dụng quá mức, khiến người dùng hiểu nhầm là thuốc điều trị bệnh.
Đoàn Di Băng bị tố

Đoàn Di Băng bị tố 'thổi phồng' công dụng dung dịch vệ sinh Hanayuki

Bạn đọc phản ánh tới Báo Công Thương, bà Đoàn Di Băng quảng cáo dung dịch vệ sinh nhãn hiệu Hanayuki sai sự thật, thổi phồng công dụng, thậm chí phản khoa học.
PQA Nhuận Tràng: Thực phẩm chức năng đội lốt bài thuốc

PQA Nhuận Tràng: Thực phẩm chức năng đội lốt bài thuốc

Quảng cáo sản phẩm PQA Nhuận Tràng như một bài thuốc, website www.dsthuphuongpqa.vn có dấu hiệu vi phạm pháp luật, như cảnh báo của Cục An toàn thực phẩm.
Loạt trung tâm đăng kiểm bị tố vòi vĩnh, nhũng nhiễu

Loạt trung tâm đăng kiểm bị tố vòi vĩnh, nhũng nhiễu

Hàng loạt trung tâm đăng kiểm bị tố vòi vĩnh, nhũng nhiễu, móc nối “cò”, bán tem kiểm định, ép sửa xe, từ chối hồ sơ miễn kiểm… khiến người dân bức xúc.
Báo Công Thương liên tiếp nhận được phản ánh Võ Hà Linh quảng cáo sản phẩm sai sự thật

Báo Công Thương liên tiếp nhận được phản ánh Võ Hà Linh quảng cáo sản phẩm sai sự thật

Nhiều bạn đọc liên tiếp phản ánh đến Báo Công Thương việc Tiktoker Võ Hà Linh và người có sức ảnh hưởng khác quảng bá hàng hóa sai sự thật.
Hộp thư bạn đọc ngày 19/4: Phản ánh Võ Hà Linh quảng cáo lố; sản phẩm cai thuốc lá mập mờ nguồn gốc

Hộp thư bạn đọc ngày 19/4: Phản ánh Võ Hà Linh quảng cáo lố; sản phẩm cai thuốc lá mập mờ nguồn gốc

Hộp thư nhận được phản ánh về việc TikToker Võ Hà Linh quảng cáo lố thu lợi rồi sửa và ẩn; bán sản phẩm cai thuốc lá trái phép
Tra cứu thông tin thực phẩm bảo vệ sức khỏe ở đâu?

Tra cứu thông tin thực phẩm bảo vệ sức khỏe ở đâu?

Bạn đọc băn khoăn việc tra cứu thông tin về các sản phẩm thực phẩm bảo vệ sức khỏe ở đâu? Cục An toàn thực phẩm đã có hướng dẫn và cảnh báo cụ thể.
Quản lý thị trường chỉ ra 3 khó khăn trong kiểm tra, xử lý thực phẩm vi phạm

Quản lý thị trường chỉ ra 3 khó khăn trong kiểm tra, xử lý thực phẩm vi phạm

Công tác tiền kiểm đối với hàng hóa trước khi đưa ra thị trường cần được quy định chặt chẽ hơn và được phân công cho một cơ quan chịu trách nhiệm thống nhất.
Ký túc xá Mỹ Đình thiếu minh bạch, đẩy gánh nặng lên vai sinh viên nghèo?

Ký túc xá Mỹ Đình thiếu minh bạch, đẩy gánh nặng lên vai sinh viên nghèo?

Nhiều sinh viên nghèo ở ký túc xá Mỹ Đình, TP. Hà Nội bức xúc vì phải đóng tiền sử dụng điều hòa dưới hình thức “tự nguyện” nhưng dường như... không có lựa chọn
Kháng cáo xin án treo dây chuyền vụ

Kháng cáo xin án treo dây chuyền vụ 'Bà Nhàn trị nám': Liệu có quá nhẹ tay?

Sau bản án sơ thẩm, nhiều bị cáo trong vụ “Bà Nhàn trị nám” đồng loạt kháng cáo xin giảm nhẹ và hưởng án treo, đặt ra lo ngại về tính răn đe của pháp luật.
Từ sữa, thuốc giả nhìn lại vụ “Bà Nhàn trị nám” lừa đảo gần 500 tỷ

Từ sữa, thuốc giả nhìn lại vụ “Bà Nhàn trị nám” lừa đảo gần 500 tỷ

Chiếm đoạt hàng trăm tỷ qua mạng, vụ “Bà Nhàn trị nám” là một đại án lừa đảo. Người dân vẫn chờ kết quả xử lý cuối cùng để làm mẫu cho những vụ việc tương tự.
Quản lý thị trường Hà Nội vào cuộc xử lý đơn tố cáo Chu Thanh Huyền bán mỹ phẩm không tem nhãn

Quản lý thị trường Hà Nội vào cuộc xử lý đơn tố cáo Chu Thanh Huyền bán mỹ phẩm không tem nhãn

Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội đang thẩm tra, xác minh nội dung tố cáo liên quan đến việc bà Chu Thanh Huyền bán mỹ phẩm không tem nhãn, không hóa đơn.
Sữa Fucoidan Nano

Sữa Fucoidan Nano 'nổ' chữa được ung thư: Công ty nói do đại lý

Website fucoidannano.com ngừng hoạt động sau phản ánh của Báo Công Thương, nhưng trách nhiệm về sai phạm quảng cáo và dấu hiệu trục lợi vẫn cần được làm rõ.
Cục Quản lý Dược chuyển đơn tố cáo Chu Thanh Huyền đề nghị QLTT xử lý

Cục Quản lý Dược chuyển đơn tố cáo Chu Thanh Huyền đề nghị QLTT xử lý

Cục Quản lý Dược đã chuyển đơn tố cáo bà Chu Thanh Huyền tới Chi cục Quản lý thị trường Hà Nội, đề nghị xử lý theo quy định pháp luật.
Hộp thư bạn đọc ngày 17/4: Phản ánh việc lấp hồ Đầm; Ốc Sên bán hàng thiếu tem nhãn

Hộp thư bạn đọc ngày 17/4: Phản ánh việc lấp hồ Đầm; Ốc Sên bán hàng thiếu tem nhãn

Hộp thư bạn đọc Báo Công Thương nhận được phản ánh về việc lấp hồ Đầm; Công ty Song Anh xâm phạm sở hữu trí tuệ; cửa hàng Ốc Sên bán hàng thiếu tem nhãn.
Công ty phân phối Hikid phản hồi sau bài viết Báo Công Thương

Công ty phân phối Hikid phản hồi sau bài viết Báo Công Thương

Sau bài phản ánh nội dung quảng cáo sản phẩm Hikid, Công ty TNHH XNK & TM Phương Linh đã có văn bản chính thức gửi Báo Công Thương để làm rõ thông tin.
Doanh nghiệp phân phối Hikid nói gì sau khi Báo Công Thương phản ánh?

Doanh nghiệp phân phối Hikid nói gì sau khi Báo Công Thương phản ánh?

Sau khi Báo Công Thương phản ánh, đơn vị phân phối Hikid tại Việt Nam bất ngờ có thông cáo thừa nhận sai sót gửi nhiều cơ quan báo chí
Mailystyle quảng cáo kiểu Kera:NMN, dầu thông đỏ

Mailystyle quảng cáo kiểu Kera:NMN, dầu thông đỏ 'cải tử hoàn đồng', chữa bách bệnh

Những phát ngôn, chiêu trò quảng cáo thực phẩm của Nguyễn Hoàng Mai Ly có dấu hiệu liều lĩnh và nguy hiểm không kém Hằng Du Mục và Quang Linh Vlogs.
Hà Nội: Nhà dân nứt toác cạnh công trường thi công dự án Trường THCS Huy Văn

Hà Nội: Nhà dân nứt toác cạnh công trường thi công dự án Trường THCS Huy Văn

Theo phản ánh, đơn vị thi công Trường THCS Huy Văn (quận Đống Đa, TP. Hà Nội) trong quá trình phá dỡ đã làm nứt một số nhà dân lân cận.
Mobile VerionPhiên bản di động