Đưa nông sản, thực phẩm ra thị trường nước ngoài: Chất lượng là yếu tố tiên quyết
Xúc tiến thương mại 13/12/2021 11:13 Theo dõi Congthuong.vn trên
Tại Hội nghị quốc tế ngành thực phẩm Việt Nam 2021 diễn ra gần đây, ông Vũ Bá Phú - Cục trưởng Cục Xúc tiến thương mại (Bộ Công Thương) - cho biết: Từ năm 2016 đến nay, ngành công nghiệp sản xuất chế biến thực phẩm (CNTP) đạt mức tăng trưởng bình quân trên 7%/ năm, cao hơn mức tăng GDP và chiếm trên 20% trong tổng kim ngạch xuất khẩu (XK) cả nước. Cùng với nhiều FTA thế hệ mới đi vào thực thi, nông sản, thực phẩm của Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế quan, thậm chí lên tới 0% ở nhiều thị trường XK lớn đã mang lại ưu thế cạnh tranh lớn.
![]() |
Nông sản, thực phẩm Việt được bán tại Australia |
Tuy nhiên, thực tế, sản phẩm của ngành CNTP Việt Nam chưa hiện diện nhiều tại nước ngoài, thậm chí ngay cả với những thị trường Việt Nam có FTA. Nguyên nhân chung được đại diện nhiều Thương vụ Việt Nam tại nước ngoài chỉ ra là: Lạm phát, giá tăng cao, người dân thắt chặt chi tiêu; yêu cầu cao về an toàn vệ sinh thực phẩm và các rào cản về kỹ thuật môi trường, lao động; hệ thống các quy định về tiêu chuẩn và an toàn thực phẩm phức tạp; cạnh tranh mặt hàng cùng chủng loại đến từ các nước khác; khoảng cách địa lý xa, chi phí vận tải tăng cao; các biện pháp phòng vệ thương mại tại nước sở tại…
Theo ông Nguyễn Quốc Toản - Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn), nông sản, thực phẩm Việt Nam khó quản lý ngay từ khâu sản xuất, trùng lặp sản phẩm. Cùng đó, công nghệ bảo quản chưa phát triển cũng khiến sản phẩm không giữ được chất lượng khi XK sang các thị trường có khoảng cách địa lý xa.
Chung sức từ các bộ, ngành, doanh nghiệp
Để nâng cao giá trị cũng như sự hiện diện nông sản, thực phẩm Việt Nam tại các thị trường XK, cần nhìn nhận và giải quyết 5 vấn đề: Kỹ thuật, kinh tế, dịch vụ, xu hướng tiêu dùng và thể chế. Nếu nhìn chế biến nông sản và thực phẩm là một loại hình dịch vụ, Việt Nam còn thiếu nhiều thị trường, như: Khoa học - công nghệ, công nghiệp hỗ trợ, logistics. Chỉ khi phát triển được các thị trường, dịch vụ chế biến nông sản thực phẩm mới có điều kiện thuận lợi phát triển...
Bày tỏ quan điểm về giải pháp tăng giá trị XK cho sản phẩm của ngành CNTP, ông Đinh Hữu Phí - Cục trưởng Cục Sở hữu trí tuệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) - nhấn mạnh: Chế biến sâu, bảo hộ chặt chẽ sở hữu trí tuệ cho mặt hàng nông sản là yếu tố then chốt. Việc đăng ký bảo hộ và chỉ dẫn địa lý trong nước tương đối dễ, nhưng rất khó với thị trường nước ngoài. DN không được tư vấn, hỗ trợ từ các tổ chức chuyên nghiệp sẽ gặp rất nhiều khó khăn. Cùng đó, đăng ký chỉ dẫn địa lý đã khó nhưng quản lý và sử dụng hiệu quả các đăng ký còn khó hơn rất nhiều. DN phải luôn nỗ lực đảm bảo các quy định về vùng trồng theo chỉ dẫn, ổn định chất lượng sản phẩm. Các địa phương nên rà soát sản phẩm đặc trưng, có danh tiếng để bảo hộ; phối hợp với cơ quan liên quan xác định thị trường trọng điểm và tiến hành đăng ký bảo hộ tại thị trường đó. "Để sản phẩm CNTP tiến chắc ra thị trường nước ngoài, cần sự phối hợp nhuần nhuyễn của các bộ, ngành quảng bá sản phẩm, tăng hàm lượng chế biến, xây dựng thương hiệu, đăng ký và bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ với sản phẩm, phát triển nguồn nguyên liệu sạch" - ông Vũ Bá Phú nhấn mạnh.
Thời gian qua, Bộ Công Thương có hai chương trình lớn hỗ trợ ngành CNTP phát triển gồm: Chương trình Thương hiệu quốc gia và Food of Viet Nam. Ngoài ra, Cục Xúc tiến thương mại cũng triển khai nhiều hoạt động nhằm giúp DN tìm kiếm cơ hội XK. |
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Có thể bạn quan tâm
Tin mới nhất

TP. Hồ Chí Minh: Tìm cách kết nối, mở rộng giao thương cho doanh nghiệp

Ngành Công Thương Đồng bằng sông Cửu Long: Tăng cường hỗ trợ doanh nghiệp kết nối giao thương

"Hiến kế" hỗ trợ doanh nghiệp Việt phòng, tránh lừa đảo trong thương mại quốc tế

Doanh nghiệp Việt Nam tham dự Hội chợ triển lãm đồ gỗ, nội thất tại Ấn Độ

Hội nghị giao ban xúc tiến thương mại tháng 11/2023: Phòng tránh lừa đảo trong thương mại quốc tế
Tin cùng chuyên mục

Chương trình Khuyến mại tập trung quốc gia 2023: Khuyến mại có thể lên đến 100%

Hải Phòng: Điểm kết nối cung - cầu phía Bắc

Sắp diễn ra Triển lãm Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam năm 2023 tại TP. Hồ Chí Minh

Tuyển chọn doanh nghiệp tham gia Gian hàng Quốc gia Việt Nam trên Alibaba.com

Tăng cường xúc tiến thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Hải sản Na Uy nhận được nhiều sự quan tâm của doanh nghiệp nhập khẩu Việt Nam

Gian hàng quốc gia Việt Nam - Vietnam Pavilion: Tuyển chọn 100 doanh nghiệp tiêu biểu

Ký kết Ý định thư giữa Cục Xúc tiến thương mại và Cơ quan Xuất khẩu và Đầu tư vùng Wallonie, Bỉ

Bộ Công Thương sẽ triển khai nhiều hoạt động xúc tiến xuất khẩu xanh

Kết nối giao thương sản phẩm hàng hóa vùng đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Bắc Kạn

Chính thức khởi động chuỗi sự kiện khuyến mại lớn nhất trong năm: “Hà Nội đêm không ngủ - HaNoi Midnight Sale”

Khai mạc “Ngày hội sản phẩm Quảng Trị tại Hà Nội năm 2023”

Xúc tiến sản phẩm khu vực Fukushima - cơ hội thưởng thức hải sản cao cấp từ Nhật Bản

Doanh nghiệp Ấn Độ tìm hiểu cơ hội hợp tác đầu tư kinh doanh tại Đồng Nai

Chuyển đổi xanh: Doanh nghiệp cần chủ động đáp ứng yêu cầu của thị trường xuất khẩu

Triển lãm rau, hoa, quả HortEx Vietnam 2024 có gì mới?

Xúc tiến đầu tư, thương mại, du lịch giữa Hà Nội và khu vực Tây Bắc

Xuất khẩu sang thị trường châu Phi-Trung đông: Mặt hàng nào tiềm năng?

Bình Thuận: Hỗ trợ doanh nghiệp quảng bá và tiêu thụ sản phẩm chủ lực, đặc trưng
