Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Khai thác hiệu quả nguồn lợi rừng

Năm 2024, xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt mức kỷ lục mới 17,29 tỷ USD. Tuy nhiên, nếu nhìn rừng ở khía cạnh đa ngành, con số này sẽ được tăng theo cấp số nhân.
Lai Châu: Phát động trồng rừng năm 2024 chào mừng 95 năm ngày thành lập Công đoàn Việt Nam Xuất khẩu gỗ và lâm sản: Vì sao vẫn đối diện với bài toán thiếu bền vững? Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Đổi tư duy, nâng giá trị nông sản

Bộ trưởng Bộ Nông Nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan đã có cuộc trao đổi với báo chí nhân dịp đầu xuân Ất Tỵ.

- Là người khơi mở về việc đa dụng hệ sinh thái rừng, ông nhìn nhận như thế nào về vấn đề rừng sẽ trở thành nguồn lực quan trọng đối với người dân trồng rừng, nhất là ở khu vực đồng bào dân tộc thiểu số?

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Khi có ý tưởng, chúng tôi đã trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng và ngày 29/2/2024 Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đã ký Quyết định số 208/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Đề án).

Khu rừng trồng được cấp chứng chỉ FSC tại Nghệ An. Ảnh: Nguyễn Hạnh
Khu rừng trồng được cấp chứng chỉ FSC tại Nghệ An. Ảnh: Nguyễn Hạnh

Nhiều địa phương cho biết, nếu trồng lúa thì nghèo, còn nếu trồng rừng thì giàu. Tuy nhiên, muốn tạo ra một nền kinh tế rừng thì họ lại vướng vào các Luật Lâm nghiệp hay vấn đề chuyển đổi đất rừng,…

Trên thực tế, rừng không chỉ là gỗ mà còn rất nhiều tài nguyên bản địa dưới tán rừng. Bản thân rừng có các giá trị đa ngành và liên ngành. Rừng không chỉ là cây, rừng còn gắn với những người dân đồng bào dân tộc sống bao nhiều đời nay sinh sống dưới tán rừng. Phát triển rừng không chỉ ở trồng rừng mà còn các sản phẩm dưới tán rừng, làm kinh tế dưới tán rừng. Cùng với các văn hóa của bà con dân tộc, sẽ tạo lên sức sống của rừng.

Việc hỗ trợ cho bà con vùng đồng bào dân tộc không chỉ là tiền, là lương thực mà chúng ta cần gợi mở để họ phát huy được giá trị đa dụng của hệ sinh thái dưới tán rừng. Cần gắn cộng đồng dân tộc vào với rừng, nó sẽ hòa quện với nhau thành 1 thể thống nhất chứ không khu biệt ra rằng rừng chỉ dành cho các doanh nghiệp để họ khai thác gỗ và làm thủy điện.

- Thưa ông, những chủ trương này sẽ được hiện thực hóa thành những chính sách cụ thể như thế nào?

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Song hành với việc trình ban hành Đề án phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng, Bộ cũng sẽ sửa đổi những Nghị định liên quan đến Luật Lâm nghiệp.

Bởi có những thời điểm, do chúng ta khai thác quá mức nên đã có chính sách đóng cửa rừng. Tuy nhiên, đã đến lúc chúng ta phải mở cửa rừng. Để mở cửa rừng thì chúng ta phải thay đổi các Nghị định liên quan để người dân có thể vào rừng và khai thác được các giá trị đa dụng dưới tán rừng nhưng không làm mất đi hệ sinh thái rừng, mất đi độ che phủ của rừng.

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Rừng không chỉ là gỗ
Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan. Ảnh: Bảo Thắng

Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cũng trình Chính phủ về Nghị định Quy định nuôi, trồng phát triển, thu hoạch cây dược liệu trong rừng. Trên thực tế, một số địa phương như Tuyên Quang, Lào Cai cũng đã triển khai phát triển dược liệu dưới tán rừng, nhưng việc này mới mang tính chất tự phát. Tuy nhiên, chúng ta cần hướng đến phát triển một nền kinh tế dược liệu.

Cần phải tổ chức lại cộng đồng này, trồng rừng kết hợp với trồng dược liệu dưới tán rừng. Cần hướng dẫn giống, quy trình canh tác, quy trình trồng để làm thế nào vừa không phá vỡ hệ lâm sinh của rừng mà còn bảo vệ và phát triển rừng. Không chỉ bán thô mà còn có thể chế biến. Bà con người đồng bào dân tộc có thể hợp tác với các công ty dược phẩm để phát triển được chuỗi giá trị các sản phẩm đa dụng dưới tán rừng.

Khi tôi lên chân núi Ba Vì, điều làm tôi ấn tượng đó là nhiều bà con còn có những xe chữa cháy. Điều này cho thấy, ý thức của bà con được nâng lên rất nhiều, họ hiểu rằng, chỉ có giữ rừng thì họ mới có những dược liệu để bà con khai thác. Có lẽ, khi chúng ta trao cho bà con “cần câu” chứ không chỉ trao cho bà con con cá, bà con sẽ tham gia giữ rừng. Khi đó, rừng vừa được khai thác, vừa được giữ gìn, vừa được bảo tồn. Sức mạnh cộng đồng này sẽ không một lực lượng kiểm lâm hay Ban quản lý rừng phòng hộ nào có được.

Cùng với đó là chính sách phát triển du lịch dưới tán rừng. Khi làm du lịch, tất cả các tài nguyên bản địa sẽ trở thành sản phẩm để bà con có thể bán cho du khách. Khi đó, đời sống kinh tế rừng sẽ rộn ràng thay cho sự đìu hiu trước đó.

Trong hệ sinh thái này có sự hòa hợp của thiên nhiên, có cây cao, cây thấp, có cây tán rộng, cây tán hẹp, có cả những cây tầm gửi. Tất cả đều sống hòa thuận với nhau. Bài học thiên nhiên quay trở lại dạy cho chính chúng ta và từ đó làm cho con người trở lên lương thiện hơn, tốt đẹp hơn. Rõ ràng, rừng mang đến cho chúng ta cả những giá trị hữu hình và cả những giá trị vô hình.

Phát triển giá trị đa dụng của hệ sinh thái rừng đây rõ ràng không phải là câu chuyện làm trong ngày một, ngày hai mà là câu chuyện của tất cả chúng ta. Tôi hoàn toàn có niềm tin bởi với sự vào cuộc của chính quyền địa phương trong việc đồng hành, hỗ trợ, giúp cho bà con cùng xây dựng những chương trình, kế hoạch phát triển, để từng bước đưa chính sách vào cuộc sống.

- Năm nay, xuất khẩu gỗ và lâm sản đạt con số rất kỷ lục, ông có thể chia sẻ thêm về việc này cũng như đường hướng sắp tới để ngành hàng này trở thành lĩnh vực quan trọng của đất nước?

Bộ trưởng Lê Minh Hoan: Nói về kỷ nguyên vươn mình của dân tộc trong lĩnh vực lâm nghiệp, xuất khẩu gỗ và sản phẩm gỗ của Việt Nam đã đi vào Top cao trên thị trường thế giới. Dù vậy, vẫn còn những điểm nghẽn, đó là ngành chế biến và xuất khẩu gỗ mới tập trung ở khu vực miền Trung và Đông Nam bộ trong khi tài nguyên rừng Việt Nam nằm ở vùng miền núi, trung du phía Bắc. Việc vận chuyển gỗ từ khu vực này vào miền Trung và miền Nam chi phí quá lớn. Vì vậy, việc phát huy được hết tiềm năng còn trong ngành lâm nghiệp thì vấn đề logistis là vấn đề cần quân tâm.

Gỗ không chỉ là gỗ mà còn rất nhiều sản phẩm khác. Cần đưa ra thông điệp gỗ đại diện cho hình ảnh đất nước Việt Nam khai thác tài nguyên nhưng cùng với đó là bảo vệ tài nguyên, từ đó, đóng góp vào câu chuyện biến đổi khí hậu. Câu chuyện carbon và biến đổi khí hậu là không có biên giới. Việc phát triển và bảo vệ rừng cũng là cách thức của người Việt Nam đóng góp vào hành tinh này trong việc giảm phát thải khí nhà kính.

Xin cám ơn ông!

Có chuyên gia chia sẻ rằng, việc tăng giá trị 1,2-1,5 lần là do chúng ta đang tư duy đơn ngành, không tích hợp các giá trị lại với nhau. Tôi nghĩ rằng, khi các giá trị được tích hợp sẽ đưa ngành hàng này tăng trưởng cấp số nhân chứ không chỉ dừng ở cấp số cộng. Ít nhất, tài nguyên rừng có thể tăng giá trị không chỉ 2-3 lần mà còn 5-10 lần.
Nguyễn Hạnh
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: đồng bào dân tộc

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Xuất khẩu rau, quả: Vì sao sầu riêng mất

Xuất khẩu rau, quả: Vì sao sầu riêng mất 'ngôi vương'?

Xuất khẩu rau, quả quý I giảm 2 con số. Cùng với kiểm soát chặt chất lượng, chọn đi cửa ngách, trồng trái vụ, kỳ vọng xuất khẩu rau, quả đạt mục tiêu đặt ra.
Bộ Công Thương xây dựng hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại

Bộ Công Thương xây dựng hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại

Bộ Công Thương xây dựng và vận hành hệ thống cảnh báo sớm vụ kiện phòng vệ thương mại.
Thêm 4 Nghị định thư xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Thêm 4 Nghị định thư xuất khẩu nông sản sang Trung Quốc

Bộ Nông nghiệp và Môi trường vừa ký các Nghị định thư về xuất khẩu ớt, chanh leo, tổ yến, cám gạo sang Trung Quốc.
Đơn hàng tốt, doanh nghiệp dệt may thu lãi lớn

Đơn hàng tốt, doanh nghiệp dệt may thu lãi lớn

Quý I/2025, dệt may tiếp tục đứng trong nhóm ngành hàng đạt kim ngạch xuất khẩu 5 tỷ USD, một số doanh nghiệp đạt doanh thu tốt ngay quý đầu tiên của năm.
Bộ Công Thương sẽ ký 4 thỏa thuận hợp tác với Trung Quốc

Bộ Công Thương sẽ ký 4 thỏa thuận hợp tác với Trung Quốc

Nhân chuyến thăm của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình tới Việt Nam, Bộ Công Thương ký thỏa thuận hợp tác với bộ, ngành, địa phương Trung Quốc.

Tin cùng chuyên mục

Thương mại Việt -Trung: Bộ Công Thương thúc đẩy hợp tác sâu tới nhiều địa phương

Thương mại Việt -Trung: Bộ Công Thương thúc đẩy hợp tác sâu tới nhiều địa phương

Hợp tác kinh tế, thương mại là điểm sáng trong tổng thể quan hệ Việt Nam-Trung Quốc. Quan hệ hợp tác ngày càng thực chất và hiệu quả tới các cấp địa phương.
Bộ Công Thương thúc đẩy thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Bộ Công Thương thúc đẩy thương mại Việt Nam - Trung Quốc

Từ đầu năm 2025 đến nay, Bộ Công Thương đã triển khai nhiều giải pháp xúc tiến nhằm thúc đẩy thương mại hai chiều Việt Nam - Trung Quốc.
Lý giải xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn đạt 17,8 tỷ USD

Lý giải xuất nhập khẩu qua Lạng Sơn đạt 17,8 tỷ USD

Trong 3 tháng đầu năm 2025, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu các loại hình qua địa bàn tỉnh Lạng Sơn đạt hơn 17,8 tỷ USD, tăng 24% so với cùng kỳ.
Chặn gian lận xuất xứ, Bộ Công Thương đề nghị quản lý chặt nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu

Chặn gian lận xuất xứ, Bộ Công Thương đề nghị quản lý chặt nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu

Để chặn gian lận xuất xứ, Bộ Công Thương đề nghị các hiệp hội ngành hàng và doanh nghiệp xuất khẩu tăng cường quản lý nguyên liệu sản xuất hàng xuất khẩu.
Viet Nam International Sourcing 2025: Gỡ điểm nghẽn chuỗi cung ứng, tạo sức bật cho hàng Việt

Viet Nam International Sourcing 2025: Gỡ điểm nghẽn chuỗi cung ứng, tạo sức bật cho hàng Việt

Viet Nam International Sourcing 2025 được kỳ vọng thúc đẩy kết nối thương mại; là giải pháp giúp doanh nghiệp tham gia sâu hơn vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Xuất khẩu cà phê: Gia tăng tỷ trọng chế biến sâu

Xuất khẩu cà phê: Gia tăng tỷ trọng chế biến sâu

Khối lượng xuất khẩu cà phê chế biến sâu đã tăng từ mức 8,8% năm 2022 lên 9,6% năm 2024. Đây là một chỉ dấu tốt cho sự tăng trưởng xuất khẩu của ngành.
Viet Nam International Sourcing 2025: Bắt tay quốc tế, tăng tốc xuất khẩu, hút khách du lịch

Viet Nam International Sourcing 2025: Bắt tay quốc tế, tăng tốc xuất khẩu, hút khách du lịch

Viet Nam International Sourcing 2025 không chỉ tập trung kết nối doanh nghiệp sản xuất, xuất khẩu trong và ngoài nước mà là cầu nối để quảng bá du lịch Việt Nam
TS. Tô Hoài Nam: Xanh hóa là ‘chìa khóa’ giúp hàng Việt vượt rào thuế quan

TS. Tô Hoài Nam: Xanh hóa là ‘chìa khóa’ giúp hàng Việt vượt rào thuế quan

TS.Tô Hoài Nam cho rằng, doanh nghiệp cần xanh hóa sản phẩm, tận dụng FTA để đa dạng thị trường xuất khẩu, ứng phó với khó khăn hiện tại.
Việt Nam sẵn sàng cùng ASEAN đối thoại với Hoa Kỳ về thuế quan

Việt Nam sẵn sàng cùng ASEAN đối thoại với Hoa Kỳ về thuế quan

Vụ trưởng Vụ Chính sách thương mại đa biên cho biết, Việt Nam sẵn sàng cùng ASEAN để cùng nhau xử lý những khó khăn liên quan đến thuế quan của Hoa Kỳ.
Chi tiết chỉ tiêu xuất khẩu từng mặt hàng nông thủy sản

Chi tiết chỉ tiêu xuất khẩu từng mặt hàng nông thủy sản

Để đạt được mục tiêu tăng trưởng toàn ngành 4% và kim ngạch xuất khẩu 65 tỷ USD, Bộ Nông nghiệp và Môi trường đặt chỉ tiêu cho từng nhóm ngành hàng cụ thể.
EU ‘siết’ nhập khẩu thép và điện tử, thương vụ cảnh báo nóng

EU ‘siết’ nhập khẩu thép và điện tử, thương vụ cảnh báo nóng

EU đang siết nhập khẩu một số mặt hàng có xuất xứ từ Trung Quốc như thép, điện tử... Doanh nghiệp Việt Nam cùng xuất khẩu mặt hàng này cần lưu ý một số nguy cơ.
Chủ động thích ứng, xuất khẩu gỗ hướng đến 18 tỷ USD

Chủ động thích ứng, xuất khẩu gỗ hướng đến 18 tỷ USD

Thu về gần 4 tỷ USD xuất khẩu trong quý I/2025, ngành gỗ và lâm sản chủ động thích ứng yêu cầu của thị trường, hướng đến phát triển bền vững.
Chính sách thuế quan tác động gì tới người tiêu dùng Mỹ?

Chính sách thuế quan tác động gì tới người tiêu dùng Mỹ?

Chính sách thuế quan mới của Mỹ đang tạo ra những biến động đáng kể trong thị trường tiêu dùng Mỹ, ảnh hưởng trực tiếp đến giá cả của nhiều mặt hàng.
Xuất khẩu sang EU: Đừng để thói quen làm mất thị trường

Xuất khẩu sang EU: Đừng để thói quen làm mất thị trường

Quy định của EU rất rõ ràng và hướng đến bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng. Tuy nhiên, đôi khi doanh nghiệp Việt ‘lơ đễnh’ có thể dẫn đến việc bị cấm nhập khẩu.
Nhìn lại những lần doanh nghiệp Việt vượt

Nhìn lại những lần doanh nghiệp Việt vượt 'bão' thuế quan: Bộ Công Thương luôn sát cánh

Dù nhiều lần bị điều tra, áp thuế song doanh nghiệp Việt luôn chủ động, linh hoạt các giải pháp bên cạnh sự hỗ trợ của Chính phủ, Bộ Công Thương để vượt bão.
Giá gạo xuất khẩu tăng, doanh nghiệp chưa vội chốt đơn hàng

Giá gạo xuất khẩu tăng, doanh nghiệp chưa vội chốt đơn hàng

Vụ Đông Xuân gần kết thúc, lượng lúa trong dân không còn nhiều, giá gạo xuất khẩu tăng trở lại, dù vậy, doanh nghiệp chưa vội chốt đơn.
Thức ăn cá tra cần một chiến lược công thương trước sóng thuế quan

Thức ăn cá tra cần một chiến lược công thương trước sóng thuế quan

Giá thức ăn chạm trần, thuế phòng vệ tăng cao, ngành cá tra đứng trước sóng gió kép – đã đến lúc cần một chiến lược công thương đủ tầm và đủ sâu.
TS Võ Trí Thành: Từ thách thức thuế quan đến cơ hội cải cách kinh tế

TS Võ Trí Thành: Từ thách thức thuế quan đến cơ hội cải cách kinh tế

“Trong nguy có cơ”, TS. Võ Trí Thành cho rằng, việc Hoa Kỳ áp thuế là cơ hội để tái cấu trúc nền kinh tế, là dịp để doanh nghiệp xuất khẩu nhìn lại chính mình.
Các lô hàng đang trên đường đến Mỹ bị áp thuế ra sao?

Các lô hàng đang trên đường đến Mỹ bị áp thuế ra sao?

Hàng hóa đang trên đường đến Mỹ sẽ không bị áp thuế đối ứng, theo thông báo mới từ Cơ quan Hải quan Mỹ, giúp doanh nghiệp xuất khẩu giảm lo ngại về chi phí.
Argentina tuyên bố thoả thuận thuế 0%, Campuchia đề nghị 5% với Mỹ

Argentina tuyên bố thoả thuận thuế 0%, Campuchia đề nghị 5% với Mỹ

Ngày 2/4/2025, Mỹ công bố chính sách thuế quan mới. Trong đó, Argentina bị áp mức thuế 10%, trong khi Campuchia phải đối mặt với mức thuế lên tới 49%.
Mobile VerionPhiên bản di động