Thứ bảy 23/11/2024 08:49

Doanh nghiệp thực phẩm tìm cách xoay sở để phục hồi

Doanh nghiệp thực phẩm đã triển khai nhiều chương trình khuyến mãi, kết nối xúc tiến,… nhưng nhu cầu thị trường vẫn còn yếu khiến doanh nghiệp rơi vào khó khăn.

Sức mua yếu, sản xuất kinh doanh ở thế khó

Lương thực thực phẩm là ngành đặc thù cung ứng hàng hóa tiêu dùng thiết yếu cho toàn xã hội nên trong mọi thời điểm ngành luôn nhận được sự đồng hành, hỗ trợ tích cực từ Nhà nước. Điều này đã trở thành lợi thế đặc biệt giúp các doanh nghiệp luôn duy trì sản xuất kinh doanh ổn định và tăng tốc phục hồi nhanh sau dịch.

Tính chung quý 1/2023, mặc dù bối cảnh kinh tế chung nhiều khó khăn khi chỉ số IIP toàn ngành công nghiệp giảm 2,2% so với cùng kỳ, thì ngành lương thực thực phẩm Việt Nam vẫn tăng trưởng dương khi chỉ số IIP tăng 3,4% và chỉ số tồn kho giảm 10% so với cùng kỳ năm 2022.

Tuy vậy riêng khu vực TP. Hồ Chí Minh, tình hình sản xuất kinh doanh lại đi ngược so với cả nước. Ông Nguyễn Đặng Hiến - Phó Chủ tịch Hội Lương thực Thực phẩm TP. Hồ Chí Minh (FFA)- cho biết: Chỉ số sản xuất công nghiệp ngành lương thực thực phẩm của thành phố quý 1/2023 giảm 1,75% so với cùng kỳ năm 2022. Điều này cho thấy hoạt sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp ngành lương thực thực phẩm thành phố vẫn đang hết sức khó khăn. Và doanh nghiệp dù đã triển khai nhiều chương trình khuyến mãi, kết nối xúc tiến,… nhưng nhu cầu thị trường vẫn còn yếu.

HCMC FOODEX 2022 được tổ chức lần đầu tiên thu hút đông đảo doanh nghiệp trong, ngoài nước tham gia

Về nguyên nhân sụt giảm, ông Nguyễn Đặng Hiến cho rằng do sức mua thị trường nội địa dù đã khôi phục nhưng vẫn còn yếu, chưa kích thích sản xuất. Thêm vào đó, doanh nghiệp khó khăn trong việc tiếp cận vốn, lãi suất ngân hàng và chi phí đầu vào vẫn ở mức cao khiến khả năng hấp thụ vốn đã bắt đầu giảm. Ngoài ra còn xuất phát từ xu hướng thắt chặt chi tiêu mua sắm các sản phẩm thông thường và xa xỉ tại một số thị trường tiêu thụ lớn như Mỹ, EU… đã khiến đơn hàng xuất khẩu giảm, ảnh hưởng lớn đến sản xuất của các doanh nghiệp.

“Ngành lương thực thực phẩm có vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế xã hội của Thành phố nói riêng và cả nước nói chung. Tuy nhiên, ngành cũng đang đứng trước yêu cầu phát triển rất cao nhằm có thể cạnh tranh và đáp ứng được nhu cầu, khắc phục những khó khăn của thị trường hiện nay. Trong bối cảnh đó, các xu hướng phát triển ngành này đã có nhiều thay đổi đáng kể, nổi bật lên các xu hướng dài hạn và tác động lớn đến ngành”- ông Hiến nhận định.

Xúc tiến thương mại để vượt khó

Theo ông Nguyễn Đặng Hiến, giai đoạn này, chi phí vận hành cao hơn do lạm phát và thiếu hụt nguồn nguyên liệu được dự đoán sẽ có tác động lớn đến ngành chế biến thực phẩm, dẫn đến giá bán lẻ các sản phẩm cao hơn. Do đó các doanh nghiệp cần phải tối ưu hóa nguồn lực, đổi mới tập trung vào tính bền vững, đồng thời nâng cao khả năng thích ứng chuỗi cung ứng cũng như số hóa trong sản xuất thực phẩm...

Cùng với đó, việc tham gia các hoạt động xúc tiến thương mại cũng hết sức quan trọng, nhằm góp phần tiếp cận khách hàng, đưa sản phẩm tới người tiêu dùng.

Liên quan đến hoạt động xúc tiến thương mại cho ngành, ông Hiến cho biết, sắp tới đây Hội Lương thực thực phẩm Thành phố (FFA) sẽ phối hợp cùng Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư Thành phố (ITPC) phối hợp và các đơn vị liên quan tổ chức Triển lãm Quốc tế ngành lương thực thực phẩm TP. Hồ Chí Minh năm 2023 (HCMC FOODEX 2023).

“HCMC FOODEX 2023 là một sự kiện xúc tiến thương mại quan trọng mang tính chiến lược của Thành phố, của FFA và là một phần không thể thiếu trong các hoạt động hợp tác kinh doanh ngày càng gia tăng. Triển lãm lần đầu tiên được tổ chức vào tháng 10/2022 đã đạt được thành công lớn khi thu hút hơn 18.000 lượt khách trong và ngoài nước tham gia với gần 250 gian hàng và đa số ở đây là các doanh nghiệp thành viên của chúng tôi. Tôi tin rằng Triển lãm lần này sẽ tiếp tục mang đến cho doanh nghiệp sản xuất lương thực thực phẩm của thành phố cơ hội mở rộng các hoạt động kết nối giao thương; giới thiệu các sản phẩm mang thương hiệu Việt ra thị trường trong nước, khu vực và quốc tế cũng như tiếp cận, học hỏi và đổi mới máy móc, thiết bị công nghệ tiên tiến vào quá trình sản xuất kinh doanh”- ông Hiến kỳ vọng.

Thông tin về triển lãm năm nay, ông Trần Phú Lữ - Phó Giám đốc Phụ trách ITPC- cho biết: HCMC FOODEX 2023 dự kiến sẽ thu hút sự tham gia của hơn 200 doanh nghiệp, tổ chức, hiệp hội trong nước và quốc tế, với gần 300 gian hàng tiêu chuẩn được trưng bày.

Tại Triển lãm lần này, các doanh nghiệp tham dự sẽ trưng bày và giới thiệu các sản phẩm thuộc nhóm sản phẩm lương thực, thực phẩm dạng thô/sơ chế (nông sản, thủy hải sản, gia vị …); nhóm sản phẩm lương thực, thực phẩm được chế biến sâu; nhóm sản phẩm đồ uống; nhóm nguyên phụ liệu dùng trong công nghiệp chế biến thực phẩm; nhóm máy móc thiết bị sản xuất, đóng gói, bảo quản và các nhóm ngành hỗ trợ liên quan.

“Triển lãm không chỉ quảng bá, giới thiệu các sản phẩm có chất lượng, uy tín thương hiệu và tiềm năng xuất khẩu trong ngành lương thực thực phẩm mà còn là cầu nối giúp khởi tạo và duy trì mối quan hệ hợp tác kinh doanh bền vững, kết nối giao thương hiệu quả giữa các doanh nghiệp trong nước và quốc tế”- ông Trần Phú Lữ cho biết thêm.

Theo đánh giá của bà Phạm Thị Huân - Chủ tịch HĐQT Công ty CP Ba Huân, HCMC FOODEX cũng như các hoạt động bên lề của triển lãm rất phong phú, đa dạng, tạo sức hút tới khách tham quan. Triển lãm đã giúp doanh nghiệp đạt được hiệu quả trong việc quảng bá thương hiệu và tiếp cận đến các doanh nghiệp và người tiêu dùng. “Năm 2023 chúng tôi kỳ vọng HCMC FOODEX sẽ có thêm nhiều chương trình đổi mới, sáng tạo, đặc sắc, nhằm giúp các doanh nghiệp tham dự mở rộng kết nối với các đối tác trong nước và quốc tế”- bà Huân chia sẻ.

HCMC FOODEX 2023 diễn ra từ ngày 28 – 30/06/2023 tại Trung tâm Hội chợ & Triển lãm Sài Gòn (SECC), TP. Hồ Chí Minh. Triển lãm có quy mô dự kiến khoảng gần 300 gian hàng cùng sự góp mặt của hơn 200 đơn vị trưng bày đến từ trong nước và quốc tế.

Tại đây, các doanh nghiệp tham dự sẽ trưng bày và giới thiệu các sản phẩm thuộc nhóm sản phẩm lương thực thực phẩm, thiết bị công nghệ máy móc chế biến, đóng gói và bảo quản.

Trong khuôn khổ Triển lãm, nhằm hỗ trợ doanh nghiệp cập nhật thông tin mới nhất về ngành lương thực thực phẩm, các xu hướng sản xuất và thị trường xuất khẩu tiềm năng, tìm kiếm đối tác và mở rộng mạng lưới phân phối và tiêu thụ sản phẩm, Ban tổ chức tổ chức chuỗi các hoạt động bên lề, gồm:

Hoạt động hội thảo, tọa đàm về các chủ đề như: “Xu hướng và công nghệ mới trong ngành thực phẩm chế biến”; “Nâng cao năng lực cạnh tranh cho doanh nghiệp ngành lương thực thực phẩm vào thị trường Trung Quốc”; “Chiến lược và thách thức cho doanh nghiệp lương thực thực phẩm khi tham gia vào thị trường toàn cầu”; “Tương lai của thực phẩm xanh, sạch và phát triển bền vững”.

Hoạt động kết nối giao thương B2B với 03 phiên kết nối chính giữa doanh nghiệp sản xuất lương thực thực phẩm với các đơn vị phân phối, siêu thị hiện đại; giữa doanh nghiệp sản xuất lương thực thực phẩm với và kênh thương mại điện tử; giữa doanh nghiệp sản xuất lương thực thực phẩm với và nhà mua hàng (buyers) quốc tế.

Chuỗi các hội thảo, các hoạt động kết nối, trình diễn để quảng bá sản phẩm, công nghệ mới từ các doanh nghiệp tham gia triển lãm.

Mai Ca
Bài viết cùng chủ đề: Xúc tiến thương mại

Tin cùng chuyên mục

Diễn đàn Xúc tiến nông sản Việt Nam – Mông Cổ: Thương mại song phương tăng gấp 2-3 lần

256 gian hàng tham gia Hội chợ triển lãm Nông nghiệp Quốc tế AgroViet 2024

Doanh nghiệp vật liệu xây dựng tận dụng cơ hội từ chuyển đổi xanh

Cà Mau đẩy mạnh xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP nông, thủy sản

Doanh nghiệp Việt chuyển mình 'xanh hoá' từ tư duy đến hành động

Gian hàng Việt Nam được quan tâm tại Hội chợ ẩm thực và đồ uống châu Á tại Sơn Đông, Trung Quốc

Giải pháp giúp các doanh nghiệp tận dụng tối đa cơ hội từ Hiệp định EVFTA

Doanh nghiệp thực phẩm và đồ uống Việt Nam xúc tiến, quảng bá sản phẩm tại Hoa Kỳ

Sơn La tham gia Triển lãm quốc tế công nghiệp thực phẩm Việt Nam 2024

Doanh nghiệp công nghiệp chế biến, chế tạo tìm cách mở rộng thị trường tiêu thụ sản phẩm

CLEANFACT và RHVAC VIETNAM 2024: Điểm đến của nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng

Điện Biên sẽ sớm có cửa khẩu song phương A Pa Chải (Việt Nam) – Long Phú (Trung Quốc)

Tuyên Quang: Đẩy mạnh kết nối cung- cầu hàng hóa nông sản với các địa phương

Xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường cho sản phẩm OCOP Quảng Ninh

Ấn Độ tham dự Vietnam FoodExpo 2024 và hoạt động xúc tiến thương mại tại Long An

Ninh Thuận ‘bắt tay’ cùng TP Hồ Chí Minh thu hút đầu tư

ITTC Hoà Bình: Đổi mới, nâng cao hiệu quả xúc tiến đầu tư, thương mại và du lịch

Ninh Thuận: Đa dạng giải pháp xúc tiến thương mại, mở rộng thị trường tiêu thụ

Khai mạc Hội nghị kết nối xúc tiến thương mại sản phẩm nông, thủy sản tại Cà Mau

Nhiều nhà nhập khẩu quốc tế đến Cà Mau tìm kiếm đối tác