Từ chuỗi quyết sách mới của Quốc hội: Vùng đồng bào dân tộc thiểu số 'vươn mình'

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân

Có thể nói, những quyết sách của Đảng, Nhà nước ta cũng đều vì nước, vì dân, mong muốn đem lại cuộc sống ấm no, hạnh phúc tạo niềm tin vững chắc cho đồng bào.
Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển Bài 3: Cơ hội cho Hà Giang chuyển mình

Thành quả sau những cố gắng, nỗ lực

Đến với Hà Giang hôm nay, chúng ta có thể cảm nhận được “sức sống mới” trên vùng cao nguyên đá. Đó là bản làng rực sáng ánh điện; những ngôi trường mới khang trang được đầu tư xây dựng; những con đường bê tông trải dài đến tận thôn, bản. Các làng văn hóa du lịch cộng đồng được đầu tư xây dựng thu hút được đông đảo du khách. Nhiều hộ dân đã biết chú trọng chăn nuôi gia súc, gia cầm phục vụ du lịch. Các lễ hội được bảo tồn, gìn giữ và phát triển.

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân
Lực lượng vũ trang Hà Giang luôn quán triệt, vận dụng sâu sắc quan điểm, đường lối của Đảng về chiến lược bảo vệ Tổ quốc trong tình hình mới và luôn nhận được sự quan tâm đặc biệt của lãnh đạo địa phương. Ảnh: M.D

Có được kết quả đó là nhờ sử dụng hiệu quả các nguồn vốn đầu tư của Đảng, Nhà nước, sự vào cuộc quyết liệt và lãnh đạo, chỉ đạo sát sao của những người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương, “dám nghĩ dám làm, dám chịu trách nhiệm”.

Đến nay, tốc độ tăng trưởng GRDP bình quân của tỉnh giai đoạn 2019 - 2024 ước đạt 5,59%. Cơ cấu kinh tế tiếp tục chuyển dịch đúng hướng. Tổng sản phẩm bình quân đầu người tăng trưởng khá và ổn định qua các năm, ước năm 2024 đạt 40,2 triệu đồng, tăng 34,9% so với năm 2020. Tổng vốn đầu tư toàn xã hội tăng, đến năm 2024 ước đạt 14.200 triệu. Tổng sản lượng lương thực ước đạt 41,8 vạn tấn; giá trị sản phẩm trồng trọt thu hoạch bình quân/ha đất canh tác ước đạt 63,0 triệu đồng, tăng 26% so với năm 2020. Tốc độ tăng trưởng tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng năm 2024 ước đạt 19.861,2 tỷ đồng, tăng 18% so với năm 2023.

Bên cạnh đó, tỷ lệ hộ nghèo, huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số đã giảm xuống hàng năm. Chất lượng giáo dục vùng dân tộc thiếu số và miền núi được nâng cao; quy mô trường lớp các bậc học được mở rộng, đầu tư khang trang, đáp ứng yêu cầu dạy và học. Công tác chăm sóc sức khỏe đồng bào dân tộc thiểu số có nhiều chuyển biến tích cực. Hệ thống trạm y tế các xã, bệnh viện đa khoa tuyến huyện được đầu tư nâng cấp, đội ngũ cán bộ, y bác sĩ tăng về số lượng và chất lượng, đảm bảo yêu cầu khám, chữa bệnh của nhân dân. Quốc phòng, an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội được giữ vững.

Đồng bào các dân tộc luôn đoàn kết, nỗ lực phấn đấu vươn lên, tham gia tích cực trong công tác xây dựng Đảng, hệ thống chính trị. Hệ thống chính trị từ tỉnh đến cơ sở nhất là vùng dân tộc được củng cố vững chắc. Công tác đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ chuyên môn, chính trị cho đội ngũ cán bộ người dân tộc thiểu số được cấp ủy, chính quyền quan tâm. Đồng bào luôn tin tưởng tuyệt đối vào sự lãnh đạo của Đảng, Nhà nước… Hà Gang còn là địa điểm du lịch: “Điểm đến an toàn, hấp dẫn, đặc sắc và được bình chọn là điểm đến khu vực hàng đầu châu Á năm 2024” được đông đảo du khách trong nước, quốc tế biết đến.

Tuy nhiên, trong quá trình triển khai thực hiện các chương trình, chính sách dân tộc, Hà Giang vẫn gặp phải một số khó khăn, vướng mắc như: Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 đã làm chậm tiến độ thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, giải quyết việc làm và đời sống của người dân. Giá cả vật liệu tăng cao. Thiên tai bão lũ gây thiệt hại lớn về tài sản, tính mạng và đời sống người dân. Ngân sách Nhà nước chi cho đầu tư phát triển bị hạn chế do phải thực hiện việc tiết kiệm chi theo quy định và phải đảm bảo cho công tác an sinh xã hội, phòng chống dịch Covid-19. Việc lồng ghép các nguồn vốn để thực hiện các chương trình còn gặp khó khăn do đối tượng, mục tiêu, phạm vi áp dụng của từng chương trình có quy định khác nhau, khả năng huy động các nguồn lực khác để thực hiện còn hạn chế. Kinh tế của tỉnh vẫn còn khó khăn, nguồn thu ngân sách hạn chế, việc bố trí nguồn lực cho công tác giảm nghèo chưa đáp ứng được nhu cầu thực tế; chất lượng giáo dục, y tế, văn hóa ở vùng dân tộc thiểu số so với mặt bằng chung vẫn còn thấp…

Công tác lãnh đạo, chỉ đạo của một số ngành, địa phương chưa quyết liệt, sâu sát; một số cán bộ, công chức, viên chức thực hiện nhiệm vụ chưa linh hoạt, thiếu chuyên nghiệp. Công tác tuyên truyền đạt hiệu quả chưa cao. Việc lập hoàn thiện thủ tục đầu tư các dự án khởi công mới và tiến độ giải ngân các nguồn vốn còn chậm đặc biệt là nguồn vốn thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia. Công tác phối hợp giữa các ngành, các cấp có lúc chưa chặt chẽ…

Quyết tâm bứt phá trong kỷ nguyên mới

Với quyết tâm khắc phục khó khăn, tồn tại, hạn chế, phấn đấu hoàn thành tốt mục tiêu, chỉ tiêu đề ra, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Hà Giang đã tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo các cấp, các ngành đẩy nhanh tiến độ phân bổ, giải ngân vốn đầu tư công năm 2024 và vốn đầu tư công và thực hiện 3 chương trình mục tiêu quốc gia.

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân
Cán bộ, chiến sĩ Đồn Biên phòng Bản Máy (Hà Giang) giúp nhân dân làm đường bê tông. Ảnh: Xuân Minh

Phát huy vai trò người đứng đầu cấp ủy, chính quyền địa phương đề cao tinh thần, trách nhiệm, quyết liệt, chủ động, tích cực, sâu sát, cụ thể, nắm chắc tình hình, tiến độ từng dự án. Phát động phong trào thi đua “60 ngày đêm đẩy mạnh tiến độ thực hiện các công trình, dự án đầu tư và hoàn thiện giải ngân vốn đầu tư công, 3 Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2024 trên địa bàn tỉnh Hà Giang”. Đồng thời, tăng cường kiểm tra, kiểm soát, kỷ luật, kỷ cương trong quá trình triển khai thực hiện các chương trình, nhất là công tác giải ngân vốn. Chủ động rà soát, điều chuyển vốn theo thẩm quyền giữa các dự án chậm giải ngân sang các dự án có khả năng giải ngân tốt hơn.

Lãnh đạo tỉnh đã thường xuyên quan tâm, chỉ đạo các ngành tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền, quán triệt nâng cao nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, các đoàn thể chính trị xã hội và nhân dân, tạo sự đồng thuận cao trong quá trình tổ chức thực hiện.

Tiếp tục quan tâm đầu tư xây dựng đường điện, trạm biến áp cho các thôn bản chưa được sử dụng điện lưới quốc gia; cải tạo và nâng cấp hệ thống điện tại các thôn bản vùng sâu, vùng đặc biệt khó khăn, đảm bảo các hộ gia đình được sử dụng điện thường xuyên, an toàn. Tập trung đầu tư xây dựng các công trình thủy lợi vừa và nhỏ đa mục tiêu phục vụ phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản, cấp nước sinh hoạt. Tiếp tục tham mưu, đề xuất với Quốc hội, Chính phủ, các Bộ ngành Trung ương xây dựng bổ sung cơ chế, chính sách về đầu tư, hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng cho đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi giai đoạn 2025 - 2030 và định hướng đến năm 2040.

Thời gian qua, Hà Giang đã thực hiện tốt các giải pháp hỗ trợ người nghèo, cận nghèo ổn định sinh kế phát triển sản xuất, tạo việc làm để tăng thu nhập, thoát nghèo bền vững. Nâng cao vai trò của các tổ chức hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ tiết kiệm và vay vốn trong thực hiện việc liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm; đáp ứng nhu cầu về vốn vay ưu đãi cho các hộ nghèo…

Qua đó, đã rà soát, bổ sung, điều chỉnh mạng lưới các trường lớp học, cơ sở đào tạo. Đẩy mạnh đầu tư cơ sở vật chất trường, lớp học cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số theo hướng trường chuẩn quốc gia. Tiếp tục tổ chức thực hiện có hiệu quả các chính sách ưu tiên, hỗ trợ cho học sinh là người dân tộc thiểu số theo đúng quy định của Nhà nước...

Bài cuối: Đảng ta là Đảng vì nước, vì dân
Thế hệ trẻ Hà Giang chung tay thực hiện các chính sách dân tộc bảo vệ vững chắc đường biên mốc giới, phên dậu của Tổ quốc. Ảnh: Cổng TTĐTHG

Hiện nay, Hà Giang đã và đang xây dựng đội ngũ trí thức, doanh nhân, cán bộ người dân tộc thiểu số và lao động trực tiếp có chất lượng nhằm góp phần phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững, bảo đảm quốc phòng an ninh trên địa bàn và vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Thực hiện tốt chính sách và phát huy vai trò già làng, trưởng bản, người có uy tín tham gia công tác xây dựng đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội; thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội của địa phương… Chú trọng công tác bảo tồn, phát huy giá trị các di sản văn hóa truyền thống của các dân tộc thiểu số tại địa phương. Tận dụng những thế mạnh, khai thác, phát huy có hiệu quả giá trị các di tích lịch sử, văn hóa trên địa bàn. Nâng cao chất lượng phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa”…

Mong rằng với những kết quả đạt được, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang sẽ tiếp tục thực hiện thắng lợi các mục tiêu, chỉ tiêu đề ra góp phần đáng kể vào công cuộc xây dựng và phát triển tỉnh Hà Giang ngày càng giàu đẹp, văn minh, cùng đất nước vững bước tiến vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên hội nhập và phát triển.

Lan Phương - Hoàng Huyền
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: đầu tư công

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Bài 3: Cơ hội cho Hà Giang chuyển mình

Bài 3: Cơ hội cho Hà Giang chuyển mình

Những năm qua, nhờ làm tốt chính sách dân tộc, Đảng bộ tỉnh Hà Giang đã thực hiện tốt các mục tiêu, chỉ tiêu, nhiệm vụ đề ra, đáp ứng sự kỳ vọng của nhân dân.
Từ thông điệp chống lãng phí của Tổng Bí thư suy ngẫm về việc xử lý thành công các dự án tồn đọng

Từ thông điệp chống lãng phí của Tổng Bí thư suy ngẫm về việc xử lý thành công các dự án tồn đọng

Thông điệp chống lãng phí của Tổng Bí thư Tô Lâm đã đặt ra nhiều vấn đề quan trọng, trong đó có việc xử lý các đại dự án thua lỗ, tồn đọng.

Tin cùng chuyên mục

Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng

Bài 5: Kinh nghiệm quốc tế và kỳ vọng

Trước tốc độ tăng trưởng nhu cầu điện, các nước đều có những cơ chế đặc thù. Luật Điện lực (sửa đổi) của Việt Nam được kỳ vọng sẽ tạo ra bước phát triển mới.
Bài 4: Từ kết quả giám sát đến yêu cầu sửa đổi toàn diện Luật Điện lực

Bài 4: Từ kết quả giám sát đến yêu cầu sửa đổi toàn diện Luật Điện lực

Luật Điện lực (sửa đổi) đã giải quyết cơ bản các điểm nghẽn được chỉ ra trong báo cáo giám sát thực thi chính sách phát triển năng lượng 2016-2021 của Quốc hội.
Bài 3: Các chuyên gia, nhà quản lý, đại biểu Quốc hội nói gì?

Bài 3: Các chuyên gia, nhà quản lý, đại biểu Quốc hội nói gì?

Luật Điện lực (sửa đổi) sớm ban hành sẽ giúp "khơi thông các điểm nghẽn về chính sách, pháp luật, cải cách ngành điện hiệu quả hơn, đáp ứng nhu cầu phát triển".
Bài 2: Động lực

Bài 2: Động lực 'tiên quyết' giúp đồng bào Hà Giang phát triển

Từ tỉnh nghèo nhất cả nước, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân các dân tộc tỉnh Hà Giang đã đoàn kết, quyết tâm thực hiện thắng lợi mục tiêu xóa đói, giảm nghèo.
Bài 2: Sửa đổi Luật để tạo đột phá về thể chế

Bài 2: Sửa đổi Luật để tạo đột phá về thể chế

Sửa đổi Luật Điện lực nhằm tạo đột phá về thể chế, tháo gỡ các vướng mắc, phát triển nguồn, lưới điện, tạo bệ phóng vững chắc phát triển kinh tế - xã hội.
Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Bài 1: Những quyết sách mang ý Đảng, lòng dân

Chuỗi quyết sách mới liên quan đến công tác dân tộc của Quốc hội đã giúp vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi “vươn mình” bước vào kỷ nguyên mới.
Bài 1: Bài học lịch sử, nhiệm vụ lịch sử

Bài 1: Bài học lịch sử, nhiệm vụ lịch sử

Tổng Bí thư Tô Lâm đã có những phát biểu mang tính định hướng chiến lược về sửa đổi Luật Điện lực, tháo gỡ điểm nghẽn lớn cho kỷ nguyên vươn mình của dân tộc.
Hội thảo về kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - những vấn đề lý luận và thực tiễn

Hội thảo về kỷ nguyên vươn mình của dân tộc - những vấn đề lý luận và thực tiễn

Ngày 15/11, Hội đồng Khoa học các cơ quan Đảng Trung ương chủ trì, phối hợp với Bộ Biên tập Tạp chí Cộng sản tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia “Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam – Những vấn đề lý luận và thực tiễn”.
Đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam tạo động lực phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới

Đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam tạo động lực phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới

Việc đầu tư tuyến đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam sẽ mang lại những lợi ích lớn cho nền kinh tế, tạo động lực phát triển đất nước trong kỷ nguyên mới.
Chống lãng phí -

Chống lãng phí - 'cuộc chiến với giặc nội xâm'

Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh cần nhận thức rằng đấu tranh phòng, chống lãng phí là cuộc chiến chống giặc nội xâm đầy cam go; 1 phần của cuộc đấu tranh giai cấp.
Lời hiệu triệu

Lời hiệu triệu 'đắc nhân tâm'

Bài viết “Chống lãng phí” của Tổng Bí thư Tô Lâm được các đảng viên đồng tình ủng hộ, trở thành lời hiệu triệu “đắc nhân tâm” của người đứng đầu Đảng, Nhà nước.
Nâng cao vai trò CVĐ Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Nâng cao vai trò CVĐ Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Bước vào kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, Cuộc vận động Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam cần cách triển khai mới nhằm mang lại hiệu quả cao nhất.
Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Ngành Công Thương có nhiều nỗ lực, sáng tạo, triển khai bài bản Cuộc vận động

Phó Thủ tướng Lê Thành Long: Ngành Công Thương có nhiều nỗ lực, sáng tạo, triển khai bài bản Cuộc vận động

Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Thành Long đánh giá, ngành Công Thương có nhiều nỗ lực, sáng tạo, triển khai bài bản Cuộc vận động Người Việt ưu tiên dùng hàng Việt.
Phó Chủ tịch UB TWMTTQ Tô Thị Bích Châu: Bộ Công Thương giữ vai trò nòng cốt thực hiện Cuộc vận động

Phó Chủ tịch UB TWMTTQ Tô Thị Bích Châu: Bộ Công Thương giữ vai trò nòng cốt thực hiện Cuộc vận động

Phó Chủ tịch Uỷ ban TWMTTQ Tô Thị Bích Châu đánh giá cao vai trò của Bộ Công Thương trong thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.
Bài 3: Đáp ứng kỳ vọng, tạo động lực phát triển mới

Bài 3: Đáp ứng kỳ vọng, tạo động lực phát triển mới

Việc sửa đổi toàn diện Luật Hóa chất nhận được sự đồng tình nhằm tạo cơ chế, chính sách đủ mạnh đưa ngành công nghiệp hóa chất Việt Nam phát triển xứng tầm.
Bài 2: Cần thiết sửa đổi Luật Hóa chất, phát huy tiềm năng lĩnh vực

Bài 2: Cần thiết sửa đổi Luật Hóa chất, phát huy tiềm năng lĩnh vực

Việc sửa đổi Luật Hóa chất nhằm cụ thể hóa chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển công nghiệp hóa chất với tính chất là ngành công nghiệp nền tảng.
Bài 1: Những đóng góp quan trọng của ngành hóa chất vào nền kinh tế

Bài 1: Những đóng góp quan trọng của ngành hóa chất vào nền kinh tế

Với tốc độ tăng trưởng 10-11% mỗi năm, chiếm tỷ lệ 2-5% GDP toàn ngành công nghiệp, ngành hóa chất đã có những đóng góp quan trọng vào tăng trưởng kinh tế.
Bộ trưởng Bộ Công Thương: Dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) bám sát 4 chính sách lớn

Bộ trưởng Bộ Công Thương: Dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) bám sát 4 chính sách lớn

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên cho biết, dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) bám sát 4 chính sách lớn được Chính phủ thống nhất trình Quốc hội thông qua.
Đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối hoàn thành sớm, chống lãng phí rất lớn

Đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối hoàn thành sớm, chống lãng phí rất lớn

Đại biểu Quốc hội cho rằng, đường dây 500 kV mạch 3 từ Quảng Trạch đến Phố Nối có thời gian hoàn thành rất sớm, sử dụng có hiệu quả, chống lãng phí rất lớn.
Tổng Bí thư Tô Lâm nói về Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Tổng Bí thư Tô Lâm nói về Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc

Báo Công Thương giới thiệu nội dung trao đổi chuyên đề về Kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Xem thêm
Mobile VerionPhiên bản di động