Chủ nhật 22/12/2024 19:04

Cao Bằng: Hiệu quả cho đồng bào dân tộc từ trồng gừng hữu cơ xuất khẩu

Nhờ trồng gừng xuất khẩu mà vùng cao Lục Khu thuộc huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng đã đổi thay rõ rệt; đời sống, thu nhập của đồng bào các dân tộc được nâng lên.

Lục Khu là tên gọi chung của 12 xã đặc biệt khó khăn của huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Khoảng 6 năm trở lại đây, vùng cao Lục Khu đã có những bước chuyển mình rõ rệt. Đời sống của đồng bào dân tộc thiểu số nơi đây no ấm và sung túc hơn nhờ trồng gừng làm gia vị và xuất khẩu.

Thực hiện chuyển đổi cơ cấu cây trồng để phù hợp với địa hình và điều kiện thiên nhiên, năm 2016, chính quyền huyện Hà Quảng đã vận động người dân khai hoang để phát triển trồng trọt, trong đó ưu tiên cây gừng làm cây mũi nhọn.

Để xây dựng vùng nguyên liệu gừng hữu cơ, huyện Hà Quảng xác định mục tiêu đến năm 2025 mở rộng diện tích lên 500 ha và đến năm 2030 là 1.000 ha. Nhờ hiệu quả kinh tế cây gừng mang lại mà số hộ dân tham gia trồng gừng tăng qua các năm. Đến nay, gần 60% số hộ dân tại Lục Khu, chủ yếu là các hộ đồng bào dân tộc thiểu số Mông, Tày, Nùng đã tham gia trồng gừng xuất khẩu.

Thu hoạch gừng

Đặc biệt, vài năm trở lại đây, các hộ đồng bào đã trồng gừng theo hướng hữu cơ nhằm đáp ứng nhu cầu của thị trường. Theo đó, các hộ đồng bào được chuyển giao kỹ thuật canh tác mới, được doanh nghiệp bao tiêu đầu ra với giá thu mua ổn định. Huyện Hà Quảng đã phối hợp và liên kết với Công ty DACE, Công ty TNHH Nông lâm nghiệp Đức Chung bao tiêu chuỗi giá trị gừng trâu tại các xã trên địa bàn huyện.

Nhờ được tập huấn, hướng dẫn kỹ thuật, mở rộng diện tích trồng trọt, đồng thời cam kết hỗ trợ tiêu thụ sản phẩm, nhiều hộ đồng bào đã vượt qua tâm lý lo ngại về đầu ra, tham gia học hỏi kỹ thuật, áp dụng vào sản xuất. Đồng bào cũng thay đổi tư duy, thay đổi thói quen sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, phân bón hóa học bằng cách sử dụng phân vi sinh, ủ phân chuồng, phân xanh chăm bón cây trồng. Nhờ đó mà cây gừng trồng theo hướng hữu cơ đã phát triển tốt, mang lại thu nhập cao cho bà con.

Mô hình sản xuất và tiêu thụ gừng hữu cơ theo hướng xuất khẩu đã góp phần cải thiện đời sống đồng bào

Sau khi thực hiện thí điểm thành công ở huyện Hà Quảng, nhận thấy khí hậu, thổ nhưỡng của tỉnh Cao Bằng phù hợp với cây gừng, các doanh nghiệp đã mở rộng ký kết với nông dân một số huyện khác để trồng và bao tiêu sản phẩm theo chuỗi giá trị. Công ty TNHH Nông lâm nghiệp Đức Chung đã phối hợp với Dự án Hỗ trợ kinh doanh nông hộ Cao Bằng tiếp tục tuyên truyền, vận động bà con huyện Nguyên Bình và Thông Nông trồng gừng tại một số xã vùng cao.

Mô hìnhsản xuất và tiêu thụ gừng hữu cơ theo hướng xuất khẩu đã góp phần cải thiện đời sống, nâng cao thu nhập cho đồng bào dân tộc vùng Lục Khu. Đây cũng là mô hình tỉnh Cao Bằng sẽ nhân rộng trong thời gian tới tại một số huyện có điều kiện tự nhiên, đất đai phù hợp. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, vận động bà con sản xuất gừng theo hướng hàng hóa, có trọng tâm, trọng điểm; ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất; chuyển đổi cơ cấu cây trồng, sử dụng giống gừng hữu cơ năng suất, chất lượng cao. Đặc biệt, chú trọng triển khai các mô hình trồng gừng hữu cơ sạch, đảm bảo yếu tố xuất khẩu, góp phần nâng cao chuỗi giá trị liên kết, tạo thu nhập cao cho đồng bào.

Cao Bằng đã triển khai một số mô hình sản xuất nông nghiệp hữu cơ được doanh nghiệp bao tiêu và thu được những kết quả tích cực, trong đó có mô hình liên kết doanh nghiệp và nông dân trồng gừng hữu cơ tại huyện Hà Quảng.
Việt Hoàng
Bài viết cùng chủ đề: đồng bào dân tộc

Tin cùng chuyên mục

Tuyên Quang: Đẩy mạnh phát triển dịch vụ, thương mại và du lịch vùng đồng bào dân tộc thiểu số miền núi

Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Lào Cai: Hỗ trợ đất đai đối với đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Huyện Thuận Châu – Sơn La Chương trình 1719 giúp thay đổi đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển du lịch huyện miền núi A Lưới

Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số