Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Được mệnh danh là “vàng xanh” của vùng đất khó Hà Giang, chè Shan tuyết đang giúp bà con dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh nâng cao thu nhập, giảm nghèo.
Về miền cổ tích với cây chè Shan tuyết Sơn La Sơn La: Tìm đầu ra ổn định cho chè shan tuyết Tô Múa Tuyên Quang: Chè Shan tuyết Na Hang thành công… nhờ chuyển đổi số

Khẳng định chất lượng

Vừa qua, Hiệp hội Chè Việt Nam đã tổ chức trao giải cho các đơn vị đoạt giải tại Golden Leaf Awards 2024. Hợp tác xã chế biến chè Phìn Hồ, xã Thông Nguyên, huyện Hoàng Su Phì, tỉnh Hà Giang đã đoạt giải vàng với sản phẩm Bạch trà Phìn Hồ.

Golden Leaf Awards - Giải thưởng Lá vàng của Úc là cuộc thi về trà chuyên nghiệp nhằm tôn vinh các loại trà ngon nhất với sự đánh giá trực tiếp của các chuyên gia trên toàn thế giới. Cuộc thi năm vừa qua có 683 mẫu trà tham dự với 122 mẫu từ 20 đơn vị sản xuất và kinh doanh trà của Việt Nam. Kết quả, Việt Nam đoạt 50 giải từ các sản phẩm trà, gồm 20 giải vàng, 17 giải bạc, 11 giải đồng và 2 giải khuyến khích.

Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh
Thành viên Hợp tác xã chế biến chè Phìn Hồ sơ chế chè búp tươi, công đoạn đầu tiên để chế biến các sản phẩm Fìn Hò Trà. Ảnh: Lê Na

Theo đại diện Hiệp hội Chè Việt Nam, đoạt giải vàng trong cuộc thi không chỉ là niềm tự hào của Hợp tác xã Chế biến chè Phìn Hồ mà còn mở ra cơ hội lớn để chè Shan tuyết Hà Giang vươn xa hơn trên thị trường thế giới.

Chè Shan tuyết là một trong năm loại cây trồng chủ lực của Hà Giang. Hàng năm, giá trị sản xuất ngành chè đem lại gần 690 tỷ đồng, chiếm khoảng 10% giá trị ngành trồng trọt của tỉnh. Chè Shan tuyết được người tiêu dùng đánh giá cao về chất lượng, được xem là "báu vật" của núi rừng Tây Bắc.

Riêng huyện Hoàng Su Phì có 4.652,8 ha cây chè Shan tuyết, diện tích cho thu hoạch 3.599,1 ha, năng suất 39,0 tạ/ha, sản lượng chè búp tươi đạt 14.000 tấn/năm. Một số xã có diện tích chè tập trung lớn như: Thông Nguyên 655,9 ha, Hồ Thầu 507 ha, Nậm Khòa 740 ha, Nậm Ty 557 ha, Nậm Dịch 220 ha, Tả Sử Choóng 188,4 ha, Túng Sán 269 ha, Bản Luốc 255,7 ha, Nam Sơn 630,5 ha. Diện tích còn lại nằm rải rác tại các xã trong huyện.

Đặc biệt, Hà Giang hiện có gần 40 sản phẩm chè của các doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ kinh doanh được phát triển thành sản phẩm OCOP địa phương; trong đó, 2 sản phẩm chè xanh và hồng trà nhãn hiệu bà cụ của Hợp tác xã Chế biến chè Phìn Hồ, được Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn công nhận sản phẩm OCOP 5 sao quốc gia.

Bà Lý Mùi Mương- Giám đốc Hợp tác xã chế biến chè Phìn Hồ, cho hay, một trong những bí quyết giúp chè của hợp tác xã đạt chất lượng tốt là đổi mới dây chuyền, công nghệ sản xuất. “Năm 2018, lần đầu tiên Hợp tác xã chế biến chè Phìn Hồ xuất khẩu trên 20 tấn chè khô sang thị trường Đài Loan, đánh dấu sự vươn tầm của thương hiệu Fìn Hò trà” - chị Lý Mùi Mương cho hay.

Mở thị trường cho sản phẩm đặc sản

Chè Shan tuyết “nổi tiếng” bên cạnh yếu tố tự thân còn bởi Sở Công Thương Hà Giang rất tích cực đầu tư, quảng bá cho sản phẩm này. Hàng năm địa phương luôn có hoạt động xúc tiến thương mại, chương trình kết nối giao thương cho sản phẩm chủ lực trong đó có chè.

Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh
Chè Shan tuyết giúp bà con dân tộc thiểu số trên địa bàn tỉnh Hà Giang nâng cao thu nhập, giảm nghèo. Ảnh minh hoạ

Đơn cử, năm vừa qua tỉnh Hà Giang phối hợp Cục Xúc tiến thương mại, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Kết nối giao thương giữa nhà cung cấp khu vực đông bắc với các doanh nghiệp xuất khẩu gắn với Hội thảo chè Shan tuyết Hà Giang. Phát biểu tại sự kiện, lãnh đạo UBND tỉnh Hà Giang nhấn mạnh, sự kiện nhằm hỗ trợ các doanh nghiệp, hợp tác xã của tỉnh Hà Giang và các tỉnh trong khu vực Đông Bắc kết nối giao thương, mở rộng thị trường và đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm hàng hoá trong vùng.

Đồng thời, tạo cơ hội cho người trồng chè gặp gỡ, giao lưu, trao đổi kinh nghiệm về sản xuất, chế biến để nâng cao giá trị sản phẩm, góp phần quảng bá thương hiệu chè Shan tuyết Hà Giang. Đây cũng là dịp để các chuyên gia, các nhà phân phối lĩnh vực chè đóng góp ý kiến và chia sẻ những kinh nghiệm quý báu, để sản phẩm chè Shan tuyết Hà Giang phát triển bền vững, nâng cao vị thế, uy tín trên thị trường.

Để tiếp tục thúc đẩy phát triển sản phẩm chè Shan tuyết, tỉnh Hà Giang ưu tiên hỗ trợ cho các doanh nghiệp áp dụng quy trình sản xuất theo tiêu chuẩn sản phẩm hữu cơ và có trách nhiệm. Tiếp tục hỗ trợ đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, đặc biệt là đối tượng đồng bào dân tộc thiểu số trực tiếp tham gia sản xuất.

Quan tâm đầu tư, phát triển cơ sở hạ tầng, đặc biệt là giao thông để hỗ trợ phát triển các vùng chè kết nối được thuận lợi đến với các thị trường tiêu thụ, giảm các chi phí trung gian, nâng cao chất lượng sản phẩm chè tiêu thụ.

Hỗ trợ phát triển thị trường, xây dựng thương hiệu, kết nối, quảng bá sản phẩm đến với các thị trường cao cấp để nâng cao giá trị gắn với thương hiệu, tính đặc thù của sản phẩm chè Shan cổ thụ.

Tổ chức các Cuộc thi sản phẩm hàng năm; tham gia các hội chợ, sự kiện chè quốc tế nhằm tăng cường quảng bá hình ảnh chè Shan cổ thụ Hà Giang. Xây dựng các tour du lịch kết hợp với chè, tham quan khảo sát vùng chè. Tranh thủ sự ủng hộ, giúp đỡ của các Bộ, ngành; phát huy tiềm năng, lợi thế địa phương, cùng với những hiến kế về khoa học kỹ thuật, cơ chế, chính sách của các chuyên gia, nhà khoa học, nhà quản lý, doanh nghiệp để tạo động lực cho nông nghiệp Hà Giang nói chung bứt phá và phát triển bền vững, đưa thương hiệu chè Shan tuyết Hà Giang ngày càng vươn xa.

Chè Shan tuyết cùng với những sản phẩm thế mạnh khác đang được các cấp, các ngành của tỉnh Hà Giang phát triển sản xuất theo chuỗi nhằm nâng cao giá trị, tăng thu nhập và tiếp tục là “cây cầu” giúp bà con dân tộc thiểu số của tỉnh vượt qua đói nghèo.
Hải Linh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Tỉnh Hà Giang

Tin cùng chuyên mục

Long nhãn Sơn La -

Long nhãn Sơn La - 'vàng ngọt' của núi rừng Tây Bắc

Hàng hóa của bà con đồng bào dân tộc ‘đắt khách’ tại Hội chợ VITM Hà Nội

Hàng hóa của bà con đồng bào dân tộc ‘đắt khách’ tại Hội chợ VITM Hà Nội

Mật ong Cao Bằng: ‘Gieo’ thương hiệu, ‘gặt’ đầu ra bền vững

Mật ong Cao Bằng: ‘Gieo’ thương hiệu, ‘gặt’ đầu ra bền vững

Đào tiên Ngân Sơn: Trái ngọt đổi thay vùng đất khó

Đào tiên Ngân Sơn: Trái ngọt đổi thay vùng đất khó

Tập livestream bán hàng, phụ nữ Cơ Tu đưa thẳng hàng lên kệ siêu thị

Tập livestream bán hàng, phụ nữ Cơ Tu đưa thẳng hàng lên kệ siêu thị

Bà con nông dân Gia Lai đổi đời nhờ cây mía

Bà con nông dân Gia Lai đổi đời nhờ cây mía

Nông sản Đắk Lắk: Từ đất đỏ bazan vươn tầm thế giới

Nông sản Đắk Lắk: Từ đất đỏ bazan vươn tầm thế giới

Hương hồi Bình Liêu: Từ chợ quê lên kệ hàng thành phố

Hương hồi Bình Liêu: Từ chợ quê lên kệ hàng thành phố

Yên Bái ‘mở lối’ cho hàng hóa vùng cao vươn xa

Yên Bái ‘mở lối’ cho hàng hóa vùng cao vươn xa

Chè Shanam: Tinh hoa từ những búp chè cổ thụ Tà Xùa

Chè Shanam: Tinh hoa từ những búp chè cổ thụ Tà Xùa

Viện trưởng AIT: Du lịch phiên bản 2025 ‘Một chuyến đi – nghìn đơn hàng’

Viện trưởng AIT: Du lịch phiên bản 2025 ‘Một chuyến đi – nghìn đơn hàng’

Khát vọng khởi nghiệp từ cà phê của phụ nữ Mường Ảng

Khát vọng khởi nghiệp từ cà phê của phụ nữ Mường Ảng

Longform | Sơn La: Cà phê Bích Thao và hành trình xây dựng thương hiệu

Longform | Sơn La: Cà phê Bích Thao và hành trình xây dựng thương hiệu

Quảng Ninh nhiều khởi sắc vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Quảng Ninh nhiều khởi sắc vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Cao Bằng: Nhiều giải pháp tiêu thụ nông sản cho bà con dân tộc

Cao Bằng: Nhiều giải pháp tiêu thụ nông sản cho bà con dân tộc

Thái Nguyên: Phát triển sản phẩm thế mạnh vùng dân tộc gắn với du lịch

Thái Nguyên: Phát triển sản phẩm thế mạnh vùng dân tộc gắn với du lịch

Nâng tầm thương hiệu cà phê Việt trên đất đỏ Tây Nguyên

Nâng tầm thương hiệu cà phê Việt trên đất đỏ Tây Nguyên

Trồng nấm đông trùng hạ thảo: Mô hình thoát nghèo của bà con vùng núi Lai Châu

Trồng nấm đông trùng hạ thảo: Mô hình thoát nghèo của bà con vùng núi Lai Châu

Người dân xã đạt chuẩn nông thôn mới ở huyện miền núi Quảng Nam: Còn nhiều tâm tư

Người dân xã đạt chuẩn nông thôn mới ở huyện miền núi Quảng Nam: Còn nhiều tâm tư

Lễ hội Chrôi Rum Chếk tỉnh Sóc Trăng diễn ra khi nào?

Lễ hội Chrôi Rum Chếk tỉnh Sóc Trăng diễn ra khi nào?