‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động

Thời gian qua, Bộ Công Thương đã triển khai nhiều giải pháp từ chính sách đến hành động nhằm tạo dựng thị trường cho nông sản vùng dân tộc thiểu số và miền núi.
Gia tăng giải pháp xúc tiến tiêu thụ nông sản Cam Cao Phong 3T Farm: Tận dụng lợi thế sàn thương mại điện tử để quảng bá nông sản Chuyển đổi số: Nông sản Việt Nam tăng cơ hội 'chinh phục' nhiều thị trường khó tính

Với vai trò là đơn vị chủ lực trong hoạch định và triển khai chính sách phát triển thị trường trong nước, đặc biệt tại những khu vực còn nhiều khó khăn như miền núi, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, Bộ Công Thương đang từng bước “bắc cầu” nối sản phẩm nông sản bản địa tới tay người tiêu dùng trên cả nước và quốc tế.

Phóng viên Báo Công Thương có cuộc trao đổi với ông Bùi Nguyễn Anh Tuấn – Phó Cục trưởng Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước – Bộ Công Thương, để làm rõ hơn các giải pháp và định hướng sắp tới trong việc tiêu thụ nông sản đặc thù tại những vùng đất nhiều tiềm năng nhưng cũng lắm thách thức này.

‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động
Ông Bùi Nguyễn Anh Tuấn (Ảnh: Quốc Chuyển)

Chính sách “đặt hàng đúng chỗ” – Đòn bẩy cho nông sản miền núi phát triển

- Thưa ông, phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi là nhiệm vụ trọng tâm được Đảng, Nhà nước, Chính phủ đặc biệt quan tâm. Vậy Bộ Công Thương đã triển khai những chính sách nào để tạo đầu ra bền vững cho sản phẩm của khu vực này?

Ông Bùi Nguyễn Anh Tuấn: Thực tế, trong giai đoạn 2021-2025, Bộ Công Thương đã và đang chủ trì triển khai nhiều chương trình có tính chiến lược, xuyên suốt và dài hơi nhằm phát triển hạ tầng thương mại, hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm nông sản của đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi. Trong đó nổi bật nhất là Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, với hai nội dung Bộ Công Thương chủ trì gồm: Đầu tư, nâng cấp mạng lưới chợ vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi; Hỗ trợ thúc đẩy tiêu thụ sản phẩm đặc thù.

Bên cạnh đó là Chương trình phát triển hạ tầng thương mại biên giới Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn 2030 – đã được Thủ tướng phê duyệt theo Quyết định 259/QĐ-TTg. Mục tiêu là thúc đẩy kết nối thương mại, đầu tư, nâng cấp hệ thống chợ, trung tâm logistics tại các địa phương giáp biên, từ đó lan tỏa đến vùng cao.

Ngoài ra còn có Chương trình phát triển thương mại miền núi, vùng sâu, vùng xa và hải đảo, Quyết định số 1162/QĐ-TTg với mục tiêu thu hẹp khoảng cách giữa các vùng miền, thúc đẩy thu nhập người dân. Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” – với một mũi nhọn là ưu tiên tiêu thụ hàng nông sản, sản phẩm OCOP của đồng bào dân tộc.

Tất cả đều nhằm mục tiêu bao trùm: Nâng cao năng lực tiếp cận thị trường cho bà con, thúc đẩy sản xuất hàng hoá và tạo dựng chuỗi giá trị bền vững.

Hiện nay, kết quả đã phần nào thể hiện rõ rệt. Dù nguồn lực đầu tư không nhiều, nhưng với sự phối hợp đồng bộ giữa Trung ương và địa phương, hiện nay, khoảng 300 chợ tại vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi đã được đầu tư, cải tạo, nâng cấp, giúp khơi thông luồng lưu thông hàng hoá tại các địa bàn khó khăn.

Chúng tôi cũng đã hình thành nhiều chuỗi cung ứng sản xuất – kinh doanh nông sản, kết nối với các kênh phân phối hiện đại như siêu thị, sàn thương mại điện tử. Đặc biệt, sản phẩm đặc sản vùng dân tộc thiểu số và miền núi đã dần hiện diện trong hệ thống bán lẻ ở các đô thị lớn, thậm chí tiếp cận được thị trường xuất khẩu.

Đây là thành quả của sự đồng thuận giữa chính sách và thực tiễn – sự đồng thuận giữa “ý Đảng, lòng dân”. Khi nông sản vùng cao có cơ hội bước vào hệ sinh thái thương mại hiện đại, chất lượng sống của người dân theo đó cũng từng bước được nâng lên.

‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động
Vải thiều Lục Ngạn là một trong những sản phẩm được người tiêu dùng trong và ngoài nước ưa chuộng (Ảnh: TTXVN)

Khát vọng xây thương hiệu – Đưa sản phẩm vùng cao đến thị trường thế giới

- Theo ông, hướng đi nào sẽ giúp các sản phẩm đặc sản vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi vươn xa hơn trong thời gian tới?

Ông Bùi Nguyễn Anh Tuấn: Chúng tôi cho rằng, giai đoạn tới cần thực hiện một chiến lược toàn diện hơn, tập trung tổ chức các hoạt động xúc tiến thương mại sáng tạo và mang tính văn hóa cao như Tuần hàng vùng miền, Lễ hội sản vật bản địa, Hội chợ OCOP... để kể được câu chuyện phía sau mỗi sản phẩm.

Bên cạnh đó, xây dựng gian hàng số chuyên biệt cho đặc sản vùng dân tộc thiểu số và miền núi trên các sàn thương mại điện tử lớn, kết hợp với đào tạo kỹ năng bán hàng online, livestream, thương mại điện tử cho bà con.

Hỗ trợ cải tiến bao bì, mẫu mã, nâng tầm nhận diện thương hiệu – không chỉ đẹp mà phải kể được câu chuyện văn hóa, nguồn gốc xuất xứ, bản sắc riêng biệt của từng sản phẩm.

Xây dựng mô hình tiêu thụ thí điểm, như mô hình thương mại hai chiều, mô hình sinh kế cộng đồng, mô hình chuỗi liên kết sản xuất – tiêu thụ tại chỗ kết hợp du lịch, nông sản và văn hóa…

Tầm nhìn của Bộ Công Thương là đưa sản phẩm của đồng bào dân tộc thiểu số không chỉ đến được thị trường mà còn trở thành một phần bản sắc thương mại của Việt Nam.

“Giỏ trái cây của thế giới” – Vì sao không phải là Việt Nam?

- Ông từng đề cập đến ý tưởng định vị Việt Nam là “giỏ trái cây của thế giới”. Điều này liệu có khả thi không, thưa ông?

Ông Bùi Nguyễn Anh Tuấn: Thời gian qua, chúng tôi trăn trở rất nhiều trong việc lựa chọn sản phẩm để xây dựng thương hiệu. Nhìn ra các quốc gia lân cận, có thể thấy, Thái Lan đã chọn sầu riêng làm thương hiệu quốc gia. Tuy nhiên, Việt Nam – đất nước có mùa nào thức ấy, đặc sản trải khắp ba miền thì rất khó có thể chọn một loại trái cây để xây dựng thương hiệu. Do đó, chúng tôi đang ấp ủ ý tưởng biến Việt Nam trở thành “giỏ trái cây của thế giới”.

Tuy nhiên, muốn làm được điều đó, bà con phải thay đổi tư duy sản xuất. Bà con phải có nhận thức rằng để sản xuất hàng hoá bán như vậy thì từ khâu phân bón, thuốc bảo vệ thực vật phải đúng tiêu chuẩn. Một vườn, nông trang nhỏ cũng được nhưng phải đảm bảo an toàn, sạch, xanh, nguồn gốc rõ ràng. Còn nếu trộn lẫn với hàng hoá không đảm bảo thì sẽ ảnh hưởng đến sản phẩm của chúng ta. Nếu chúng ta định hướng đồng bộ thì hoàn toàn có khả năng định vị lại thương hiệu nông sản cho bà con đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có thương hiệu, bản sắc riêng, không chỉ thu hút được người tiêu dùng trong mà còn cả ngoài nước.

‘Bắc cầu’ thị trường cho nông sản vùng cao: Khơi thông từ chính sách tới hành động
Cam Cao Phong được hỗ trợ tiêu thụ ở cả kênh trực tiếp và sàn thương mại điện tử (Ảnh: Quân Đỗ)

Chính sách đủ mạnh – Người dân đủ lực

- Phải khẳng định lại rằng, những sản phẩm hàng hóa của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi có nhiều lợi thế, tiềm năng không chỉ ở chất lượng mà còn đậm đà bản sắc dân tộc. Những lợi thế này sẽ được phát huy ra sao trong những giải pháp của Bộ Công Thương thời gian tới nhằm rộng mở đầu ra cho sản phẩm?

Ông Bùi Nguyễn Anh Tuấn: Chúng tôi đang rà soát lại các chính sách chương trình từ mục tiêu quốc gia đến kết nối tiêu thụ, phát triển hạ tầng.

Chúng tôi xác định rằng đối với hàng hoá của bà con vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi, không còn cách nào khác là phải có những chính sách đủ mạnh cho khu vực này.

Theo đó, phải đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, trong đó chú trọng tới yếu tố văn hóa của sản phẩm.

Bên cạnh đó, Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các sàn thương mại điện tử lớn xây dựng các "gian hàng số" riêng cho đặc sản vùng dân tộc thiểu số và miền núi, đồng thời hỗ trợ đào tạo kỹ năng bán hàng online, livestream, marketing số cho bà con và HTX.

Đồng thời, xây dựng và quảng bá thương hiệu dựa trên lợi thế đặc trưng của sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: Xây dựng các chiến dịch truyền thông tổng thể, kể những câu chuyện hấp dẫn về sản phẩm gắn liền với con người, văn hóa và cảnh quan vùng dân tộc thiểu số và miền núi để nâng cao nhận diện và giá trị thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng.

Nâng cao năng lực cạnh tranh và đáp ứng tiêu chuẩn thị trường của các sản phẩm vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi: Phổ biến thông tin thị trường (thông tin về xu hướng tiêu dùng, yêu cầu, tiêu chuẩn chất lượng, an toàn thực phẩm của thị trường trong nước và xuất khẩu); hỗ trợ cải tiến mẫu mã, bao bì (Khuyến khích và hỗ trợ đổi mới bao bì sản phẩm vừa hiện đại, tiện dụng, vừa thể hiện được nét đặc trưng văn hóa dân tộc).

Xin cảm ơn ông!

Thời gian tới, Bộ Công Thương sẽ tích hợp các hoạt động hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm vùng dân tộc thiểu số và miền núi vào Chương trình cấp quốc gia về xúc tiến thương mại, Chương trình phát triển thương mại điện tử quốc gia, Đề án phát triển thị trường trong nước gắn với Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” để nâng cao hiệu quả tiêu thụ, nâng cao giá trị nông sản vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi.

Phương Lan thực hiện
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Dân tộc thiểu số

Tin cùng chuyên mục

VCAMart:

VCAMart: 'Cú hích' cho nông sản vùng dân tộc thiểu số

Long nhãn Sơn La -

Long nhãn Sơn La - 'vàng ngọt' của núi rừng Tây Bắc

Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Chè Shan tuyết - ‘vàng xanh’ trên đỉnh Tây Côn Lĩnh

Mật ong Cao Bằng: ‘Gieo’ thương hiệu, ‘gặt’ đầu ra bền vững

Mật ong Cao Bằng: ‘Gieo’ thương hiệu, ‘gặt’ đầu ra bền vững

Tập livestream bán hàng, phụ nữ Cơ Tu đưa thẳng hàng lên kệ siêu thị

Tập livestream bán hàng, phụ nữ Cơ Tu đưa thẳng hàng lên kệ siêu thị

Nông sản Đắk Lắk: Từ đất đỏ bazan vươn tầm thế giới

Nông sản Đắk Lắk: Từ đất đỏ bazan vươn tầm thế giới

Hương hồi Bình Liêu: Từ chợ quê lên kệ hàng thành phố

Hương hồi Bình Liêu: Từ chợ quê lên kệ hàng thành phố

Yên Bái ‘mở lối’ cho hàng hóa vùng cao vươn xa

Yên Bái ‘mở lối’ cho hàng hóa vùng cao vươn xa

Chè Shanam: Tinh hoa từ những búp chè cổ thụ Tà Xùa

Chè Shanam: Tinh hoa từ những búp chè cổ thụ Tà Xùa

Viện trưởng AIT: Du lịch phiên bản 2025 ‘Một chuyến đi – nghìn đơn hàng’

Viện trưởng AIT: Du lịch phiên bản 2025 ‘Một chuyến đi – nghìn đơn hàng’

Longform | Sơn La: Cà phê Bích Thao và hành trình xây dựng thương hiệu

Longform | Sơn La: Cà phê Bích Thao và hành trình xây dựng thương hiệu

Cao Bằng: Nhiều giải pháp tiêu thụ nông sản cho bà con dân tộc

Cao Bằng: Nhiều giải pháp tiêu thụ nông sản cho bà con dân tộc

Thái Nguyên: Phát triển sản phẩm thế mạnh vùng dân tộc gắn với du lịch

Thái Nguyên: Phát triển sản phẩm thế mạnh vùng dân tộc gắn với du lịch

Nâng tầm thương hiệu cà phê Việt trên đất đỏ Tây Nguyên

Nâng tầm thương hiệu cà phê Việt trên đất đỏ Tây Nguyên

Trồng nấm đông trùng hạ thảo: Mô hình thoát nghèo của bà con vùng núi Lai Châu

Trồng nấm đông trùng hạ thảo: Mô hình thoát nghèo của bà con vùng núi Lai Châu

Người dân xã đạt chuẩn nông thôn mới ở huyện miền núi Quảng Nam: Còn nhiều tâm tư

Người dân xã đạt chuẩn nông thôn mới ở huyện miền núi Quảng Nam: Còn nhiều tâm tư

‘Vàng xanh’ trên đỉnh non ngàn

‘Vàng xanh’ trên đỉnh non ngàn

Đưa sản phẩm của bà con dân tộc thiểu số lên ‘sàn’

Đưa sản phẩm của bà con dân tộc thiểu số lên ‘sàn’

Chợ miền núi: Không chỉ là nơi tiêu thụ hàng hoá!

Chợ miền núi: Không chỉ là nơi tiêu thụ hàng hoá!

Kể câu chuyện văn hoá vùng miền nhờ thương mại điện tử

Kể câu chuyện văn hoá vùng miền nhờ thương mại điện tử