Đừng để tự công bố trở thành ‘con dao hai lưỡi'

Đã đến lúc cần ngăn chặn việc doanh nghiệp lợi dụng 'tự công bố' để đưa sản phẩm kém chất lượng ra thị trường, gây ảnh hưởng đến người tiêu dùng.
Hà Nội có 1.992 cơ sở sản xuất đã tự công bố tiêu chuẩn chất lượng về an toàn thực phẩm Vụ sữa giả 500 tỷ đồng: 8 đối tượng bị khởi tố là ai? Vụ sữa giả 500 tỷ đồng: Ai tiếp tay giới thiệu, quảng bá?

“Miếng mồi” của những kẻ cơ hội

Những ngày gần đây, dư luận không khỏi hoang mang trước việc Bộ Công an triệt phá đường dây sữa giả cho bà bầu, trẻ sinh non... với số lượng cực lớn.

Theo cơ quan công an, từ tháng 8/2021 đến nay, các đối tượng đã thành lập Công ty Cổ phần Dược quốc tế Rance Pharma và Công ty Cổ phần Dược dinh dưỡng Hacofood Group để sản xuất kinh doanh sữa bột. Đường dây này đã sản xuất 573 nhãn hiệu sữa bột các loại dành cho những người bị tiểu đường, suy thận, trẻ sinh non, thiếu tháng và phụ nữ có thai.

Trong khoảng 4 năm, các đối tượng đã tiêu thụ sữa các loại ra thị trường, mang lại doanh thu gần 500 tỷ đồng. Cơ quan công an xác định, sữa bột có chỉ tiêu chất lượng một số chất đạt dưới 70% so với mức công bố.

Không chỉ gây rúng động dư luận bởi quy mô, tính chất nghiêm trọng, sự việc còn khiến người tiêu dùng phải “lạnh gáy” khi cơ quan công an xác định, rất nhiều các sản phẩm sữa giả được phát hiện nằm trong diện doanh nghiệp được “tự công bố” về chất lượng, thành phần, công dụng.

Đừng để tự công bố thành ‘lưỡi dao’ hại người tiêu dùng
Một số sản phẩm sữa giả được lực lượng công an phát hiện. Ảnh: VTV

Trên thực tế, theo quy định tại Nghị định 15/2018/NĐ-CP, đối với sản phẩm thực phẩm bổ sung, sản phẩm dinh dưỡng dạng bột (sữa bột), sản phẩm dinh dưỡng thông thường…, doanh nghiệp được phép tự công bố rồi đưa sản phẩm ra thị trường mà không cần có sự kiểm định hay thẩm tra từ các cơ quan chức năng trước khi thương mại hoá.

Ban đầu, chính sách này được đưa ra nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp, giảm bớt thủ tục hành chính, từ đó thúc đẩy sản xuất và kinh doanh. Tuy nhiên, trong bối cảnh thị trường hiện nay, chính sách này đang bộc lộ những lỗ hổng lớn, khi xuất hiện không ít các cá nhân và tổ chức lợi dụng cơ chế tự công bố để đưa hàng giả, hàng kém chất lượng ra thị trường.

Trong khi đó, cơ quan chức năng lại không đủ nguồn lực để tiến hành hậu kiểm hết số lượng hàng trăm nghìn sản phẩm được đưa ra thị trường mỗi năm. Những vụ việc như của Hằng Du Mục, Quang Linh Vlogs hay vụ hơn 500 nhãn hiệu sữa giả mới bị phát hiện đã cho thấy những lỗ hổng trong công tác hậu kiểm - vốn được coi là khâu quan trọng bậc nhất bảo vệ người dùng trước nguy cơ từ các sản phẩm giả mạo, kém chất lượng trong bối cảnh doanh nghiệp được tự công bố sản phẩm.

Khi thiếu sự kiểm tra, giám sát chặt chẽ, thường xuyên từ cơ quan nhà nước, có doanh nghiệp sẵn sàng vì lợi ích mà bất chấp quy định pháp luật, làm giả các giấy tờ công bố chất lượng. Nghiêm trọng hơn, doanh nghiệp còn tự ý thay đổi công thức, tỷ lệ thành phần trong sản phẩm mà không có sự báo cáo, thông báo với cơ quan chức năng và người tiêu dùng.

Và đến khi cơ quan chức năng phát hiện sản phẩm công bố không đúng quy định, xác định sản phẩm là hàng giả thì đã có hàng nghìn sản phẩm được doanh nghiệp đưa ra thị trường, đến tay người sử dụng. Không ai khác, những người bị thiệt hại về tài chính, về sức khoẻ chính là người tiêu dùng.

Đừng để tự công bố thành ‘lưỡi dao’ hại người tiêu dùng
Cơ quan công an đã tạm giữ gần 600 nhãn hiệu sữa giả thuộc đường dây của hai công ty Rance Pharma và Hacofood Group. Ảnh: Công an nhân dân

Hạn chế công bố “dởm”

Sự việc hàng trăm nhãn hiệu sữa giả ngang nhiên ra thị trường đã gióng lên một hồi chuông báo động về tình trạng doanh nghiệp lợi dụng kẽ hở trong quy định “tự công bố” hiện nay để đưa các sản phẩm giả, kém chất lượng ra thị trường.

Đồng thời, đặt ra vấn đề cấp thiết về việc cần phải có thêm những chế tài để quản lý hoạt động tự công bố sản phẩm của doanh nghiệp, tránh để doanh nghiệp lợi dụng kẽ hở của luật pháp nhằm gây hại cho người tiêu dùng.

Với tình hình hiện tại, thiết nghĩ, cơ quan chức năng cần tăng cường các hoạt động kiểm tra ngẫu nhiên các sản phẩm trên thị trường, đặc biệt là đối với các sản phẩm có nguy cơ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khoẻ người tiêu dùng (như sữa, thực phẩm). Đồng thời, yêu cầu các doanh nghiệp cung cấp đầy đủ hồ sơ, chứng nhận về chất lượng sản phẩm từ những tổ chức kiểm định độc lập, thay vì chỉ dựa vào báo cáo tự công bố của chính doanh nghiệp.

Thêm vào đó, cần nghiên cứu, siết chặt hơn nữa quy định với cơ chế tự công bố sản phẩm, nhất là các mặt hàng liên quan trực tiếp đến sức khỏe con người như thực phẩm chức năng, sữa, thuốc, mỹ phẩm..., tăng cường kiểm tra định kỳ và xử phạt nghiêm các trường hợp vi phạm.

Trong bối cảnh thị trường ngày càng phát triển và cạnh tranh gay gắt, việc tạo điều kiện cho doanh nghiệp là cần thiết. Tuy nhiên, sự an toàn và quyền lợi của người tiêu dùng vẫn cần phải được đặt lên hàng đầu. Đã đến lúc, chúng ta cần phải nhìn nhận nghiêm túc và hành động mạnh mẽ hơn để bịt kín những kẽ hở pháp lý, bảo vệ người dân trước những nguy cơ tiềm ẩn từ những sản phẩm “tự công bố”.

Theo số liệu thống kê của Bộ Y tế từ năm 2021 đến nay, thị trường thực phẩm có khoảng hơn 84.000 thực phẩm thông thường; 54.549 sản phẩm thực phẩm chức năng (29.779 thực phẩm bảo vệ sức khỏe, 350 thực phẩm dinh dưỡng y học, 1.287 thực phẩm dùng cho chế độ ăn đặc biệt; 23.133 thực phẩm bổ sung) trong đó đến 80,4% là sản phẩm sản xuất trong nước của 201 cơ sở sản xuất.

Trong thời gian qua, việc quản lý chất lượng thực phẩm tập trung kiểm soát chỉ tiêu an toàn (chỉ tiêu vi sinh và kim loại nặng) từ tiền kiểm đến hậu kiểm và ngăn ngừa mối nguy (kiểm nghiệm ngăn ngừa hành vi đưa chất cấm sử dụng trong thực phẩm) tại khâu hậu kiểm.

Phong Lâm
Bạn thấy bài viết này thế nào?
Kém Bình thường ★ ★ Hứa hẹn ★★★ Tốt ★★★★ Rất tốt ★★★★★
Bài viết cùng chủ đề: Bảo vệ người tiêu dùng

Có thể bạn quan tâm

Tin mới nhất

Chuyên gia giải mã gen hàng đầu thế giới đến Việt Nam

Chuyên gia giải mã gen hàng đầu thế giới đến Việt Nam

Hội nghị khoa học gen PRISM 2025 với sự góp mặt của các chuyên gia giải mã gen hàng đầu thế giới nhằm thúc đẩy nghiên cứu khoa học về gen tại Việt Nam.
Quảng Nam: Hoa Kỳ cử cán bộ dịch tễ phối hợp cùng Bộ Y tế điều tra về dịch sởi

Quảng Nam: Hoa Kỳ cử cán bộ dịch tễ phối hợp cùng Bộ Y tế điều tra về dịch sởi

Ba chuyên gia Hoa Kỳ phối hợp với Bộ Y tế điều tra dịch sởi tại Nam Trà My (tỉnh Quảng Nam), nơi đã ghi nhận nhiều ca bệnh.
Người nổi tiếng quảng cáo

Người nổi tiếng quảng cáo 'nổ': Bộ Y tế đề nghị xử lý

Bộ Y tế vừa yêu cầu xử lý một số người nổi tiếng, người có ảnh hưởng trên mạng xã hội đang quảng cáo thực phẩm, thực phẩm chức năng có dấu hiệu vi phạm.
Quảng cáo sai sự thật, người nổi tiếng hết ‘né’ trách nhiệm

Quảng cáo sai sự thật, người nổi tiếng hết ‘né’ trách nhiệm

Với quy định rõ ràng về trách nhiệm chủ thể tham gia thương mại điện tử, sẽ không còn tình trạng người nổi tiếng chối bỏ trách nhiệm khi quảng cáo sai sự thật.
Bộ Y tế nói gì về trách nhiệm vụ 600 loại sữa giả?

Bộ Y tế nói gì về trách nhiệm vụ 600 loại sữa giả?

Vụ việc sản xuất, buôn bán và tiêu thụ sữa bột giả có quy mô lớn vừa bị Cơ quan Cảnh sát điều tra, Bộ Công an khởi tố đã làm bàng hoàng người tiêu dùng cả nước.

Tin cùng chuyên mục

Vụ sữa giả: Bộ Y tế truy hoạt động cấp phép, hậu kiểm

Vụ sữa giả: Bộ Y tế truy hoạt động cấp phép, hậu kiểm

Bộ Y tế yêu cầu rà soát toàn quốc 11 doanh nghiệp liên quan vụ sữa bột giả, kiểm tra công bố sản phẩm, giấy phép và xử lý vi phạm từ năm 2021 đến nay.
Vinmec đạt chứng nhận Trung tâm xuất sắc của WAO

Vinmec đạt chứng nhận Trung tâm xuất sắc của WAO

Trung tâm Dị ứng - Miễn dịch lâm sàng thuộc Hệ thống Y tế Vinmec chính thức được Tổ chức Dị ứng Thế giới công nhận là Trung tâm xuất sắc
Dịch sởi trở lại: Đã có người lớn tử vong

Dịch sởi trở lại: Đã có người lớn tử vong

Việt Nam ghi nhận ca tử vong sởi người lớn đầu tiên trong năm nay. Bệnh nhân tử vong mắc sởi trên nền bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và đái tháo đường.
Nhiễm khuẩn bệnh viện có thể khiến gần 3,5 triệu người tử vong

Nhiễm khuẩn bệnh viện có thể khiến gần 3,5 triệu người tử vong

Dự báo đến năm 2050, gần 3,5 triệu người có thể tử vong mỗi năm do nhiễm khuẩn bệnh viện, gấp 4,4 lần so với HIV/AIDS và các bệnh lây truyền...
Quảng Ninh ghi dấu ấn với 2 ca ghép thận lịch sử

Quảng Ninh ghi dấu ấn với 2 ca ghép thận lịch sử

Ngành y tế Quảng Ninh vừa ghi dấu ấn quan trọng khi hoàn thành đồng thời hai ca ghép thận từ một người hiến tạng chết não.
Bộ Y tế: Truy nguồn gốc thực phẩm khiến 33 người ngộ độc ở Đồng Tháp

Bộ Y tế: Truy nguồn gốc thực phẩm khiến 33 người ngộ độc ở Đồng Tháp

Bộ Y tế đề nghị Sở Y tế Đồng Tháp điều tra, truy xuất nguồn gốc thực phẩm, xem xét tạm đình chỉ hoạt động đối với cơ sở chế biến bữa ăn.
Nam thanh niên ở Hoà Bình tử vong vì chó dại cắn

Nam thanh niên ở Hoà Bình tử vong vì chó dại cắn

Không tiêm phòng sau khi bị chó lạ cắn, một thanh niên ở Hòa Bình đã tử vong vì bệnh dại. Ngành y tế địa phương phát cảnh báo đến người dân về vấn đề này.
Số ca nghi sởi tăng hơn 300 lần, Sở Y tế Đà Nẵng thông tin chính thức

Số ca nghi sởi tăng hơn 300 lần, Sở Y tế Đà Nẵng thông tin chính thức

Từ đầu năm 2025 đến nay, thành phố Đà Nẵng ghi nhận 3.700 ca nghi sởi, tăng hơn 300 lần so với cùng kỳ năm 2024 (11 ca).
5 tỉnh dẫn đầu về tiêm chủng vaccine phòng sởi

5 tỉnh dẫn đầu về tiêm chủng vaccine phòng sởi

Theo thống kê của Bộ Y tế, 5 địa phương có tỷ lệ tiêm chủng vaccine phòng sởi cao nhất là Bắc Giang, Khánh Hòa, Phú Yên, Lạng Sơn và Tiền Giang.
Đánh thuế đồ uống có đường: Câu chuyện từ thực tiễn

Đánh thuế đồ uống có đường: Câu chuyện từ thực tiễn

Nhiều quốc gia trên thế giới như Đan Mạch, Na Uy và một số bang của Hoa Kỳ đã bỏ áp dụng thuế tiêu thụ đặc biệt với đồ uống có đường sau một thời gian áp dụng.
Bộ Y tế thông tin mới nhất về bệnh lạ gây sốt cao, ho ra máu

Bộ Y tế thông tin mới nhất về bệnh lạ gây sốt cao, ho ra máu

Bộ Y tế thông tin việc xuất hiện bệnh lạ tại Nga gây sốt cao, ho ra máu. Bước đầu xác định do vi khuẩn Mycoplasma và đang theo dõi sát, khuyến cáo phòng bệnh.
Bộ trưởng Bộ Y tế: Nâng cao sức khỏe nhân dân là đầu tư cho phát triển

Bộ trưởng Bộ Y tế: Nâng cao sức khỏe nhân dân là đầu tư cho phát triển

Theo lãnh đạo Bộ Y tế, nhiều năm qua, Việt Nam đã đạt được những kết quả nổi bật trong công tác chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ em...
Bộ Y tế vào cuộc vụ hành hung bác sĩ

Bộ Y tế vào cuộc vụ hành hung bác sĩ

Bộ Y tế yêu cầu điều tra, xử lý nghiêm vụ bác sĩ bị hành hung tại Gia Lai, tăng cường an ninh, bảo vệ nhân viên y tế trong cơ sở khám chữa bệnh.
Phát hiện chất cấm trong 5 sản phẩm tăng cường sinh lý

Phát hiện chất cấm trong 5 sản phẩm tăng cường sinh lý

Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) phát hiện 5 sản phẩm tăng cường sinh lý chứa chất cấm Sildenafil, Tadalafil, cảnh báo nguy cơ tim mạch.
Trẻ em thiếu vi chất dinh dưỡng: Dutch Lady có lời giải?

Trẻ em thiếu vi chất dinh dưỡng: Dutch Lady có lời giải?

Tình trạng thiếu vi chất ở trẻ em Việt Nam đang là vấn đề cấp bách. Dutch Lady vừa ra mắt sản phẩm sữa cải tiến, liệu có giải quyết được thách thức này?
Truy xuất nguồn gốc thực phẩm khiến 37 người ngộ độc

Truy xuất nguồn gốc thực phẩm khiến 37 người ngộ độc

Bộ Y tế chỉ đạo điều tra vụ nghi ngờ ngộ độc thực phẩm tại TP. Hồ Chí Minh, yêu cầu truy xuất nguồn gốc, xử lý vi phạm và tăng cường đảm bảo an toàn thực phẩm.
Hòa Bình: Gần 600 người nghèo được khám, cấp thuốc miễn phí

Hòa Bình: Gần 600 người nghèo được khám, cấp thuốc miễn phí

Ngày 30/3 tại Hòa Bình, Bộ Nông nghiệp và Môi trường, Thanh tra tỉnh Hòa Bình cùng các nhà tài trợ đã khám, cấp thuốc miễn phí cho gần 600 người nghèo.
Anti vaccine - cha mẹ đẩy con vào

Anti vaccine - cha mẹ đẩy con vào 'vòng tay tử thần'

Anti vaccine không chỉ gây nguy hiểm cho con bạn, mà còn đe dọa đến sức khỏe của cả cộng đồng.
Virus HPV sẽ khiến 200.000 phụ nữ tử vong, đừng thờ ơ với vaccine

Virus HPV sẽ khiến 200.000 phụ nữ tử vong, đừng thờ ơ với vaccine

Dự báo đến năm 2070, khoảng 200.000 phụ nữ Việt sẽ tử vong do ung thư cổ tử cung. Trong khi đó căn bệnh có thể dự phòng được nhờ tiêm vaccine phòng HPV.
Từ 1/6/2025: Khám bệnh ‘siêu’ nhanh với ứng dụng VssID, VneID

Từ 1/6/2025: Khám bệnh ‘siêu’ nhanh với ứng dụng VssID, VneID

Từ ngày 1/6/2025, người dân sẽ chuyển sang sử dụng ứng dụng VssID, VneID, căn cước công dân gắn chíp thay cho thẻ bảo hiểm y tế giấy khi đi khám chữa bệnh.
Mobile VerionPhiên bản di động