Gạo tẻ râu Phong Thổ - sản phẩm OCOP 3 sao của tỉnh Lai Châu

Gạo tẻ râu là sản phẩm đặc sản của huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu.Đây là giống lúa thuần cho chất lượng gạo thơm, ngon, dẻo nên được khách hàng ưa chuộng.
“Cơ hội vàng” cho nông sản Lai Châu vươn xa Sơn La: Xây dựng sản phẩm OCOP miền núi từ hoa đu đủ

Phát triển thương hiệu từ tiềm năng, thế mạnh của địa phương

Gạo tẻ râu hay còn gọi là gạo dâu được đồng bào các dân tộc huyện Phong Thổ trồng từ rất lâu. Không giống những loại gạo khác, gạo tẻ râu có đặc điểm khi nấu chín hạt cơm dài, mẩy, dẻo, ngọt như cơm nếp. Có lẽ do chất đất, khí trời, độ cao, gió núi đã góp phần làm nên vị ngon ngọt, mùi thơm của hạt gạo. Từ đó, vị đậm đà của loại gạo tẻ râu không lẫn với bất kỳ loại gạo nào khiến người thưởng thức một lần nhớ mãi.

Nhằm nâng cao giá trị, thu nhập cho người dân, những năm qua huyện Phong Thổ đã có nhiều giải pháp xây dựng và phát triển thương hiệu gạo tẻ râu. Từ đó, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp của địa phương ngày càng phát triển và trở thành sản phẩm đặc sản của huyện, được khách hàng gần xa ưa chuộng. Đặc biệt, sau khi được công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao vào năm 2020, sản phẩm đã được đưa vào một số siêu thị trên toàn quốc…

Gạo tẻ râu Phong Thổ - sản phẩm OCOP 3 sao của tỉnh Lai Châu
Thu hoạch gạo tẻ râu

Năm 2018, được sự hỗ của của Cơ quan Hợp tác phát triển Na Uy, thông qua Văn phòng Plan Na Uy tài trợ, nhóm thanh niên 2 bản Nà Giang và Thèn Thầu, xã Bản Lang, huyện Phong Thổ thành lập Nhóm Thanh niên phát triển kinh tế. Sau khi tiến hành khảo sát nhu cầu của khách hàng, Nhóm Thanh niên đã khai thác tiềm năng, thế mạnh và điều kiện sẵn có ở địa phương để phát triển thương hiệu "gạo tẻ râu Phong Thổ" hay còn gọi Khẩu Chắp Hang.

Sau hơn 3 năm trồng, gạo tẻ râu có giá trị gấp đôi so với các loại gạo thông thường và được bà con huyện Phong Thổ tham gia hưởng ứng, mở rộng diện tích trồng. Với sự liên kết của Công ty TNHH Một thành viên Giống vật tư nông nghiệp Tây Bắc, sản phẩm gạo tẻ râu Phong Thổ được tỉnh Lai Châu công nhận là sản phẩm OCOP 3 sao vào năm 2020.

Từ năm 2020 đến nay, toàn bộ sản phẩm gạo tẻ râu đều được Công ty TNHH Một thành viên Giống vật tư nông nghiệp Tây Bắc bao tiêu đầu ra ổn định bán với giá 13.000 đồng/kg thóc khô. Riêng năm 2021, công ty đã thu mua gần 200 tấn lúa tẻ râu, tăng gấp 7 lần so với năm 2020. Sản phẩm đã bán tại một số thị trường lớn như: Hà Nội, Hải Phòng, Quảng Ninh...

Mở rộng kênh tiêu thụ, quảng bá sản phẩm

Đặc biệt, trong năm nay, huyện Phong Thổ đẩy mạnh phối hợp với Công ty TNHH Một thành viên Giống vật tư nông nghiệp Tây Bắc đưa sản phẩm gạo tẻ râu lên sàn giao dịch thương mại điện tử để giới thiệu, quảng bá sản phẩm. Qua đó, mở rộng kênh tiêu thụ, từng bước khẳng định vị thế gạo tẻ râu trên thị trường.

Thời gian qua, nhằm hỗ trợ bà con nâng cao chất lượng sản phẩm, Công ty TNHH Một thành viên Giống vật tư nông nghiệp Tây Bắc đã đầu tư 500 triệu đồng mua 2 giàn máy sấy, các máy đóng bao bì, máy xát, máy tách màu. Thời gian tới, công ty dự kiến sẽ đầu tư thêm 15 chiếc máy cấy, máy gặt với tổng trị giá 210 triệu đồng cho các nhóm hộ dân trồng lúa tẻ râu. Bà con chỉ cần sản xuất theo đúng quy trình, cam kết bán sản phẩm cho công ty là có thể nhận máy.

Tuy nhiên, vấn đề công ty trăn trở hiện nay là bà con một số xã cấy, gặt lúa không đồng loạt gây khó khăn trong việc thu mua, vận chuyển. Thậm chí, một số hộ đồng bào vẫn canh tác theo phương thức truyền thống (gieo mạ trên nương, cấy mạ già, việc chăm bón chưa đảm bảo quy trình, tỷ lệ bón phân chưa cân đối…) ảnh hưởng đến sức đề kháng sâu bệnh, khả năng phát triển của cây lúa.

Vì vậy, công ty mong muốn, chính quyền các xã quan tâm nhiều hơn nữa, đồng hành cùng công ty trong quá trình hoạt động; đẩy mạnh công tác truyền thông, quảng bá để sản phẩm đến gần hơn với người tiêu dùng.

Về diện tích gieo cấy lúa, trong định hướng phát triển, năm 2023 công ty sẽ mở rộng thêm 200 ha ở các xã: Nậm Xe, Sin Suối Hồ, Bản Lang, Dào San và Mù Sang. Ngoài diện tích lúa tẻ râu của huyện Phong Thổ, công ty dự kiến mở rộng thêm 100 ha lúa tẻ râu tại 2 xã: Tả Lèng, Khun Há (huyện Tam Đường).

Gạo tẻ râu Phong Thổ - sản phẩm OCOP 3 sao của tỉnh Lai Châu

Gạo tẻ râu là sản phẩm đặc sản của huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu

Tẻ râu là giống lúa tốt, cho sản phẩm gạo chất lượng và đang chiếm được niềm tin của người tiêu dùng. Tin tưởng rằng, với sự quan tâm của chính quyền địa phương và sự đồng hành của Công ty TNHH Một thành viên giống vật tư nông nghiệp Tây Bắc, gạo tẻ râu ngày càng khẳng định được vị thế và sự tăng trưởng bền vững.

Phong Thổ nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nguồn nước trong lành là điều kiện thuận lợi để hình thành nên các sản phẩm hàng hóa có chất lượng, đạt tiêu chuẩn OCOP như: Hồng trà, hoàng trà, trà xanh, gạo nếp tan… đặc biệt phải kể đến sản phẩm gạo tẻ râu gần đây được đưa ra thị trường với số lượng lớn.
Mai Anh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: sản phẩm OCOP

Tin cùng chuyên mục

Giá trị thẩm mỹ trong trang phục truyền thống phụ nữ Xá Phó

Giá trị thẩm mỹ trong trang phục truyền thống phụ nữ Xá Phó

Lào Cai đặt mục tiêu mỗi xã đạt tối thiểu 1 tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2024

Lào Cai đặt mục tiêu mỗi xã đạt tối thiểu 1 tiêu chí xây dựng nông thôn mới năm 2024

Lào Cai: Bố trí hơn 103 tỷ đồng sắp xếp, ổn định dân cư trong năm 2024

Lào Cai: Bố trí hơn 103 tỷ đồng sắp xếp, ổn định dân cư trong năm 2024

Cần khai thác tiềm năng, thế mạnh của vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Cần khai thác tiềm năng, thế mạnh của vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Longform | Xây dựng cơ sở Đảng gắn với phát triển kinh tế vùng biên: Câu chuyện từ huyện Xín Mần

Longform | Xây dựng cơ sở Đảng gắn với phát triển kinh tế vùng biên: Câu chuyện từ huyện Xín Mần

Đồng bào dân tộc Mông ở Sỉn Khâu vui đón Tết

Đồng bào dân tộc Mông ở Sỉn Khâu vui đón Tết

Gương sáng người Mông với quyết tâm thoát nghèo, vượt khó

Gương sáng người Mông với quyết tâm thoát nghèo, vượt khó

Trải nghiệm ngày Tết cổ truyền dân tộc Mông tại Hang Kia, Pà Cò

Trải nghiệm ngày Tết cổ truyền dân tộc Mông tại Hang Kia, Pà Cò

Lai Châu: Khánh thành 2 cây cầu, giúp trẻ em vùng dân tộc thiểu số tới lớp an toàn

Lai Châu: Khánh thành 2 cây cầu, giúp trẻ em vùng dân tộc thiểu số tới lớp an toàn

Thừa Thiên Huế: Tôn vinh 48 gương điển hình đồng bào dân tộc thiểu số

Thừa Thiên Huế: Tôn vinh 48 gương điển hình đồng bào dân tộc thiểu số

Tiêu thụ sản phẩm OCOP bằng câu chuyện văn hoá

Tiêu thụ sản phẩm OCOP bằng câu chuyện văn hoá

Dự án “Từ trang trại đến bàn ăn”: Tạo đầu ra bền vững cho nông sản đồng bào dân tộc

Dự án “Từ trang trại đến bàn ăn”: Tạo đầu ra bền vững cho nông sản đồng bào dân tộc

Hải Phòng: Đẩy mạnh kết nối cung cầu, tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc các huyện đảo

Hải Phòng: Đẩy mạnh kết nối cung cầu, tiêu thụ sản phẩm vùng đồng bào dân tộc các huyện đảo

Kết nối giao thương sản phẩm hàng hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn

Kết nối giao thương sản phẩm hàng hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn

Nghề dệt thổ cẩm và nuôi vịt Cổ Lũng nâng cao thu nhập cho bà con huyện Bá Thước

Nghề dệt thổ cẩm và nuôi vịt Cổ Lũng nâng cao thu nhập cho bà con huyện Bá Thước

Tuyên Quang: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Tuyên Quang: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm OCOP của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Bộ Công Thương thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số

Bộ Công Thương thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm miền núi và đồng bào dân tộc thiểu số

Lai Châu: Đa dạng chính sách giúp tiêu thụ nông sản cho bà con vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Lai Châu: Đa dạng chính sách giúp tiêu thụ nông sản cho bà con vùng dân tộc thiểu số và miền núi

Chợ nông sản Đắk Lắk online: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm của bà con dân tộc thiểu số

Chợ nông sản Đắk Lắk online: Khơi thông đầu ra cho sản phẩm của bà con dân tộc thiểu số

Nghề nuôi ong ở Lai Châu: Chắt chiu mật ngọt cho đời

Nghề nuôi ong ở Lai Châu: Chắt chiu mật ngọt cho đời

Xem thêm