Thứ sáu 22/11/2024 23:59

Tỉnh Cao Bằng: Xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ lạc vùng cao

Từ nhiều năm nay, cây lạc đã trở thành cây trồng chủ lực, giúp giảm nghèo cho nhiều hộ đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã vùng cao huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng

Trồng lạc theo hướng hàng hóa

Lạc là cây trồng truyền thống từ bao đời nay của người dân vùng cao huyện Hà Quảng, tỉnh Cao Bằng. Trước đây, người dân trồng diện tích còn nhỏ lẻ, chưa áp dụng kỹ thuật vào trồng, chăm sóc nên cây lạc phát triển kém, sản lượng thấp. Năm 2006, cấp ủy, chính quyền huyện Hà Quảng phối hợp với một số doanh nghiệp tập trung tuyên truyền, vận động bà con các xã vùng Lục Khu chuyển đổi diện tích một số cây trồng năng suất thấp sang trồng thử giống lạc mới. Qua kết quả trồng thử nghiệm, cây lạc giống mới chịu hạn tốt, phù hợp với điều kiện thổ nhưỡng địa phương, năng suất, sản lượng cao hơn lạc giống địa phương. Từ đó đến nay, cây lạc hàng hóa đã được bà con các xã vùng cao tập trung phát triển và coi đây là cây chủ lực giảm nghèo bền vững.

Thấy hiệu quả từ trồng lạc, đặc biệt là lạc hàng hóa, những năm gần đây, bà con huyện vùng cao Hà Quảng đã chuyển nhiều diện tích cây trồng một vụ kém hiệu quả sang trồng hai vụ lạc để nâng cao thu nhập. Năm 2022, Hà Quảng phấn đấu phát triển diện tích lạc hàng hóa đạt hơn 1.000 ha, sản lượng 1.500 tấn. Từ trồng lạc, hàng nghìn hộ dân có thu nhập ổn định 20 - 40 triệu đồng/hộ/năm, góp phần xóa đói, giảm nghèo.

Trồng lạc giúp bà con vùng Lục Khu tăng thu nhập

Bên cạnh đó, vài năm trở lại đây, nhiều doanh nghiệp đứng chân trên địa bàn đã đồng hành cùng với nông dân, hỗ trợ về giống, vật tư, chuyển giao khoa học kỹ thuật và bao tiêu toàn bộ sản phẩm cho bà con. Sản phẩm lạc Cao Bằng chủ yếu được tiêu thụ tại các tỉnh miền Trung và được đánh giá cao về chất lượng. Trước nhu cầu thu mua sản phẩm của các doanh nghiệp, huyện Hà Quảng tiếp tục vận động các địa phương mở rộng diện tích trồng lạc nhằm đem lại thu nhập ổn định; góp phần xóa đói, giảm nghèo ở nhiều địa phương, nhất là các xã vùng cao Lục Khu.

Liên kết và bao tiêu sản phẩm

Đặc biệt, năm 2020, Công ty TNHH Nông lâm nghiệp Hà Quảng triển khai thực hiện Dự án “Xây dựng mô hình ứng dụng khoa học và công nghệ trong chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ lạc vùng miền núi tỉnh Cao Bằng” với mục tiêu ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ theo chuỗi sản xuất từ cung cấp giống, vật tư đầu vào, trồng trọt đến chế biến và tiêu thụ lạc đảm bảo chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm.

Dự án đã ký hợp đồng với đơn vị chuyển giao là Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển đậu đỗ (Viện Cây lương thực và Cây thực phẩm) về quy trình sản xuất hạt giống lạc và quy trình sản xuất lạc thương phẩm theo tiêu chuẩn VietGAP; ký hợp đồng với đơn vị chuyển giao là Viện Cơ điện nông nghiệp và công nghệ sau thu hoạch về kỹ thuật bảo quản lạc sấy khô; ký hợp đồng với đơn vị chuyển giao là Viện Công nghiệp thực phẩm về quy trình sản xuất dầu lạc.

Để bảo quản lạc, công ty cũng xây dựng xưởng chế biến lạc sấy khô với quy mô 200 m2, bảo quản lạc sấy khô công suất 2.000 tấn/năm. Thực hiện đồng bộ quy trình về xây dựng nhà xưởng chế biến dầu lạc quy mô 300 m2, 1 hệ thống dây chuyền thiết bị chế biến dầu lạc công suất 200 tấn/năm; ứng dụng công nghệ sản xuất dầu lạc bằng phương pháp ép...

Việc xúc tiến thị trường tiêu thụ thông qua hình thức quảng bá sản phẩm được đa dạng hóa dưới nhiều hình thức: Xây dựng website bán hàng; tuyên truyền, giới thiệu, quảng bá sản phẩm; hợp tác liên kết giữa người sản xuất và nhà kinh doanh; xây dựng và mở rộng mạng lưới tiêu thụ sản phẩm. Tăng cường tiếp thị đến hệ thống siêu thị và các kênh thực phẩm trong nước; xây dựng mạng lưới tiếp thị, đội ngũ nhân sự tiêu thụ sản phẩm tại thị trường nội địa và xuất khẩu. Xúc tiến và ký kết cung cấp sản phẩm lạc giống Cao Bằng với các đơn vị, công ty có nhu cầu giống lạc...

Dự án được xây dựng trên cơ sở định hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, công nghệ được ứng dụng trong dự án là những công nghệ tiên tiến, thích hợp, có tính khả thi cao khi ứng dụng tại địa phương, phù hợp với trình độ, năng lực khoa học, quản lý và các điều kiện về kinh tế - xã hội của tỉnh. Tạo ra mối liên kết bốn nhà, làm cơ sở để ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào cuộc sống, góp phần thúc đẩy xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, chế biến, tiêu thụ lạc vùng miền núi.

Trong những năm tới, lạc vẫn được xác định là cây trồng chủ lực trong chương trình xóa đói, giảm nghèo của huyện Hà Quảng, đầu ra được nhiều doanh nghiệp, thương lái bao tiêu ổn định nên người dân yên tâm mở rộng diện tích.
Trung Hiếu
Bài viết cùng chủ đề: xóa đói giảm nghèo

Tin cùng chuyên mục

Sơn La bảo tồn và phát triển các bản du lịch gắn với giá trị văn hóa truyền thống

Huyện Bắc Yên - Sơn La dành nguồn vốn lớn đầu tư hạ tầng thiết yếu cho bà con dân tộc

Sơn La xây dựng chuỗi liên kết sản xuất, tiêu thụ măng cho đồng bào dân tộc thiểu số

Lạng Sơn: Đưa di tích lịch sử, văn hóa thành sản phẩm du lịch bền vững

Huyện Mộc Châu bảo tồn và phát huy giá trị lễ hội Púng Hiéng của người Dao Tiền

Huyện Mường La - Sơn La đưa điện lưới quốc gia đến với bà con thôn bản

Huyện Mộc Châu - Sơn La đổi thay từ nguồn vốn dành cho đồng bào dân tộc thiểu số

Huyện Mai Sơn - Xây dựng chuỗi sản xuất, tiêu thụ cà phê bền vững

Huyện Phù Yên - Sơn La: Hiệu quả cao từ nguồn vốn giảm nghèo cho bà con vùng đồng bào dân tộc

Sơn La nâng cao đời sống của người dân nhờ nguồn vốn Chương trình 1719

Sơn La phát triển mạnh du lịch, cải thiện đời sống bà con vùng dân tộc thiểu số

Gia Lai: Kỳ vọng về nơi ở mới của người dân từng sống trong ngôi làng biệt lập

Nông sản Sơn La nâng cao giá trị, ổn định đời sống cho đồng bào dân tộc

Huyện Bắc Yên – Sơn La: bộ mặt nông thôn thay đổi nhờ nguồn vốn chính sách giảm nghèo

Huyện Thuận Châu – Sơn La Chương trình 1719 giúp thay đổi đời sống người dân vùng dân tộc thiểu số

Thừa Thiên Huế: Đẩy mạnh phát triển du lịch huyện miền núi A Lưới

Lâm Đồng: Những gương điển hình trong phát triển kinh tế giỏi vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La: Phát triển du lịch gắn với bảo tồn văn hoá vùng đồng bào dân tộc thiểu số

Sơn La tăng cường chuyển đổi số trong tiêu thụ nông sản

Sơn La dành nguồn lực lớn cho chuyển đổi số lĩnh vực công tác dân tộc